TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

(TNBĐ - Tranh biếm hoạ về dàn khoan 981 và mộng bành trướng TQ

(TNBĐ) -  Mỗi bức biếm họa đều mang thông điệp sâu sắc, thể hiện qua những nét vẽ hài hước, phóng khoáng, đả kích hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông.
Chiều 30/6, tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội đã khai mạc triển lãm tranh biếm họa “Hướng về biển Đông”. Triển lãm do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức, là hành động thiết thực thể hiện tinh thần yêu nước của các nghệ sĩ biếm họa và hưởng ứng tuyên bố của Hội Mỹ thuật Việt Nam phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc tại biển Đông.
Triển lãm giới thiệu 80 tác phẩm của 35 tác giả là các họa sĩ biếm họa trong cả nước gửi tới. Những tác phẩm trưng bày trong triển lãm này đều mới được sáng tác và thể hiện tâm huyết của các họa sĩ biếm họa hướng về biển Đông.





(TNBĐ) - Sự tích nực cười về 'đường lưỡi bò' của TQ (P.1)




S tích nc cười v 'đường lưỡi bò' ca TQ (P.1)
          (TNBĐ)- 'Đường lưỡi bò' khiến nhiều nước phẫn nộ, thậm chí một số nhà nghiên cứu TQ cũng ngạc nhiên và 'không thể hiểu nổi'!

Năm 2009, TQ chính thức công bố bản đồ có đường lưỡi bò. Ngay lập tức, học giả kiêm nhà bình luận nổi tiếng của đài Phượng Hoàng (Hồng Kông) Tiết Lý Thái cảnh báo: 'TQ đang tự đặt ra tai họa cho mình. Cộng đồng quốc tế sẽ không bao giờ để cho chuyện đó xảy ra'.
Và cũng chính nhiều học giả tôn trọng sự thật ở Trung Quốc đã công bố tư liệu về nguồn gốc 'đường lưỡi bò' với lời can gián: 'Đừng làm trò cười cho thiên hạ'.
Theo những tư liệu mà giới nghiên cứu TQ công bố rộng rãi trên các trang mạng, xuất xứ của 'đường lưỡi bò' như sau:
Trung Hoa dân quốc tổ chức chuyến đi khảo sát trái phép kéo dài 2 tháng từ đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đến đảo Ba Bình thuộc Trường Sa của Việt Nam.
Sau chuyến đi, trở về trụ sở ở Quảng Châu, chỉ huy Lâm Tuân cùng một số thuộc hạ thân tín cùng nhau vẽ ra bản đồ 11 đoạn rồi giao cho Sở Phương vực thuộc Bộ nội chính in ấn vào tháng 10/1947.
Tuần báo Phượng Hoàng đã gặp một số nhân chứng chuyến đi hiện ở Đài Loan và cho biết người vẽ bản đồ là Giám đốc Sở Phương vực Phó Giác Kim. 
Theo tấm bản đồ đầu tiên, đường chữ U, tức đường lưỡi bò có 11 đoạn đứt khúc mà các học giả sau này gọi là 'đường hư tuyến', các quần đảo Đông Sa, Hoàng Sa và Trường Sa đều nằm trong đường này.  
Trong khi đó, theo luật quốc tế, không có nước nào có thể tự tiện vẽ bản đồ gom lãnh hải của nước khác vào cho nước mình.
Còn học giả Lý Lệnh Hoa cùng một số nhà nghiên cứu khác đã không công nhận hoàn cảnh ra đời của đường chữ U được 'bài bản' như thế. Ông khẳng định 'đường hư tuyến do viên quan chức vụ nội chính tên Trịnh Tư Ước tiện tay vẽ mà không căn cứ vào bất kỳ cơ sở nào'. 
Thậm chí, ông và một số đồng nghiệp còn tỏ ra xấu hổ vì: 'Sau khi phát hành tấm bản đồ có đường chữ U này, TQ thời bấy giờ còn công bố 'kết quả nghiên cứu của chuyến đi khảo sát':
'Diện tích biển của TQ bị các nước lấn chiếm như sau: Việt Nam chiếm 1.170.000km2; Philippines chiếm 620.000km2; Malaysia chiếm 170.000km2; Brunei chiếm 50.000km2; Indonesia chiếm 35.000km2!'.
Theo tư liệu, một cựu viên chức trong nhóm 'sản xuất ra đường chữ U' còn sống tại Đài Loan tên Bai được mời đến Bắc Kinh vào mùa hè năm 1990 để giải thích nguyên nhân vẽ đường chữ U.
Tại thời điểm đó, Bai đã trên 80 tuổi nên không nhớ hết chi tiết song ông còn nhớ điều quan trọng nhất là 'vẽ như vậy để chỉ ra các quần đảo thuộc về nước nào có đường này'.   
Nhận xét về cách 'sản xuất' ra đường lưỡi bò nói trên, nhà nghiên cứu người Mỹ, Giáo sư Mark J.Valencia thẳng thắn:
'Tuyên bố của TQ về chủ quyền biển Đông luôn mập mờ và thiếu nghiêm túc. Trong đó, thiếu nghiêm túc nhất là đường chữ U.
Khi được đề nghị giải thích về ý nghĩa của đường ranh giới này là đường biên giới hay cái gì khác, họ luôn mập mờ rằng có thể như thế hoặc có thể không. Trên thế giới chẳng có đường nào đứt khúc như vậy!'.    
Không những thế, hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong đường chữ U của Trung Quốc là của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý và thực tế để chứng minh chủ quyền với 2 quần đảo này.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 10)




