TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

(TBĐ)- Kiểm ngư Việt Nam tăng cường lực lượng ở khu vực Trung Quốc cấm đánh cá

(TNBĐ) - Tại cuộc họp báo của Bộ Nông nghiệp ngày 3/3, ông Vũ Duyên Hải (Phó vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục thủy sản) cho rằng, lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, và vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước hành động phi lý trên, Tổng cục thủy sản sẽ tăng cường lực lượng kiểm ngư hoạt động trên toàn bộ vùng biển Việt Nam, trong đó tập trung nhiều ở khu vực Trung Quốc cấm biển để bảo vệ, hỗ trợ ngư dân.
“Chúng tôi cũng đề nghị địa phương khuyến cáo ngư dân đi theo tọa độ an toàn, đánh bắt theo tổ, đội, thường xuyên thông tin liên lạc giữa các tàu. Khi gặp sự cố cần liên lạc với địa phương hoặc tàu kiểm ngư cũng như các lực lượng khác làm nhiệm vụ trên biển”, ông Hải nói.
Ngày 27/2, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quy chế này của phía Trung Quốc. Trung ương Hội nghề cá Việt Nam cũng có văn bản phản đối hành động sai trái trên, yêu cầu nước này chấm dứt ngay Quy chế trên.
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 21 tháng 7, 2016

Đường lưỡi bò đi vào hát xẩm

(TNBĐ) -
Nhóm xẩm Hà thành đã góp chung tiếng nói cùng các văn nghệ sĩ cả nước trong việc ủng hộ phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) tại The Hague, Hà Lan về 'đường lưỡi bò' phi lý của Trung Quốc.


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Trơ trẽn như Giặc Tầu

(TNBĐ) - Cuối cùng thì một phán quyết lịch sử đã diễn ra tại La Haye (Hà Lan). Sau ba năm bảy tháng, “Chú lính chì dũng cảm” Manila có đơn kiện lên Tòa trọng tài LHQ (PCA) về việc Bắc Kinh ngang ngược vung bút vẽ ra cái “Đường lưỡi bò” trên Biển Đông, có vẻ như đã đưa tới một kết thúc có hậu.

Phán quyết của PCA được dư luận quốc tế dự báo từ trước. Rằng, lẽ phải sẽ thắng. Pháp luật quốc tế sẽ thắng. Cho nên sau khi Tòa công bố phán quyết cuối cùng thì lập tức Mỹ, Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác lên tiếng mạnh mẽ, ủng hộ.Sao lại không ủng hộ khi PCA đã xem xét toàn bộ vụ kiện một cách khách khoan, toàn diện, tuân thủ luật pháp quốc tế? Việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông phải bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Nhưng có một quốc gia lớn – bên bị kiện- thì phản ứng dữ dội. Người ta cũng không còn lạ gì thái độ trơ trẽn, tráo trở của kẻ vừa ăn cướp vừa la làng. Trước đó, Bắc Kinh lớn tiếng, không tham gia vụ kiện, vì PCA vi phạm luật pháp quốc tế. Và Bắc Kinh sẽ không chấp nhận một kết luận nào từ phía Tòa quốc tế. Thế nhưng các nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn tìm cách ve vãn Tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Rằng, các ông hãy ngồi lại đàm phán song phương với tôi đi. Chúng ta sẽ tìm ra những điểm tương đồng, cùng làm ăn khai thác trên Biển Đông. Chớ có dại để Mỹ chĩa mũi vào. Chính Mỹ mới là kẻ làm nóng lên “thùng thuốc súng” trên biển.

Hòa hoãn không xong. Cái gì đến phải đến. Ngay trong buổi chiều ngột ngạt 12-7 và đêm ấy, những chén rượu Mao Đài đắng ngắt trong cổ họng nhà cầm quyền Bắc Kinh. Và họ lập tức lên tiếng. Từ Ông Chủ tịch Tập Cận Bình đến Ngoại trưởng Vương Nghị, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Dương Vũ Quân nhất hô bá ứng. Rằng, phán quyết của Tòa trọng tài“là vô giá trị, không có sức ràng buộc, Trung Quốc không chấp nhận, không công nhận”. Và rằng, mục đích của Philippines đơn phương đưa vấn đề lên trọng tài là “không phải là để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc, cũng không phải để giữ gìn hoà bình và ổn định” trên Biển Đông, mà hòng phủ định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước sau hành động đưa lên trọng tài của Philippines là vi phạm luật pháp quốc tế! Hổ giấy Bắc Kinh cũng tố ngược: Hành động và phán quyết của Toà trọng tài đã trái thực tiễn thông thường của Toà trọng tài quốc tế, trái ngược hoàn toàn với mục đích và tôn chỉ thúc đẩy giải quyết hoà bình tranh chấp của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển, làm tổn hại nghiêm trọng tính hoàn chỉnh và uy tín của Công ước, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của Trung Quốc.

