TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 5)



Chương 5
Thiết lập thể chế chính trị chuyên chế một đảng
Thắng lợi trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và việc Stalin qua đời khiến Mao cảm thấy mình là người hùng số một trên thế giới ngày nay, chỉ cần ông ta quyết tâm, vung tay lên là chẳng có việc gì không làm nổi trên đời này. Mao phải dựa vào vũ đài lịch sử là Trung Quốc, chỉ huy 600 triệu dân tiến hành sự nghiệp lớn long trời lở đất, ai bàn ra tán vào, ai kiềm chế, cản trở, phản đối Mao, ông ta sẽ đoạn tuyệt với người đó, bất kể là bạn cũ, chiến hữu cũ, bất kể nhân sĩ ngoài đảng hay đồng chí trong đảng. Mao cho rằng ông là người hiểu nông dân nhất, song người mà ông ta hiểu là nông dân thời đại “báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam”, ông ta không thật sự hiểu lý tưởng, ước mơ, những ưu tư và lo ngại của nông dân được chia ruộng sau cải cách ruộng đất. Địa vị chí tôn đã ngăn cách ông khỏi nông dân rất xa. Mấy năm sau, Mao đã ngã bật ngửa ngay trên địa bàn nông dân, nông nghiệp và nông thôn, lĩnh vực ông cho rằng mình hiểu nhất, thông thạo nhất.
Trung ương ĐCSTQ vốn định xây dựng xong chủ nghĩa xã hội mới định ra hiến pháp. Stalin cho rằng nếu “Chính phủ liên hiệp” tồn tại lâu dài, Trung Quốc có thể phát triển theo hướng dân tộc chủ nghĩa, nên ông kiên trì đòi Trung Quốc sớm định ra hiến pháp. Liên Xô đã thiết kế cho Trung Quốc mô hình chuyển đổi thể chế theo kinh nghiệm các nước Đông Âu.
Tháng 9-1954, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khoá 1 đã thông qua hiến pháp do Mao Trạch Đông khởi thảo. Tại kỳ họp này, chính phủ liên hợp đổi thành chính phủ một đảng, các nhân sĩ dân chủ cơ bản bị gạt khỏi cơ cấu quyền lực. Hội nghị hiệp thương chính trị vốn có chức năng Quốc hội nay biến thành cơ quan tư vấn; Hội đồng Chính vụ và Hội đồng Chính phủ nhân dân trung ương thành phần chủ yếu là các nhân sĩ dân chủ bị xoá bỏ, thay vào đó là Hội nghị Quốc vụ tối cao; Chính Vụ Viện đổi thành Quốc vụ Viện (Chính phủ), quyền hạn tăng thêm, nhưng trong hàng Phó thủ tướng không có một nhân sĩ dân chủ nào. Tháng 9-1954, tái lập Quân uỷ Trung ương, quyền thống soái và chỉ huy quân đội nằm trong tay một mình Mao Trạch Đông.
Cơ cấu quyền lực mà Mao thiết kế về bản chất giống thể chế độc tài của Tưởng Giới Thạch. Đảng đứng trên Quốc hội, lãnh tụ đứng trên Đảng. Về lý luận nói sự lãnh đạo của Đảng nhất trí với nhân dân làm chủ. Vấn đề là khi nảy sinh tình trạng không nhất trí thì quyền quyết định cuối cùng thuộc về ai? Nói Đảng quyết định cũng không phải Ban chấp hành trung ương thảo luận, biểu quyết, mà do lãnh tụ độc đoán quyết định. Đây là một thể chế dân chủ giả, chuyên chế thật. Nó đã không ngăn cản nổi 50 vạn tri thức bị qui thành phái hữu và bị đàn áp, không ngăn chặn được việc điên cuồng phát động phong trào Công xã hoá và Đại tiến vọt, cũng không có phản ứng nào khi cuộc Đại cách mạng văn hoá kiểu phát xít xoá bỏ hiến pháp, đình chỉ hoạt động của Quốc hội.
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất phát triển kinh tế quốc dân đã được soạn thảo khá nghiêm túc. Tháng 8-1952, dự thảo khung kế hoạch đã được Chu Ân Lai, Trần Vân, mang sang xin ý kiến Stalin và Chính phủ Liên Xô. Tháng 10-1954, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai đã dành một tháng cùng nhau thảo luận, sửa đổi bản thảo kế hoạch chi tiết, tháng 11 Bộ Chính trị thảo luận trong 11 ngày. Tháng 3-1955, Hội nghị toàn quốc của Đảng thảo luận, tháng 7 Quốc hội chính thức thông qua, tháng 11 và 12, Chính phủ ban bố lệnh thực hiện trong cả nước. Nhưng kế hoạch thực hiện được hơn 2 năm thì Mao Trạch Đông gạt Thủ tướng và Chính phủ sang một bên, với tư cách Chủ tịch đảng cầm quyền, đích thân đứng ra chỉ huy công cuộc xây dựng kinh tế. Thế là vừa ngủ dậy, Mao đã có một chủ ý mới, đang bơi hứng lên liền quyết định tăng sản lượng gang thép lên gấp 2 lần, chỉ tiêu kế hoạch thay đổi từng ngày, làm rối loạn cả nông nghiệp và công nghiệp, cuối cùng làm rối loạn kinh tế cả nước.

