TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Học giả quốc tế khẳng định Trung Quốc 'vừa ăn cướp vừa la làng'


(TNBĐ) - Trung Quốc là tác nhân chính trong việc gây ra căng thẳng trên biển Đông, nhưng phía Trung Quốc lại luôn hô hào tự nhận mình là “nạn nhân” và ra sức cáo buộc các quốc gia khác...
Sáng nay 20.6, tại TP Đà Nẵng đã khai mạc Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử”, do đại học Đà Nẵng và đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc leo thang căng thẳng trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Phát biểu tại lễ khai mạc, PGS.TS Phạm Đăng Phước, hiệu trưởng đại học Phạm Văn Đồng cho biết: “Hội thảo quốc tế Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử lần này cho thấy chủ đề đang tiếp tục nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước; đồng thời thể hiện các ý kiến đóng góp đối với xu thế chung của Đông Nam Á và thế giới đều hướng tới sự phát triển hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung trên biển Đông. 
“Hành động của Trung Quốc là một bước leo thang mới vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông”, PGS.TS Phạm Đăng Phước nhấn mạnh.
Bằng những chứng cứ, tư liệu lịch sử, khoa học... GS. Carlyle A. Thayer, nguyên GS Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á khẳng định: Nếu chúng ta tính từ lịch sử xa xưa tới thế kỷ 17 và thế kỷ 18, rõ ràng thấy rằng Việt Nam có cơ sở đáng kể về yêu sách của mình đối với quần đảo Hoàng Sa. Trong thế kỷ 17, chúa Nguyễn đã ra lệnh cho các quan chức trong triều thu nạp thủy thủ cho từ 5 đến 18 thuyền, tạo nên đội Hoàng sa. Đội Hoàng Sa hoạt động ở quần đảo Hoàng sa khoảng 5 tháng để đánh cá, vẽ bản đồ, khảo sát và lấy hàng hóa từ các tàu buôn bị chìm.
Các vị vua triều Nguyễn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa. Vua Gia Long đã chính thức chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa từ năm 1816. Dưới thời của người kế vị, vua Minh Mạng, đội Hoàng Sa lại tiếp tục khảo sát và vẽ bản đồ quần đảo, xây dựng một miếu thờ năm 1835, dựng một bia đá khắc lên yêu sách lãnh thổ của vương quốc An Nam...
Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneva 1954 đã tạm thời chia cắt Việt Nam thành hai khu vực dọc theo vĩ tuyến 17. Quần đảo Hoàng Sa nằm dưới vĩ tuyến này do vậy nó thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1956, Việt Nam Cộng hòa phản đối sự chiếm đóng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các đảo thuộc nhóm An Vĩnh.

Cũng năm đó, Việt Nam Cộng hòa thay thế các lực lượng Pháp trên quần đảo Hoàng sa, Bộ Khai khoáng khoa học và Công nghiệp nhỏ tiến hành một cuộc khảo sát đối với 4 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Quả quyết của Bateman là không có chuyện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1958.
Bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Trung Quốc không đề cập tới quần đảo Hoàng Sa (hay là quần đảo Trường Sa), cũng như không hề thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa...

(TNBĐ) - Trung Quốc đã dùng ngư dân giả cưỡng chiếm Hoàng Sa


(TNBĐ) - "Từ 1954 đến 1975, lực lượng bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền VNCH luôn bắt giữ nhiều vụ lực lượng quân sự Trung Quốc giả dạng ngư dân, lén lút đổ bộ lên đảo để cắm cờ, dựng bia, nắm tin tức tình báo...”.

Sáng 20-6, học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tại Đà Nẵng trình bày tham luận của mình như thế tại hội thảo quốc tế “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" với nhiều học giả quốc tế và Việt Nam tham gia.
Chương trình do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức.
Hội thảo tập trung vào các vấn đề về hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; thực tế tranh chấp tác động với hòa bình và an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương; xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa từ góc độ luật quốc tế; triển vọng, giải pháp giải quyết tranh chấp...
Học giả Lưu Anh Rô, Tổng thư ký hội khoa học lịch sử Đà Nẵng tham luận chủ đề nóng “Trung Quốc sử dụng lực lượng quân sự giả dạng ngư dân để từng bước cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào.”
Ông Rô nhấn mạnh: Trung Quốc đã âm thầm trong một thời gian dài, sử dụng vỏ bọc "ngư dân" trong việc hiện diện tại Hoàng Sa nhằm tạo ra sự "hiện hữu" trong hoạt động kinh tế trên thực địa, sau đó là thu thập tin tức tình báo, tiếp đến là lén đổ bộ lên đảo để cắm cờ hòng khẳng định chủ quyền, rồi khi có cơ hội thì huy động một lực lượng quân sự lớn, giả dạng ngư dân để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền VNCH".