Chương 10: Hai đảng lớn Trung-Xô từ bạn thành thù
Giữa năm 1957, sau khi loại “tập đoàn chống đảng” Molotov, Malenkov, Kaganovic ra khỏi Trung ương, Khrusev cử Mikoyan sang Hàng Châu gặp Mao Trạch Đông, thông báo những thay đổi trong nội bộ ĐCSLX, được Mao cam kết ủng hộ. Đáp lại, Khrusev đồng ý giúp Trung Quốc phát triển bom nguyên từ, tên lửa, và nghiên cứu chế tạo máy bay tiêm kích kiểu mới. Ngày 15-10 sau 35 ngày thương lượng, hai nước ký hiệp định về việc Liên Xô viện trợ kỹ thuật tên lửa và hàng không cho Trung Quốc. Ngày 2-11, Mao dẫn đầu Đoàn đại biểu Trung Quốc tới Moskva dự kỷ niệm 40 năm Cách mạng Tháng Mười và Hội nghị các đảng cộng sản và công nhân thế giới.
Tại cuộc họp các đảng cầm quyền 13 nước xã hội chủ nghĩa từ 14 đến 16-11, Mao đã giúp Khrusev khẳng định và ghi vào tuyên ngôn của hội nghị vấn đề “Liên Xô đứng đầu Phe xã hội chủ nghĩa”. Mao chẳng coi Khrusev ra gì, nhưng Trung Quốc còn yếu, Mao muốn giành cho mình “vị trí thứ 2 trên danh nghĩa, vị trí thứ nhất trên thực tế”. Khi khởi thảo tuyên ngôn, phía Liên Xô nêu vấn đề “quá độ hoà bình từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội”. Mao coi đây là quan điểm phi mác xít. Qua tranh luận, sửa hai điểm lớn: một là trong khi chỉ ra khả năng quá độ hoà bình, cũng chỉ ra con đường quá độ không hoà bình; hai là trong khi tranh thủ đa số trong nghị viện, cũng triển khai cuộc đấu tranh quần chúng bên ngoài nghị viện.
Từ 16 đến 19-11-1957, Khrusev chủ trì Hội nghị 64 đảng cộng sản và công nhân. Khi phát biểu, mọi người đều lên bục, riêng Mao cứ ngồi nói tại chỗ, để thể hiện thân phận mình khác người. Mao nói về quan hệ đồng chí, chiến lược sách lược chiến tranh thế giới, tình hình Trung Quốc. Một số người lắc đầu nhưng nhiều người giỏng tai nghe, coi Mao như Lenin thời nay. Với quá trình hoạt động truyền kỳ, vị trí lãnh tụ nước lớn, học vấn uyên bác, phong độ lãnh tụ không ai sánh kịp, Mao trở thành trung tâm của hội nghị này. Tuyên ngôn viết “Liên Xô đứng đầu, nhưng trong hội nghị Mao là trung tâm”.
Mỗi buổi họp kết thúc, Mao đứng dậy mọi người mới đứng dậy, và họ đứng yên chờ Mao đi trước. Đó là điều Khrusev không chịu nổi. Chuyến đi này khiến Mao rất hài lòng, cảm thấy lãnh tụ Phong trào cộng sản quốc tế trong tương lai chẳng thể là ai khác ngoài ông ta. Vấn đề là kinh tế Trung Quốc khiến Mao lực bất tòng tâm, xem ra không thể phát triển kinh tế theo con đường thông thường, thế là Mao nghĩ ra con đường mới là “Đại tiến vọt”.
Trong cuộc luận chiến sau đó, không phải Liên Xô hiếp đáp Trung Quốc, Khrusev ức hiếp Mao Trạch Đông, mà do Mao cố tình gây ra, nhằm giành giật vị trí minh chủ Phong trào cộng sản quốc tế. Do cần Mao Trạch Đông ủng hộ, trong quan hệ với Trung Quốc, Khrusev đã không tỏ thái độ kẻ cả như Stalin trước đây, mà thận trọng khiêm nhường, có gì trục trặc liền giải quyết qua con đường hiệp thương.
