TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

(TNBĐ)- Thủ tướng Việt Nam lên án Trung Quốc và yêu cầu chính phủ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

(TNBĐ) - Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra phát biểu này vào lúc khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 6 hôm thứ Hai.


Theo báo chí Việt Nam, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tố cáo Bắc Kinh đã “bất chấp đạo lý, pháp lý, và quan hệ hữu nghị Việt-Trung” cho hạ đặt giàn khoan trái phép để thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Đây là phát biểu mạnh mẽ mới nhất của nhà lãnh đạo Việt Nam về các vụ xung đột liên quan tới tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Ông Nguyễn Tấn Dũng nói hành động của Trung Quốc từ đầu tháng 5 tới nay  “không những xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, mà còn đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh của khu vực.”
Ông Dũng yêu cầu chính phủ ra sức bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc bằng các giải pháp phù hợp với luật quốc tế song song với các giải pháp thích nghi nhằm giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh hầu có thể xây dựng và phát triển đất nước.

Tổng bí thư: 'Phải khẳng định chủ quyền để lấy lại Hoàng Sa'
"Có ý kiến băn khoăn nếu chiến tranh thì sao, chúng ta chuẩn bị mọi khả năng song mong nó không xảy ra", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi với cử tri Hà Nội.
Theo Tổng bí thư, "Trung Quốc là nước láng giềng "ăn đời ở khiếp" nên chúng ta phải chung sống hòa bình mới phát triển được đất nước. Những người đặt giàn khoan trong thềm lục địa của Việt Nam khác với 1,3 tỷ người dân Trung Quốc. Xây dựng tình hữu nghị đồng thời phải giữ được chủ quyền. Đấu tranh với Trung Quốc là việc lâu dài, chúng ta làm sao phải khẳng định được chủ quyền để lấy lại Hoàng Sa".


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Thơ) - Thao thức Trường Sa

(TNBĐ) -Trong tình hình hiện nay, khi cả dân tộc Việt Nam, triệu triệu con người, ngàn ngàn ánh mắt bằng tất cả trái tim và tình yêu nước nồng nàn đều hướng tới biển Đông. Nơi mà người bạn láng giềng Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981, bất chấp đạo lý, bất chấp luật lệ, bỏ qua tinh thần hữu nghị liên tục gây sức ép, quấy rối, cản trở lực lượng hải quân và ngư dân ta. Rất nhiều bài thơ, bài báo, những cuộc thi, lời kêu gọi, phát động tình yêu biển đảo. Mỗi người một quan điểm, một cảm xúc, tất cả đều hướng về biển Đông. Thế nhưng, 2 năm trước, Nguyễn Thế Kỷ đã “Thao thức với Trường Sa”. Nỗi thao thức, niềm tin yêu gửi vào những vần thơ mà càng đọc càng thấu hiểu, càng đọc càng day dứt, càng đọc càng yêu mảnh đất và con người nơi đây. Trước tình thế hiện nay, đọc “Thao thức Trường Sa” lại càng cồn cào, càng thêm thấu cảm.


"Thao thc Trường Sa"                    




Trường Sa ơi, ngày mai tàu cập bến
Ta lại về phố thị thân thương
Vòng tay ấm, bữa cơm sum họp
Và riêng, chung bao chuyện vui buồn
Biển dẫu yên mà lòng ta lại động
Lắng tin xa những cơn bão chập chờn
Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi
Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn
Ôm lính đảo yêu tin bao gương mặt
Tuổi đôi mươi lồng lộng biển trời
Mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn
Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi!”
Muốn ôm ghì bãi san hô - chiến lũy
Những pháo đài vươn sóng Bạch Đằng giang
Khi Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử
Lúc dịu dàng Tiên Nữ, An Bang…
Trước Trường Sa thấy mình bé nhỏ
Tựa cột mốc chủ quyền thêm vững lòng hơn
Ngắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tác
Tổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồn
Đêm không ngủ Trường Sa, đêm trở gió
Gió hồng hoang ào ạt phía Hoàng Sa
Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc
Ấp cờ đỏ (*) lên tim mắt bỗng lệ nhòa
Trường Sa, đêm 28.4.2012
                         Nguyễn Thế Kỷ


