TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Tầu Trung Quốc tấn công tầu Việt Nam



Hình ảnh tàu Trung Quốc vây ép tàu cá Việt Nam


(TNBĐ) - Máy bay Trung Quốc bay nhiều vòng quanh tàu Việt Nam
Ngày hôm qua, vị trí giàn khoan không thay đổi và các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam đã phát hiện 2 máy bay cánh bằng của Trung Quốc bay nhiều vòng trên các tàu của ta.
Máy bay cánh bằng Trung Quốc mang số hiệu 9421 bay 3 vòng trên các tàu của ta và lúc 7h20. Buổi chiều, các tàu Cảnh sát Biển, Kiểm ngư của ta lại phát hiện máy bay cánh bằng số hiệu CMS 3843 bay 2 vòng trên các tàu của ta ở độ cao 300-500m. Ngày hôm nay, Trung Quốc sử dụng 110 tàu để bảo vệ giàn khoan, vẫn có 6 tàu chiến. Tại phía Tây Nam giàn khoan 37 hải lý có khoảng 33 tàu cá Trung Quốc hoạt động.
Ngày hôm qua, các tàu Cảnh sát Biển, Kiểm ngư của ta vẫn cơ động tiếp cận giàn khoan để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, lúc gần nhất cách giàn khoan 8,2 hải lý. Các tàu của ta đều bị các tàu Trung Quốc ngăn cản rất quyết liệt, sẵn sàng phun nước, chủ động tăng tốc đâm va, khoảng cách lúc gần nhất giữa tàu Trung Quốc và tàu CSB 4033, Kiểm ngư 952 là 20-30 m. Ở cách 30 – 35 hải lý so với giàn khoan, lực lượng kiểm ngư vẫn hỗ trợ nhóm tàu cá của ta bám sát ngư trường, đảm bảo sản xuất an toàn.
Hàng loạt tàu TQ điên cuồng tấn công tàu Việt Nam
Theo phóng viên Thanh niên Online tại Hoàng Sa, ngày 16/6, trước sự manh động và ngang ngược của tàu hải giám Trung Quốc khi lao đến đâm thẳng vào tàu KN 768 VN, các lực lượng thực thi pháp luật của ta đã xử lý nhanh nhạy tránh khỏi cú va chạm này.
Trong khi tiếp cận khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương-981 (Haiyan Shiyou-981), các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam lại bị các tàu hải cảnh, ngư chính... Trung Quốc đồng loạt tăng tốc ra ngăn cản, lao thẳng vào các tàu Việt Nam, buộc biên đội Kiểm ngư phải chuyển đội hình để vòng tránh.
Trong quá trình truy cản, tàu hải giám số hiệu 2168 bất ngờ chuyển hướng tăng tốc, hướng thẳng vào tàu KN 768 một cách cố ý.
Phát hiện được ý đồ gây hấn, cố tình đâm va của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng KN 768 đã cho tàu tăng hết tốc lực, đổi hướng kịp thời vượt qua phạm vi đâm húc của tàu hải giám.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Họp báo quốc tế lần thứ 5







(TNBĐ) - Cuộc giao lưu kỳ lạ giữa Hoàng Sa




(TNBĐ) - “Có lẽ đây là chương trình tuyệt vời nhất mà tôi được tham gia. Tôi cảm phục ý chí của các bạn, dù ở đây có nhiều hiểm nguy đe dọa nhưng các bạn vẫn rất tỉnh táo và yêu đời”, Ông Robert Marthew McPride (người Anh, phóng viên đài Al Jazeela) nói về cuộc giao lưu.
Sau cả ngày quần nhau quyết liệt với các tàu hung hãn của Trung Quốc tại khu vực đặt giàn khoan trái phép, tối ngày 14/6, tàu CSB 4033 tổ chức chương trình giao lưu “Hát với biển đảo Hoàng Sa” với sự tham gia của các phóng viên nước ngoài.
Đại tá Võ Văn Kính, Phó chính ủy Vùng Cảnh sát biển 2, người gợi ra ý tưởng chương trình giao lưu văn nghệ đặc biệt này, kể: “Dự kiến ngày 15/6, hơn một chục phóng viên các hãng thông tấn, báo chí lớn của quốc tế sẽ được chuyển sang tàu khác để về lại đất liền sau gần 1 tuần họ trực tiếp tác nghiệp tại thực địa khu vực đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc.
Tác phong sinh hoạt hòa nhã, vui vẻ cùng thái độ tác nghiệp rất chuyên nghiệp của họ khiến anh em trên tàu ai cũng quý mến. Bịn rịn lúc chia tay, nên chiều đó tôi quyết định cùng anh em tàu CSB 4033 tổ chức một cuộc liên hoan, giao lưu văn nghệ để chia tay các bạn phóng viên nước ngoài”.
Từ phác thảo ban đầu, ông Kính trực tiếp thiết kế “sân khấu” chương trình với tên gọi “Hát với biển đảo Hoàng Sa”, phông sân khấu là một tờ bìa cứng khổ lớn, vẽ cách điệu bản đồ Việt Nam với các quần đảo của Tổ quốc bằng bút mực.
Chiều, sóng gió Hoàng Sa trở nên dịu hơn so với những ngày trước. Trời không mưa, nên trăng rằm hiện lên rất sớm. Cán bộ chiến sĩ toàn tàu cùng hàng chục nhà báo trong nước và quốc tế quây quần trên boong tàu chao đảo ngả nghiêng. Không có loa đài, nhạc cụ, diễn viên cũng chính là khán giả. 
MC dẫn chương trình chính là đại tá Kính. Sau bài phát biểu ngắn gọn và lời cảm ơn các bạn phóng viên quốc tế, ông Kính bắt nhịp bài hát “Vì nhân dân quên mình”. 
Cả tàu, cả các vị khách đứng sát bên nhau, vừa choãi chân, ôm vai nhau nghiêng người chống lại những cú chao đảo trên sóng biển Hoàng Sa, vừa hát say sưa.
Suốt một tuần trải nghiệm giữa biển trời Hoàng Sa đầy sóng gió, “tam ca nam” người Pháp gồm: Pluno Laymond Phillip (phóng viên báo Le Monde - Pháp), ông Philippe Alfred Leltien (phóng viên Radio France - Pháp) và ông Võ Trung Dung (phóng viên TV5 - Pháp) cũng say sưa hát về biển đảo quê mình.
Bài dân ca thiếu nhi Pháp mang tên “Một con thuyền nhỏ” như một câu chuyện về ước mơ của con người trước biển: “Thuở đó, có một con thuyền nhỏ và một người thủy thủ nhỏ/Ước mơ một ngày nào đó sẽ đi được trên một biển lớn”. 
Đại tá Kính đáp lại bằng bài thơ “Đứng giữa Hoàng Sa” do ông vừa viết xong: “Giữa biển trời bao la/Bềnh bồng theo con sóng/Trên boong tàu gió lộng/ Dưới biển ngọc Hoàng Sa…”. Rồi cả tàu lại cất lên giai điệu “Tổ Quốc gọi tên mình”. Từ lĩnh xướng của thiếu úy Nguyễn Trung Huỳnh: “Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả/Bão tố dập dồn, căng lưới, bủa vây…”. 
Những bài hát nước ngoài liên tục kết nối. Không chỉ tham gia hát, các phóng viên của đài TBS (Nhật Bản), Al Jazeela (Quatar), Chanel News Asia (Singapore) còn liên tục quay phim, ghi hình. Có lẽ họ không muốn bỏ lỡ cơ hội bất ngờ và đặc biệt này trong những tin bài, phim, ảnh ghi nhận sự kiện Hoàng Sa thời điểm nóng.