Khrusev đã từ bỏ một số đòi hỏi của Stalin đối với Trung Quốc, như đưa Tân Cương và khu Đông Bắc Trung Quốc vào phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, áp đặt công ty hợp doanh không bình dẳng. Ông cử chuyên gia sang giúp Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân và công nghiệp quân sự. Tám tháng sau cuộc gặp gỡ Moskva, “tuần trăng luật” Xô-Trung lên đến tột đỉnh, rồi bắt đầu xấu đi, kể từ chuyến thăm Trung Quốc của Khrusev.
Ngày 31-7-1958, Khrusev tới Bắc Kinh. Mao Trạch Đông bất chấp mọi lễ nghi ngoại giao tối thiểu, bố trí hội đàm với nhà lãnh đạo Liên Xô ngay cạnh bể bơi riêng trong Trung Nam Hải. Khi được mời vào, Khrusev thấy Mao mặc quần tắm, khoác khăn tắm, nhàn nhã hút thuốc lá, giống như Quốc vương Roma gặp sứ thần thuộc quốc, khác một trời một vực với sự tôn trọng và lễ nghi đặc biệt ông dành cho Mao mùa đông 1957 tại Moskva. Cách làm cố ý chọc tức này nhằm làm xấu quan hệ Trung-Xô, buộc đối phương trở mặt trước.
Tháng 9-1959, trước khi Khrusev sang thăm Mỹ, mượn cớ Xô-Mỹ đang thảo luận ký Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân, Liên Xô quyết định huỷ hợp đồng cung cấp mẫu bom nguyên tử và tư liệu kỹ thuật sản xuất bom nguyên tử cho Trung Quốc, khiến ĐCS và nhân dân Trung Quốc rất tức giận, sự tan vỡ giữa hai bên không còn cứu vãn được nữa. Sau chuyến thăm Mỹ, Khrusev điểu chỉnh chính sách, về đối ngoại đề xướng chung sống hoà bình, thi đua hoà bình, quá độ hoà bình; về đối nội đề xướng xây dựng đảng toàn dân và nhà nước toàn dân, làm mờ nhạt màu sắc chuyên chính của Nhà nước và màu sắc giai cấp của Đảng.
Lúc đó, trong ĐCSTQ tuyên truyền “thuyết trung tâm cách mạng, chuyển dịch”: thế kỷ 19 ở Đức, nửa đầu thế kỷ 20 chuyển dịch sang Nga, sau khi Stalin qua đời chuyển dịch sang Trung Quốc; ĐCSTQ do Mao lãnh đạo giương cao ngọn cờ Mácxít-Leninnít, phê phán chủ nghĩa xét lại Khrusev sẽ hoàn thành sự chuyển dịch này. Đầu năm 1960, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh Lenin, Trung Quốc mở màn phê phán toàn diện Liên Xô. Nhưng Trung Quốc rất cô lập, ở châu Âu chỉ có Anbani ủng hộ, ở châu Á chẳng có ai. Mao Trạch Đông nghĩ đến Việt Nam.
Từ 1950 đến 1954, Trung Quốc đã giúp Việt Nam 116.000 khẩu súng các loại, 420 khẩu pháo, nhiều khí tài thông tin và công binh. Năm 1956, Trung Quốc ưu tiên viện trợ Việt Nam 50.000 khẩu tiểu liên và súng trường nửa tự động vừa định hình sản xuất, chưa kịp trang bị cho quân đội Trung Quốc. Từ năm 1953 đến 1963, Trung Quốc đã giúp Việt Nam xây dựng 6 tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn công binh, 1 trung đoàn cầu nổi, 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn máy bay tiêm kích, bổ xung nhiều vũ khí trang bị quân sự khác. Trung Quốc còn giúp 90.000 khẩu súng máy và súng trường để triển khai chiến tranh du kích ở miền Nam. Nhằm lôi kéo Việt Nam ủng hộ Trung Quốc trong cuộc đấu tranh với Liên Xô, Mao cử Đặng Tiểu Bình sang Hà Nội, mang theo lời hứa giúp Việt Nam 20 tỉ NDT (tương đương 20% thu nhập quốc dân hoặc 60% thu nhập tài chính của Trung Quốc năm 1963), nhưng vẫn không lôi kéo được Việt Nam. Mao Trạch Đông cho rằng cuộc đấu tranh Trung-Xô sẽ diễn ra lâu dài, nên tiếp tục tác động đến Hồ Chí Minh, chính Mao nói với ông Hồ: “Chúng ta là người một nhà, cần người có người, cần vật tư có vật tư, cần bao nhiêu có bấy nhiêu. Việt Nam thiếu máu chữa chạy thương binh, Mao Trạch Đông chỉ thị: “Mạng người là quan trọng, viện trợ 2 triệu lít. Số máu này được chuyển tử Thượng Hải đến Côn Minh, qua Hà Khẩu, rồi đưa sang thị xã Lào Cai. Nó không như lúa mạch có thể nhập khẩu, mà là từng giọt máu rút từ cơ thể những người may mắn sống sót sau một nạn đói lớn.
