TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - TQ lại tiếp tục đưa giàn khoan thứ 2 vào gần vịnh Bắc Bộ







(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBBB) - Các đại sứ Việt Nam lên tiếng về Biển Đông trên báo chí thế giới


(TNBĐ) - Ngày 17/6, báo The Australia đã đăng bài viết của Đại sứ Việt Nam Lương Thanh Nghị liên quan đến quan điểm của phía Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam. Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia cũng đã lên tiếng trên đài truyền hình Mỹ, báo chí Indonesia... về vụ việc này.


Đại sứ Việt Nam tại Australia: Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa từ thế kỷ 17
Trong bài viết đăng trên the Australia ngày 17/6, Đại sứ Lương Thanh Nghị khẳng định: "Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 của Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam thể hiện một hành động khiêu khích và leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hành động này của Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định trong Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), cũng như Tuyên bố của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết vào năm 2002, cản trở tự do hàng hải và gây bất ổn về an ninh và hòa bình trong khu vực".
Đại sứ Lương Thanh Nghị khẳng định Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử đáng tin cậy và những chứng cứ pháp lý vững chắc để khẳng định việc chiếm giữ các hòn đảo này một cách hòa bình và liên tục quản lý một cách hiệu quả quần đảo Hoàng Sa qua nhiều thế hệ kể từ thế kỷ 17. 
Trong khi đó, đến năm 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng quàn đảo này. Việt Nam chưa bao giờ chấp thuận hành động chiếm đóng trái phép của Trung Quốc và đã liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.
Khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, lấy lý do bảo vệ giàn khoan trái phép này, Bắc Kinh cũng điều 120 tàu trong đó có cả tàu chiến vào vùng biển Việt Nam cùng với máy bay chiến đấu và nhiều lần cố tình đâm va, phun vòi rồng với các tàu chấp pháp, tàu cá của Việt Nam. Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm chìm tàu cá Việt Nam khiến tính mạng ngư dân bị đe dọa....
Đại sứ cũng chỉ ra rằng, những hành động của phía Trung Quốc đã ngăn cản tự do hàng hải và đe dọa đến an toàn của các tàu thương mại và tàu cá đi lại trên Biển Đông.
Đồng thời, Đại sứ cũng khẳng định Việt Nam thống nhất đấu tranh bằng phương pháp ngoại giao, hòa bình. Việt Nam cũng đã cố liên lạc trực tiếp với Trung Quốc hơn 30 lần nhưng không được hồi đáp thỏa đáng.
Dẫn lại lời của Đại sứ Trung Quốc tại Australia Mã Triều Húc: "Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước láng giềng. Mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước là vì lợi ích của nhân dân 2 nước", Đại sứ cũng một lần nữa khẳng định quan điểm của Việt Nam mong muốn hợp tác với Trung Quốc đề giải quyết căng thẳng bằng phương pháp hòa bình và dựa trên luật pháp quốc tế.
Đại sứ Việt Nam tại Indonesia: Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập đến Hoàng Sa - Trường Sa