(TNBĐ) - Video 'Siêu tăng' T-90AM_ 'Lá chắn thép' khiến TQ run sợ






(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Video: Tàu Trung Quốc lao ầm ầm, quyết liệt tấn công tàu Việt Nam







(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Hành trình tìm mộ 'nhà tiên tri' kỳ lạ trong lịch sử Việt Nam (2)

Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

(TNBĐ)- Trạng cũng đã dự đoán vận nước trở nên hưng thịnh sau 500 năm với câu sấm: “Hồng lam ngũ bách nghinh thiên hạ/Hưng tổ diên trường ức vạn xuân”. Có nghĩa là đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm sẽ đến những mùa xuân hưng thịnh vĩnh viễn. Thực tế cho thấy, tính vừa tròn 500 năm từ ngày sinh của Trạng (1491 - 1991), đất nước thay đổi. Trước đó, đất nước ta đã có cuộc đổi mới tư duy từ năm 1986 nhưng đến năm 1991 mới thực sự chuyển mình.

Năm 1585, Trạng Trình qua đời tại quê nhà, nhân dân học trò triều đình làm lễ tang long trọng. Vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng về tế, tự tay nhà vua viết biển treo ở đền chính: Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ.

Vua lại cấp 12 mẫu ruộng để hàng năm lấy hoa lợi sắm lễ. Ông lại được phong phúc thần làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo và làng Thanh Am, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội bây giờ. 

Những năm sau đó, vì những lý do khác nhau, và nhất là vào thời Pháp đô hộ Việt Nam, rất nhiều tài liệu, sách vở ghi chép của Trạng Trình đã bị thất lạc, chỉ còn một số ít được lưu giữ dưới dạng chép tay. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn lưu truyền câu sấm về hậu vận và sự trở về của ông : “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi/ Sông Hàn nối lại thì tôi lại về”.

Thật đáng ngạc nhiên, vào năm 1991, tức 500 năm sau ngày sinh của Trạng Trình, huyện Tiên Lãng bị xẻ đôi vì có công trình đào con sông để làm kênh thủy lợi. Đồng thời, một cây cầu được xây dựng để nối con sông Hàn từ quê nhà Vĩnh Bảo sang đất Thái Bình. Cũng vào thời điểm đó, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của Trạng được sống lại, lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh được Nhà nước tổ chức lọng trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Thực ra, năm 1991 là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu của những chuyên gia sử học, nhằm vinh danh một nhân vật nổi tiếng từ thế kỷ 16, mà trước đó ít nhiều đã bị lãng quên. Trong đó, nhà sử học Ngô Đăng Lợi là một trong những người đi tiên phong trong việc tìm hiểu về cuộc đời và thân thế của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Sau ngày miền Bắc giải phóng, nhà sử học Ngô Đăng Lợi là chuyên viên văn hóa - xã hội, thuộc Văn phòng UBND thành phố; làm giáo viên dạy môn sử ở trường phổ thông và sau đó làm Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội Từ thiện thành phố cho đến nay.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ ở phố Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, Hải Phòng, nhà sử học Ngô Đăng Lợi cho biết, năm 1985, tức là 400 năm sau ngày mất của Trạng Trình, ông bắt đầu hành trình nghiên cứu. Lúc đó, vẫn còn hai luồng ý kiến trái chiều về thân thế của Trạng: một bên giữ nguyên quan điểm rằng cuộc đời Trạng thân tại Mạc tâm tại Lê, và những người theo nhà Mạc là xấu, quan điểm còn lại đánh giá tích cực hơn về vai trò và sứ mệnh của Trạng đối với lịch sử. 

Trải qua rất nhiều hội thảo khoa học trong suốt 6 năm (1985 - 1991), vai trò to lớn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được khẳng định.
(Còn nữa)


- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...