TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

(Thơ) - Làng đảo



LÀNG ĐẢO


Trp trùng sóng, trp trùng mây
Gi
a bao la bin, ô hay, làng mình!
C
ũng vàng hoa mướp rung rinh
C
ũng tươi hoa mung trng tinh cnh nhà
M
ng tơi ra vi Trường Sa
L
á xanh qun quýt như là đợi em...
Mu
n xem ra đó mà xem
Rau sam tr
ên đá, rau dn trong khay
Đất quê đóng gói v đây
L
ính gieo ht xung thành cây, thành làng
Đảo xanh, bin bt mênh mang
Đá san hô thm my tng m hôi!

L
àng tươi roi rói n cười
C
âu chèo ai hát í ơi cu vng
Vui g
ì bng đón văn công
Da
đen là lính, má hng là em
L
ính k vai lính ngi xem
M
y bông mung trng hái đem tng người
nơi cui đất, cùng tri
Chi
ếc hôn cũng mn gió khơi, ngp ngng

Ch
úng mình ngi vi rưng rưng
H
át trăng, hát gió, hát cùng Trường Sa
Hát cùng em, hát cùng ta
Đảo chìm, đảo ni đồng ca vi mình
Th
ương ai, mt c lng thinh
M
t ngày bng my nghĩa tình trăm năm!

Mai xa, v
ương vn hôm rm
Tr
òn trăng em hát gia làng Trường Sa…
                                          Nguyễn Hữu Quý
                                 Đảo Trường Sa, 19-4-2000


(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - “Đất liền ơi, có chúng tôi sẵn sàng vì Tổ quốc thân yêu!”


(TNBĐ) - Tàu kiểm ngư HP 926, con tàu đã kiên cường chống chọi với những hành động tấn công, gây hấn của tàu Trung Quốc trong suốt những ngày căng thẳng vừa qua trên Biển Đông. Thủy thủ Hà Đức Doanh là một trong những chiến sĩ kiên cường làm nhiệm vụ trên con tàu HP926 vừa có những dòng viết gửi về từ Hoàng Sa thông qua nhà văn Võ Thị Xuân Hà.

Xin giới thiệu cùng bạn đọc để thấy được tấm lòng của những người giữ biển - những người ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền, sẵn sàng vì Tổ quốc thân yêu!
5 giờ 30 vẫn tiếng chuông và khẩu lệnh quen thuộc (Báo thức toàn tàu - Toàn tàu báo thức) mọi hoạt động đều diễn ra bình thường như thói quen hàng ngày của cán bộ, thuyền viên của tàu Kiểm ngư HP 926 đang phối hợp cùng các lực lượng làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường biển và tuyên truyền trên thực địa làm cơ sở cho các hoạt động đấu tranh, đặc biệt là trên mặt trận ngoại giao buộc phía Trung Quốc phải nhanh chóng chấm dứt ngay những hoạt động trái phép trên vùng biển của Việt Nam. 
Chiều hôm qua, được sự quan tâm của cán bộ kiểm ngư, anh Vũ Đức Tạo công tác trên tàu mới ở đất liền ra, mang quà tặng một con lợn mọi. Thế là thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy quyết định cho anh em làm thịt triển khai món lòng lợn. Đây là món gia truyền của Phan Trung Tình, Trưởng ngành Boong kiêm nhân viên nấu ăn, câu cá... mừng thành tích của tàu trong những ngày thực hiện nhiệm vụ vừa qua và cũng là bữa cơm đoàn kết chia tay anh Lâm chi đội Kiểm ngư vùng 4 đã sát cánh cùng anh em trong những ngày căng thẳng  mới rồi để đưa về đất liền, củng cố những con tàu bị phía Trung Quốc hèn hạ đâm va hư hại.
7 giờ 30 theo thường lệ phía Trung Quốc lại bắt đầu triển khai lực lượng, đẩy đội hình của chúng tôi ra xa, cũng đã thành quen với những khẩu lệnh được phát ra từ thuyền trưởng Duy nhưng hôm nay mọi người đều cùng có chung một cảm xúc, một cái gì khác thường vì hôm nay là ngày chúng tôi cùng nhau thi đua lập thành tích báo công với Bác. 
Khẩu lệnh của thuyền trưởng Duy: Các vị trí chú ý theo dõi chặt biểu hiện của “Cá Mập”. Có lẽ cũng phải giải thích thêm về  một số từ ngữ mà anh em gắn cho các tàu của Trung Quốc đó là những cái tên biểu hiện với mức độ nguy hiểm, hung hăng của nó. Đầu tiên phải kể đến là con tàu kéo mang trên mình đầy đệm va với tốc độ cao hoạt động trên mọi tuyến cực kỳ nguy hiểm được anh Tạo gọi với cái tên “Đĩa bay”; Con tàu Hải giám được thuyền trưởng Duy gọi là “Cá mập” và từ đó lần lượt có các tên gán cho những con tàu của phía Trung Quốc như: Hải cảnh - “ Diều hâu”,  Hải tuần -  “Chim cắt”, một con đầu kéo to kềnh - con “Kền Kền” và con một tàu dịch vụ mang màu da cam phun nước phè phè ra hai bên được mang tên “Bò tót” như cách gọi của Bí thư Đinh Kim Thảo.      