Trước đó, ngày 27/5, Đại sứ Việt Nam tại Indonesia Nguyễn Xuân Thủy cũng đã có bài viết đăng trên báo Bưu điện Jakarta phản bác các luận điệu sai trái mang tính xuyên tạc về vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong bài viết của Đại diện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Indonesia Lưu Hồng Dương đăng trên báo này số ra ngày 20/5. 
Bằng các cứ liệu lịch sử, Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy chỉ ra rằng, việc tác giả Lưu Hồng Dương khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc là một quan điểm sai lầm. Đại sứ Nguyễn Xuân Thủy cũng nêu rõ ông Lưu Hồng Dương đã cố ý trích dẫn sai nội dung bức công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 như một sự công nhận công khai chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và các quần đảo khác.
Trong bức công thư, Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập từ nào về lãnh thổ của Trung Quốc, ít nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chỉ ghi nhận và ủng hộ tuyên bố vùng lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Hơn nữa, bức công thư không đề cập các quần đảo này do hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang được đặt dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa.
Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: Trung Quốc cố biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp
Đến ngày 28/5, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Cường đã trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Mỹ CNN bác bỏ luận điệu sai trái từ phía Trung Quốc về vấn đề giàn khoan. 
Nói về việc Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nhấn mạnh: "Đó là sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam. Người Việt Nam không có cách nào khác ngoài việc phản ứng một cách hòa bình nhưng kiên quyết".
Trong cuộc phỏng vấn này, Đại sứ cũng phản bác luận điệu của đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, đồng thời thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền. Việc Trung Quốc nói rằng tại vùng biển này Trung Quốc chỉ có một giàn khoan, trong khi Việt Nam có hơn 30 giàn. Đại sứ cho rằng, Trung Quốc đang tìm cách tạo ra thực tế mới bằng cách thay đổi hiện trạng, cố biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp. 
Đại sứ Cường cho hay, Việt Nam muốn quan hệ tốt với Trung Quốc, Mỹ và các nước khác, nhưng không thể chấp nhận sự cưỡng ép, đe dọa. 
"Không một nước nào có thể đánh giá thấp quyết tâm của người Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng tôi. 100% người Việt, dù sống ở đâu, ở Việt Nam, ở Mỹ hay ở một nước khác, chúng tôi đều tin rằng đối với người Việt, không gì quý hơn độc lập tự do" - Đại sứ Cường khẳng định.
