TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

(TNBĐ)-Dư luận ủng hộ bài phát biểu của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang




(TNBĐ) - Cái nhất trong các chuyến đi sứ phương Bắc của người Việt



(TNBĐ) -  Chuyến đi sứ dài nhất, bi tráng nhất, vị sứ thần già nhất... là những cái nhất thú vị về các sứ thần trong lịch sử Việt Nam.

Chuyến đi sứ dài nhất
Ngày xưa, do đường sá xa xôi, núi sông cách trở, nên mỗi chuyến đi của sứ thần Đại Việt đến Trung Quốc thường kéo dài 1 - 2 năm. Chuyến đi sứ dài kỷ lục trong được ghi nhận trong lịch sử nước ta là chuyến đi của sứ thần Lê Quang Bí vào năm 1548 thời nhà Mạc.
Lê Quang Bí sinh năm 1506, quê ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, tỉnh Hải Dương. Năm 1527 ông 21 tuổi, thi đỗ Hoàng giáp rồi làm quan dưới triều nhà Mạc. Năm 42 tuổi (1548), ông được cử đi sứ nhà Minh.
Nhiệm vụ của sứ đoàn chỉ là nộp cống, thế nhưng nhà Minh nghi ngờ Lê Quang Bí là sứ thần giả mạo nên đã gây khó dễ, giam lỏng ông trong nhiều năm trời. Mãi đến năm 1566 – 18 năm sau khi bắt đầu chuyến đi - Lê Quang Bí mới được trở về nước. Khi đi, ông đang còn ở tuổi tứ thập, mái tóc còn xanh, khi trở về, ông đã trở thành một ông lão 60 đầu râu tóc bạc.
Chuyến đi sứ bi tráng nhất
Giang Văn Minh (1573 - 1638) là sứ thần duy nhất của Đại Việt bị triều đình phương Bắc giết hại khi đi thực hiện sứ mệnh ngoại giao của mình.
Theo sử tích, khi Giang Văn Minh đến triều kiến, vua Minh đã ngạo mạn ra vế đối: “Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”. Nghĩa là: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).
Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu: "Đằng Giang tự cổ huyết do hồng". Nghĩa là Bạch Đằng thủa trước máu còn loang. Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc trên sông Bạch Đằng.
Vua nhà Minh nổi giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”.
Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông và phong phong là “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng bất diệt).

Vị sứ thần già nhất
Sau trận Ngọc Hồi - Đống Đa, năm 1790 Nhữ Trọng Thai (1696 - ?) được vua Quang Trung cử đi cùng đoàn với người đóng giả ngài là Phạm Công Trị sang Trung Quốc mừng thọ vua Càn Long và thụ phong làm An Nam quốc vương. Vào thời điểm đó Nhữ Trọng Thai đã 95 tuổi, một độ tuổi xưa nay hiếm. Việc ông vượt ngàn dặm để đến kinh đô Trung Quốc và quay về nước trong điều kiện của 2 thế kỷ trước quả là một kỳ tích phi thường.
Theo KT
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- 海の声 - ハイチュウ / Tiếng Biển - Hải Triều






(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Hội nghị Geneva - chuyện bây giờ mới kể


(TNBĐ) - Cuộc trò chuyện với ông Việt Phương - cựu thành viên của Chính phủ ta tham dự Hội nghị Geneva tổ chức ở Thụy Sĩ.
Hiệp ước Geneva đã thỏa thuận những điều rất quan trọng: Pháp và các nước cam kết tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới tạm thời… 60 năm sau, chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông Việt Phương - cựu thành viên của Chính phủ ta tham dự Hội nghị Geneva tổ chức ở Thụy Sĩ.
“Mong manh” vĩ tuyến:
Giai đoạn 1 của hội nghị bắt đầu từ ngày 18.5 đến ngày 20.6.1954, bao gồm 8 nước 9 bên (sở dĩ có 9 bên bởi vì Việt Nam có hai bên tham dự). 
Trưởng phải đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ông Phạm Văn Đồng, thành viên trong đoàn còn có Hoàng Văn Hoan, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Công Tường, Nguyễn Thanh Hà… và 31 cán bộ, chuyên gia giúp việc như đồng chí Hà Văn Lâu… Lái xe cho đồng chí Phạm Văn Đồng tại hội nghị là ông Ngọc Nền, nguyên lái xe riêng của Bác Hồ được cử sang để giúp. 
Trưởng phái đoàn của Việt Nam cộng hòa là ông Trần Văn Đỗ. Phái đoàn của ta được phân ở trong 3 khách sạn. 
Các lãnh đạo ở trong khách sạn lịch sự nhất là Hotel Vexior, trong khách sạn này có những bãi cỏ rất đẹp, đồng chí Phạm Văn Đồng thi thoảng vẫn ra đá bóng. Còn lại hai khách sạn nhỏ hơn thì các cán bộ trong đoàn ở. 
Chính tại nơi đây chúng ta đã tiếp rất nhiều đoàn Việt kiều yêu nước đến thăm và trao đổi. Quần áo của anh em mặc lúc đó là do Liên Xô trang bị nên trông không được thời thượng lắm.
 Trong giai đoạn đầu hội nghị là cuộc tranh cãi giữa ta và Pháp về thực lực trên chiến trường. Khi chỉ lên bản đồ có những phần thuộc ta đã giải phóng thì bên Pháp cứ nhận bừa là đang chiếm. Sau một thời gian tranh cãi thì phương án đầu tiên là “da báo”. Tức là hai bên sẽ chia nhau theo từng vùng. Nhưng rốt cuộc phương án này không khả thi.
Giai đoạn thứ hai bắt đầu từ ngày 13.7 sẽ chia nhau theo vĩ tuyến. Phía ta yêu cầu lấy vĩ tuyến 13 là ranh giới. Phía Pháp đòi lấy vĩ tuyến 18. Lại tiếp tục tranh luận. 