(TNBĐ) - Lời tiên tri tiết lộ những bí mật đáng kính ngạc về thế giới 50 năm sau




(TNBĐ) - Vào thời điểm ông Isaac đưa ra những lời dự đoán, người ta cho rằng những điều mà ông tiên tri không có cơ sở, tuy nhiên, 50 năm sau, hầu hết dự đoán của ông đã trở thành hiện thực.

Vào 50 năm trước, nhà văn Isaac đã đưa ra nhiều dự đoán chính xác và được công bố trên tờ New York Times khi ông tham dự triển lãm thế giới năm 1964. Khi trở về nhà, ông đã đưa ra những lời tiên tri về tình hình thế giới 50 năm sau sẽ biến đổi như thế nào. Nhà văn Mỹ Isaac Asimov không chỉ nổi tiếng với các phẩm thuộc thể loại khoa học viễn tưởng mà còn đưa ra nhiều lời tiên tri chuẩn xác về thế giới.


"Vào năm 2014, các tấm quang điện dùng để hấp thụ năng lượng từ nguồn nhiệt thiên nhiên chuyển nhiệt năng thành điện năng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt sẽ được sử dụng phổ biến", Isaac dự đoán.
Ông cũng đưa ra dự đoán về việc những thiết bị điện tử sẽ không còn dây điện vướng víu như xưa. Những thiết bị đó sẽ sử dụng loại pin vĩnh cửu được làm từ các chất đồng vị phóng xạ.

Xe ô tô có thể bay trên không trung là một trong những lời tiên tri khác của ông Isaac và ngày nay nó đã trở thành hiện thực. Theo nhà văn Mỹ, những chiếc xe hiện đại sẽ được trang bị động cơ phản lực nâng xe lên không trung và có thể bay qua những con sông.

Thậm chí, những phương tiện đó sẽ được trang bị bộ não robot thông minh. Theo đó, người ta chỉ cần bấm nút là ô tô tự động đưa người lái xe đến địa điểm cần đến.
“Bạn sẽ nhìn thấy và nghe thấy người đang nói chuyện điện thoại với bạn trong năm 2014. Con người còn sử dụng điện thoại để nghiên cứu các tài liệu, hình ảnh và đọc sách”, ông Isaac dự đoán. Ngày nay, con người sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) có những tính năng độc đáo, mới lạ như ông Isaac đề cập đến 50 năm trước.

Vào thời điểm ông Isaac đưa ra những lời dự đoán trên, người ta cho rằng những điều mà ông tiên tri không có cơ sở và khó có thể trở thành hiện thực. Tuy nhiên, 50 năm sau, hầu hết dự đoán của ông đã trở thành hiện thực.

Dã Quỳ
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Dụng “bài cũ” với VNCH và Philippines, Trung Quốc ắt sẽ thảm bại



(TNBĐ) Với những động thái lâu nay trên biển Đông, tựa như “bài cũ” từng dùng với VNCH và Philippines, phải chăng Trung Quốc đang “giăng bẫy”, chờ Việt Nam sử dụng vũ lực là có cớ để ra tay.