Là cái loa của các quan thầy, Tân Hoa Xã và nhiều tờ báo lớn ở Trung quốc đồng loạt xuyên tạc tình hình, bình luận dối trá về sự kiện này. Trung Quốc cũng không ngần ngại chỉ trích một số nước đã không đi tới tận cùng với mình, như Singapore, Indonesia mà chỉ là những kẻ theo đóm ăn tàn, hít phải bã mía của Mỹ (!) Ngoài Biển Đông hàng loạt các hoạt động khiêu khích quân sự, cho máy bay quần thảo trên biển để giễu võ giương oai và cũng là để cho đỡ… bẽ mặt. Cũng ngày từ hôm 13-7, người Trung Quốc đã có những hoạt động tảy chay không mua hàng hóa của Philippines trên mạng. Thật là trò trẻ con, nhăng nhố.

Trong khi Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon kêu gọi Trung Quốc và các bên chấp hành nghiêm phán quyết của Tòa giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình và hòa giải thông qua đối thoại, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương LHQ; không thực hiện các hành động gia tăng thêm căng thẳng, thì thái độ mũ ni che tai của “bên thua cuộc” là không thể chấp nhạn được.

Cách chúng ta hơn 2000 năm, đời nhà Hán ở Trung Quốc đã có câu rằng: “Một chó sủa hình, trăm chó sủa tiếng”. Nghĩa là, vào một đêm trăng mờ nào đó, có con chó phát hiện bóng người và bèn sủa hình. Tức thì hàng trăm con sau sủa theo tiếng của con trước.

Cái giàn sủa tiếng ở Bắc Kinh đang cất giọng.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

TTXVN bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về Biển Đông

(TNBĐ) - Ngày 14/7/2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ), cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã diễn ra, ngay sau đó nhiều cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, trong đó có hãng thông tấn Tân Hoa xã, trang mạng chinadaily.com.cn (phiên bản đối ngoại tiếng Anh của tờ Trung Quốc Nhật báo) và tờ Nhân dân Nhật báo tiếng Trung Quốc, đã dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp nói rằng: “Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông,” đồng thời cho biết: “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực."

Ngày 18/7, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) được quyền tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10/2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam đối với phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2016

Xem đặc công Việt Nam hóa trang



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Đường lưỡi bò chính thức bị bác bỏ- Sưu tầm



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

Thua kiện liệu TQ có dám chiếm đảo tạo sự đã rồi?

(TNBĐ) -  TIN NÓNG BỂN ĐÔNG
Một số cư dân mạng lo ngại TQ có thể đánh liều chiếm Trường Sa tạo sự đã rồi sau khi bị phán thua kiện. Liệu khả năng này có xảy ra?
nguồn VN Youtuber.


(TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

ASEAN không ra tuyên bố chung về phán quyết của PCA

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG

Chủ tịch luân phiên ASEAN 2016, CHDCND Lào tối 13-7 thông báo, dự thảo tuyên bố chung của khối về phán quyết của PCA trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã không được thông qua do không đạt được đồng thuận.
Một nhà ngoại giao ASEAN xác nhận với AFP: “Các quan chức ASEAN đã chuẩn bị sẵn dự thảo tuyên bố nhưng cuối cùng không đạt được nhất trí để công bố tuyên bố chung”.
Quan chức này tin rằng, Trung Quốc đã gây áp lực lên Lào và Campuchia, ngăn không cho khối 10 nước này ra tuyên bố chung sau phán quyết của PCA với nhiều bất lợi cho Bắc Kinh.
“Một vài quốc gia ASEAN chắc chắn không vui. Việc làm của Bắc Kinh được coi là đã can thiệp vào vai trò trung tâm của ASEAN”.
Trong khi đó, một quan chức cấp cao ASEAN khác đánh giá vấn đề có phần nghiêm trọng hơn khi cho rằng Trung Quốc đã “thành công trong việc chia rẽ ASEAN về vấn đề Biển Đông”.
==Ảnh Biên đội tàu chiến của Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trái phép tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam - Ảnh: AFP



(TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Google đã thay bản đồ, công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG

Sau nhiều cố gắng của các nhà khoa học Thế giới trong đó có cả chính những nhà khoa học chân chính Trung Quốc và đặc biệt công sức lớn lao của các nhà khoa học Việt Nam tại Hải Ngoại cung cấp bằng chứng khoa học, sát thực cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi và sự phán quyết của tòa trọng tài PCA đến nay trên Google Earth đã thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam chúng ta!