Sự việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng biển Việt Nam đã xảy ra gần 2 tháng nhưng vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt" do Trung Quốc vẫn ngoan cố không chịu rút giàn khoan. Việt Nam vẫn kiên trì với các biện pháp đấu tranh hòa bình, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi lãnh hải Việt Nam. Trong 3 nhóm giải pháp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra để đấu tranh với Trung Quốc trong vụ việc giàn khoan thì nhóm giải pháp thứ 3 chính là đấu tranh bằng dư luận, thông tin trung thực cho nhân dân và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hành vi xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc cũng như các biện pháp đấu tranh hòa bình của Việt Nam. Việc các Đại sứ Việt Nam tại các nước nói rõ hành vi vi phạm của Trung Quốc trên báo chí thế giới chính là phương cách hiệu quả để người dân các nước này hiểu rõ bản chất sự việc, từ đó ủng hộ cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Sự thật lịch sử về Hoàng sa, Trường sa trong hội thảo Quốc tế







(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Thấy và ghi từ Hoàng Sa

Thuyền trưởng Lê Trung Thành - tàu CSB 4003 - ngoài cùng bên trái cùng đồng đội tiến vào khu vực giàn khoan.    ảnh: Trần Tuấn

(TNBĐ) - Vậy là tôi vừa xin ở lại Hoàng Sa thêm ít ngày, khi chỉ huy thông báo về tàu CSB 4033 mà tôi đang có mặt về kế hoạch rút các nhà báo vào lại bờ. Thấm thoắt đã tròn 1 tuần có mặt ở Hoàng Sa tính tới thời điểm đó, tiệm cận gần nhất có thể giàn khoan Hải Dương 981.
 “Không được lùi!”
Một tuần tiếp tục những cuộc quần thảo giữa các tàu của hai bên. Bọt sóng Hoàng Sa tung trắng xóa dữ dội theo những đuôi tàu. Đã tốn biết bao giấy mực, công sức của ta cũng như truyền thông quốc tế về cái giàn sắt khổng lồ và lỳ lợm này. 
Những lần tiếp cận thật gần, tôi cố nhìn thật sâu vào nó bằng mắt thường, như mọi đôi mắt bình thường của người dân Việt Nam. Để nghĩ ngợi thật nhiều điều. Ban ngày trông nó đen đủi mang dáng của một thằng người dạng chân đứng sững với đôi vai to bè, thô kệch. 
Như một kẻ đần độn, vô tri. Vây xung quanh đứa to xác ấy là một lũ lâu la gồm từng lớp tàu quân sự, tàu tên lửa, quét mìn, hải cảnh, hải giám, hải tuần, tàu đầu kéo…, lúc này cũng ra vẻ sừng sộ, hùng hổ.
Thường có mặt trên buồng lái tàu CSB 4033, tôi vẫn nghe tiếng lũ lâu la ấy nói chuyện như với chính mình. Ấy là mỗi khi tàu ta tăng tốc tiến áp sát vào khu vực giàn khoan làm nhiệm vụ, thì lập tức trên loa bắt được sóng tàu Trung Quốc ậm ọe phát ra lời dậm dọa bằng hai thứ tiếng Trung và Việt. 
Đại loại “các tàu Việt Nam chú ý, đây là vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Yêu cầu rời khỏi ngay lập tức, nếu không mọi hậu quả các anh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn”. Tuy nhiên, vẻ “lịch sự” ấy không giữ được bao lâu. Khọt khẹt trên loa nhiều lần văng ra thứ ngôn ngữ cục súc: “Tàu 4033, muốn làm gì đó? Muốn chết à ?!”.
Thuyền trưởng trẻ 4033 Lê Trung Thành có lẽ quá nhàm với kiểu dọa nạt “đầu gấu” đó, vẫn tỉnh bơ kể nốt câu chuyện tiếu lâm, rồi nghêu ngao đọc mấy câu thơ trong sách giảng văn. (Lúc này ngồi trên tàu 8003 viết đến dòng này, sực nhớ anh chàng thuyền trưởng 31 tuổi quê miền biển Đức Phổ - Quảng Ngãi là dân rất “chịu” đọc sách. 
   