Sử dụng “nước cờ” dùng tàu đánh cá để “làm mồi” với chính quyền Việt Nam Công hòa (VNCH) , sau đó ra tay chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và cũng tương tự vào năm 2012 để chiếm lấy bãi cạn Scaborough của Philippines, Trung Quốc đang nhăm nhe dùng “nước cờ cũ”, nhưng có cải biên khi đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để “bẫy” nước chủ nhà một lần nữa.
Áp “chiêu” với VNCH và thêm sự tráo trở, Trung Quốc chiếm bãi cạn Scaborough
Bãi cạn Scaborough hay đảo Hoàng Nham (theo cách gọi của Trung Quốc) là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ Tây đảo lớn của Philippines 230km và cách Trung Quốc hơn 800km về phía Bắc. Thế nhưng Trung Quốc vẫn “khăng khăng” rằng, nó là của mình.
Trước tháng 4/2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Các ngư dân của cả Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản.
Nhưng đầu tháng 4/2012, Trung Quốc đã dùng tiếp chiến thuật “chiếc mộc sống ngư dân” trong cuộc tranh chấp này, với hơn 100 tàu đánh cá cùng 4-5 tàu Ngư chính (hay Hải giám) Trung Quốc có nhiệm vụ chỉ huy, dàn trận. Khi Philippines phát hiện các ngư dân Trung Quốc ở bên trong bãi cạn Scarborough và dồn đuổi, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines dần tăng lên.
Vụ tranh chấp đã kéo theo nhiều quốc gia liên quan, trong đó có Mỹ. Nhưng kết cục, Trung Quốc đã chiếm được bãi cạn này.
Philippines cáo buộc Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế
Hãng AFP đưa tin, Philippines ngày 26/4 đã cáo buộc Trung Quốc “chiếm đóng trên thực tế” bãi đá ngầm Scarborough (Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham ở biển Hoa Nam) trên biển Đông kể từ sau cuộc đối đầu vào năm ngoái giữa hai nước, khi Trung Quốc điều tàu chiến ngăn cản Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển này.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ba tàu của Trung Quốc hiện vẫn có mặt trong vùng biển xung quanh bãi đá ngầm Scarborough và xua đuổi các ngư dân Philippines. “Người Trung Quốc đang cố gắng áp đặt sự chiếm đóng trên thực tế” – Ông Rosario chỉ rõ.
Philippines cho rằng bãi đá ngầm trên nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này, và được luật pháp quốc tế công nhận.
Theo ông Rosario, Philippines đã tìm cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua đàm phán nhưng thất bại, buộc họ phải đề nghị tòa án của Liên hợp quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Lật tẩy “chiêu bài cũ” trong vụ giàn khoan Hải Dương 981
Quen lối ăn được từ “nước cờ” Hoàng Sa và Scarborough, Trung Quốc đang muốn áp dụng tiếp cho Việt Nam khi đưa giàn khoan trái phépHải Dương 981cùng đội tàu hộ tống, máy bay,… trong đó có cả tàu đánh cá (của ngư dân Trung Quốc) để xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Xét về mặt “dụng binh”, cuộc đụng độ tại bãi cạn Scarborough (với Philippines) và hành động xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam hiện nay đều có nhiều điểm tương đồng trong chiến lược hành động, khi Trung Quốc sử dụng các biện pháp phi quân sự, dùng cách gây hấn và chọc tức lực lượng chấp pháp, bảo vệ biển Đông của Việt Nam trên biển, nhằm tiến tới thực hiện mưu đồ áp đặt chủ quyền, bất kể tính trơ trẽ, tráo trở, bất nhất trong hành xử (nói và làm khác nhau), và lật lọng trên nhiều phương diện.

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Kỳ 1-P1)



Như chúng tôi đã đăng ở kỳ trước, kỳ này chúng tôi sẽ đăng toàn văn tác phẩm này trên trang Tin Nóng Biển Đông.
KỲ 1: LỜI NÓI ĐẦU (PHẦN 1)