Tháng 5-1965, Mao Trạch Đông tiếp Hồ Chí Minh tại Hàng Châu, phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc giúp sửa đường bộ. Mao nhận lời ngay. Tám vạn công binh ăn cơm Trung Quốc, làm việc cho Việt Nam trong ba năm trời, quả thật là viện trợ vô tư. Do nhu cầu đấu tranh chống địch trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, Mao Trạch Đông còn khinh suất cho Bắc Việt Nam sử dụng đảo Bạch Long Vĩ, thuộc Hải Nam, trên đảo có 2.000 dân Trung Quốc sinh sống, vùng biển xung quanh là mỏ dầu lớn trữ lượng dồi dào. Đến nay lâu ngày qua đi, nảy sinh ý kiến khác về chủ quyền. Thế là tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” cũng không giữ nổi.
(Tác giả Tân Tử Lăng sai ở đoạn này. Năm 1955, theo hiệp nghị Genève, sau khi quân đội Pháp rút khỏi Bắc Việt nam phải giao lại đảo Bạch Long Vĩ (cách Hải Phòng 350 km) cho chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, và thuộc tỉnh Hải Phòng cho đến tận ngày hôm  nay. Từ ngàn năm trước đến hiện giờ, chưa có một phút nào Bạch Long Vĩ thuộc quyền của Trung Quốc - Chú thích của người gõ Mõ Hà Nội)
Sau thất bại của phong trào “Đại tiến vọt”, Mao vẫn chưa từ bỏ dã tâm làm lãnh tụ cách mạng thế giới, ngược lại, ông ta còn cho rằng đó là lối thoát để đánh lạc hướng chú ý của nhân dân, thoát khỏi tình thế khó khăn của bản thân. Trong 5 năm 1957-1962, Trung Quốc viện trợ nước ngoài tổng cộng 2,36 tỉ NDT, riêng 2 năm 1961-1962 là 1,37 tỉ; trong đó phần viện trợ các nước XHCN Anbani, Triều Tiên. Việt Nam, Cuba, Mông Cổ là 0,87 tỉ, các nước châu Phi 500 triệu NDT.
Tuy nhiên, vẫn không hình thành được trung tâm Phong trào cộng sản quốc tế mới do Mao lãnh đạo, cũng không mua nổi hư danh “lãnh tụ cách mạng thế giới”. Họ chỉ thừa nhận Mao là “lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”.
Tháng 3-1970, tập đoàn Lon Nol thân Mỹ đảo chính lật đổ chính phú Vương quốc Campuchia, Sihanouk trở thành con át chủ bài trong tay Mao. Quân đội cộng sản Campuchia được Trung Quốc và Việt Nam nâng đỡ đối đầu với quân đội Lonnol do Mỹ ủng hộ, chiến tranh kéo dài 4 năm, đến 17-4-1975 giải phóng Phnôm Pênh. Tháng 6 năm đó, Pol Pot sang triều kiến Mao Trạch Đông. Sau khi về nước, thực hiện chỉ thị của “lãnh tụ vĩ đại”. Pol Pot tuyên bố xoả bỏ tiền tệ, đóng cửa thị trường, thực hiện chế độ cung cấp trong cả nước, đuổi 3 triệu dân thành thị kể cả sư sãi và giáo sư đại học về nông thôn làm ruộng. Mọi hành động của ĐCS Campuchia sau khi giành được chính quyền đều mang dấu ấn “tả khuynh” của Mao. Bi kịch “Đại tiến vọt ở Trưng Quốc cuối thập kỷ 50 đã tái diễn ở Campuchia.