Anh chàng còn đang “nợ” hai cuốn sách tôi mang theo từ nhà để đọc, anh mượn đọc đến khi chuyển sang tàu khác tôi quên chưa kịp “đòi”!). Dù ai cũng biết chỉ ít phút nữa thôi, mặt biển Hoàng Sa đang lặng tờ xanh thẫm kia sẽ lại cuồn cuộn tung bọt trắng xóa trong cuộc quần thảo dữ dội với các tàu hùng hục húc tới của Trung Quốc. “Nó chăm sóc mình kỹ lắm, mình chỉ hơi nhích tới một chút là nó đọc loa cảnh cáo, hăm dọa, rồi xông tới “chiến” ngay với mình” - Thành nói.
Sau mới hay chuyện là thế này. Rằng tàu 4033 của Vùng CSB 2 khi làm nhiệm vụ thường chở theo các phóng viên, nhất là phóng viên nước ngoài. Tàu luôn tìm cách tiếp cận gần nhất giàn khoan 981 cho báo chí lấy được những hình ảnh, thước phim làm bằng chúng về sự ngang ngược của Trung Quốc. 
Như “trận” trưa ngày Chủ nhật (15/6), tàu 4033 chạy quần nhau với tốc độ rất cao với các tàu Trung Quốc. Biển tung bọt trắng xóa cao tới vài mét, trong tiếng gầm rú động cơ, tiếng còi hú, tiếng loa… Sau cả tiếng đồng hồ, cuối cùng tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 32101 đành bỏ cuộc.
Những ngày đầu ở Hoàng Sa, có lúc Trung Quốc huy động vài chục tàu các loại lao vào xé lẻ đội hình tàu thực thi pháp luật của ta. Cứ mấy tàu vây hãm lấy một tàu ta, điên cuồng đâm phá, bắn vòi rồng… Tình huống bốn phía đều nóng bỏng, khốc liệt, ống kính các phóng viên cũng “rối” không biết hướng vào đâu. Mệnh lệnh của cấp trên: “Không được lùi!”. 
Thế là CSB 4033 cùng đồng đội liên tục tìm cách phá vây để rồi lại dũng mãnh tiến lên phía trước. “Không được lùi!”, thật khó thể nào quên mệnh lệnh sắt ấy giữa Hoàng Sa trong những thời khắc khốc liệt nhất…
Tôi xuống tàu giữa lúc trời đang giông gió, biển động mạnh bởi trận áp thấp đầu mùa trên biển Đông tại khu vực Hoàng Sa. Mọi tưởng tượng cũng như kỹ năng đề phòng sóng gió từ những đồng nghiệp đi trước bày vẽ đều không mấy hiệu nghiệm. 
Trong người lúc nào cũng giắt kè kè mấy túi nôn. Hai ngày hai đêm trên tàu CSB 2016 dạng “thấp bé nhẹ cân” hành trình ra biển, hai chục phóng viên trong và ngoài nước ai nấy lử lả, bỏ cơm nằm yên thả tự do theo nhịp trôi lắc của tàu. Mãi rồi mưa cũng ngớt, sóng gió cũng đằm. Mây mù tan ra, rồi cũng đến lượt trăng. Mới nhớ ra lúc xuất bến đúng ngày rằm.
Trăng theo tôi từ tàu 2016, sang 4032, rồi 4033, sau đó lên CSB 8003. Bốn lần chuyển tàu chỉ chưa đầy một tuần, để được bám mọi cánh quân trong những đội hình khác nhau. Những đêm bên mạn tàu, tôi ngồi nhìn trăng đổ xòa trên biển thứ bột vàng lóng lánh. Đại dương doãng ra rồi co lại duềnh doàng. Sự lãng mạn có cần thiết không, ở nơi này, trong những ngày này?
