TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Trung Quốc từ chối yêu cầu của Pháp ra tòa quốc tế để phân định chủ quyền Hoàng Sa- bài 4

Tháng 6-1938, một đơn vị lính Bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise-Empire d’Annam-Achipel de Paracel 1816-Ile de Pattle 1938”.

Về tính liên tục của sự chiếm hữu thực sự, Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra một số mốc lịch sử hết sức cụ thể, có ý nghĩa: Với tư cách là đại diện Nhà nước Việt Nam về đối ngoại trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, Cộng hòa Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
LTS: Trung Quốc đang cố làm những điều sai trái. Sai trái chồng sai trái khi họ cố tình chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thuộc về họ.
Loạt bài 5 kỳ viết về vấn đề này sẽ làm sáng tỏ lý lẽ của Việt Nam và sự đuối lý của Trung Quốc.

Kỳ 4: Trung Quốc từ chối yêu cầu của Pháp ra tòa quốc tế để phân định chủ quyền Hoàng Sa
Theo Hiệp ước Patenotre năm 1884, Chính quyền thuộc địa Pháp đã tiến hành các hoạt động đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc tiếp tục bảo vệ, quản lý và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cụ thể, sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữa những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8-3-1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc  địa của Pháp. Ngày 19-3-1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat của Bắc Kỳ. 
Ngày 13-4-1930, Thông báo hạm Malicieuse do thuyền trưởng De Lattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của Toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc. Ngày 23-9-1930, Chính phủ Pháp gửi thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục. Ngày 31-12-1930, Phòng Đối ngoại Phủ  Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.
Ngày 4-1-1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này.
Ngày 18-2-1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa; Trung Quốc lại khước từ.
Ngày 26-11-1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J. Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này. Năm 1938, Pháp phái các đơn vị Bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng Thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, một trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.
Ngày 15-6-1938, Pháp xây xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa. Ngày 30-3-1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây. Ngày 15-6-1938, Toàn quyền Đông Dương  Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.
Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4-4-1939, Chính phủ Pháp gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 15-8-1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và ngày 26-8-1945, quân đội Nhật phải rút khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
Sau khi Nhật rút đi, mở ra một thời kỳ mới vô cùng phức tạp. Tiến sĩ Trục cho biết, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946, đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2-9-1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng, theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cũng trong năm 1949, Tổ chức Khí tượng Thế giới đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.
Ngày 14-10-1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.
Từ ngày 5-9 đến 8-9-1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng ngày 5-9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, hội nghị đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.
Ngày 7-9-1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8-9-1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).
Ngày 20-7-1954, Hiệp định Geneve được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm  giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam-Bắc của Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tháng 4-1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.
Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối. Ngày 24-5 và 8-6-1956, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh, quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.
Ngày 13-7-1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ ngày 17-1 đến 20-1-1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Trên mặt trận ngoại giao, Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.
Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này.
Theo NGUYỄN HÒA (QĐNN)

(TNBĐ) - Trung Quốc – Khổng tử hay Đạo Chích?