Lúc này Bác Hồ và đồng chí Võ Nguyên Giáp vẫn thường xuyên liên lạc và chỉ đạo đoàn cán bộ ở hội nghị qua điện tín gửi bằng mật mã nhưng phải gửi nhờ qua Bắc Kinh. 

Tới giữa chừng của hội nghị, đại diện của Trung Quốc là ông Chu Ân Lai quay trở về Côn Minh và có trao đổi với Hồ Chủ tịch về những diễn biến của hội nghị. 
Thời điểm này Trung Quốc và Pháp đã có những cuộc trao đổi riêng với nhau và ngầm thỏa thuận sẽ chọn vĩ tuyến 17, sau đó Chu Ân Lai cũng đã đề nghị với Liên Xô chấp nhận điều kiện này. 
Trưởng đoàn Liên Xô là Viacheslav Molotov vì muốn nâng cao vị thế của Trung Quốc lúc này đang ở vị thế đồng minh nên chấp nhận. Gặp gỡ tại Côn Minh, chúng ta đề nghị lùi xuống vĩ tuyến 16 thì ông Chu Ân Lai đã nói rất khéo với Hồ Chủ tịch là: “Xin phép cho được toàn quyền quyết định vì là người trực tiếp ở ngoài”.
“Chúng ta nhất định sẽ chiến thắng...”
Cuối cùng đúng vào 1 giờ sáng ngày 21.7.1954, Hiệp nghị Geneva đã được ký kết. Hiệp định này đã ký chậm một vài tiếng so với lời hứa là sẽ đạt được thỏa thuận vào ngày 20 của Chính phủ Pháp. 
Khi Hiệp định ký xong, thì tôi thấy một số anh em trong đoàn có vẻ rất buồn, như các đồng chí: Hà Văn Lâu, Nguyễn Thanh Hà, Phan Lê Đoàn… vì thấy quê hương mình vẫn chưa được giải phóng. Trong phái đoàn 31 cán bộ đó đến nay chỉ còn sống 5 người. 
Có những chuyện vui vui mà cho đến bây giờ chúng tôi vẫn còn nhớ. Ví dụ như Trưởng đoàn phía miền Nam là Trần Văn Đỗ, trong đoàn của chúng ta cũng có một văn thư tên là Đỗ Uông. Do bưu điện của Geneva thấy tên hai người gần giống nhau nên thư từ Việt Nam sang thường nhầm lẫn. Tất nhiên những tài liệu gửi cho Trần Văn Đỗ rất quan trọng vì ông ấy là trưởng đoàn. Biết chuyện, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra lệnh không được xé phong bì và mang sang gửi lại cho họ. Ngược lại, phía miền Nam cũng gửi trả lại cho chúng ta thư của ông Đỗ Uông.Trong buổi gặp mặt và phát biểu ý kiến cuối cùng của các trưởng đoàn, đồng chí trưởng đoàn Phạm Văn Đồng khi nói đã không nhìn xuống các thành viên hội nghị như các trưởng đoàn khác mà hướng mặt về phía nước Việt Nam, nói với dân tộc Việt Nam: “Chúng tôi đã làm hết sức của mình, chúng tôi đã có chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại, nhưng mới chỉ giành được một nửa của đất nước. Cuộc chiến đấu sẽ tiếp tục kéo dài, khó khăn và gian khổ nhưng chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng”. 
Kỷ niệm về những ngày tháng đấu tranh cho độc lập dân tộc tại hội nghị Geneva thật khó quên. Chúng tôi rất vui khi được biết có thể nhà nước sẽ trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho đoàn cán bộ công tác tại Hội nghị Geneva vào tháng 7.1954.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Nhiều tiêm kích Trung Quốc bay quanh tàu Việt Nam và giàn khoan trái phép