(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Nhìn lại chiến thắng Bạch Đằng giang đầy tự hào



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Nhà báo nước ngoài tác nghiệp ở Hoàng Sa: Câu trả lời tin cậy

(TNBĐ) - Nhà báo Pháp Võ Trung Dung cùng các đồng nghiệp nước ngoài đã tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra trên vùng biển Hoàng Sa sau một tuần theo tàu cảnh sát biển của Việt Nam.

Nhà báo Robert McBride của Đài truyền hình Al Jazeera tiếng Anh đang tác nghiệp - Ảnh: Võ Trung Dung
Cái giàn khoan khổng lồ kia rồi. Chúng tôi nhìn thấy bóng dáng nó trùi trũi trong màn sương mù dù ở cách xa tận 12 hải lý. Thế rồi cả chục tàu của Trung Quốc, gồm cả tàu tuần duyên, tàu kéo và tàu rà phá mìn quân sự, bắt đầu vây lấy tàu chúng tôi.
Chiếc tàu cảnh sát biển CSB 4033 đánh một vòng khó khăn trong vùng biển gió động cấp 6. Thuyền trưởng Lê Trung Thành đang đứng cầm bánh lái, cạnh anh là các sĩ quan hỗ trợ.
Điềm tĩnh, tập trung cao độ và hành động chính xác. Vị thuyền trưởng dáng vẻ gầy gầy nhưng rắn rỏi này gây ấn tượng với mọi người bằng ánh mắt mạnh mẽ dõi theo hướng di chuyển của hai tàu tuần duyên Trung Quốc chỉ cách đó độ 150m.
Thế rồi hai tàu Trung Quốc đột ngột tăng tốc đâm vào tàu chúng tôi. Thuyền trưởng Thành cũng tăng tốc cho cả ba động cơ lên đến 12.700 mã lực. Tiếng máy gầm lên nghe inh tai. Tàu này thuộc trong bốn chiếc tàu nhanh nhất của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Cuộc chiến công luận
Cánh nhà báo chúng tôi bước ra boong tàu và hỗ trợ lẫn nhau để dựng chân máy quay phim. Chúng tôi chỉ có trong tay sổ tay, bút và máy quay phim làm vũ khí, trong khi phía đối diện bên kia Trung Quốc đang phô trương sức mạnh vũ trang của mình.
Trước cảnh này, Eunice - nữ phóng viên Đài CNBC (Mỹ) thường trú tại Bắc Kinh - bình luận: “Ai chiến thắng trong cuộc chiến công luận quốc tế sẽ giành thắng lợi cả cuộc chiến!”. Bên cạnh tôi, đồng nghiệp Bruno Philip của nhật báo Le Monde (Pháp) cầm chắc trong tay cuốn sổ tay và cây bút. Anh làm việc theo kiểu cũ, tức chỉ viết cho báo in. Anh hóm hỉnh: “Coi vậy mà nó chẳng bao giờ bị sự cố!”.
Chúng tôi cùng phối hợp cho loạt bài lớn này của báo Le Monde. Anh ấy viết, tôi làm phần multimedia cho trang mạng. Không xa chỗ chúng tôi, trên phần boong tàu chật hẹp này là Philippe Reltien, phóng viên thường trú của Đài Radio France tại Bắc Kinh. Anh đang vật vã chảy mồ hôi với cái điện thoại vệ tinh.
Nhiệm vụ của anh kể ra cũng khó: tường thuật trực tiếp từ hiện trường về Đài phát thanh quốc gia của Pháp. Dường như anh cũng ít gặp những tình huống “sóng gió” như thế này. “Kìa kìa! Hai tàu Trung Quốc đang đâm vào tàu chúng tôi với vận tốc cực cao! Thật không thể tin nổi!” - giọng Reltien như lạc đi, phần vì gió biển và chắc cũng không phải không có nỗi sợ hãi. Cách Hoàng Sa những 12.000km, những thính giả người Pháp và người nghe bằng tiếng Pháp của đài trên khắp thế giới hẳn cũng dễ mường tượng sức nóng của tình hình qua giọng nói của thông tín viên, qua tiếng động cơ tàu gầm rú, tiếng sóng vỗ ì đùng...
Nhà báo Chong Pak, người Anh gốc Hàn Quốc, làm cho Đài CNBC của Mỹ, tác nghiệp tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Võ Trung Dung