Đạo chích


(TNBĐ) -  Ở Trung Quốc có hai nhân vật sống cùng thời (500 năm TCN). Họ đều rất nổi tiếng, người được bia đá vinh danh, kẻ được bia miệng lưu truyền: Đại thánh Khổng tử và Đại bợm Đạo Chích! Họ đi hai đường khác nhau, nên biết nhau mà không thể gặp nhau, mỗi người tôn thờ “đạo” riêng của mình. Khổng tử quá nửa đời du thuyết các nước chư hầu để truyền bá đạo nhân nghĩa.
Đạo Chích đến các nhà giàu có để thực thi nghề đạo tặc. Gã đại bợm khinh Khổng tử nhà nghèo lại hay thuyết giảng đạo đức. Khổng tử dường như không bận tâm về cá nhân Đạo Chích vì mối quan tâm của ngài là cả xã hội. Nghe nói Khổng tử từng làm quan Tư khấu (Tư pháp) nước Lỗ, đại bợm Chích càng thêm ghét.
Một hôm, tình cờ Khổng tử đi qua ngõ nhà Đạo Chích, bị chủ nhà xua con chó ra cắn. Con chó vốn bản tính tuyệt đối trung thành với chủ, không biết và không cần biết đó là Khổng tử. Khổng tử bất ngờ bị Đại Khuyển cắn vào bắp chân, máu chảy ròng ròng. Đường đầy đất đá lổn nhổn, Khổng tử chỉ xuýt xoa đau, không nhặt một vài hòn ném lại con chó mà lẳng lặng tránh xa. Đạo Chích đứng trong sân nhà nhìn ra, khoái chí cười ầm lên: “Để xem nhà ngươi còn đi du thuyết được nữa không?”. Sau đó, hắn đi khoe khoang khắp làng rằng mình mới bảo Đại Khuyển dạy cho Khổng tử một bài học!
Tuổi đã gần lục tuần, Khổng tử không chu du thiên hạ nữa, chẳng phải sợ lại bị chó cắn. Ông hoàn toàn thất vọng về đám vua chúa các nước tham vọng tranh bá đồ vương, không cần biết đến nhân nghĩa. Cái họ cần là đất đai, châu báu, gái đẹp, và trên hết là quyền uy thiên tử, để tất cả thiên hạ đều phải quỳ mọp dưới chân mình. Khổng tử trở về mái nhà xưa của cha ông mình để lại, mở trường dạy học trò, truyền bá đạo làm người. Còn Đạo chích cũng là người nhưng thuộc hạng vô đạo. Con chó của Đại bợm Chích, tuy được chủ đặt cho cái tên oai vệ “Đại Khuyển” cũng không thể “làm người”.
Một nhân vật nữa của Trung Quốc đương đại cũng rất nổi tiếng: Chủ tịch Tập Cận Bình! Ông càng lừng danh, khi dám tuyên bố triệt để bài trừ tham nhũng, sẵn sàng lôi cổ cả những chúa sơn lâm ! Mới đây, đại danh ông nổi lên như sóng cồn đại dương, cả thế giới được nghe Tập Chủ tịch lớn tiếng át cả tiếng tàu chiến cùng máy bay Trung Quốc đang gầm gừ, gào rú dưới biển, trên trời vùng đảo Hoàng Sa của Việt Nam: “Người Trung Quốc không có gien xâm lược”!
“Người Trung quốc” hay “nhân dân Trung Quốc”? Điều này cần phân biệt rõ. “Gien” là một danh từ khoa học xuất phát từ phương Tây. “Gien” giống như “tính” (bản tính) một thuật ngữ Trung quốc từ nghìn xưa giới học thuật đã tranh luận sôi nổi. Cái “tính” ấy cũng di truyền như cái “Gien” di truyền. Các học giả Trung Quốc quan niệm vấn đề rạch ròi giữa tính Thiện và tính Ác. Khổng tử không nói rõ bản tính con người Thiện hay Ác, chỉ nói : “Tính tương cận dã, tập tương viễn dã” nghĩa là: Chẳng phải thiện cũng không phải ác, nó thay đổi, hình thành tuỳ theo môi trường sống, hoàn cảnh giáo dục. Mạnh tử khẳng định: Tính người vốn là Thiện. Tuân tử phủ định: Tính Ác…Ngoài ra có các thuyết: Vừa Thiện, vừa Ác; thuyết siêu Thiện, Ác… Khổng tử sống cách nay 2.500 năm, thuyết “tập tính” của ông gián tiếp bác bỏ các thuyết, được nhiều người tán thành. Vì hai anh em vua Nghiêu, ông Nghiêu là bậc đại hiền (Thiện), ông Tượng là người đại ác, cho nên ông Nghiêu không truyền ngôi cho em mà truyền ngôi cho ông Thuấn. Tương tự cái “gien”, không nhất thiết cha “xâm lược” con cũng phải “xâm lược”, cha lương thiện, yêu hoà bình, con cũng lương thiện, hoà bình. Vậy, cái thuyết “Người Trung Quốc không có “gien” xâm lược” của Tập tử e khó đứng vững.

(TNBĐ) - Trung Quốc không còn coi trọng “4 tốt, 16 chữ vàng”






(TNBĐ)- Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt) tại tọa đàm Minh triết Biển Đông chiều 14/6 tại Hà Nội