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 11)



Chương 11: Chu Ân Lai bị tước quyền lãnh đạo kinh tế
Nôn nóng muốn làm lãnh tụ cách mạng thế giới, Mao Trạch Đông quyết tâm phát động phong trào Đại tiến vọt, làm cho kinh tế nông nghiệp lạc hậu Trung Quốc xuất hiện “kỳ tích” trong thời gian ngắn. Qua phong trào chống phái hữu, các đảng phái dân chủ và những người trí thức đã bị áp chế, chẳng còn ai dám nói gì. Vấn đề hiện nay là làm thế nào thống nhất tư tưởng và ý chí của cán bộ toàn đảng, từ trung ương tới cấp xã. Nhưng Mao vấp phải một trở ngại lớn là Chu Ân Lai và bộ máy chính quyền do ông lãnh đạo. Thủ tướng Chu Ân Lai là người có tài kinh bang tế thế, nhà lãnh đạo, tổ chức và quản lý kinh tế kiệt xuất. Ông chủ trương tôn trọng các qui luật kinh tế lượng sức mà làm, cân bằng tổng hợp, vững bước đi lên được các Phó thủ tướng Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Bạc Nhất Ba… ủng hộ. Không áp chế những người này, thì đừng mong gì thực hiện “Đại tiến vọt”.