(TNBĐ) - Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 8&9)



Chương 8
Đường lối Đại hội 8 sát thực tế
Đại hội 8 ĐCSTQ họp tháng 9-1956 trong tình hình quốc tế và trong nước phức tạp. Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô phê phán Stalin làm cho Mao Trạch Đông rất vui vì Stalin từng ủng hộ Vương Minh chống lại Mao, nhưng cũng khiến ông ta lo ngại làn sóng chống tệ sùng bái cá nhân trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến vị trí của mình trong ĐCSTQ. Mao cho rằng sau khi Stalin qua đời, không ai đáng ngồi vào chiếc ghế lãnh tụ Phong trào cộng sản quốc tế hơn ông ta, Nhưng với sự kiện trên, một số cách nghĩ và cách làm của ông ta phải chậm lại.
Muốn làm lãnh tụ thế giới, làm người cầm cờ của Phong trào cộng sản, phải làm tốt mọi việc của Trung Quốc, tạo ra kỳ tích chấn động thế giới trong thời gian ngắn.
Đại hội đã đề ra đường lối thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm 10 chính sách lớn với đặc điểm lấy mô hình phát triển kế hoạch 5 năm của Liên Xô làm mẫu, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm.
Theo chỉ thị của Mao, Điều lệ đảng không nêu “Tư tưởng Mao Trạch Đông” nữa, bởi nội dung của nó đồng nhất với chủ nghĩa Mác-Lenin. Mao làm như vậy không phải do khiêm tốn, mà vì ông sợ bên ngoài hiểu lầm, cản trở ông ta trở thành lãnh tụ thế giới bởi sau thế chiến II, danh tiếng của Stalin lớn hơn Mao nhiều, mà Stalin chỉ nêu chủ nghĩa Mác-Lenin, không nêu chủ nghĩa hoặc “tư tưởng Stalin”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành trung ương mới gồm 97 uỷ viên chính thức, 73 uỷ viên dự khuyết. Ban chấp hành trung ương đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 37 uỷ viên chính thức, 6 uỷ viên dự khuyết. Thường vụ Bộ Chính trị gồm Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông, 4 phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu: Đức, Trần Vân. Tống Bí thư Đặng Tiểu Bình.
Khi bầu Chủ tịch Đảng, Mao không được 100% số phiếu, kiểm tra nét chữ trên các lá phiếu, phát hiện Mao không bầu mình, mà bỏ phiếu cho Lâm Bưu, dẫn đến nhiều phỏng đoán. 20 tháng sau, tại Hội nghị Trung ương 5 khoá 8, Lâm Bưu được bầu làm Phó Chủ tịch Đảng và Thường vụ Bộ chính trị.
Điều đáng tiếc nhất là Mao đã quay lưng lại với đường lối thực tế của Đại hội 8. Trong mấy năm sau đó, Mao lần lượt lật đổ 10 chính sách lớn, thay bằng 10 chính sách tương phản, hình thành đường lối chủ nghĩa xã hội không tưởng của ông ta.
♦ ♦ ♦
Chương 9
Địa ngục văn chương lớn nhất trong lịch sử loài người
Tháng 11-1956, Mao Trạch Đông tuyên bố chuẩn bị chỉnh phong, chống các bệnh chủ quan, bè phái, quan liêu.
Ngày 27-4-1957, Trung ương ĐCSTQ chính thức ra chỉ thị tiến hành chỉnh phong. Ngày 30-4, Mao gặp gỡ các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ và đại diện giới trí thức, động viên họ góp ý kiến với ĐCSTQ, giúp chỉnh phong, sửa chữa khuyết điểm, sai lầm. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để lấy ý kiến phê bình. Đông đảo trí thức ngoài đảng từ giáo viên tiểu học tới giáo sư đại học, nhiều nhân vật có tên tuổi không những ở Trung Quốc mà cả trên thế giới đã thẳng thắn, chân thành, thiện chí vạch ra những yếu kém, sai lầm của ĐCSTQ từ trung ương đến địa phương. Thông tin về các cuộc họp này được đăng tải trên báo chí hàng ngày. Trưởng ban Mặt trận thống nhất trung ương Lý Duy Hán ba ngày một lần báo cáo Mao và Thường vụ Bộ Chinh trị. Tình hình diễn biến xem ra không như Mao mong đợi. Đến khi Lý phản ánh ý kiến của La Long Cơ rằng ở Trung Quốc hiện nay “tiểu trí thức của chủ nghĩa Mác-Lenin lãnh đạo đại trí thức của giai cấp tiểu tư sản, người mù chỉ đường người sáng mắt”, thì Mao nổi giận dữ dội. Mao vốn định thông qua cuộc vận động này để từng bước xác lập vị trí lãnh đạo tư tưởng của mình trong giới trí thức, nay thấy họ khác công nông, trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao đều coi Mao là nhà lý luận và nhà tư tưởng vĩ đại, thì họ lại coi ông là “tiểu trí thức”. Xem ra không thể làm cho những người này sùng bái mình. Thế là Mao quyết tâm đánh đổ “những phần tử đại trí thức của giai cấp tư sản”, dùng quyền lực tạo dựng quyền uy của bản thân. Ông ta tiếp tục cho tổ chức các cuộc hội đàm nhằm “dụ rắn ra khỏi hang”, khiến phong trào chỉnh phong nửa đường biến chất, không còn là thành tâm phát động quần chúng góp ý kiến cho đảng cầm quyền, mà là trị những quần chúng góp ý kiến, lùng bắt phái hữu trong số đó. Mao dựng lên “vụ án chống đảng Chương-La”, (Chương Bá Quân, Chủ tịch Đảng Dân chủ Công Nông, Bộ trưởng Giao thông; và La Long Cơ, Phó Chủ tịch Đồng minh Dân chủ, Bộ trưởng Lâm nghiệp, lãnh tụ tinh thần của giới trí thức từ Âu Mỹ về). Theo thống kê chính thức, trong cuộc đấu tranh này, có 552.877 trí thức bị qui là phái hữu, bị đầy đoạ trong 20 năm trời. Đến khi sửa sai (1980), chỉ có 96 người thật sự là phái hữu, chiếm 1,8 phần vạn, nghĩa là trong 1 vạn người chưa đến 2 người.