Nhà cách mạng vĩ đại - người xây dựng thất bại
Cuốn sách này tiếp theo cuốn “Mao Trạch Đông toàn truyện" (Nhà xuất bản Lợi Văn, Hồng Công. Bản in đầu tiên năm 1993), bổ sung sử liệu về Đại tiến vọt và Đại cách mạng văn hoá, tăng thêm phần bình luận, nhằm ủng hộ việc Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ đánh giá lại Mao Trạch Đông trong nhiệm kỳ của ông.
Cuộc đời Mao Trạch Đông dựng nước có công, xây dựng mắc sai lầm, Đại cách mạng văn hoá có tội. Đó là lời Trần Vân, bậc nguyên lão chỉ nói chân lý, không nói thể diện, rất được kính trọng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đánh giá Mao sai lầm lớn hơn công lao đó có cơ sở quần chúng. Năm 1994, Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương, Phòng Nghiên cứu chính sách Viện Khoa học Xã hội và Uỷ ban Giáo dục quốc gia đã phối hợp tiến hành một cuộc thăm dò dư luận về hai vấn đề. Một là Mao Trạch Đông công lao lớn hơn sai lầm, hay ngược lại? Hai là cơn sốt Mao Trạch Đông có bình thường không? Kết quả là:
a- Cán bộ cấp cao: 37% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao. 30% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm. 33% không trả lời.
b- Trí thức cấp cao: 67% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 8% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 25% không trả lời.
c- Nhà báo và những người làm công tác lý luận: 48% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao 18% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 34% không trả lời.
d- Giáo chức và học sinh: 40% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 34% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 26% không trả lời.
Khái niệm chung là sai lầm lớn hơn công lao
Về vấn đề cơn sốt Mao Trạch Đông, 63% đến 72% cho rằng không bình thường.
Những người không trả lời trên thực tế cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, nhưng họ sợ công khai bày tỏ sẽ gặp rủi ro. Nếu gộp những người không trả lời vào số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm lớn hơn công lao, thì số người này chiếm 70% cán bộ cấp cao, 92% tri thức cấp cao, 82% nhà báo và những người làm công tác lý luận, 66% giáo chức và học sinh, bình quân số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm nhiều hơn công lao là 77,5%. Khái niệm chung là 3 phần công lao, 7 phần sai lầm.
Mao Trạch Đông là nhà cách mạng vĩ đại và người xây dựng thất bại. Trách nhiệm lịch sử của chúng ta là khẳng định và phát triển công lao của Mao thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ mới, phủ định và uốn nắn sai lầm của ông khiến đất nước lạc lối vào chủ nghĩa xã hội không tưởng.

(TNBĐ) - Vị sứ thần Việt nào dám giương cung bắn… Mặt Trời?



(TNBĐ) - Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần Mạc Đĩnh Chi, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! 

Đó chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346) đời nhà Trần. Ông quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương (nay là làng Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương), đỗ Trạng nguyên vào năm 1304 triều vua Trần Anh Tông.
Sau khi thi đỗ, Mạc Đĩnh Chi được ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia tức quản lý kho sách của thư viện Hoàng gia. Sau đó thăng dần lên Hàn lâm Đại học sĩ, Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung.
Ông làm quan trải bốn triều vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông. Ông được cử đi sứ 2 lần sang nhà Nguyên vào các năm 1308 và 1324. Quanh chuyện đi sứ của ông có nhiều điều thú vị.
Một lần, đoàn sứ bộ đi đến cửa quan thì đã muộn, cửa quan đã đóng. Sứ bộ ta gọi cửa mãi mà không được. Một lúc sau thấy từ trên vọng lâu thòng xuống một mảnh giấy, trên đó là một vế đối, thách sứ giả ta đối được thì mới mở cửa quan cho đi. Vế ra như sau: Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan (Tới cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua).
Đây là một vế đối khó, phải tìm được một câu trong đó một từ phải được lặp lại 4 lần và một từ phải được lặp lại 3 lần tương ứng với hai từ ở vế ra. Mạc Đĩnh Chi đã rất nhanh ý, lấy ngay hoàn cảnh của mình lúc này để đối lại: Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước).
Nói là mời tiên sinh đối trước (ý nhún nhường) nhưng bản thân đây đã là một vế đối hoàn hảo rồi. Câu này cũng có chữ đối được lặp lại 4 lần và chữ tiên được lặp lại 3 lần, ý tứ rất chỉnh. Những người giữ cửa quan đành phải mở cho đoàn sứ bộ của ta đi qua.
Khi Mạc Đĩnh Chi được diện kiến vua Nguyên, vua ra vế đối: “Nhật: hoả, vân: yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ (mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng). Có ý tự phụ ta đây là vua của Thiên triều, là bậc Thiên tử, như mặt trời đỏ có thể thiêu cháy tất cả, còn các nước chư hầu như mặt trăng yếu ớt, chỉ dám sáng vào ban đêm, còn ban ngày sẽ bị mặt trời thiêu cháy.
Với sự thông minh, mẫn tiệp và dũng cảm, Mạc Đĩnh Chi đã khẳng khái đối lại: “Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô (Mặt Trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rơi mặt trời). Vế đối lại của Mạc Đĩnh Chi rất chỉnh, ý tứ rất mạnh mẽ. Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! Quả thật là táo bạo. Vua Nguyên dù hậm hực nhưng đành chịu tài sứ giả, chẳng bắt bẻ vào đâu được.
Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống liêm khiết, vì vậy tuy làm quan mà vẫn nghèo. Có lần đang đêm vua sai người lén bỏ 10 quan tiền trước cửa nhà ông. Sáng ra ông thấy tiền liền đem nộp triều đình, nhưng không ai nhận cả.
Vua nói: Tiền đó không ai nhận thì là của nhà ngươi, ngươi hãy cầm lấy mà dùng. Thật ra đây chỉ là một hình thức trợ cấp mà nhà vua có ý dành cho Mạc Đĩnh Chi. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng đế.
(Theo Kiến Thức)