Nửa đầu năm 1958. Mao liên tiếp triệu tập các hội nghị Hàng Châu, Nam Nính, Thành Đô, Vũ Hán… rồi Đại hội 8 kỳ 2, với chủ đề phê phán những người phản đối làm liều chống bảo thủ hữu khuynh, ép Chu Ân Lai kiểm điểm, gạt bỏ những ý kiến đúng đắn phù hợp qui luật kinh tế khách quan của Chu, mở rộng đường thực hiện trong toàn đảng đường lối chủ nghĩa xã hội không tưởng tả khuynh của Mao với đặc điểm làm liều. “Tội chứng” chủ yếu đề phê phán Chu là báo cáo của ông tại Hội nghị Trung ương 2 khoá 8 tháng 11-1956.
Tại Hội nghị Nam Ninh ngày 16-1-1958, trước mặt mọi người, Mao bảo Chu: “Chẳng phải ông phản đối làm liều đó sao? Tôi chống lại những ai phản đối làm liều”.
Tối 19-1, Chu Ân Lai kiểm điểm, thừa nhận phản đối làm liều là sai lầm hoàn toàn đi ngược lại phương châm “xúc tiến” của Mao, và xin nhận trách nhiệm chủ yếu đối với sai lầm trên.
Đến Hội nghị Thành Đô tháng 3-1958, Mao đưa ra khẩu hiệu “loại bỏ mê tín, giải phóng tư tưởng”, và đường lối chung “Dốc hết lòng hăng hái, phấn đấu vươn lên hàng đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều, nhanh, tốt rẻ“. Mao nói rất nhiều về “tính đúng đắn và sự cần thiết” của sùng bái cá nhân.
Đại hội 8 kỳ 2 họp từ 5 đến 23-5 tại Bắc Kinh. Về dự có 977 đại biểu chính thức, 389 khách mời, bao gồm một số Bí thư Huyện uỷ và cấp tương đương, Bí thư Đảng uỷ các xí nghiệp lớn do các tỉnh và thành phố trực thuộc lựa chọn. Mao Trạch Đông chủ trì, Lưu Thiếu Kỳ đọc báo cáo công tác. Kỳ họp chính thức đưa ra đường lối chung, chính thức tuyên bố khởi đầu phong trào “Đại tiến vọt”.
Chu Ân Lai hiểu rõ kiểm điểm trong phạm vi lớn như thế có nghĩa là công khai tuyên bố từ chức Thủ tướng. Ông quá hiểu Mao Trạch Đông, sau khi tiến vào Bắc Kinh, quan hệ đồng chí và chiến hữu giữa ông và Mao đã chấm dứt, bắt đầu quan hệ vua tôi. Lệnh do Mao ban, công việc do Chu làm, tuy dưới một người và trên vạn người, nhưng làm bạn với vua như chơi với hổ, có thể bị hổ ăn thịt bất cứ lúc nào, nên ông cực kỳ thận trọng. Trước mắt Chu có ba con đường. Toàn bộ nền kinh tế quốc dân đang lồng lên như con ngựa hoang, có thể lượng trước những nguy hiểm, là thủ tướng ông phải thuyết phục Mao, nhưng chưa chắc người ta đã hiểu ý tốt của mình, mà ông rất có thể bị qui là đại biểu của đường lối cơ hội hữu khuynh, đại diện cho phái hữu và giai cấp tư sản. Không thể đi theo con đường này. Con đường thứ hai là từ chức Thủ tướng, không kiểm điểm trái với lòng mình để lịch sử chứng minh ai đúng ai sai. Như vậy chẳng khác gì chơi bài ngửa với Mao Trạch Đông. Mao đã dám chỉ con hươu bảo là con ngựa, đổi trắng thay đen, trong đảng cũng không hiếm gì kẻ mưu toan xu nịnh, tâng bốc Mao để ngoi lên, như vậy mình sai sẽ bị lật đổ mình đúng càng bị lật đổ nhanh hơn, Cón đường cuối cùng là kiểrn điểm trái với lòng mình, lấy Mao làm tiêu chuẩn đúng sai, theo sát Mao, giữ sự nhất trí về đường lối và chính sách. Sau này nếu xảy ra rối loạn, Chu lại đứng ra nhận trách nhiệm về mình, chấn chỉnh tình hình, đặt Mao ở tuyến hai “vĩnh viễn đúng đắn”. Tư duy của Chu dừng lại ở điểm thứ ba này. Ông gọi thư ký riêng Phạm Nhược Ngu đến đêm khuya thanh vắng, ông nói câu nào, thư ký ghi lại câu đó nói rất chậm, có lúc mấy phút liền