Như một sáng trên tàu CSB 4032. Tàu khi ấy đang cơ động vào tiếp cận giàn khoan, đã vào được dưới 8 hải lý. Tôi chợt để ý thấy một con bướm cánh màu trắng nhạt bay đậu dập dờn trên mặt boong sau. Dưới biển, bọt trắng xóa bắn tung cả lên mạn tàu. Một chốc sau, cánh bướm tí hon chập chững bay hẳn ra ngoài mặt biển. 
Thoáng lo, không biết nó có quay về lại với tàu được không? Cánh bướm mỏng làm sao chọi được với đại dương vợi thẳm? Tối đến đem câu chuyện về con bướm kể lại với Thiếu tá Hoàng Quốc Đạt – Hải đội trưởng Hải đội 201 (Vùng Cảnh sát biển 2) và thuyền trưởng Vũ Trọng Huân. 
Và thắc mắc không biết có phải nó theo tàu từ bờ, những ngày giông bão nấp trong đống bạt, nay nắng ráo đẹp trời mới bay ra? Anh Đạt, và Huân bảo chắc là vậy. Chứ có cánh bướm nào bay ra được tới nơi này đâu. Lẩn thẩn nghĩ về con bướm ấy mất mấy ngày. Rồi lại nghĩ sang chuyện con người, tình người. Ngồi với Đại tá Lưu Tiến Thắng - Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh CSB VN trên tàu 8003, nghe ông hồi tưởng lại những chuyến tuần tra chung với  các tàu hải cảnh, hải giám Trung Quốc trên vịnh Bắc bộ, trong khuôn khổ Hiệp định nghề cá giữa ta và Trung Quốc tại khu vực này. 
Mà chuyến đi cùng nhau gần nhất cũng mới trung tuần tháng Tư đây thôi. Chuyện này cũng đã có phóng viên viết rồi. Nhưng tôi nghe ra vẻ buồn gì đó sâu xa hơn từ sau tiếng thở dài của ông. Câu chuyện với Đại tá Thắng vừa dứt lúc trưa, thì ngay đầu giờ chiều 18/6, “người bạn” của tàu CSB 8003 lù lù xuất hiện cách bên mạn trái chỉ chừng đôi trăm mét. Đó là tàu hải cảnh Trung Quốc số hiệu 3210 sơn màu trắng to lớn dềnh dàng. 
Cùng với CSB 8003, thì tàu hải cảnh 3210 là những “kỳ hạm” (tàu chỉ huy) của hai bên trong những chuyến tuần tra chung nghề cá. Đôi tàu từng nhiều lần cập mạn bước sang với nhau để giao lưu hữu nghị. Nhưng giờ, giữa Hoàng Sa, câu chuyện đã khác hoàn toàn. Hải cảnh 3210 được phân công kèm chặt CSB 8003 từ những ngày đầu Hoàng Sa đến nay. 
Có điều, trong những tình huống đối đầu, có vẻ nó ít tỏ ra thực sự hung hãn như những tàu khác của Trung Quốc. Mỗi lần áp sát, quan sát thấy trên boong và mạn tàu hải cảnh 3210 thỉnh thoảng xuất hiện những bóng người đứng nhìn sang. Điều hầu như không thấy ở những tàu khác của Trung Quốc. Đại tá Thắng ưu tư: “Dường như cũng có không ít người Trung Quốc cảm thấy phân vân khó xử trước sự phi lý, vô lý trong việc làm của mình theo lệnh trên chỉ đạo”.

