TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

(TNBĐ)- Hãy làm những gì Trung Quốc sợ


(TNBĐ) - Cho đến giờ thì có thể khẳng định không ai có thể thức tỉnh được Trung Quốc khỏi “giấc mộng Trung Hoa” ngông cuồng. Khó có cơ chế hoặc tổ chức quốc tế đơn lẻ nào có thể chặn đứng được Trung Quốc. Cuộc “trình diễn” giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đã trở thành phép thử và tiền lệ cho việc tung ra nhiều giàn khoan khác và nhiều tham vọng khác.
Mỹ đang bất lực. Tương tự Liên Hiệp Quốc. Tương tự EU. Phải thừa nhận như vậy. Các gắn kết kinh tế được Trung Quốc ma mãnh thực hiện với một số nước ASEAN ngay từ hồi cuộc khủng hoảng kinh tế 1998 đã giúp Trung Quốc móc các nước khu vực sâu vào toa tàu của họ, khiến ASEAN bây giờ bị vô hiệu hóa. Hó hé, Bắc Kinh lập tức trừng phạt bằng đòn kinh tế.
Trong nghiên cứu mới dài 62 trang của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, một trong những think tank uy tín nhất Mỹ), công bố ngày 11-6-2014, nhằm giải mã chính sách đối ngoại Trung Quốc, đã cho thấy rằng Trung Quốc đang sử dụng sự gắn kết kinh tế làm công cụ số một và vũ khí tối thượng để “bỏ túi” khu vực. Vài nước, chẳng hạn Campuchia, thậm chí đã bị luộc chín đến mức không dám cục cựa nói trái ý Bắc Kinh. Đã đến lúc “hốt lời” từ những phi vụ đầu tư chính trị thông qua mãnh lực kim tiền. Còn lúc nào hơn lúc này? Thời cơ càng thuận lợi khi Mỹ không chỉ suy yếu về kinh tế mà còn mềm yếu về chính trị dưới thời Obama – ít nhất đó cũng là nhận định của Trung Quốc và nhận định phổ biến ở châu Á. Do đó, sẽ không thể có chuyện Trung Quốc hạ nhiệt gây hấn.
Nghiên cứu CSIS đã tổng kết vài ý chính (được dịch sang Tiếng Việt với tựa đề “Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình“) cho thấy rằng chính sách đối ngoại Trung Quốc đang được thực hiện từ những nhận định sau:
1/ Mỹ đang yếu;
2/ Châu Á xem kinh tế là vấn đề an ninh (quốc gia) nên do đó không mạo hiểm đánh đổi quan hệ chính trị với các nước khác khiến làm mất lòng Bắc Kinh và làm mất đi quan hệ kinh tế với Trung Quốc;
3/ ASEAN đã bộc lộ những yếu kém của mình khi để Trung Quốc dễ dàng đánh hạ bằng trò “bẻ từng chiếc đũa” khăng khăng áp dụng chính sách đối ngoại song phương, từng cặp một, hơn là đa phương.
Mỹ đang thực hiện chính sách tái cân bằng chỉ trên hai mặt trận – một mặt tung ra chiến dịch thông tin nhằm “quỷ sứ hóa” Trung Quốc (lá bài kinh điển của Mỹ) và một mặt xây dựng liên minh quân sự với các đồng minh truyền thống (đặc biệt Nhật và Úc). Cách thức này, cho đến giờ, rõ ràng là không đủ cứng và đủ sức răn đe để Trung Quốc chùn chân. Như đã nói, Trung Quốc đã chắc ăn khi bỏ túi một vài nước ASEAN và luôn đẩy họ vào tâm trạng nơm nớp lo ngại bị Bắc Kinh trả đũa bằng đòn trừng phạt kinh tế.
Vậy thì, muốn “chơi” lại Trung Quốc, chẳng còn khác nào khác là hạn chế tối đa lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Đó là một cách.
Thứ đến, phải thực hiện một đòn mà Trung Quốc đang cố né tối đa: lôi họ ra tòa quốc tế (Bắc Kinh thực ra rất ngán điều này).
Kế nữa, phải tiến hành một chính sách mà Bắc Kinh đang cố hết sức cản trở: đoàn kết khu vực; đồng thời “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp biển Đông.
Nói cách khác, cái gì họ sợ thì đánh vào chỗ đó. Cần thấy một thực tế là Trung Quốc đang dồi dào tiền và có thể thu phục được nhiều nước bằng tiền nhưng họ lại thiếu “nguồn vốn” đồng minh trầm trọng. Điều đáng tiếc là các nước khu vực do quá đặt nặng vấn đề an ninh kinh tế quốc gia nên vẫn chưa can đảm xích lại gần nhau để hợp sức ngăn cản sự bành trướng Trung Quốc.
Trừ phi có một ASEAN gắn kết hơn và trừ phi thoát (hoặc hạn chế được) sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, châu Á sẽ tiếp tục ngồi nhìn Trung Quốc ăn mòn ăn dần như bầy dòi háo đói ngấu nghiến đục khoét một cơ thể không còn sức đề kháng!
Phải nhìn thấy điều này: Trung Quốc đang sống và làm giàu bằng tiền của người khác. Nội lực kinh tế Trung Quốc hoàn toàn không mạnh như được tưởng. Họ đang lệ thuộc vào nguồn vốn của người khác chứ bản thân nền kinh tế phi thị trường Trung Quốc không đủ tạo ra cho họ sức mạnh kinh tế nội lực tương tự Mỹ hay Nhật. Thiếu nguồn FDI, họ sẽ yếu đi đáng kể.
Nói cách khác, muốn đánh Trung Quốc, phải làm cho họ nghèo, hay nói đúng ra là đừng giúp làm cho họ giàu (trong khi mình cứ tưởng thiếu nó thì mình chết!). Một nước châu Á khôn ngoan và thông minh là nước mà bây giờ phải tính đến việc kêu gọi đầu tư nước ngoài từ những quốc gia không phải Trung Quốc đồng thời không háo hức tiếp tục dồn vốn vào Trung Quốc. Để họ vào sâu vào sân nhà mình rồi thì có muốn gỡ đã chẳng dễ nữa!