Ông cũng cho rằng: "Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở biển Đông".
Theo ông Nguyễn Trung, trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải xem xét lại những chính sách của mình. “Trung Quốc đang chứng tỏ không còn coi trọng mối quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng nữa. Nó không có nghĩa lý gì so với những gì mà cục diện quốc tế đang mang lại cho Trung Quốc. Không thể phủ nhận những áp lực và thách thức mà Trung Quốc tạo ra đối với các nước trong khu vực và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy rõ được thách thức này, phối hợp với các quốc gia khác thì hoàn toàn có thể đối phó được”, ông Nguyễn Trung khẳng định.
Điểm lại toàn bộ những hành động gây hấn, xâm chiếm ở biển Đông suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông Nguyễn Trung cho rằng: các sự kiện từ 1956 đến nay nói lên quan điểm xuyên suốt của Trung Quốc trong vấn đề xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa không phải vi phạm mà phải nhìn nhận dứt khoát là hành động xâm lấn.
“Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn thời điểm này để đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam, Hải Dương 981 đã được họ chuẩn bị từ nhiều năm nay. Rõ ràng, việc Nga sát nhập Crimea đã đặt ra rất nhiều vấn đề trong quan hệ Nga – Ukraine, Nga – Phương Tây. Mặt khác, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc cũng có bước phát triển mới. Sự hợp tác giữa hai cường quốc khiến cục diện thế giới thay đổi. Cùng với đó là thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong vụ giàn khoan, những phát biểu của Tập Cận Bình và của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc ở Shangri-La 13 cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như vậy. Tôi cho rằng, Trung Quốc đã thực sự chuyển mình sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở Biển Đông, thời kỳ chiếm được chỗ nào thì chiếm, khẳng định chỗ nào thì khẳng định”, ông Nguyễn Trung phân tích.
Để đối diện với những thách thức từ Trung Quốc, theo ông Nguyễn Trung, điều đầu tiên là Đảng và Nhà Nước phải nói cho toàn dân biết thực trạng quan hệ Việt - Trung. Ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc về quan hệ hai nước. Mặt khác, “nếu chúng ta lúng túng, không kiên quyết đấu tranh thì thế giới cũng khó lòng ủng hộ mình được”, ông Trung nói.

Từ góc độ quân sự, thiếu tướng Lê Mã Lương cũng phân tích những lý do khiến Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam cùng những nguyên nhân khiến nước này xây dựng sân bay tại Gạc Ma. Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng cho rằng muốn đối phó với Trung Quốc, trước hết các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… phải có sự hợp tác. “Khi đó, Trung Quốc muốn quẫy ở biển Đông cũng sẽ gặp nhiều khó khăn”. Mặt khác, trong vấn đề ngoại giao, thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.

- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Gen trội và gen lặn của “người Trung Quốc”

Nhà cầm quyền Bắc Kinh giết nhân dân hộ trong vụ Thiên An Môn


(TNBĐ) -  Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ.

Trước hết phải nói ngay cụm từ “người Trung Quốc” sử dụng trong bài viết này chỉ là nhắc lại lời lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu ở thủ đô nước Pháp gần đây, tuyệt đối không có ý ám chỉ nhân dân lao động Trung Quốc.
Ông Tập nói đại ý: “Trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược”, vậy họ có gen gì, đâu là gen trội và đâu là gen lặn? 
Gen đại Hán
Ngày xưa, các hoàng đế Trung Hoa coi các dân tộc láng giềng là man di mọi rợ, là đối tượng cần phải chinh phục. Ngày nay, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, tại diễn đàn khu vực năm 2010 đã cao giọng với các nước Asean: “Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta, Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”. 
Các nước “nhỏ hơn” ấy bao gồm Việt Nam, Indonexia, Singapore…, đặc biệt là Singapore, nơi có tới 75% dân số là người Hoa, thế có nghĩa dù là người Hoa nhưng không nghe theo chính quốc, dù có là quốc gia phát triển đến mấy vẫn bị coi là nhược tiểu, là đối tượng phải bị chinh phục. 
Sự việc biểu tình ở Bình Dương đã được Bắc Kinh triệt để lợi dụng, chẳng thế mà họ sẵn sàng cho “đồng bào Đài Loan” nhập cảnh vào Trung Quốc, họ rất thương “đồng bào Đài Loan” trong khi toàn bộ hòn đảo này đã nằm trong tầm ngắm của hàng nghìn tên lửa từ Trung Quốc đại lục.