(TNBĐ) - Trung Quốc kéo thêm giàn khoan, Obama lên tiếng


(TNBĐ) - Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (20/6) lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của nước này giải quyết hòa bình tranh chấp xung quanh việc khoan tìm dầu trên biển Đông và tránh để căng thẳng leo thang.


“Điều quan trọng là cần phải giải quyết các tranh chấp như tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, và khuyến khích tất cả các bên liên quan duy trì một khung pháp lý để giải quyết vấn đề, cũng như tránh để căng thẳng leo thang gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng hải và thương mại”, hãng tin Reuters dẫn lời ông Obama.

Phát biểu này của Tổng thống Mỹ được đưa ra sau một cuộc gặp ở Nhà Trắng với Thủ tướng New Zealand John Key. Người đứng đầu Chính phủ New Zealand cũng bày tỏ quan điểm tương tự ông Obama về vấn đề biển Đông.

Các tuyên bố trên của hai nhà lãnh đạo được đưa ra sau khi có tin Trung Quốc đưa thêm giàn khoan ra biển Đông sau giàn khoan Hải Dương 981. Từ đầu tháng 5 tới nay, căng thẳng trên biển Đông đã gia tăng mạnh sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Các tọa độ được đăng tải trên website của Cục Hải sự Trung Quốc cho thấy, các giàn khoan Nam Hải số 2 và số 5 sẽ được triển khai tại khu vực giữa phía Nam của Trung Quốc và quần đảo Pratas, hay còn gọi là quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý. Giàn khoan Nam Hải số 4 sẽ được kéo tới khu vực gần bờ biển Trung Quốc.

Trước đó, vào đầu tuần này, Cục Hải sự Trung Quốc công bố tọa độ của một giàn khoan khác là Nam Hải số 9 dự kiến sẽ được triển khai ngay gần vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trước khi hết ngày thứ Sáu (20/6).

(TNBĐ) - Việt Nam đã thành công khi kéo Trung Quốc ra Liên hợp quốc

Biểu tình phản đối Trung Quốc 


(TNBĐ) -  Điều còn có thể cho rằng may mắn là cuộc đối đầu về giàn khoan Hải Dương 981 chưa chuyển sang đấu súng. Thay vào đó, nó đã đi đến một cuộc đấu chữ tại LHQ.
Trong cuộc đấu chữ này, Việt Nam đã “khai hỏa” trước. Ngày 2/6/2014 Việt Nam yêu cầu Tổng Thư ký LHQ lưu hành một công hàm cho phiên họp thứ 68 của tổ chức này, phản đối về giàn khoan HD-981, cũng như ghi mệnh đề thường lệ nói rằng “Việt Nam có đầy đủ dẫn chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.
Ngày 9/6/2014 Việt Nam gửi thêm một công hàm, có lẽ liên quan đến việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam.
Sau đó, Trung Quốc “phản pháo” bằng cách gửi đến LHQ một “văn bản về lập trường”.
‘Giành thế thượng phong’
Không chỉ cáo buộc ngược lại Việt Nam, văn bản này còn cố tình ghi “Trung Quốc đã quản lý Hoàng Sa từ đời Bắc Tống”, cũng như đưa ra những vấn đề như “công hàm Phạm Văn Đồng”, các tuyên bố có hại khác của quan chức và truyền thông của VNDCCH, sách giáo khoa và bản đồ của VNDCCH ghi Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc” (những thông tin này chưa kiểm chứng).
Phản công của Trung Quốc đã đẩy cuộc thảo luận ra khỏi phạm trù của luật biển, nơi Trung Quốc chắc chắn đã vi phạm luật quốc tế, vào phạm trù tranh chấp chủ quyền đảo, trong khi Trung Quốc lại có nhiều lợi thế tuyên truyền.
Với việc phản công trên, Trung Quốc đã gây nhiều thiệt hại cho vị trí thượng phong mà Việt Nam đã đạt được trong cuộc tranh thủ dư luận trong suốt tháng trước đó.
Trung Quốc nêu ra “công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH”, Trung Quốc muốn đánh một đòn tâm lý vào lãnh đạo Việt Nam cũng như người dân Việt.
Trong khi Bộ Chính trị Việt Nam còn đang cân nhắc về việc kiện Trung Quốc thì với đòn này Trung Quốc muốn làm cho Việt Nam thêm bối rối và mất tinh thần, mặc dù thật ra để đơn phương kiện Trung Quốc thì hồ sơ sẽ không phụ thuộc vào Hoàng Sa là của nước nào.
Với đòn này, Trung Quốc muốn làm cho người Việt bị chia trí. Như vậy, khả năng đối phó của Việt Nam trong vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 bị sút giảm đi nhiều.
Tầu TQ đâm tầu VN
Thế nhưng, đòn phản công này của Trung Quốc cũng bao hàm một số rủi ro cho họ.
Rủi ro thứ nhất là lập luận của họ có thể bị Việt Nam phản biện trước LHQ. Phản biện của Việt Nam có thể có ba mũi nhọn.
Mũi nhọn thứt nhất, Việt Nam buộc phải phản biện Trung Quốc về “công hàm Phạm Văn Đồng và các hành vi có hại khác của VNDCCH”.
Mũi nhọn thứ nhì, Việt Nam có thể lập luận cho rằng bất kể Hoàng Sa là của nước nào, vùng đặc quyền kinh tế thuộc Hoàng Sa không thể vươn ra đến các nơi Trung Quốc đã triển khai giàn khoan, cho nên các nơi đó chắc chắn thuộc vùng đặc quyền kinh tế của đất liền và các đảo ven bờ Việt Nam.
Mũi nhọn thứ ba, dù có yêu sách chồng lấn đi nữa thì việc Trung Quốc đơn phương triển khai giàn khoan trong vùng có yêu sách chồng lấn đã vi phạm Điều 74 của UNCLOS.
Hai mũi nhọn sau là để đặt vấn đề vào lại phạm trù của luật biển, nơi Việt Nam có nhiều lợi thế.
Rủi ro thứ nhì là việc tranh cãi qua lại ở LHQ sẽ bác bỏ quan điểm của Trung Quốc là không có tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa.
Rủi ro thứ ba là qua việc đưa lập luận của họ ra trước LHQ, và tranh cãi với Việt Nam trước LHQ, chính Trung Quốc đã tham gia việc quốc tế hóa tranh chấp Hoàng Sa, điều mà họ luôn tránh từ trước đến nay.