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

(Thơ)- Nụ hôn lính đảo



N hôn lính đảo

Anh hôn em đâu phải riêng em
Giữa đồng đội anh không hề che giấu
Cô văn công lần đầu tiên ra thăm đảo
Bỗng ngỡ ngàng lính đảo hồn nhiên.
Em đừng vội hờn trách anh nghe em
Bởi lính đảo thật tình thế đấy
Đã từng quen với bão dông, sóng dậy
Xa bến bờ, bám chốt biển tiền tiêu
Nơi rét run người, nắng đốt như thiêu
Súng vẫn chắc tay canh giữ biển trời Tổ quốc
Nhận một cánh thư, mừng rơi nước mắt
Bỗng thấy gần, hậu phương ở kề bên
Em đứng đây, đâu chỉ của riêng em
Anh gặp qua em, dáng hình của mẹ
Của người chị, người yêu, của đứa em bé nhỏ
Và những gì anh thầm nhắc ngày đêm.
Anh hôn em, đâu phải của riêng em
Anh hôn cả tình quê em mang đến
Để mai ngày em trở lại hậu phương
Cho anh gửi chiếc hôn đầy tình nghĩa
Trong tâm hồn rồi đây em sẽ hiểu
Để thương người lính đảo, phải không em?
                                      
                                         Ngọc Tráng


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Trung Quốc thò bàn tay bẩn tới chính phủ Tây Ban Nha




(TNBĐ) - Bàn tay bẩn của TQ thò vào tới quốc hội Tây Ban Nha

Trung Quốc thò bàn tay bẩn tới chính phủ Tây Ban Nha:

1. Sơ lược một số diễn biến chính về vụ toà án TBN ra lệnh bắt ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Lý Bằng:
- Ngày 19.11 một toà án tại TBN đã tuyên lệnh bắt giữ đối với cựu Chủ tịch TrungQuốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lí Bằng vì những chính sách về Tây Tạng. ( do hai nhóm tự cho là ủng hộ Tây Tạng và một nhà sư có quốc tịch Tây Ban Nha đã khởi kiện các vị cựu nguyên thủ trên ra tòa án Tây Ban Nha từ năm 2006).
- Theo pháp luật TBN, bất cứ công dân TBN hoặc người nào sinh sống trên đất TBN đều có thể kiện một người khác ở bất kỳ đâu và vụ việc xảy ra ngoài lãnh thổ TBN.
Một phán lệnh của Tòa án Hiến định Tây Ban Nha ban hành tháng 6-2006, ra lệnh các tòa án nước này thực thi các quyền pháp lý phổ quát. Nguyên tắc pháp lý này cho phép các tòa án ở Tây Ban Nha tiếp nhận các vụ kiện về tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại không phân biệt nơi chúng xảy ra, cũng như quốc tịch của bị đơn.
2. Các quan chức TQ bị kiện vì tội gì?
Ông Giang Trạch Dân và ông Lí Bằng (ảnh trên), cùng ba quan chức cấp cao khác đã điều hành Trung Quốc trong thập niên 1980 và 1990, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Himalaya.

Trung Quốc kiểm soát khu vực Tây Tạng từ thập niên 1950. Chính quyền nước này luôn khẳng định đã “giải phóng hòa bình” khu vực vùng núi hẻo lánh này, khi đó còn đang trong tình trạng đói nghèo và kinh tế trì trệ
3. Làm thế nào để thực thi lệnh của toàn án?
Với quyết định của tòa án Tây Ban Nha, hai vị cựu lãnh đạo và cựu quan chức Trung Quốc có thể bị bắt giữ khi họ đi tới Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào công nhận lệnh bắt giữ của Tây Ban Nha.
4. Toàn án đã phán quyết như thế nào?
Sau 7 năm điều tra, ngày 18/11/2013, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha phán quyết rằng họ có nhiều chứng cứ cho thấy hai nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc can dự vào những hành vi bị nguyên đơn thưa kiện. Mỗi người đều có trách nhiệm về chính trị và quân sự trong giai đoạn điều tra kể trên... và toàn án đã ra lệnh truy nã quốc tế. Thẩm phán yêu cầu Interpol phát lệnh bắt để bỏ tù đối với ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng và các quan chức Trung Quốc khác trong những năm 1980 và 1990.
5. Bàn tay nhơ nhuốc:
Một ngày sau khi tòa án Tây Ban Nha phát lệnh truy nã quốc tế đối với các cựu lãnh đạo Trung Quốc vì tội diệt chủng, quốc hội Tây Ban Nha đã thông qua một điều luật hạn chế quyền pháp lý phổ quát của tư pháp nước này.
Theo đó, Tòa án Tây Ban Nha sẽ chỉ ra lệnh tiến hành tố tụng tội ác chống nhân loại phạm tội ở nước ngoài nếu người bị tố cáo là công dân Tây Ban Nha.
Theo một vị dân biểu TBN, TQ đã có những phản ứng bất bình gay gắt đối với chính quyền Madrid với những lời nói bóng gió đe dọa quan hệ kinh tế song phương.... và cuối cùng Madrid đã cuối đầu trước những lời nói bóng gió của TQ.



- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...