Người gốc Hoa ở hải ngoại đang bị giới lãnh đạo Bắc Kinh biến thành quân cờ trên bàn cờ chính trị bá quyền, lúc thì họ là “đồng bào yêu quý”, lúc thì họ là những kẻ mất gốc mà Singapore chỉ là một trường hợp minh họa. Còn với những người Hoa đại lục, hãy nghe  Hồ Tiến Tích - Tổng biên tập báo Hoàn Cầu viết về người lính Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979: “Người ta chọn ra một đội cảm tử quân để biểu thị quyết tâm, sau đó tập trung tất cả vào một căn phòng lớn. Tại đây, có các binh sĩ đông gấp đôi tổ "cảm tử quân" canh chừng họ, sợ những "cảm tử quân" này sẽ bỏ chạy". 
Ngày nay nhìn những hàng lính Trung Quốc quân phục chỉnh tề, miệng mở rộng hết cỡ hô khẩu hiệu, không ít người cảm thấy choáng váng. Chỉ có điều, thế giới không ai là không biết ít nhất 70% binh lính Trung Quốc là con một, Mạnh Tử nói: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Trong ba tội bất hiếu, không có con nối dõi là tội lớn nhất), liệu trong đám “kiêu binh con một” ấy bao nhiêu người sẽ tự nguyện vào “đội cảm tử” như Hồ Tiến Tích mô tả? 
Kích động tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, chính là cách mà giới lãnh đạo Bắc Kinh hy vọng sẽ có được một đội quân cảm tử, thực chất họ luôn coi dân là “những con chuột bạch” trong mưu đồ xưng bá với hy vọng sẽ được lưu danh thiên cổ. Những sự phản đối, những quan điểm trái chiều luôn bị đàn áp dã man bất kể là nguyên soái khai quốc công thần hay học sinh, sinh viên. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc như người Tạng trên cao nguyên Thanh Tạng, người Hồi ở Tân Cương… luôn là đối tượng trong chính sách Hán hóa. 
Một người Hồi ở Mỹ đã phát biểu: “Chính quyền Trung Quốc không tạo ra công ăn việc làm cho người Uighur (người Hồi). Chính quyền Trung Quốc chỉ tạo công ăn việc làm cho người Hán đến đây định cư”. Chính sách chia để trị được áp dụng triệt để khi 60% dân số Tân Cương là người Hồi, 40% là người Hán, nhưng quan chức đại đa số là người Hán. 
Những người đã đưa đất nước Trung Hoa từ chỗ chết đói mấy chục triệu người trong “đại nhảy vọt” đến một nước Trung Hoa hùng mạnh ngày nay có công to lớn với dân tộc họ. Nhưng nhân loại từ Á sang Âu đang chuyển từ ngạc nhiên sang lo ngại, trước hết là lo ngại về sự ổn định của đất nước hơn một tỷ dân khi mà lần đầu tiên kể từ năm 1949, Trung Quốc phải tiến hành một chiến dịch mà họ gọi là “chống khủng bố”. Đánh mất lòng tin với chính nhân dân mình làm sao giới lãnh đạo Trung Quốc có thể gây dựng lòng tin với láng giềng, với thế giới?
Gen bành trướng
Bên cạnh các cuộc chiến tranh tàn khốc xâm chiếm lãnh thổ lân bang, còn một cuộc xâm chiếm khác nhẹ nhàng, ít gây xáo động nhưng hiệu quả vô cùng to lớn ấy là di dân đến các quốc gia khác và truyền bá văn hóa Trung Hoa, điều này đã được người Trung Quốc thực hiện một cách âm thầm qua nhiều thế kỷ. Có một lời giáo huấn mới nghe tưởng chừng nghịch lý: “Những người Hoa ra nước ngoài, không trở về tổ quốc là yêu nước”. Sự thật là chính nhờ chủ thuyết đó, tại nhiều quốc gia đã hình thành nhan nhản các phố người Hoa, thậm chí là cả một quốc gia mà người Hoa chiếm đa số như Singapore. 
Sử sách còn ghi lại chuyện vua Đường gả công chúa Văn Thành cho vua nước Thổ Phồn (Tây Tạng ngày nay). Đoàn tùy tùng mà công chúa Văn Thành mang theo đông hàng nghìn người. Người Tạng mơ màng về một mối giao hảo, một nền hòa bình giữa hai quốc gia nên không phòng bị, ba mươi năm sau họ mới giật mình tỉnh ngộ khi nhà Đường đưa quân tiến đánh Thổ Phồn, mặc dù, khi đó công chúa Văn Thành vẫn còn là đệ nhị hoàng hậu của nước này.
Ở Việt Nam, câu chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy có thể không tìm được các chứng cứ minh định song có một điều chắc chắn, rằng tổ tiên người Việt đã nhắc nhở con cháu đừng bao giờ tin vào những gì mà người Trung Quốc nói, dù là công chúa như Văn Thành, con quan như Trọng Thủy hay dân thường thì rốt cuộc họ vẫn chỉ là con tốt được gí sang sông, sống chết không biết lúc nào. 
Một lần về thăm đền vua Đinh ở Ninh Bình, người viết đã được cụ già trông nom đền giải nghĩa bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (北 門 鎖 鑰) ngay trên cổng vào đền thờ, bốn chữ đại tự ấy như lời vua dặn con cháu phải luôn cảnh giác với kẻ thù phương Bắc, cái cửa hướng Bắc (Bắc môn) phải luôn được rào dậu kỹ lưỡng (tỏa thược). 
Mấy chục năm trước, người Việt truyền khẩu một câu chuyện, có một thời ở Mục Nam Quan bên kia biên giới người ta dựng bức tượng “lãnh tụ vĩ đại” tay chống nạnh, tay chỉ về phương Nam, không biết ngầm ý đe dọa hay là chỉ hướng tấn công cho các “đạo quân xà cạp”. Để đáp lại, bên này biên giới, người Việt cho xây một bức tường, trên tường kẻ dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chắn ngang tầm chỉ của bức tượng. Sau đó bên kia biên giới người ta phải phá bức tượng đi.