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Kỳ 1, phần 2)


KỲ 1: LỜI NÓI ĐẦU (PHẦN 2)

(TNBĐ) - Thành tựu lớn lao của cải cách-mở cửa 27 năm qua đã đặt cơ sở hợp pháp cho ĐCSTQ cầm quyền. Nhắc lại giọng điệu “tả” khuynh là tự phủ nhận mình. Bảo vệ những sai lầm của Mao Thạch Đông, tìm kiếm tiếng nói chung với “phái tả”, thực hiện chính sách kinh tế “hữu khuynh” đi đôi với ý thức hệ “tả khuynh thì chỉ chứng minh lược rằng 27 năm qua mình đã làm sai, không tăng cường mà chỉ có thể làm suy yếu vi trí cầm quyền của ĐCSTQ; không thể mang lại tính hợp pháp cho cải cách mở cửa, mà chỉ có thể mang lại tính hợp pháp cho chủ trương chính trị phản đôi cải cách mở cửa. Thách thức vị trí cầm quyền của ĐCSTQ không phải các thế lực phương Tây ở chốn xa xôi, mà là “phái tả” trong đảng vung vẩy ngọn cờ sai lầm của Mao Trạch Đông bên trong bức tường của Đảng. Xin hãy đọc những lời lẽ sát khí đằng đằng, mê hoặc lòng người trên lá cờ của chúng. Trong bài “Chỉ có Tư tưởng Mao Trạch Đông mới cứu được Trung Quốc”, chúng viết:
“Không phải Đại cách mạng văn hoá sai, mà là Đặng Tiểu Bình hoàn toàn phủ định Đại cách mạng văn hoá. Những người kế thừa Đặng đã theo đuổi đường lối xét lại, và chính vì thế cần phát động cuộc Đại cách mạng vãn hoá nữa để loại trừ”. Lúc lâm chung, Đặng Tiểu Bình dặn dò phải cảnh giác hữu, chủ yếu phản đối “tả”, ông thật có tầm nhìn lịch sử sâu xa. Mưu toan cùng “phái tả” bảo vệ những sai lầm của Mao để đổi lấy việc họ ủng hộ cải cách-mở cửa chỉ khiến họ càng hung hăng phản đối cải cách-mở cửa. Sách lược “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải” đã đi đến điểm tận cùng.
Tháng 3-2004, kỳ họp thứ 2 Quốc hội Trung Quốc khoá 10 đã đưa điều khoản quan trọng bảo vệ chế độ tư hữu vào hiến pháp, tiếp nối quỹ đạo với “Cương lĩnh chung Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc” năm 1949, đánh dấu sau khi trải qua chặng đường quanh co, Trung Quốc đã trở lại điểm xuất phát đúng đắn, đi lên con đường chủ nghĩa xã hội dân chủ.
Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là sản phẩm kết hợp giữa tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của Mác-Ăng-ghen những năm cuối đời và thực tiễn cụ thể cải cách-mở cửa của Trung Quốc, sẽ xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ giàu có, văn minh, công bằng và hài hoà như châu Âu ngày nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển sang chủ nghĩa xã hội dân chủ là tuân theo lời dạy của Mác và Ăng-ghen những năm cuối đời, kế thừa truyền thống cách mạng dân chủ mới, triệt để thoát khỏi mô hình Liên Xô, trở lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng thời đại. Đó là định vị lịch sử của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Thời kỳ đầu cải cách-mở cửa để phát triển kinh tế nhiều thành phần, phái cải cách đưa vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh vào hiến pháp nhằm làm yên lòng phái “tả” đến nay thành ra tự tròng dây vào cổ mình, phái “tả” đứng ra “bảo vệ hiến pháp”, dựa vào hiến pháp để chống lại. Tháng 3-2006, trong thời gian họp Quốc hội và Hội nghị hiệp thương chính trị toàn quốc, có uỷ viên Hội nghị hiệp thương chính trị chất vấn: “Điều 6 hiến pháp qui định cơ sở chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nước CHND Trung Hoa là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tức chế độ sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động. Kinh tế quốc doanh năm 1992 chiếm 48% kinh tế quốc dân Trung Quốc, nay còn chiếm tỉ trọng bao nhiêu? Những năm qua, kinh tế quốc doanh ào ạt bản rẻ cho tư nhân, hoặc chuyển thành sở hữu tư nhân. như vậy có vi phạm hiến pháp không?” Chính phủ tự biết mình đuối lý, chẳng ai dám đứng ra đối đáp.
Từ ngày cải cách-mở cửa đến nay, các khoá lãnh đạo các cấp ra sức tìm cách giữ cho được vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh, đây là “trận địa cuối cùng của chủ nghĩa xã hội”. Tuy kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân đã ra đời, các xí nghiệp vốn nước ngoài cũng đã len chân vào, song phái cải cách vẫn phải nắm chặt con bài “xí nghiệp quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo” để đối phó phái “tả” coi mình là “người bảo vệ đường lối cách mạng của Mao Chủ tịch”. Song các xí nghiệp quốc doanh thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội này làm ăn chẳng ra gì, liên tục thua lỗ. Thế là tài chính nhà nước và địa phương cấp vốn không hoàn lại, dùng tiền thuế do nông dân và các xí nghiệp tư nhân đóng góp để nuôi xí nghiệp quốc doanh. Khi nhà nước nuôi không nổi, liền đẩy cho ngân hàng.