chẳng nói được câu nào. Bản kiểm điểm viết xong, ông cân nhắc sửa từng câu một, rồi gửi Mao Trạch Đông và các uỷ viên thường trực Bộ Chính trị. Qua mấy ngày, Mao gửi lại sau khi xoá bớt hoặc sửa cho nhẹ đi một số câu chữ quá nặng, hạn chế tính chất của vấn đề trong phạm vi nhận thức, hình như Mao không có ý định thay Thủ tướng. Chu hiểu rằng việc Mao ép mình kiểm điểm lần này cũng như đã làm với Lưu Thiếu Kỳ tại Hội nghị Trung ương 4 khoá 7, bởi Mao cho rằng làm như vậy là tuyệt đối cần thiết để củng cố địa vị lãnh tụ của ông ta, chỉ cần Lưu vá Chu không đứng ra phản đối, thì toàn Đảng chỉ có thể đi theo Mao.
Trong tâm trạng rất phức tạp, Chu Ân Lai đã đọc bản kiểm điểm trước hội nghị. Ông thừa nhận sai lầm của mình là nghiêm trọng, nguồn gốc tư tưởng là mắc bệnh chủ quan, siêu hình, giáo điều kinh nghiệm. Ông ca ngợi Mao Trạch Đông đại diện cho chân lý, là người không bao giờ mắc sai lầm, kêu gọi mọi người học tập tư tưởng, tác phong, phương pháp làm việc, các tác phẩm và các chỉ thị của Mao. Ngày 25-5, theo đề nghị của Mao. Hội nghị Trung ương 5 khoá 8 đã bầu Lâm Bưu làm Phó chủ tịch đảng, Kha Khánh Thi, Lý Tỉnh Tuyền và Đàm Chấn Lâm làm uỷ viên Bộ Chính trị. Trong đảng lan truyền tin Kha Khánh Thi (Bí thư Thành uỷ Thượng Hải) sẽ lên làm Thủ tướng. Chu Ân Lai đệ đơn từ chức, Bành Đức Hoài cũng xin thôi chức Bộ trưởng quốc phòng. Ngày 9-6-1958, Mao triệu tập cuộc họp Thường vụ Bộ chính trị thảo luận vấn đề trên. Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình nhất trí giữ hai ông lại, Hội nghị quyết định hai ông tiếp tục giữ cương vị công tác cũ.
Mao Trạch Đông biết rõ Chu Ân Lai là người có lương tâm, mà dựa vào một thủ tướng có lương tâm thì không thể hoàn thành nhiêm vụ lịch sử Đại tiến vọt. Khi ấy, Mao đã quyết tâm tước đoạt nông dân tới mức tối đa, tập trung lương thực trong tay để chi viện cách mạng thế giới, khiến ông ta trở thành lãnh tụ vĩ đại của Phong trào cộng sản quốc tế.
Mao phải đích thân ra tuyến một chỉ đạo sản xuất công nông nghiệp, tổ chức và chỉ huy Đại tiến vọt. Không thể cách chức Thủ tướng Chu, Mao liền thực thi nhiều động tác nhỏ để vô hiệu hoá ông. Trước hết. Mao thành lập 5 tổ trực thuộc Bộ Chính trị và Ban Bí thư:
1. Tổ kinh tế-tài chính gồm 12 người, do Trần Vân làm Tổ trưởng, Đàm Chấn Lâm Tổ phó.
2. Tổ chính pháp 5 người, Bành Chân làm Tổ trưởng.
3. Tổ Ngoại sự 6 người, Trần Nghị làm Tổ trưởng.
4. Tổ Văn Giáo 10 người, Tổ trưởng là Lục Định Nhất.
5. Tổ Khoa học 6 người, Tổ trưởng là Nhiếp Vinh Trăn.
Khi thông báo vấn đề này, Mao đẩy Chu từ vị trí thứ 3 xuống thứ 6. Như vậy Quốc vụ viện (Chính phủ) trở nên hữu danh vô thực, vai trò của thủ tướng trở nên mờ nhạt, bị tước quyền lãnh đạo và quyền quyết sách công việc chính trị, nhất là xây dựng kinh tế của đất nước. Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ huy 5 tổ trên, hình thành “Viện thiết kế chính trị” do ông ta đứng đầu, lãnh đạo công cuộc xây dựng kinh tế, phát động phong trào Đại tiến vọt và công xã nhân dân. Các nơi dồn dập phóng “vệ tinh” về sản lượng lương thực và bông.
(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Chuyện chưa biết về trận hải chiến với giặc phương Bắc trên Vịnh Bắc Bộ (Kỳ 1)