Gen xảo trá
Xảo trá, đổi trắng thay đen có lẽ là gen trội nhất trong các gen mà Bắc Kinh được thừa hưởng. Gen này được di truyền suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, nó tạo cho giới cầm quyền một công cụ nhằm đánh lừa dư luận thế giới và cũng là để đánh lừa chính nhân dân các dân tộc Trung Quốc. 
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du mắc mưu Gia Cát Lượng tức đến nỗi hộc máu mà chết. Gia Cát Lượng tỉnh bơ đến đám tang Chu Du, lại còn khóc lóc thảm thiết tỏ vẻ thương tiếc, người Trung Quốc đời sau lập miếu thờ Gia Cát, ca ngợi là bậc đại trí mặc dù cả cuộc đời Gia Cát luôn là những trận chiến giết hại không biết bao dân lành.
Tính chất xảo trá của giới cầm quyền Trung Quốc từ thời các hoàng đế cho đến thời các “đồng chí” không có gì thay đổi. Chẳng thế mà tại đối thoại tại Shangri-la vừa qua, tướng Vương Quán Trung - Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nói: “Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông”. Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Tại vùng biển liên quan, tàu thuyền của Trung Quốc chỉ là bên phòng ngự, còn tàu thuyền phía Việt Nam là bên tấn công…”. 
Thử hỏi nếu khai thác dầu tại vùng biển chủ quyền của Trung Quốc hoặc vùng biển quốc tế liệu Bắc Kinh có phải đem hàng trăm tàu chiến, máy bay canh chừng, bảo vệ không? Lu loa có  chứng cứ chứng minh chủ quyền ở biển Đông hàng mấy nghìn năm qua nhưng lại không dám ra tòa án quốc tế, thực chất đó không phải là cách hành xử của kẻ có chính nghĩa. Đó chỉ có thể là cách hành xử thiếu tự tin của những kẻ đang ngộ nhận là quốc gia ở vị trí trung tâm của thế giới.

Gen văn hóa
Đây là loại gen mà các học giả quốc tế đang cố tìm hiểu tại sao nó lại biến mất ở thế hệ lãnh đạo và đa số trí thức Trung Quốc hiện tại. Không ai phủ nhận Trung Hoa là đất nước có nền văn minh rực rỡ trong quá khứ nhưng tại sao người Trung Quốc hiện nay lại bị nhân loại nhìn nhận một cách rất tiêu cực?  Phải chăng “gen văn hóa Trung Hoa” đã trở thành gen lặn với thế hệ hiện tại? 
Hãy xem nhận xét của một học giả: “Rất nhiều lần trong cuộc đối thoại Shangri-la, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả”. Không chỉ có thế, người ta đã phải đặt câu hỏi: “Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc”.
Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ khi sẵn sàng vứt ra sông Hoàng Phố hàng vạn con lợn chết vì nhiễm bệnh, họ đang đầu độc chính con cháu họ bằng sữa có nhiễm hóa chất công nghiệp melemine, trên tất cả họ đang đầu độc thế giới bằng những thứ hàng nhiễm chất độc như quần áo, đồ chơi trẻ em, hoa quả, thực phẩm… Sông Mê Kông, con sông nuôi sống bao nhiêu triệu người của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam cũng đang bị người Trung Quốc bức tử.
Phải chăng nét văn hóa duy nhất mà Trung Quốc mong muốn là Trung Quốc trở thành thiên triều của toàn nhân loại, chỉ cần người Trung Quốc sống, nhân loại chết hết cũng không sao?
Để tránh ảo tưởng về một quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải cởi cái giây tự buộc ở tay mình, phải cho nhân dân, nhất là lớp con cháu nhận diện người hàng xóm phương Bắc với bản chất thâm căn cố đế của họ. Hòa bình không bao giờ có với kẻ yếu, nhất là khi phải sống bên cạnh một kẻ có dòng máu xâm lược cha truyền con nối.
Muốn sống trong hòa bình, bên cạnh lòng yêu nước cần phải có thanh gươm sắc. 