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Phân tích: Tại sao đến nay Việt Nam vẫn chưa dùng Hải quân ở Hoàng Sa?


(TNBĐ) - Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung lực lượng, tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích “bóp chết từ trong trứng nước” Hải quân và Không quân Việt Nam.
Đến thời điểm này đã là hơn 1,5 tháng kể từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế nước ta. Tuy vậy hiện nay chúng ta vẫn đang hết sức kiềm chế trong các hoạt động chống lại sự vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Vậy lý do của sự kiềm chế này là gì, liệu có phải chúng ta đang “sợ” Trung Quốc?
PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân để hiểu rõ về vấn đề này.
Theo vị Chuẩn đô đốc thì quân đội chúng ta chưa bao giờ sợ Trung Quốc. Trong khi đó tư tưởng của Trung Quốc từ trước đến nay luôn có ý đồ “dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn” và mong muốn độc chiếm Biển Đông.
Với âm mưu trên chắc hẳn Trung Quốc đã chuẩn bị cho một cuộc chiến tại đây. Tuy vậy trong thời đại này họ không thể vô cớ tấn công chúng ta, hay một nước nào khác.
Xét tới tình hình hiện nay, không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước khác đều đánh giá lực lượng hải quân Việt Nam hiện đang trong quá trình xây dựng. Chỉ đến khi hoàn thiện thì đây sẽ là một lực lượng đáng gờm trong khu vực.
Hiện tại quân chủng Hải quân và Phòng không – Không quân của chúng ta đã được trang bị một số phương tiện, khí tài tương đối hiện đại, bao gồm trên không, tàu mặt nước và tàu ngầm cùng hệ thống các cảng quân sự, cơ sở hậu cần…
Tuy nhiên xét trên tổng thể lực lượng này chưa hoàn thiện và dựa vào mua sắm là chính. Chính vì thế Trung Quốc muốn tranh thủ thời gian này để “bóp chết từ trứng nước” quân chủng Hải quân và Không quân của chúng ta.
Người nhái thiện chiến của VN