Chuyện chưa biết về trận hải chiến với giặc phương Bắc trên Vịnh Bắc Bộ
Kỳ 1: Ba vị tướng họ Phạm
Trận hải chiến đã nhấn chìm 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương, vô số khí giới, cùng hàng vạn quân tiếp viện.
Trong một lần trò chuyện với nhà sử học Đặng Hùng (Hội sử học Thái Bình), ông Hùng cao hứng nói: “Người Việt tuy ít, nước Việt tuy nhỏ, nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước người phương Bắc. Đừng tưởng họ có nhiều tàu, tàu to mà có thể khiến người nước Nam khiếp sợ. Bằng chứng là rất nhiều trận thủy chiến, đặc biệt là trận hải chiến ngoài Vịnh Bắc Bộ cách nay hơn 700 năm, đã tỏ rõ tài trí dũng mãnh vượt bậc của người Việt”.
Nghe nhà sử học Đặng Hùng nhắc đến chuyện hải chiến, quả thực tôi cũng thấy ngạc nhiên. Sử sách vốn nói nhiều đến những trận thủy chiến trên sông, những bãi cọc chôn xác thuyền bè của quân thù, chứ đâu có thấy nói đến chuyện hải chiến ngoài biển cả.
Nhà sử học Đặng Hùng tiết lộ thêm: “Tôi nghiên cứu nhiều về trận đánh trên sông Bạch Đằng trong lần thứ ba chống quân Nguyên, tức năm 1288, và tôi nhận ra rằng, điều kiện tiên quyết để nhà Trần chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đó là do thắng lợi của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Tôi đánh giá vai trò của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ quan trọng hơn thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Chính trận hải chiến này đã quyết định sự thành công của cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba”.
Điều ông Hùng nói thật lạ. Vậy là tôi lên đường tìm ra vùng vịnh mù khơi. Con tàu cao tốc lao vun vút trên mặt biển hướng ra đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn gồm xã Quan Lạn và Minh Châu nằm trong vịnh Bắc Bộ, cách thị trấn Cái Rồng (huyện đảo Vân Đồn) chừng 1 giờ tàu chạy. 
Từ xa, đảo Quan Lạn hình con thuyền khổng lồ hiện ra mờ ảo giữa sương mù giăng giăng khắp ngả. Ông Nguyễn Văn Đương, người dân trên đảo Quan Lạn, lái phụ tàu cao tốc chỉ tay về phía tây đảo Quan Lạn bảo: “Tôi vẫn nghe các cụ truyền lại rằng, vùng biển phía tây đảo Quan Lạn là nơi ông Trần Khánh Dư cùng ba tướng họ Phạm chỉ huy đánh tan hải quân, thuyền lương của giặc phương Bắc. Các cụ kể, vùng biển ấy thường xuyên có sương mù, che khuất tầm nhìn. Ông Trần Khánh dư đã biết lợi dụng sương mù để đánh tìm các tàu chiến của giặc.
Mấy chục năm nay, giới săn đồ cổ lặn tìm ở đó kiếm được nhiều cổ vật lắm. Họ bảo, dưới đáy biển có nhiều xác tàu đắm, giáo mác, cung nỏ cũng vớt được nhiều, nhưng lâu năm quá nên phần lớn đã han gỉ”.
Ngôi đền Quan Lạn ngày cuối tuần đón nhiều du khách từ đất liền ra thắp nhang, khấn vái. Người ta rỉ tai nhau rằng, ngôi đền thờ ba anh em họ Phạm, có công đánh giặc Nguyên rất thiêng, cầu gì được nấy, nên ai ra đảo cũng tìm đến. 
Đền Quan Lạn, cùng với ngôi đình, là chốn linh thiêng bậc nhất của đảo. Ông Nguyễn Hữu Thuận, thủ từ đền tất tả tiếp khách, rồi tranh thủ trò chuyện với tôi. Ông bảo: “Vào ngày 18/6 (âm lịch) hàng năm, Quan Lạn lại tổ chức lễ hội rất lớn. Lễ hội sắp đến rồi, du khách ra đông hơn, chúng tôi cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Theo ông Thuận, từ xa xưa, các cụ ở Quan Lạn đã tổ chức lễ hội này, với ý nghĩa kỷ niệm ngày chiến thắng giặc Nguyên năm 1288 trên biển Vân Đồn, tức trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Đền Quan Lạn thờ ba anh em họ Phạm, là phó tướng của Trần Khánh Dư, nên là nơi chính của ngày hội.
Lễ hội Quan Lạn quả thực rất độc đáo vì diễn ra trên biển, với thuyền rồng, với màn đánh trận giả giữa hai đội Đông Nam văn và Đoài Bắc võ, tái hiện lịch sử của cư dân trên đảo, thể hiện tinh thần thượng võ của hậu duệ nghĩa quân.
Hỏi về lai lịch của ba vị tướng họ Phạm, ông Thuận dẫn tôi đến chỗ tấm bia đá có vẻ như mới dựng vài năm nay, khắc chữ quốc ngữ. Tấm bia ghi rõ danh tính ba vị tướng họ Phạm, gồm Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng. Ba ông là anh em một nhà. 