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Tấm bản đồ Việt Nam với kích thước kỷ lục 680m2

(TNBĐ) - Tấm bản đồ Việt Nam với kích thước kỷ lục 680m2:
Tấm bản đồ Việt Nam với diện tích 680m2 với hàng ngàn chữ ký của đồng bào đại diện cho 32 dân tộc đến từ 8 tỉnh thành phố và lực lượng sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; lực lượng học sinh, sinh viên các dân tộc, cùng hơn 300 Đoàn viên Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương về xác lập kỷ lục quốc gia cho “ Tấm bản đồ Việt Nam lớn nhất và được tổ chức lấy nhiều chữ ký nhất”.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Phát hiện mới: Trung Quốc “nuốt” cả một bang của Ấn Độ trên bản đồ dọc

(TNBĐ) - Trung Quốc đã phát hành bản đồ dọc với cả đường 10 đoạn để khẳng định tuyên bố chủ quyền vô lý trên biển Đông. Mọi người chỉ chú ý đến đường lưỡi bò thè rộng xuống liếm tại biển Đông gây bức xúc cho ASEAN, mà không để ý thêm rằng bản đồ này còn là một “cú ngoạm” vào lãnh thổ Ấn Độ.


Bản đồ TQ trùm lên cả lãnh thổ Ấn Độ
Sau khi đưa ra thứ bản đồ nhảm nhí, tờ Nhân dân nhật báo của Bắc Kinh hồ hởi nói: “Bây giờ, người dân Trung Quốc có thể “hoàn toàn, trực tiếp biết toàn bộ bản đồ của Trung Quốc”.
Nói vậy chẳng khác nào trước đây người dân Trung Quốc không được xem đúng và đủ về bản đồ Trung Quốc cả.
Trong một tuyên bố khác, biên tập viên của nhà xuất bản – bản đồ nói: “Người xem sẽ không bao giờ phải băn khoăn về các tuyên bố chính và phụ về lãnh thổ của Trung Quốc”.
Thật ra cũng không có gì lạ về cái bản đồ mới và nhảm nhí này. Điểm ‘nổi bật’ đầy khó chịu là đường 10 đoạn bao trùm lên biển Đông chà đạp luật pháp quốc tế, vi phạm lãnh hải rất nhiều nước tại ASEAN trong đó có Việt Nam.
Nhưng tờ Washington Post vừa nêu ra thêm một chi tiết hay ngoài đường lưỡi bò là “vết cắn” của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được thể hiện trên bản đồ dọc: “Bản đồ mới cũng cho thấy tuyên bố của Trung Quốc đối với bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát.
Trung Quốc và Ấn Độ có những tranh chấp biên giới dai dẳng nhất và cao trào là cuộc chiến đẫm máu vào năm 1962. Hiện Arunachal Pradesh được tích hợp đầy đủ vào hệ thống liên bang của Ấn Độ, với cuộc bầu cử nhà nước thường xuyên. Ấy vậy mà Trung Quốc tuyên bố hầu hết phần lãnh thổ đó như là một phần của cái gọi là “Nam Tây Tạng”.
Lộ rõ mặt tráo trở