Các hành động của họ ở Biển Đông, trực tiếp hiện nay là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam chính là muốn có một cái cớ để thực hiện âm mưu thâm độc đó.
Vị trí đặt của giàn khoan Hải Dương 981 cho thấy Trung Quốc đã tính toán rất kỹ. Nơi này chỉ cách đảo Hải Nam 200 hải lý, trong khi đó lực lượng hải quân của ta tại vùng biển này hầu như chưa có gì, chỉ có cảnh sát biển và ngư dân.
Trong trường hợp xảy ra đụng độ, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng không quân, hải quân, tên lửa bờ đang được biên chế tại Hải Nam để đánh trả chúng ta. Nhưng nếu đi xa hơn rõ ràng Trung Quốc sẽ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro.
Vị Chuẩn đô đốc cũng cho rằng việc tiêu diệt giàn khoan Hải Dương 981 không phải là một nhiệm vụ khó đối với hải quân và không quân. Nhưng chắc hẳn Trung Quốc đang trông đợi cho chúng ta phạm phải sai lầm này, từ đó họ sẽ lu loa lên với thế giới về một Việt Nam muốn “hạ nhục Trung Quốc”, một Việt Nam hung hăng, thích gây chiến để rồi “dạy cho Việt Nam một bài học đau đớn”.
Âm mưu thực sự của Trung Quốc là lợi dụng cái cớ đó để tập trung không quân, hải quân và cả quân đoàn pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) tập kích vào các căn cứ chính của ta tại ven biển nhằm mục đích xóa sổ lực lượng đánh biển của Việt Nam. Và khi lực lượng này bị suy yếu thì việc Trung Quốc chiếm các đảo tại quần đảo Trường Sa là tất yếu. Mộng độc chiếm Biển Đông sẽ được thực hiện sớm hơn, hệ lụy sẽ khó lường.
Do đó trong tình hình hiện nay chúng ta phải hết sức bình tĩnh, thậm chí là nhịn nhục để tránh gây ra xung đột, mắc vào chiếc bẫy mà Trung Quốc đã giăng ra.
Tuy vậy nếu họ tiếp tục hung hăng quá mức chắc chắn sẽ xảy ra đụng độ, vì vậy chúng ta cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất này một cách toàn diện, nhanh chóng, và vững chắc. Trên cơ sở huy động tối đa sức mạnh toàn dân và tranh thủ sự phối hợp của bạn bè quốc tế một cách thiết thực, hợp lý nhất.


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Trung Quốc có tới 16 giàn khoan ở Biển Đông






(TGCT)-(Sao)

(TNBĐ)- Trung Quốc dùng thủ đoạn vu khống mới

Trung Quốc dùng thủ đoạn vu khống mới:

Trung Quốc cung cấp thông tin miễn phí cho các hãng thông tấn lớn với nội dung vu khống Việt Nam trên Biển Đông





(TGCT)-

(TNBĐ)-80 hoa hậu các nước nói "Tôi yêu Việt Nam"






(TGCT)-

(TNBĐ)-Phóng viên Úc quay cảnh tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam






(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (chương 1- Phần 2)