(TNBĐ) - Phóng sự "Rượt đuổi ở Hoàng Sa" trên trang nhất báo Le Monde


Phóng sự "Rượt đuổi ở Hoàng Sa" trên trang nhất báo Le Monde

Báo Le Monde ngày 23/6 đã đăng trên trang nht phóng s "Rượt đui Hoàng Sa" ca phóng viên Bruno Laymond Philip sau chuyến đi thc địa Hoàng Sa trên tàu thc thi pháp lut Vit Nam cùng các nhà báo quc tế khác để tn mt chng kiến tình hình trên bin.

Bài viết phn ánh khách quan tình hình liên quan đến khu vc Trung Quc h đặt giàn khoan Hi Dương - 981 (Haiyang Shiyou 981), giúp dư lun Pháp và châu Âu hiu rõ các hành động vi phm nghiêm trng Công ước quc tế v Lut bin năm 1982 ca Trung Quc và cách ng x đúng mc ca Vit Nam.



RƯỢT ĐUỔI Ở HOÀNG SA

Việc hạ đặt giàn khoan Trung Quốc tại Hoàng Sa mà cả hai bên cùng đòi chủ quyền đang làm sống dậy các mối căng thẳng.
Cách xa khoảng chục hải lý, giàn khoan Trung Quốc chỉ là một vết nhỏ hiện lên chân trời, hơi khó nhìn trên Biển Đông dậy sóng. Hôm nay là ngày 14/6, 8 giờ sáng.
Con tàu trắng-xanh của cảnh sát biển Việt Nam rẽ sóng hướng thẳng phía các con tàu đầu tiên của Trung Quốc. Với số lượng khoảng ba chục, các tàu Trung Quốc hình thành một vòng cung bảo vệ trước giàn khoan mà Bắc Kinh vừa hạ đặt trái phép tại vùng biển tranh chấp ở Hoàng Sa ngoài khơi bờ biển Việt Nam.
Tiếng loa phóng thanh trên tàu chấp pháp Việt Nam bất chợt cất lên bằng các thứ tiếng Việt, Trung và Anh: "Tất cả các tàu thuyền nước ngoài chú ý, đây là vùng biển thuộc Việt Nam và các vị ở đây là vi phạm công ước 1982 về luật biển và chủ quyền của Việt Nam. Yêu cầu các vị ngừng ngay các hoạt động và rút khỏi đây!"
Quyết định của CNOOC, công ty dầu khí lớn thứ 3 của chính phủ Trung Quốc, đưa giàn khoan vào vùng biển này ngày 2/5 đã khiến quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng dữ dội.

Bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1974

Kể từ khi giữa hai nước xảy ra cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu năm 1979, rồi một cuộc hải chiến tang tóc ở phía nam vùng biển này năm 1988, quan hệ Việt-Trung chưa bao giờ căng thẳng như bây giờ.
Người Trung Quốc chiếm giữ Hoàng Sa bằng cuộc đổ bộ vào đây năm 1974, sau khi đánh đuổi các lực lượng đồn trú của Việt Nam. Trước đó, và hầu như đến giai đoạn cuối của chiến tranh Đông Dương, Hoàng Sa luôn nằm dưới quyền kiểm soát của chế độ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hà Nội luôn khẳng định Việt Nam sở hữu các hòn đảo Hoàng Sa từ lâu và quả quyết rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý để chứng minh điều này. Trung Quốc không muốn nghe nhắc tới luật pháp quốc tế, mà chỉ đơn giản yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển mang tên Trung Hoa và bác bỏ đây là một vùng biển tranh chấp.
Tàu VN giờ đây đã tiến rất gần hai tàu tuần duyên Trung Quốc, đến mức người ta có thể phân biệt rõ ràng các cấu trúc, màu trắng đỏ và biển số của chúng: 2101 và 32 101. Vị thuyền trưởng tàu Việt Nam ra lệnh bẻ mạnh lái sang mạn trái và một cuộc rượt đuổi lập tức diễn ra. Chẳng cần đợi quá lâu, hai tàu Trung Quốc lập tức rượt đuổi chúng tôi. Các con tàu xông tới, hung hăng, rồ máy chạy hết tốc lực.

Vũ điệu cảm giác mạnh trên biển

Được một lúc, sau một lần tàu bẻ lái gấp hơn, chúng tôi ở tình thế chạy song song và ngược hướng với một tàu Trung Quốc. Gần tới điểm nhìn thấy các thủy thủ Trung Quốc đang thao tác phía trước. Họ đang nghĩ gì? Chắc hẳn họ phải nhìn thấy trên boong tàu thực thi pháp luật Việt Nam có nhiều nhà báo nước ngoài, với những chiếc máy quay và máy ảnh đang chĩa tới sẵn sàng cho vũ điệu cảm giác mạnh trên biển. Các nhà báo này đã được chính quyền Việt Nam mời đi thực địa để có những đánh giá chân thực và chính xác tình hình.
Vài ngày sau tại Hà Nội, cựu đại biểu quốc hội và nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên minh châu Âu Tôn Nữ Thị Ninh đã có những phân tích. Theo bà, vụ việc là rất nghiêm trọng và không bó hẹp ở mối đe dọa đối với Việt Nam: "Chúng ta đang chứng kiến Trung Quốc mưu toan áp đặt khái niệm 'thái bình dưới trướng thiên triều,' coi thường luật pháp quốc tế và bộc lộ bản chất ngạo mạn xấu xa." Bà Ninh kết luận bằng một cảnh báo: "Trung Quốc muốn khẳng định quyền bá chủ, muốn đóng vai trò sen đầm và trở thành cảnh sát trưởng ở Á Đông. Các mưu toan của họ là vấn đề đối với tất cả các nước trong khu vực cũng như với nguyên tắc tự do giao thương trên biển!"
Tất nhiên tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam không phải mới phát sinh. Hai nước cùng chia sẻ một lịch sử hàng nghìn năm: Việt Nam từng chịu sự đô hộ của đế quốc Trung Hoa từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938. Liên quan đến yêu sách chủ quyền lãnh thổ hiện nay ở Biển Đông, cả Trung Quốc và Việt Nam đều khẳng định dựa trên các bản đồ hàng hải trước đây và các bằng chứng lịch sử.
Theo nhà sử học Việt Nam Trần Đức Anh Sơn, quyền sở hữu quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có từ thời vua Gia Long, người đã "buộc các ngư dân phải đóng thuế từ năm 1816". "Hạm đội triều Nguyễn thường đứng ra cứu giúp các tàu bị lạc đường trên biển." Quần đảo mà người Việt Nam gọi là Hoàng Sa là một tập hợp khoảng ba chục hòn đảo và bãi đá, trong đó chỉ có khoảng một nửa là những hòn đảo "thực sự".