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - CSB và Kiểm ngư Việt Nam cảnh giác cao độ sẵn sàng cho việc giáng trả ...

Tàu chiến trang bị 4 pháo loại 72 ly giả dạng tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hung hăng là rất nguy hiểm cho tàu chấp pháp Việt Nam. Hãy cảnh giác...


(TNBĐ) - Cậy đông, cậy mạnh, “lấy thịt đè người” của Trung Quốc lại một lần nữa được bộc lộ rõ nét trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. Đồng bào cả nước đang rất chăm chú theo dõi tình hình trên Biển Đông khi một lực lượng tàu bé nhỏ của CSB, KN Việt Nam phải đối đầu với một lực lượng lớn bao gồm cả tàu chiến của Trung Quốc quanh giàn khoan Hải Dương 981.

Trước việc giàn khoan Hải Dương đã lùi ra xa bờ biển Việt Nam, trước việc Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan ra Liên Hiệp quốc, trước việc Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" do Đảng CS Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài viết nhan đề "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông; trước sự việc tình hình Ukraine và Irac căng thẳng, đặc biệt hôm nay đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu Hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu chấp pháp Việt Nam thì khả năng Trung Quốc nổ súng vào tàu CSB hay tàu KN của Việt Nam là rất khó lường.
Vì vậy, lực lượng CSB và KN Việt Nam phải cảnh giác và trước tiên phải tính đến phương án bảo vệ mình, đáp trả xứng đáng, quyết không để rơi vào tình thế như năm 1988 ở Trường Sa.

Trang bị vũ khí của tàu Cảnh sát biển là súng 25 ly trở xuống, nhưng Hải cảnh Trung Quốc (CSB) lại trang bị súng 72 ly là bất chấp luật quốc tế. Đối đầu với kẻ bất chấp, độc ác, tàn bạo, dã man như Trung Quốc thì chúng ta không thể chủ quan với tính mạng, tài sản của mình, phải chuẩn bị vũ khí hoặc những thứ tương xứng để đáp trả, thay vì “vận động xua đuổi” chuyển sang “vận động tác chiến” để đưa đối tượng vào trong tầm sử dụng hỏa lực dễ dàng khi chúng nổ súng trước.

Khi Trung Quốc rất tàn bạo và độc ác, lại cậy mạnh, nguy hiểm hơn là tự cho rằng mình mạnh thì không có điều gì mà Trung Quốc không làm, không ra tay. Cảnh giác đề phòng và sẵn sàng giáng trả là sự sống còn cho bất cứ lực lượng nào, quốc gia nào quan hệ với Trung Quốc.
Theo Đất Việt.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Toàn cảnh lưới lửa phòng không quy mô hàng đầu khu vực của VN-P1

Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora


(TNBĐ) - Lực lượng phòng không VN được trang bị nhiều hệ thống tên lửa đánh chặn với tầm bắn khác nhau, đủ sức tiêu diệt mọi mục tiêu có ý định xâm phạm bầu trời Tổ quốc.
1. S-75 Dvina (SA-2 Guideline)
S-75 Dvina (SA-2 Guideline) là tổ hợp tên lửa đất đối không (SAM) tầm trung-cao do Liên Xô chế tạo. Kể từ khi được triển khai lần đầu tiên vào năm 1957, nó đã trở thành một trong các loại tên lửa phòng không được sử dụng nhiều nhất trong lịch sử. Tại Việt Nam, tổ hợp này thường được gọi với tên SAM-2.
SA-2 Guideline trở nên nổi tiếng lần đầu tiên khi một khẩu đội S-75 đã bắn hạ chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ khi đang do thám không phận Liên Xô vào năm 1960. Trong những năm tiếp theo, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã sử dụng S-75 rộng rãi và hiệu quả trong chiến tranh để bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng. Tổ hợp này cũng được sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi HQ-1 và HQ-2 (Hồng Kỳ 1 và Hồng Kỳ 2). Một số quốc gia khác cũng sản xuất rất nhiều biến thể của S-75.
S-75 Dvina là loại vũ khí phòng không được chế tạo để bảo vệ các mục tiêu như thành phố, các khu công nghiệp, khu dân cư lớn, các căn cứ quân sự, sở chỉ huy cố định và các yếu địa khác; vì vậy tính chất tác chiến chủ yếu của S-75 là cố định. Trận địa SA-2 cơ bản có hình lục giác đều với bán kính tới vài trăm mét nên dễ bị phát hiện từ trên không, sau này Việt Nam đã bỏ kiểu bố trí đó vì lý do trên.
Đạn tên lửa của hệ thống phòng không S-75 là V-750 gồm tầng động cơ khởi tốc sử dụng nhiên liệu rắn và tầng chiến đấu sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng. Thông số cơ bản: Dài 10,6m; đường kính 0,7m; trọng lượng phóng 2.300 kg; đầu đạn 200 kg HE; bán kính sát thương 65m; tầm bắn tối đa 50 km, trần bay 25 km.
SA-2 hin vn còn trong biên chế ca quân đi mt s nước trong đó có Vit Nam mc dù đa phn các quc gia khác đã loi biên hoc hoán ci thành mc tiêu tp bn cho các h thng phòng không hin đi hơn.
SA-2 có nhược đim là dùng nhiên liu lng (gm hai cht riêng bit thường gi là cht "O" và cht "Gh") cc kỳ đc hi, thường xuyên phi thay thế, tăng hn mi có th trc chiến lâu dài. Thêm vào đó, tên la V-750 có kh năng cơ đng rt kém cùng vi vic radar dn bn FAN SONG và SPOON ca nó rt d b vô hiu hóa khi gp nhiu khiến cho nhu cu thay thế h thng lc hu này tr nên cp thiết đi vi lc lượng phòng không Vit Nam.
2. S-125 Neva/Pechora (SA-3 Goa)
S-75 Dvina (SA-2 Guideline)

S-125 Neva/Pechora (SA-3 Goa) là h thng tên la đt đi không ca Liên Xô được thiết kế bi Isayve OKB và đưa vào trang b t năm 1963 nhm b sung cho S-25 và S-75, nó đã khc phc nhược đim ca các h thng phòng không đi trước khi chuyn sang s dng nhiên liu rn khiến tên la gn nh hơn và có kh năng cơ đng cao hơn. S-125 có phiên bn Hi quân được đnh danh SA-N-1.
Tên la V-600 ca h thng S-125 gm 2 phn: thân dưới là đng cơ khi tc nhiên liu rn thi gian hot đng 2,6 giây, gn 4 cánh lái hình ch nht có th xoay 900; phn trên là đng cơ hành trình nhiên liu rn có thi gian hot đng 18,7 giây và đu đn, được gn 4 cánh c đnh và 4 cánh lái chuyn đng được nh hơn đu. Tên la được điu khin bng sóng radio thông qua anten b trí cánh lái sau phn thân.
Thông s cơ bn ca tên la V-600: Dài 6,7m; đường kính 0,6m; trng lượng phóng 400 kg; bán kính sát thương 12,5m; tm bn ti đa 35 km, trn bay 18 km.
Các tài liu lch s cho biết S-125 Pechora có th đã được trang b cho lc lượng phòng không Vit Nam t năm 1970, tuy nhiên do mt s nguyên nhân chưa xác đnh mà h thng này chưa th tham gia chiến dch “Đin Biên Ph trên không”.
Hin nay, h thng S-125 Pechora ca Vit Nam đã được các chuyên gia đến t TETRAEDR ca Belarus nâng cp lên chun Pechora-2TM vi mt s tính năng mi nh áp dng công ngh k thut s thay cho analog đã lc hu như tăng c ly và đ cao phát hin mc tiêu, tăng hiu sut chiến đu ca tên la, gim thi gian trin khai và thu hi…đm bo đ sc hoàn thành nhim v tác chiến trong điu kin chiến tranh công ngh cao.
Bắn tên lửa V-750 của hệ thống SA-2 Việt Nam