Chương 1
Muốn trở thành lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế (P2)
Từ đầu tháng 7, Stalin đã nhiều lần thúc giục Trung Quốc xuất quân. Đây là một vấn đề gay gắt đặt ra trước Mao Trạch Đông và ban lãnh đạo Trung Quốc. Mao quyết tâm kháng Mỹ viện Triều, bởi gánh vác nghĩa vụ quốc tế là điều kiện để sau này trở thành lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế. Nhưng hầu hết các nhà lãnh đạo khác không tán thành vì vừa giải phóng được một năm, Trung Quốc còn đầy rẫy khó khăn, nội chiến chưa chấm dứt, nạn thổ phỉ vẫn hoành hành, kho tàng trống rỗng, được Bành Đức Hoài ủng hộ, qua phân tích chỗ mạnh chỗ yếu của mỗi bên, nhất là lợi ích an ninh tạo ra khu đệm giữa Trung Quốc và Mỹ, đánh Mỹ ở bên ngoài còn hơn phải đánh Mỹ trên đất Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã thuyết phục được các nhà lãnh đạo khác tán thành đưa quân sang Triều Tiên. Liên Xô cam kết yểm trợ về không quân và giúp Trung Quốc trang bị 40 sư đoàn.
Ngày 19-10-1950, 4 quân đoàn Quân tình nguyện Trung Quốc gồrn 26 vạn người do Bành Đức Hoài chỉ huy vượt sông Áp Lục, sau 3 chiến dịch đã xoay chuyển tình thế, đẩy lùi quân Mỹ và LHQ. Ngày 31-12, Liên quân Trung-Triều vượt vĩ tuyến 38, chiếm Seoul. Quân Mỹ phải lùi tới vĩ tuyến 37.
Ngày 13-1-1951, Uỷ ban chính trị LHQ thông qua “báo cáo bổ sung” về nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề Triều Tiên trên cơ sở đề án của 13 nước (Anh, Thụy Điển, Ấn Độ), đề nghị ngừng bắn ngay, quân đội nước ngoài rút khỏi Triều Tiên, tổ chức bầu cử để thống nhất Triều Tiên, sau đó họp Hội nghị 4 bên Anh, Mỹ, Xô, Trung giải quyết vấn đề Viễn Đông, bao gồm vị trí của Đài Loan và quyền đại diện của Trung Quốc tại LHQ. Mỹ rất lủng túng trước đề nghi này, chấp nhận thì mất tín nhiệm với người Triều Tiên, khiến Quốc hội và dư luận Mỹ tức giận không chấp nhận sẽ mất sự ủng hộ của đa số trung LHQ. Mỹ chỉ mong Trung Quốc bác bỏ đề nghị trên.
Đối với Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời. Nếu Trung Quốc đóng quân gần vĩ tuyến 38, bắt đầu thương lượng ngừng bắn, thì có lợi cả về chính trị, quân sự, ngoại giao. Việc thông qua đề án trên cũng thể hiện sự đồng tình và thái độ hữu nghị của đa số các nước trên thế giới đối với Trung Quốc. Nhưng hồi ấy Stalin quyết tâm đánh tiếp. Ngày 17-l, Chu Ân Lai tuyên bố cự tuyệt đề án ngừng bắn, ông còn chỉ trích đây là âm mưu của Mỹ, làm tổn thương tình cảm của nhiều nước.
Hậu quả là ngày 30-1, với đa số 44/7 (có 7 phiếu trắng), Uỷ ban Chính trị LHQ đã thông qua đề án do Mỹ đưa ra, tố cáo Trung Quốc xâm lược. Tuy trong đó có nhiều nhân tố do Mỹ thao túng, nhưng nó cũng chứng tỏ nhiều nước thất vọng với Trung Quốc, vấn đề chiếc ghế của Trung Quốc ở LHQ cũng bị gác lại rất lâu.
Theo chỉ thị của Stalin, Liên quân Trung-Triều mở tiếp chiến dịch thứ 4 và thứ 5. Hai bên liên tục tăng quân, tổng binh lực trên chiến trường lên tới gần 3 triệu. Riêng Trung Quốc đã đưa sang Triều Tiên 27 quân đoàn bộ binh, 15 sư đoàn pháo binh, 12 sư đoàn không quân, 3 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn công binh, 10 sư đoàn đường sắt, 2 sư đoàn công an… tổng cộng 1,34 triệu quân. Chiến tranh giằng co, thương vong nặng nề của quân tình nguyện Trung Quốc chủ yếu diễn ra sau khi Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38. Cuối cùng quân Mỹ lại đẩy quân Trung Quốc ngược trở lại bắc vĩ tuyến 38.
Ngày 30-6-1951, Mỹ đề nghị thương lượng ngừng bắn. Một ngày sau, Bành Đức Hoài và Kim Nhật Thành trả lời đồng ý ngay. Stalin chỉ thị “không được có biểu hiện vội vã kết thúc đàm phán”, cục diện vừa đánh vừa đàm kéo dài.
Ngày 5-3-1953, Stalin từ trần. Ban lãnh đạo mới của Liên Xô yêu cầu Trung-Triều chủ động ngừng bắn. Ngày 27-7-1953, Hiệp định ngừng bắn được ký kết, trong cuộc chiến này. Phía Trung-Triều thương vong 1,03 triệu người, riêng Trung Quốc thương vong trên 30 vạn người (có 11,5 vạn chết trận), thương vong phi chiến đấu trên 41 vạn người.
Vào ngày đầu dựng nước, với đội quân đã mệt mỏi do chiến trận lâu dài, với nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, mà Mao dám quyết tâm tham chiến ở Triều Tiên, quả là đại trí, đại dũng. Từ đó, nhân dân Trung Quốc ngẩng cao đầu, chẳng ai dám đến hà hiếp họ nữa. Đây là trận đánh đặt nền móng cho nước Trung Hoa mới, là đỉnh cao huy hoàng trong sự nghiệp cách mạng của Mao Trạch Đông.




 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...