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Tiết lộ chuyện “tuyển gái” của con trai Lâm Bưu



Lâm Bưu một thời được Mao Trạch Đông chọn là người kế nghiệp. Dựa vào chiêu bài con trai của người kế tục sự nghiệp, 
Lâm Lập Quả đã hại đời nhiều cô gái ở Thượng Hải và nhiều nơi khác. 
(TNBĐ) - Núp dưới danh nghĩa đi tìm nhân viên phục vụ ở nhà khách cán bộ cao cấp, Lâm Lập Quả đã hại đời không biết bao nhiêu cô gái có nhan sắc.

Cuộc “thi tuyển” lạ lùng
Tháng 5/1970, Lâm Lập Quả cho thành lập “tổ tuyển người” ở ngay tại trung đoàn Không quân số 4 và đặt tên là Tổ Thượng Hải. Ban đầu tổ có 8 người gồm những cá nhân được tin cẩn nhất. Sau này nhân viên trong tổ này lên tới hơn 20 người.
Cương vị của Lâm Lập Quả khi đó là Phó trưởng ban tác chiến Không quân nhưng dựa thế cha, y có thể chỉ huy và điều động tất cả mọi người trong Không quân. Do vậy việc “tuyển người” xấu xa của y được giữ rất kín. Chỉ đến sau khi Lâm Bưu bị hạ bệ thì vụ này mới lộ ra ánh sáng.
Biết việc làm không hay ho gì, Lâm Lập Quả chỉ đạo cho các nhân viên của tổ tuyển người tuyệt đối không để lại bút tích nào về việc này. Tuy nhiên, có một nhân viên họ Đào lại nghĩ khác nên đã ghi chép rất tỉ mỉ theo thứ tự thời gian các hoạt động của họ Lâm tại Thượng Hải. Khi vụ việc vỡ lở, chính nhờ cuốn sổ này mọi người mới rõ những việc làm đồi bại của Lâm Lập Quả.
Mỗi khi tới Thượng Hải, Lâm Lập Quả đều tới ở trong khu nhà khách của Trung đoàn Không quân số 4. Tại đây, y sẽ tham gia trực tiếp vào các chuyến tìm người đẹp. Cuốn Chuyện đời thường của các chính khách cho biết: Tổ Thượng Hải có nhiều mánh khóe “tăm người”. Cách thứ nhất là “bám đuôi”. Phát hiện thấy gái đẹp thì bám riết lấy và tìm mọi cách có bằng được.
Thời gian họ bám đuôi là nhằm vào các giờ đi làm của các nhà máy, trường học, cơ quan cửa hàng… Lúc đó dòng người nườm nượp không ngớt. Khi Lâm Lập Quả phát hiện thấy một cô gái trẻ xinh đẹp liền lệnh cho lái xe “bám theo” tới tận nhà máy hoặc trường học của cô gái mới thôi”.
Ở đây, họ sẽ vào đơn vị của cô gái và đưa giấy giới thiệu của quân đội ra nói là đi tuyển văn công hoặc nhân viên quân y cho một binh chủng đặc biệt. Mục đích là để xin hồ sơ của cô gái đó xem tên tuổi, việc chồng con, hoàn cảnh gia đình.
Bước tiếp theo, cô gái sẽ được mời đến văn phòng của bộ phận tổ chức nhân sự. Sẽ có hai quân nhân gặp cô. Một người trò chuyện còn người kia đứng cạnh chỉ mân mê cái xắc cốt và thi thoảng mới hỏi một câu. Thực chất bên trong cái xắc cốt có giấu máy ảnh để chụp lại ảnh các đối tượng mang về gắn kèm lý lịch cô gái cho Lâm Lập Quả xem.
Một cách khác là chọn trực tiếp vì cách bám đuôi tốn sức tốn thời gian. Một lý do khác là có lần họ Lâm đã suýt “đi toi” khi đi bám đuôi một cô gái. Số là mải bám theo bóng hồng, người cầm vô lăng bị láng tay lái làm xe húc vào cột điện. May là xe đi chậm nên không việc gì.