Ngân hàng mỗi năm cho vay khoảng 1.500 tỉ NDT (Nhân dân tệ - đơn vị tiền tệ của Trung Quốc), 70% số này rót vào các xí nghiệp quốc doanh. Do các xí nghiệp quốc doanh chỉ vay không trả, nợ đọng một khoản tiền khổng lồ, hễ bùng nổ sóng gió tiền tệ, thể chế nhà nước tất sẽ lung lay, thế là nhà nước lại đẩy các xí nghiệp quốc doanh sang thị trường chứng khoán. Các công ty lên sàn mấy năm trước hầu như toàn là xí nghiệp quốc doanh. Những người chơi cổ phiếu ham phát tài, bị cuốn phăng 1.500 tỉ NDT để tiếp máu cho các xí nghiệp quốc doanh, nhưng cũng không cứu sống nổi các xí nghiệp này. Theo báo cáo của người phụ trách Uỷ ban kinh tế thương mại ba tỉnh Cát Lâm, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, có xí nghiệp quốc doanh máy móc khởi động, chi phí than - điện - nước rót vào rồi, nhưng tiền lương công nhân viên chức, tiền lãi các khoản vay và lợi nhuận sau thuế đều không lo nổi, đành giảm tài sản tịnh để duy trì đời sống của công nhân viên.
Có xí nghiệp đi vay để chi trả lương công nhân viên và tiền lãi ngân hàng. Có xí nghiệp máy móc, nhà xưởng dần dần giảm giá, thống kê trong sổ sách trên thực tế trở thành “tài sản khống”. Có xí nghiệp tỉ lệ lợi nhuận chỉ có 1 đến 3%, cơ bản ngang tiền lãi công trái kỳ hạn 5 năm, có nơi còn thấp hơn.
Để chuyển lỗ thành lãi, các phương án cải cách lần lượt được đưa ra, cơ cấu quản lý nhiều lần chấn chỉnh, làm trong 20 năm mà vẫn thua lỗ, do đó mới có phương án cải cách, cổ phần hoá, tư hữu hoá.
Con đường cải cách các xí nghiệp quốc doanh sau Đại hội 15 ĐCSTQ là “nắm cái lớn, thả lỏng cái nhỏ”. Các xí nghiệp lớn nhập vốn tư nhân và vốn nước ngoài, thực hiện chế độ cổ phần; các xí nghiệp nhỏ thực hiện tư hữu hoá, nay Chính phủ trung ương chỉ nắm 1.200 (trước đây là 9.000) xí nghiệp quốc doanh cỡ lớn liên quan đến vận mệnh và an ninh quốc gia.
Cách làm này tương tự các nước tiên tiến trên thế giới. Các nước phát triển trên thế giới thực hiện thể chế kinh tế hỗn hợp đều có các xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các nhà máy do nhà nước độc quyền (như đường sắt, hàng không, ngân hàng), các xí nghiệp tư nhân không đủ sức xây dựng (như điện hạt nhân, dầu khí), cùng các xí nghiệp mang tính công ích (như giao thông công cộng, điện nước). Các xí nghiệp này không lấy lãi làm chính, một số xí nghiệp mang tính phúc lợi toàn dân, phải dựa vào nhà nước đầu tư và trợ giá. Nhưng các xí nghiệp này không được chiếm tỉ trọng lớn, càng không thể chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, mà đại thể chỉ 15 đến 20%. Theo Công ty Tài chính-tiền tệ quốc tế, năm 1996, Trung Quốc có 114.000 xí nghiệp quốc doanh, năm 2005 còn 27.000. 77% số công ty đã tư hữu hoá một phần hoặc toàn bộ. Tỉ trọng kinh tế quốc doanh tụt xuống còn 23%, gần bằng quan hệ tỉ trọng các nước phát triển. Đây là việc từ không bình thường chuyển sang bình thường, nhưng theo phái “tả” nó đã đụng chạm đến mạng sống của chủ nghĩa xã hội.
Phải sửa đổi hiến pháp. Lý do là: năm 1978, kinh tế quốc doanh Trung Quốc chiếm 99,1%, nhưng tổng sản phẩm quốc nội chỉ có 362,4 tỉ NDT. Năm 2005, kinh tế quốc doanh không chiếm vị trí chủ đạo nữa, song tổng sản phẩm quốc nội cả năm đạt 18,230 tỉ NDT. Chúng ta đứng trước sự lựa chọn cần 17.867,6 tỉ NDT, hay cần cái hư danh vị trí “chủ đạo” kia?
Đừng nhìn nhận quan hệ tỉ lệ đó quan trọng đến thế, ngày nay, chủ nghĩa tư bản mới và chủ nghĩa xã hội dân chủ đã trớ thành hai mặt của đồng tiền vàng, đều theo thể chế kinh tế hỗn hợp, chúng ta cần thoát khỏi xiềng xích xí nghiệp quốc doanh chiếm vị trí chủ đạo do mình tạo ra.
Phải nói thẳng là công cuộc cải cách thể chế xí nghiệp quốc doanh cũng nảy sinh một số vấn đề, như hàng loạt công nhân viên mất việc, quần thể yếu kém gặp nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh, học hành, dưỡng lão, quan chức tham nhũng, nhất là phân phối không công bầng dẫn đến phân hoá hai cực, khiến lòng người xôn xao.
Loading...