(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông ngàn năm công và tội (Chương 1- Phần 1)

(TNBĐ) -


Chương 1
Muốn trở thành lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế
Tháng 7-1949, trong thời gian Lưu Thiếu Kỳ bí mật thăm Liên Xô, Stalin kiến nghị: Hai nước cần gánh vác nghĩa vụ lớn hơn trong phong trào cách mạng thế giới. Trung Quốc cần giúp đỡ nhiều hơn cho phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Sau khi Mác và Ăng-ghen qua đời, trung tâm cách mạng thế giới đã từ phương Tây chuyển sang phương Đông, nay lại chuyển sang Trung Quốc và Đông Á. Do đó, Trung Quốc cần gánh vác trách nhiệm đối với cách mạng các nước Đông Nam Á.
Ý kiến của Stalin về trung tâm cách mạng chuyển sang Trung Quốc và muốn Trung Quốc giữ chiếc ghế thứ hai trong phe xã hội chủ nghĩa đã cổ vũ Mao Trạch Đông rất nhiều. Mao cho rằng ông ta có sứ mệnh lịch sử mở rộng con đường cách mạng “lấy nông thôn bao vây thành thị” sang các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, lấy nông thôn thế giới bao vây thành thị thế giới, cuối cùng giành lấy châu Âu, tiêu diệt nước Mỹ lật đổ toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa, hoàn thành cách mạng thế giới và trong quá trình này, Mao Trạch Đông trở thành người thầy vĩ đại và lãnh tụ vĩ đại của nhân dân cách mạng thế giới. Mao quyết không cam tâm chỉ làm lãnh tụ của Trung Quốc mà cho rằng thắng lợi của cách mạng Trung Quốc chỉ là bước đầu tiên trên con đường trường chinh vạn dặm. Các hoạt động nội chính và ngoại giao, văn trì và vũ công, thành công và thất bại, công lao và tội lỗi của Mao đều trực tiếp hoặc gián tiếp gắn liền với dã tâm muốn làm lãnh tụ thế giới của ông ta. Trong bối cảnh lịch sử ấy, Mao ngả hẳn sang Liên Xô, và việc lần đầu tiên của Mao sau khi thành lập nước CHND Trung Hoa là sang thăm Moskva, mừng thọ Stalin, ký Hiệp ước đồng minh tương trợ Trung-Xô.
Nhưng Stalin không hoàn toàn yên tâm về Mao Trạch Đông, lo ngại Mao trở thành “Tito phương Đông”. Một nước cờ quan trọng của Stalin là kéo Mao vào cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Sau thế chiến II, bán đảo Triều Tiên bị phân chia làm hai miền Nam Bắc, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới, miền Nam do Mỹ cai quản, ngày 15-8-1945 đã thành lập Chính phủ Đại Hàn Dân quốc do Lý Thừa Vãn làm tổng thống; miền Bắc do Liên Xô cai quản, ngày 9-9-1948 đã thành lập Chính phủ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Kim Nhật Thành làm thủ tướng. Theo thoả thuận Yalta, quân đội Xô, Mỹ đã rút khỏi Triều Tiên vào cuối năm 1948 và tháng 6-1949. Lấy cớ hợp nhất, Kim Nhật Thành đã xoá bỏ Đảng Cộng sản mà ông ta từng gia nhập, thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, xây dựng quân đội do Liên Xô trang bị và huấn luyện. Chính phủ hai miền đều có ý đồ dùng vũ lực nuốt chửng đối phương, nhưng Bắc Triều Tiên nổ súng trước.
Từ 30-3 đến 25-4, Kim Nhật Thành mang theo phương án tác chiến sang Liên Xô gặp Stalin, Stalin chấp nhận, hứa giúp đỡ vũ khí và cố vấn quân sự, nhưng nói rõ nếu Mỹ can thiệp, Liên Xô không thể ra mặt tham chiến, mà Triều Tiên phải dựa vào Trung Quốc. Từ 13 đến 15-5-1950 Kim Nhật Thành bí mật sang Bắc Kinh hội đàm với Mao Trạch Đông, giới thiệu kế hoạch tấn công chi tiết, và yêu cầu giúp đỡ. Mao nói: Trung Quốc vốn định giải quyết vấn đề Đài Loan rồi mới giúp Bình Nhưỡng giải phóng miền Nam, nay Stalin quyết định giải quyết vấn đề Triều Tiên trước. Trung Quốc cũng không có ý kiến gì. Tác chiến phải chuẩn bị kỹ. Binh quý thần tốc, phải bao vây các thành thị chủ yếu, tập trung binh lực tiêu diệt địch. Nếu Mỹ can thiệp, Trung Quốc có thể xuất quân.