Cách tuyển trực tiếp là hơn 20 tổ viên của tổ Thượng Hải xông thẳng xuống các nhà máy, trường học… rồi thông qua lãnh đạo ở các nơi đó để xuống cơ sở tìm hiểu. Các đơn vị trọng điểm như các đoàn văn công thì họ Lâm tự đi xem biểu diễn, luyện tập để chọn.
Những con mồi sa bẫy
Sau khi mang ảnh về, họ Lâm và các “đệ tử” so sánh một lần nữa rồi lập ra một tập hồ sơ của các người đẹp được chọn. Kế đó, họ sẽ đi “làm công tác tư tưởng” để các cô gái đó chịu nhập ngũ. Cuốn Chuyện đời thường của các chính khách viết: “Quả là những cô gái đáng thương, có cô muốn làm diễn viên văn công, có cô lại mơ ước điều kiện làm việc ưu tiên trong các cơ quan lãnh đạo quân đội, thậm chí có cô chỉ mơ ước khoác bộ quân phục để khỏi phải đi miền núi, về thôn quê… Thế là họ bị lừa gạt, đi kiểm tra sức khỏe để nhập ngũ”.
Việc đầu tiên sau khi nhập ngũ, các mỹ nữ vào lớp học với nội dung chính là “bài nói chuyện” của Phó trưởng ban Lâm Lập Quả. Các lớp học này nhiều khi chỉ có 1 người.
Đợi cho họ quen môi trường quân đội, họ Lâm sẽ gặp riêng để “nói chuyện”. Nơi nói chuyện chính là khu nhà khách của Trung đoàn 4 Không quân mà y thường ở khi đến Thượng Hải.
Các buổi nói chuyện thường vào buổi tối và đên 11 giờ, nhà bếp sẽ mang điểm tâm và rượu lên. Còn các nhân viên của Tổ Thượng Hải thì ở dưới tầng 1 chờ và coi như trực ban. Trong lúc “trực ban” này không được bỏ ngang cũng không được tùy tiện lên lầu. Có điều gì cần họ Lâm sẽ ấn chuông.
Với cô nào, họ Lâm cũng chỉ có một bài duy nhất là đưa ra cái bóng của cha hắn là Lâm Bưu. Họ Lâm sẽ dẫn dắt để cho cô gái đối diện nhận ra hắn là con trai của vị “kế tục sự nghiệp”. Đến lúc đó coi như đạt thắng lợi bước đầu và họ Lâm sẽ tấn công bước quyết định để giở trò đồi bại.
Theo ghi chép của nhân viên họ Đào đã nói trên, khá nhiều cô gái đã bị họ Lâm làm nhục trong những cuộc nói chuyện đó. Nhưng cũng một nửa trong số họ đã cự tuyệt và chống trả đến cùng. Tất nhiên số phận họ sau khi cự tuyệt dục vọng của họ Lâm là phải đi làm lính gác ở một nơi hẻo lánh, sống cuộc đời cách li hẳn với thế giới bên ngoài vì sợ họ “ăn nói” lung tung làm lộ điều cơ mật.
Trong cuốn sổ của nhân viên họ Đào thường ghi “Ngày… tháng … năm, Phó trưởng ban nói chuyện với cô…, 10 giờ vào tiệc, đến 3 giờ sáng kết thúc, đưa về” hoặc “Ngày… tháng… Phó trưởng ban gặp cô… nói chuyện, 12 giờ đêm ăn tối, cho tới úc trời sáng. Sáng ra, Phó trưởng ban nói: Đêm qua đã phạm sai lầm về đường lối”.
Cái gọi là “phạm sai lầm về đường lối” có nghĩa là y đã chiếm đoạt được một cô gái trinh trắng. Đáng nói, không chỉ Thượng Hải, Bắc Kinh, Hàng Châu, Quảng Châu đều có những cứ điểm bí mật để phục vụ cho dục vọng của Lâm Lập Quả. Rất may Lâm Bưu cùng thế lực của nhà họ Lâm mất quyền lực năm 1971, nếu không thì không biết danh sách những cô gái bị lừa gạt còn dài đến đâu.
(Theo Kiến Thức)


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...