Theo đó, ba ông là người xã Quan Lạn, đều lập công lớn trong ba lần chiến thắng Nguyên Mông. Đặc biệt là trong lần thứ ba (tháng 1/1288), dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Khánh Dư, ba tướng họ Phạm đã cùng với quân dân Vân Đồn tiêu diệt toàn bộ 500 chiến thuyền và trên 70 vạn hộc lương thực, cùng toàn bộ khí giới của triều đình nhà Nguyên.
Trận thắng trên biển Vân Đồn đóng góp to lớn để làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử tháng 4/1288. Bia đá viết: “Ba danh tướng tài năng, ba nhà quân sự sắc bén của quê hương Quan Lạn đã từng gắn bó sinh tử, ra sống vào chết để trấn giữ nơi cửa biển tiền tiêu phía đông bắc Tổ quốc và lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc võ công vệ quốc”.
Bia đá ghi ngắn gọn như vậy, còn dân gian thì truyền nhiều câu chuyện liêu trai. Duy có điều khá đặc biệt, dù ba ông tướng này có đền thờ chung và đền thờ riêng trên đảo Quan Lạn, nhưng thân thế và sự nghiệp thì đến ông từ Nguyễn Hữu Thuận trông giữ, hương khói, kiêm cả hướng dẫn viên cũng không nắm được gì nhiều. 
Lược bỏ những chi tiết thần thánh hóa, thì chỉ biết rằng, ba ông là anh em ruột, sinh ra và lớn lên trên hòn đảo này. Tổ tiên đã ở đây, lấy nghề đánh cá làm kế sinh nhai, nên cả ba anh em đều giỏi nghề đi biển, hiểu từng luồng lạch, con nước. 
Trong lần thứ ba chống quân Nguyên, vị tướng Trần Khánh Dư mấy phen thất bại, nên bị triều đình vời về trị tội. Tướng Trần Khánh Dư đã nguyện mang tính mạng của mình để lấy công chuộc tội. Tướng Trần Khánh Dư đã đề xuất xin được mang quân thực hiện trận hải chiến ở cửa biển Vân Đồn. 
Đem quân ra Vân Đồn, nhưng Trần Khánh Dư cũng hoang mang lắm. Quân địch thì đông, tàu địch thì lớn, mà khí thế ngút trời, khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Đúng lúc đó, ba anh em họ Phạm đến gặp Trần Khánh Dư, nguyện đem hết tài năng, kinh nghiệm biển cả của mình để phục vụ nhà Trần. Ba anh em họ Phạm đã thề nguyện rằng, nếu không đánh chìm được các chiến thuyền của giặc Nguyên, thì sẽ gieo mình xuống biển cho cá mập ăn, chứ nhất quyết không đem mạng sống của mình vào bờ để phải hổ thẹn với nhân dân.
Nhân huệ vương, tướng trấn ải đông bắc Trần Khánh Dư gặp được ba anh em họ Phạm thì khí thế như rồng gặp nước. 
Truyền thuyết kể rằng, ba vị tướng họ Phạm bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đã đề xuất đem thuyền giấu vào sương mờ dày đặc trên biển. Đoàn thuyền vận chuyển lương và quân tiếp vận của tướng giặc Trương Văn Hổ đi vào vùng biển Quan Lạn, đã bị những mũi tấn công thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù cắt đội hình, đánh cho tan tác. Toàn bộ 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương và hàng vạn quân địch đã bị nhấn chìm xuống đáy biển. 
Trận hải chiến thắng lợi lẫy lừng, nhưng cả ba vị tướng họ Phạm đều đã hy sinh. Xác ba ông trôi dạt vào bờ, được người dân vớt lên, chôn tại đảo và ba địa điểm chôn xác tướng họ Phạm đều đã dựng đền thờ.

Còn tiếp…


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...