Vào thời diềm đó, Bắc Triều Tiên có 135 ngàn quân, gồm 10 sư đoàn bộ binh với đầy đủ quân số và vũ khí, trang bị, 1 sư đoàn xe tăng với 150 chiếc T-34, nhiều pháo hạng nặng, 1 sư đoàn không quân với 180 máy bay chiến đấu tính năng cao. Trong khi đó, Hàn Quốc có 95 ngàn quân, 8 sư đoàn chỉ có 4 sư đoàn gần đầy đủ quân số, 24 máy bay huấn luyện, không có xe tăng và vũ khí hạng năng, thậm chí không có cả mìn chống tăng.
Rạng sáng 25-6-1950, quân đội của Kim Nhật Thành mở cuộc tấn công dữ dội xuống phía nam, chỉ 3 ngày đã chiếm Seoul, thủ đô Hàn Quốc. Ngày 30-6, tổng thống Mỹ ra lệnh cho lục quân Mỹ tham chiến ở Triều Tiên. Ngày 1-7, Sư đoàn 24 bộ binh Mỹ được không vận từ Nhật Bản sang Pusan ở mạn nam Hàn Quốc. Ngày 7-7, Liên hợp quốc thông qua nghị quyết tổ chức quân đội LHQ giúp Hàn Quốc tác chiến, ngoài quân Mỹ ra, 39 ngàn quân của 15 nước được cừ sang Triều Tiên. Tướng Mỹ McArthur được cử làm Tổng tư lệnh quân đội LHQ, trung tướng Walker, tư lệnh Quân đoàn 8 Mỹ trực tiếp chỉ huy liên quân trên chiến trường. Ngày 5-7, quân đội Triều Tiên đụng độ sư đoàn 24 Mỹ tại khu vực cách Seoul 48 km về phía nam. Rồi với thế chẻ tre: tiếp tục tiến sâu về phương nam, chỉ trong 2 tháng đã tràn ngập phần lớn lãnh thổ Hàn Quốc, đẩy quân Mỹ ra bán đảo Pusan trên vĩ tuyến 35.
Tướng Waiker tổ chức phòng ngự tại Pusan, Lữ đoàn 1 lính thuỷ đánh bộ hỗn hợp và sư đoàn 2 bộ binh Mỹ đã kịp thời sang tham chiến. Ngày 15-8, Kim Nhật Thành ra lệnh phải hoàn toàn giải phóng Nam Triều Tiên trong tháng 8. nhưng quân đội của ông lúc này đã như tên bay hết tầm, bị thương vong nặng nề mà không vượt qua nổi phòng tuyến Pusan.
Ngày 28-6, Hạm đội 7 Mỹ từ Philippines đi vào eo biển Đài Loan nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mao Trạch Đông nhậy bén nhận ra Mỹ đưa quân sang Triều Tiên có thể đảo ngược cục diện chiến tranh. Từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 9, Mao đã ba lần nhắc nhở Kim phải quan tâm đến hậu phương, bảo vệ đường giao thông, đề phòng Mỹ đổ bộ lên Incheon. Nhưng Kim Nhật Thành hy vọng đánh nhanh thắng nhanh, không chịu điều chỉnh chiến lược.
Ngày 15-9, McArthur cho Quân đoàn 10 Mỹ và 5.000 linh thuỷ đánh bộ Hàn Quốc được 260 tàu chiến và 500 máy bay phối hợp đổ bộ chiếm Incheon, cắt đứt đường tiếp tế của quân đội Bắc Triều Tiên. Mười ngày sau, quân Mỹ chiếm Seoul, rồi chia làm hai cánh tiến ra vĩ tuyến 38 theo ven biển miền dông và miền tây. Tám sư đoàn chủ lực Bắc Triều Tiên bị cô lập tại mặt tràn Pusan, đã bị thương vong 58.000 người khi phá vây rút lui, ngày 1-10 rút về bắc vĩ tuyến 38, ngày 19-10 rút khỏi thủ dô Bình Nhưỡng. Kim Nhật Thành và cơ quan lãnh đạo đầu não Bắc Triều Tiên chạy ra Kangke cách Trung Quốc 50 km. Sau khi chiếm Bình Nhưỡng, quân đội LHQ theo nhiều ngả tiến về phía biên giới Trung-Triều, Tướng McArthur tuyên bố “sông Áp Lục không phải là trở ngại không thể vượt qua”.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...