TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Bộ ảnh đẹp " Hướng về Biển Đông"



(TNBĐ) - “Việt Nam phản bác tất cả thông tin trong văn bản Trung Quốc gửi LHQ”

Đại sứ của chúng ta tại Liên Hợp Quốc đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông báo cụ thể tình hình, đồng thời phản bác tất cả thông tin trong những văn bản của Trung Quốc”, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói.


=== Ngày 9/6, Trung Quốc đã gửi văn bản vu vạ Việt Nam xâm phạm chủ quyền và gây ảnh hưởng đến hoạt động khoan dầu hợp pháp (?) của một công ty Trung Quốc ở Biển Đông lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và yêu cầu Liên Hợp Quốc cho lưu hành văn bản này tới 193 thành viên của Đại hội đồng.

Trong tài liệu mà phía Trung Quốc đệ trình lên Liên Hợp Quốc, họ ngang nhiên cho rằng, Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) thực hiện các hoạt động địa chấn, khảo sát địa chất trong khu vực này suốt 10 năm qua và hoạt động khoan dầu lần này là “sự nối tiếp quá trình thăm dò bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc”.

Trung Quốc cũng vu cáo Việt Nam sử dụng “các biện pháp bất hợp pháp và gây hấn” trong đó có cả việc điều các tàu vũ trang sẵn sàng đâm, va, gây cản trở hoạt động của giàn khoan Trung Quốc. Bản tuyên cáo của phía Trung Quốc còn trắng trợn cho rằng: “Việt Nam đã điều người nhái đến khu vực trên và thả nhiều vật cản như lưới và các vật trôi nổi xuống biển” nhằm cản trở hoạt động bình thường của tàu thuyền Trung Quốc…
====

Chiều ngày 12/6, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trao đổi với báo chí trước sự việc Trung Quốc vu vạ Việt Nam ở Liên Hợp Quốc và việc ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc sẵn sàng giúp giải quyết vấn đề biển Đông.
Cùng với hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông, mới đây phó Đại sứ nước này tại Liên Hợp Quốc, Wang Min còn lớn tiếng vu vạ Việt Nam lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và yêu cầu Liên Hợp Quốc cho lưu hành văn bản này tới 193 thành viên của Đại hội đồng. Trước động thái ngày càng trơ trẽn như vậy của Trung Quốc, xin ông cho biết Việt Nam phản bác lại thông tin đó thế nào?
Trước đó, chúng ta đã đưa thông tin, gửi công hàm và thông báo vấn đề với Liên Hợp Quốc. Đến nay, Đại sứ của chúng ta tại Liên Hợp Quốc - Lê Hoài Trung cũng đã gặp Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông báo tình hình đó. Đồng thời Đại sứ đã phản bác tất cả những thông tin trong những văn bản của Trung Quốc.
Chúng ta còn làm gì khác để Liên Hợp Quốc thấy rõ bản chất thực sự của Trung Quốc khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hay không?
Chúng ta còn gửi thông tin lên Liên Hợp Quốc và còn đề nghị họ lưu hành công hàm của chúng ta gửi lên như là tài liệu để biết rõ tình hình.
Ông Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc mới khẳng định sẵn sàng làm trung gian giải quyết vấn đề biển Đông. Ông nhìn nhận thiện chí đó thế nào?
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đưa ra quan điểm đó là điều tích cực. Chúng ta hoan nghênh sự cố gắng của tất cả các bên, nhất là động thái của Tổng Thư ký. Tất cả mọi cố gắng, nỗ lực để đóng góp vào việc Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta.
Theo quy trình của Liên Hợp Quốc, khi Tổng Thư ký tham gia vào giải quyết thì các bên đều phải đồng ý vai trò của Tổng Thư ký.

Đến lúc này đã có dấu hiệu tích cực gì cho thấy lãnh đạo cấp cao 2 bên cùng giải quyết vấn đề chưa, thưa ông?
Chúng ta vẫn tiếp tục đấu tranh để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta.
Xin cảm ơn ông!

(TNBĐ) - Thực chất cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Hoàng Sa- Bài 1

Thực chất cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc ở Hoàng Sa- Bài 1.

Để chứng minh sự quản lý của Trung Quốc trên các đảo này từ hàng nghìn năm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra ba sự kiện. 
Căn cứ luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ, lập luận "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc liệu có đứng vững được không?
Ảnh chụp từ bộ Atlas thế giới Bruxelles – 1827 khẳng định cực Nam của Trung Quốc giới hạn ở đảo Hải Nam. 