Các tàu Trung Quốc "bị đâm húc" 1.547 lần kể từ ngày 2/5

Trong những năm 1920, thực dân Pháp tại Việt Nam đã phát triển Hoàng Sa, đặc biệt đã xây dựng một trụ hải đăng và một trạm phát sóng không dây (TSF) trên đảo "Hoàng Sa" (Pattle Island), và một trạm khí tượng trên một hòn đảo khác có tên là "Đảo Cây".
Ngày 2/5, theo ngôn từ trong thông cáo của Việt Nam, Trung Quốc đã "đơn phương hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý, nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hơn 80 hải lý". Về phần mình, Trung Quốc chỉ đơn giản khẳng định giàn khoan nằm "trong lãnh hải của Trung Quốc"…
Trung Quốc không chỉ yêu sách chủ quyền đối với Hoàng Sa, mà cả Trường Sa nằm xa hơn về phía Nam. Quần đảo Trường Sa có một phần thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam, nhưng cũng là đối tượng yêu sách chủ quyền của Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan… Điều này cho dư luận hiểu tính phức tạp của các yêu sách biển đảo ở một khu vực có thể giàu trữ lượng chất đốt, nhưng có vẻ trước hết vẫn là các lợi ích chiến lược. Đó là chưa kể các vấn đề chủ quyền luôn khích lệ niềm tự hào dân tộc của các bên có sự hiện diện.

Tuần trước, Bắc Kinh đã buộc tội các tàu thuyền Việt Nam "đâm húc" các tàu Trung Quốc 1.547 lần kể từ ngày 2/5. Việt Nam đã bác bỏ cáo buộc phóng đại này và đáp lại bằng việc phát hành các đoạn video cho thấy phía Trung Quốc sử dụng súng bắn nước tấn công các tàu chấp pháp Việt Nam. Cũng có một cuốn phim cho thấy ngày 26/5, một tàu cá cỡ lớn đã rượt đuổi và húc chìm một tàu kéo lưới Việt Nam, khiến các ngư dân trên tàu suýt chết.
Ngày 14/6, cuộc rượt đuổi đã không diễn ra mãi. Không có vụ đâm húc và tấn công bằng súng nước nào từ các thủy thủ của "Thiên Đế". 8h30, lần này tất cả kết thúc mà không có va chạm: người Trung Quốc đã bỏ cuộc theo đuổi tàu Việt Nam và trở lại vị trí ban đầu.
Trong buồng hoa tiêu, chỉ huy Nguyễn Văn Tân, một trong người phụ trách của "khu vực số 2" của lực lượng cảnh sát biển, lưu ý: "Họ cố ép chúng tôi trong gọng kìm. Rõ ràng là họ muốn đẩy chúng tôi phạm sai lầm, trước hết là phản ứng bạo lực. Nhưng chúng tôi sẽ không làm như vậy: chúng tôi đã quyết định áp dụng chiến lược thận trọng."
Sẵn sàng chỉ ra bản chất hăm dọa từ hành động của Trung Quốc đáp trả việc Việt Nam cảnh báo bằng loa phóng thanh, các thủy thủ Việt Nam nhấn mạnh rằng những kẻ trước mặt họ chính là những kẻ xâm lược: các lực lượng tuần duyên Trung Quốc đi tuần với các súng máy 12,7 mm và đại bác 20 mm bỏ nắp. Một thực tế trái ngược với các đồng nhiệm người Việt Nam. Trung Quốc sử dụng ngày càng nhiều hải quân chiến tranh - điều mà trước đây vài ngày Bắc Kinh vẫn phủ nhận. Nhưng đó là sự thật: ngày 14/6, chúng tôi đã được chứng kiến cách chỗ chúng tôi vài sải cáp là một tàu hộ tống đang lặng lẽ tiến qua với một màu xám hòa lẫn với màu biển cả.
Ngày hôm sau, Lê Trung Thành, chỉ huy chiếc tàu nhỏ chở chúng tôi, đã chỉ cho các nhà báo thấy trên màn hình video bóng dáng một tàu chiến khác của hải quân Trung Quốc và cho biết "đó là tàu vớt mìn". Một ngày bình thường trên Biển Đông.

Bruno Laymond Philip (Hoàng Sa, đặc phái viên)


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...