3. 2K12 Kub (SA-6 Gainful)
2K12 Kub (SA-6 Gainful) là h thng phòng không di đng tm ngn được đưa vào trang b năm 1967, nó ra đi nhm b sung cho 2K11 Krug (SA-4) khi 2 h thng này có rt nhiu đim tương đng vi nhau. 2K11 có hiu qu tiêu dit các mc tiêu bay cao và có tm bn xa trong khi 2K12 tiêu dit các mc tiêu bay thp và trung bình có tm bn ngn.
Được thiết kế vi vai trò h thng phòng không chiến thut chiến trường, chuyên đi theo bo v đi hình tiến quân ca các sư đoàn cơ gii nên radar LONG TRACK, xe tiếp đn và xe b phóng ca SA-6 đu đt trên khung xe kéo pháo bánh xích hng nng AT-T (đã được ci tiến) có tính vit dã rt cao. SA-6 có phiên bn Hi quân được đnh danh SA-N-3.
Sau khi đưa vào biên chế, SA-6 đã tri qua nhiu đt hin đi hóa vi mc tiêu ci thin các đc tính chiến đu (tm bn xa hơn, ci thin kh năng tác chiến đin t, gim thi gian trin khai hot đng). Mt biến th nâng cp được chp nhn năm 1973 vi đnh danh Kub-M1 và t năm 1974 đến 1976 h thng tri qua mt đt hin đi hóa na, kết qu là cho ra đi biến th Kub-M3.
H thng SA-6 s dng đài radar 1S91 (NATO: Straight Flush) có tm hot đng 75 km, bt đu chiếu mc tiêu và điu khin tên la tm 28 km. Tên la ca SA-6 là 3M9 có chiu dài 5,8m; si cánh 1,245m; đường kính 0,355m; trng lượng phóng 599 kg mang theo đu đn HE nng 59 kg; tm bn ti đa 28 km, trn bay 12 km; tc đ Mach 2,8.
Theo rt nhiu báo cáo quân s ca nước ngoài trong đó có c tp chí Moscow Defence Brief đu đã xác nhn vic Vit Nam nhp khu h thng SA-6 t giai đon đu 1990. Tuy nhiên cho đến nay vn chưa có mt hình nh nào ca h thng phòng không này ti Vit Nam.
4. 9K32 Strela-2 (SA-7 Grail)

9K32 Strela-2 (SA-7 Grail) là loi tên la đt đi không vác vai thế h đu tiên ca Liên Xô được dn hướng bi đu dò hng ngoi b đng tương t như FIM-43 Redeye ca M, chính thc đưa vào trang b t năm 1968. Mc có hn chế v tm bn, tc đ và đ cao nhưng Strela-2 t ra rt hu hiu khi chng li các mc tiêu như máy bay bay thp hoc trc thăng.
Strela-2 có hai phiên bn là: 9K32 Strela-2 (SA-7A) được đưa vào trang b t năm 1968, nhưng nó sm được thay thế bng phiên bn 9K32M Strela-2M (SA-7B) hin đi hơn vào năm 1971. Phiên bn SA-7B có mt s ci tiến như lp h thng làm lnh đu dò hng ngoi nhm tránh vic tên la b đánh la bi mi by nhit do máy bay phóng ra. Phiên bn lp đt trên tàu Hi quân ca SA-7 có tên gi SA-N-5.
ng phóng tên la 9K32/9K32M là loi 9P54/9P54M có chiu dài 1,47m; đường kính 70mm; trng lượng 4,71 kg.
Tên la 9K32/9K32M gm 4 tng: tng th nht là đu t dn, tng th 2 có cánh lái đ điu khin hướng bay (bng cách thay đi góc ca cánh lái), tng th 3 là phn chiến đu, tng cui cùng là đng cơ, phn cui ca đng cơ có các cánh n đnh.
Thông s k thut ca tên la 9K32/9K32M: Dài 1,44m; đường kính 70mm; trng lượng 9,8/9,97 kg; đu đn 1,15 kg HE; tm bn ti đa 3,7/4,2 km; trn bay 1,5/2,3 km; tc đ 430/580 m/s.

Tên la vác vai 9K32 Strela-2 được trang b cho Quân đi Nhân dân Vit Nam t năm 1972 nên được gi vi cái tên A-72. Strela 2 vi đc đim gn nh, d cơ đng, kh năng sát thương cao đã tr thành him ha ca máy bay tm thp, đc bit là máy bay không người lái và trc thăng. Trong s các x th bn h máy bay M bng tên la vác vai A-72, x th Nguyn Văn Thoa có thành tích cao nht khi đã tiêu dit ti 13 máy bay đch.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...