Bất chấp dư luận quốc tế, bất chấp những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam, Trung Quốc vẫn không rút giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Hơn 1 tháng nay, Trung Quốc ngang ngược sử dụng vũ lực tấn công các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên biển và tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Ngày 8/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại công bố tài liệu biện minh cho yêu sách “chủ quyền” của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa, biện hộ cho hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. Mặc dù lớn tiếng khẳng định chủ quyền với cái gọi là Tây Sa (mà thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) nhưng Trung Quốc không đưa ra được chứng cứ thuyết phục nào. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng như các học giả nước này luôn né tránh hoặc giải thích quanh co khi được yêu cầu làm rõ về chủ quyền mà Trung Quốc đã tuyên bố. Trong khi đó, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng pháp lý cũng như lịch sử để chứng minh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa.
Để làm rõ những chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Nhóm phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Miền Trung thực hiện loạt bài “Hoàng Sa muôn đời của Việt Nam”.
Bài 1: Trung Quốc ngụy biện về chủ quyền " Tây Sa"
Trung Quốc yêu sách chủ quyền đối với quần đảo “Tây Sa”, tức quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo nguyên tắc “chủ quyền lịch sử”. Lập luận của nước này là: Người Trung Quốc đã phát hiện ra các đảo này sớm nhất và đã đặt tên cho chúng; Ngư dân Trung Quốc đã khai thác các đảo này từ hàng nghìn năm nay. Điều đó chứng minh chủ quyền của Trung Quốc; Trung Quốc đã thực hiện các hành động cai quản ở quần đảo này từ lâu đời…
Căn cứ nguyên tắc của luật pháp quốc tế về quyền thụ đắc lãnh thổ cho đến nửa cuối thế kỷ XIX, lập luận này của Trung Quốc liệu có đứng vững được không?
Từ cuối thế kỷ XV, luật quốc tế công nhận các hành vi tượng trưng của việc sáp nhập lãnh thổ do quốc gia phát hiện ra thực hiện như là danh nghĩa nguyên thủy của việc chiếm hữu. Nhưng phát hiện với ý định sở hữu là chưa đủ để tạo ra quyền sở hữu đối với lãnh thổ vô chủ cho quốc gia phát hiện. Yếu tố tinh thần này phải được củng cố bằng yếu tố vật chất qua việc chiếm hữu thực sự, hiệu quả và quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý, mà độ dài phụ thuộc vào hai yêu cầu: một là, sự khẳng định quyền lực trong vùng đó đối với không chỉ các chủ thể trong nước mà cả với các chủ thể ngoài nước; hai là, không có tranh chấp từ phía quốc gia khác. Tóm lại, quốc gia đó cần phải chứng minh được rằng, việc chiếm hữu là rõ ràng, hòa bình, liên tục và không có tranh cãi.
Đáng chú ý, riêng quyền phát hiện không được coi là đủ để đảm bảo quyền chiếm hữu xác định. Nó phải được củng cố bằng sự chiếm cứ thực sự do Nhà nước thực hiện. Việc một cá nhân hoặc nhiều cá nhân là công dân của một nước thực hiện hành vi chiếm hữu với tư cách cá nhân sẽ không tạo ra một danh nghĩa chủ quyền cho Nhà nước đó.
Ảnh chụp lại

Về danh nghĩa lịch sử hay quyền phát hiện, Sách trắng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30 tháng 1 năm 1980 với nhan đề Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa khẳng định: “Từ thời Hán Vũ đế trước Công lịch hai thế kỷ, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu đi lại trên biển Nam. Trải qua thực tiễn hàng hải lâu dài, nhân dân Trung Quốc đã lần lượt phát hiện các quần đảo Tây Sa và Nam Sa ”. Để chứng minh danh nghĩa lịch sử của họ, phía Trung Quốc đã dựa trên những cuốn sách chính như: Nam châu dị vật chí; Vũ kinh tổng yếu; Mộng Lương Lục; Đảo di chí lược; Đông Tây dương khảo; Độc sử phương dư kỷ yếu,…
Tuy nhiên, các sách này hoàn toàn không phải là các chính sử do các cơ quan của Nhà nước Trung Quốc ấn hành. Không phải là những phát hiện với ý định sở hữu, nguồn tài liệu này đều là các chuyên khảo, tài liệu địa dư hoặc các sách hàng hải do các nhà địa lý hoặc nhà hàng hải chép về các chuyến đi, mô tả về các lãnh thổ, thể hiện những nhận biết chung về địa lý liên quan không chỉ tới lãnh thổ Trung Quốc mà còn là lãnh thổ của các nước khác. Những tài liệu này không đưa ra cơ sở khoa học vững chắc để kết luận rằng những địa điểm được đề cập trong các tác phẩm đó là Hoàng Sa mà Trung Quốc đã sở hữu hơn 2000 năm.