Điều đáng nói là bản đồ dọc với “cú ngoạm in rõ dấu răng” của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được đưa ra, chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị tới thăm Ấn Độ. Tại đây, ông Vương Nghị dùng những lời đầy mật ve vãn người dân Ấn Độ và chính quyền của ông Modi.
Hãy thử nghe lại những điều ông Vương Nghị nói:
“Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến thỏa thuận về những điều cơ bản về chuyện biên giới và chúng tôi đang chuẩn bị để đạt được một giải pháp cuối cùng”, Bộ trưởng Ngoại giao Vương cho biết tại New Delhi. “Hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ giống như một kho báu khổng lồ đang chờ được phát hiện”, ông Vương nói. “Tiềm năng là rất lớn”.
Có thể thấy, sở dĩ Trung Quốc đột ngột dịu giọng với Ấn Độ, là do nước này đang bị các nước láng giềng khác, đặc biệt là Nhật Bản và ASEAN cô lập sau khi Bắc Kinh có những hành động hung hăng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Còn trên thực tế thì Bắc Kinh vẫn coi lãnh thổ Ấn Độ là vùng đất mà họ có chủ quyền lịch sử dù chẳng được nước nào công nhận. Cho tới giờ, Ấn Độ vẫn cáo buộc Trung Quốc đã chiếm đóng 38.000 km vuông ở tỉnh Jammu và Kashmir, trong khi chính quyền Bắc Kinh tuyên bố 90.000 km vuông đất ở bang Arunachal Pradesh là của họ.


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Thơ) - Thư gửi em



THƯ GỬI EM


(Thiếu úy Lê Ngc Chung – nhà giàn DK1/20)

Lá thư đầu anh viết tng cho em,
Là lá thư anh k v đơn v,
Cuc sng nơi đây tháng ngày dài thế k,
Sáng, trưa, chiu, ti ch tng y bước chân.

Đồng đội anh nhng đứa mình trn,
Chân không dép vn vui cười sm ti,
H là nhng anh hùng trong thi k mi,
Nhn hy sinh cho T Quc thanh bình.

Anh k em nghe nhng lúc bin thanh bình,
Vng trăng sáng trên nhà giàn lp lánh,
Căn nhà nh, l loi chơi vơi gia bin,
Hòa mình trong sóng nước mênh mông.

Anh k em nghe nhng trn cung phong,
Bin gin d hung tàn quá đỗi,
Nhng con sóng bc đầu làm sao em hiu ni,
Như mun nhn chìm tt c xung đại dương.

Câu chuyn c tích xưa còn nh không em,
Ngn sóng Thy Tinh dâng tràn ngp li,
Nhưng không th tràn lên nhng ngn núi,
Chàng Sơn Tinh hóa phép nâng lên.

Nhà giàn ti anh không có phép biến hình,
Đồng đội anh cũng không phi Sơn Tinh tha y,
Gia sóng bin hung tàn em có thy
Nhng con người nh bé vn trung kiên.

Cũng chính t nơi đây bao thế h đã hy sinh,
Các anh ngã xung khi tui đời còn quá tr,
Dâng tui xuân cho muôn trùng sóng b,
Thân th các anh hòa vi đại dương...

Bin c thế, động ri li êm,
Và anh mãi yêu em tình yêu bt tn
Như cánh san hô dưới sâu đáy bin,
C sóng hoài, sóng mãi vn n hoa.


(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...