(TNBĐ) - Kỹ năng hoàn hoào của lính bắn tỉa Việt Nam




(TNBĐ) - Kỹ năng hoàn hảo của lính bắn tỉa Việt Nam


Nhờ khả năng tiêu diệt mục tiêu từ xa với độ chính xác gần như tuyệt đối, lính bắn tỉa luôn là nỗi ám ảnh đối với quân địch khi tham chiến.

Câu hi được nhiu người đt ra là trong biên chế Quân đi Nhân dân Vit Nam có lc lượng bn ta không và kh năng ca h ra sao? Bài viết và video dưới đây s cho các bn biết mt phn v lc lượng đc bit này.
Hin nay lc lượng bn ta ca Vit Nam được biên chế thuc các đoàn đc công. Ging như các lc lượng bn ta khác trên thế gii, t bn ta ca Vit Nam cũng bao gm 2 người trong đó có 1 x th và 1 người chu trách nhim quan sát, đo các thông s v c ly, hướng gió, đ m... và chu trách nhim bo v x th.
Tuy ch gi v trí s 2 nhưng người quan sát đóng vai trò cc k quan trng đi vi thành công ca mi phát bn. Da trên nhng kinh nghim lâu năm cùng thiết b h tr, người quan sát s đưa ra nhng thông s chính xác giúp x th điu chnh kính ngm cho phù hp. Trên thc thế 2 người trong t bn ta hoàn toàn có th hoán đi v trí cho nhau.
Ngoài bn chính xác thì yêu cu vi mi người lính bn ta còn là kh năng ngy trang khéo léo. Do đc thù hot đng bí mt, thường phi n np ch đi hàng gi hoc hàng ngày đ tiêu dit mc tiêu nên yếu t ngy trang gi vai trò cc k quan trng. Trong video cui bài, có th thy k năng ngy trang rt n tượng ca lính bn ta Vit Nam khi ch huy đng trong bán kính 20m vn không th phát hin ra v trí ca h. Bên cnh k năng bn và ngy trang thì súng bn ta chuyên dng cũng là yếu t quan trng góp phn vào thành công ca mi phát đn. Ngoài Dragunov SVD, gn đây Vit Nam đã được trang b súng bn tGalatz do Israel sn xut. Đây là loi súng bn ta bán t đng được thiết kế t mu súng trường tn công Galil s dng c đn 7,62x51mm NATO có chiu dài nòng súng 508mm, chiu dài tng th 1.115mm, sơ tc 815 m/giây. Súng có khi lượng 6,4 kg (không hp tiếp đn) và 8 kg (vi hp tiếp đn 20 viên, kính ngm có kh năng phóng to 6 ln và giá 2 chân). Báng súng Galatz có th gp li và điu chnh p tì má phù hp vi người s dng.

(TNBĐ) -Giáp mặt tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc rượt tàu cá Việt Nam

Đang áp sát tàu cảnh sát biển Việt Nam, tàu hộ vệ tên lửa 534 liền đột ngột chuyển hướng, tăng tốc truy đuổi nhưng không thể bám sát được chiếc tàu cá nào của Việt Nam.
Sáng sớm 28/5, chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng nổ máy bất thường của tàu cảnh sát biển. Đoán có chuyện xảy ra, tôi vội vàng bật dậy chạy lên cabin tàu. Rất đông cán bộ chiến sĩ đã có mặt, hướng về phía đuôi tàu.
Với khoảng cách chỉ vài trăm mét, một chiếc tàu khu trục tên lửa to lớn của Trung Quốc mang số hiệu 170 lừ lừ đi cắt ngang đuôi tàu cảnh sát biển Việt Nam. Để tránh va chạm với tàu chiến Trung Quốc, thuyền trưởng Phạm Đức Tuyên cho tàu tăng tốc, đi chệch hướng tàu đối phương.
Dù đã được nhìn thấy hình ảnh những chiếc tàu chiến trên tivi, sách báo, nhưng khi đối mặt với tàu khu trục tên lửa của Trung Quốc tôi không khỏi choáng ngợp trước vẻ hung bạo và dữ dằn của nó.

Không khó để nhìn rõ từng chi tiết vũ khí trên con tàu qua ống kính máy ảnh từ khoảng cách này. Trước mắt tôi là cả một hệ thống súng máy, pháo phản lực và các ống chứa tên lửa hiện đại. Theo nhận xét của một người am hiểu về vũ khí, đây là loại lớp tàu khu trục tên lửa hiện đại nhất do Trung Quốc tự chế tạo. Tàu khu trục lớp này được trang bị 8 tên lửa đạn đạo phòng không HHQ-9A phóng thẳng đứng, 2 tên lửa chống hạm YJ-62, pháo phản lực 18 nòng. Tàu được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động. Ngoài ra còn có radar phòng không, radar kiểm soát bắn. Tàu có 3 ống phóng ngư lôi 324 mm và có pháo 100 mm, hệ thống vũ khí đánh gần 30 mm. Khi đi sát tàu Cảnh sát biển Việt Nam, từ mũi chiếc tàu chiến này, các khẩu pháo đã được tháo bạt, giương nòng về phía trước đe dọa tàu của ta. Phía đuôi tàu, một chiếc trực thăng đang nằm chờ trên sân đỗ. Các ống pháo hai bên hông tàu đen ngòm hướng thẳng về phía tàu của ta.

(TNBĐ) - Video tàu hộ vệ Gepard Việt Nam - 'vị vua' trên biển Đông



(TNBĐ) - Ngư dân Việt Nam tính chuyện đồng loạt khởi kiện Trung Quốc

(TNBĐ)- Ngư dân tính chuyện đồng loạt khởi kiện Trung Quốc

Chưa bao giờ ngư dân miền Trung đánh bắt ở Hoàng Sa lại gặp sự đe dọa hung hăng của tàu cá, tàu hải giám Trung Quốc như hiện nay. Liên tiếp nhiều tàu Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam trở về trong thương tích. Nhiều ngư dân đã tính đến chuyện đồng loạt khởi kiện phía Trung Quốc.
“Chúng tôi có đầy đủ chứng cớ trong tay, sẽ khởi kiện đồng loạt hoặc làm nhân chứng” - anh Lê Văn Chiến, thuyền trưởng tàu ĐNa 90351 khẳng khái.
Sẽ Đồng loạt khởi kiện: Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá An Hải (Lý Sơn) cho biết: Hiện nghiệp đoàn đang phối hợp với các ngành chức năng, xác minh để thu thập bằng chứng, chứng minh hành vi thô bạo, vi phạm luật biển quốc tế để khởi kiện Trung Quốc”.



(TNBĐ) - Thư chiến sỹ tàu CSB 2015: Đất liền ơi, hãy yên lòng!



Thư chiến sỹ tàu CSB 2015: Đất liền ơi, hãy yên lòng!
Chỉ huy tàu, Thiếu tá Nguyễn Văn Thanh viết: "Đất liền ơi hãy yên lòng. Chúng tôi, những người lính biển luôn vững vàng tay súng, trong bất kỳ tình huống nào cũng luôn bền gan vững chí để bảo vệ vững chắc biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam!".

Thuyền trưởng, Đại úy Đặng Lê Sơn tâm sự: "Hôm nay, đúng một tháng tàu CSB 2015 nhận nhiệm vụ cùng với các tàu khác trong lực lượng CSB, kiểm ngư làm nhiệm vụ chấp pháp trong khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 ở vùng biển Việt Nam. Qua thông tin báo đài, các bộ, chiến sỹ tàu CSB 2015 hết sức cảm ơn sự quan tâm động viên về mọi mặt vật chất cũng như tinh thần của đồng bào, Nhân dân cả nước, bạn đọc báo Đời sống và Pháp luật. Là lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sỹ tàu CSB 2015 quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà cấp trên giao, khắc phục mọi khó khăn, đáp ứng sự tin yêu của đồng bào nhân dân cả nước..."..
Loading...