Bản đồ Google thể hiện Quần đảo Hoàng Sa (Paracel) thuộc nước Việt Nam
QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA THUỘC VIỆT NAM

PARACEL ISLANDS & SPRATLY ISLANDS BELONG TO VIETNAM ..
西沙群島和南沙群島屬於越南
(Phiên âm câu chữ Hán:Tây Sa quần đảo và Nam Sa quần đảo 
thuộc về Việt Nam)

Điều này cho thấy chân lý Hoàng Sa là của chúng ta đã được Thế Giới Google (Google Earth) công nhận.
Nhân dân Việt Nam, bạn bè năm châu bốn biển hãy cùng nắm tay nhau quảng bá vào xem để đưa rating lên cao giúp bất cứ ai khi vào google sẽ hiện ra ngay hình ảnh này!
Lời bình:
- Cũng Google Earth trước đây ghi là thuộc Trung Quốc, nay ghi là thuộc Việt Nam, tức gió đã xoay chiều có lợi cho Việt Nam


https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Toàn văn thông cáo báo chí về vụ kiên đường lưỡi bò

(TNBĐ) - THÔNG CÁO BÁO CHÍ
Toà Trọng tài Biển Đông
(Cộng hoà Philippines v Cộng hoà nhân dân Trung Hoa)
La Hay, 12 tháng 7 năm 2016
Toà Trọng tài ban hành phán quyết

Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (sau đây gọi là “Công ước”) trong vụ kiện giữa Cộng hoà Philippines và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi là ‘Philippines’ và ‘Trung Quốc’) hoàn toàn nhất trí thông qua và ban hành.
Vụ kiện trọng tài này liên quan đến vai trò của các quyền lịch sử và nguồn xác định quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông, quy chế của một số cấu trúc cụ thể và các vùng biển của các cấu trúc này, và tính hợp pháp của các hành vi của Trung Quốc mà Philippines cho là vi phạm Công ước. Phù hợp các giới hạn của cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước, Toà Trọng tài đã nhấn mạnh Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Bài nói chuyện làm nóng rực Hội nghị Người Việt Nam ở Nước ngoài của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn

(TNBĐ) -Hội nghị người Việt Nam ở Nước ngoài lần 2 kỳ này bỗng dưng từ đâu xuất hiện bất ngờ 1 "ngôi sao" bất đắc dĩ trong hội nghị, bởi vì bài nói chuyện của ông là bài nói chuyện được ủng hộ, phản ứng nồng nhiệt, được quan tâm lắng nghe, và phản hồi tích cực nhất trong tất cả các bài phát biểu, diễn văn trong hội nghị lần này.
Bài nói chuyện giản dị, chân thành, đầy tình cảm yêu nước thiết tha, không giống đang đọc diễn văn mà như đang nói chuyện tự nhiên với quan khách, báo cáo với kiều bào về tình hình Biển Đông, HS-TS, an ninh quốc phòng, và vấn đề đối ngoại với Trung Quốc. Nhiều vấn đề nhạy cảm, những câu chuyện ít người biết và không được đề cập trên báo chí chính thống cũng được nói thẳng ra.Tướng Nguyễn Thanh Tuấn cũng kể lại câu chuyện chỉ mới đây thôi: Đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng của chúng ta và TBT Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây. 2 lần trả lời, đối đáp thật hay, thật dứt khoát, vừa khôn khéo vừa khí phách, vừa nhu vừa cương của TBT Nguyễn Phú Trọng được thuật lại đã làm khán giả vỗ tay ầm ầm mấy lần, làm tướng Tuấn phải tạm dừng chờ hết tràng vỗ tay rồi mới kể tiếp được.

Khi nghe tướng Tuấn thuật lại đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và TBT Hồ Cẩm Đào, vốn nghiện lịch sử từ nhỏ nên mình liên tưởng ngay đến các đối đáp đầy hùng khí giữa Lê Đại Hành với sứ Tống, hay Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với vua Tàu, và các giai thoại đối đáp Việt - Hoa lưu truyền trong lịch sử. Có thể nói TBT Nguyễn Phú Trọng đã không làm mất mặt, tổn hại quốc thể Việt Nam.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Chiến dịch đánh lừa quốc tế của Trung Quốc về biển Đông

(TNBĐ) -Chiến lược “pháp lý” của Trung Quốc khi đòi chủ quyền trên biển Đông là lập luận "Bắc Kinh có chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi”. Tuy nhiên hầu như Trung Quốc chẳng có bằng chứng lịch sử nào.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp năm 1974 - Ảnh: PhilStar
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp năm 1974 - Ảnh: PhilStar
Trong bài viết với tựa đề Fact, fiction and the South China sea (Sự thật, hư cấu và biển Đông) trên tờ Asia Sentinel​, nhà báo BBC kỳ cựu Bill Hayton nhận định chiến lược “pháp lý” của Trung Quốc khi đòi chủ quyền trên biển Đông là lập luận "Bắc Kinh có chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi”.
Tuy nhiên trên thực tế hầu như chẳng có bằng chứng lịch sử nào cho thấy Trung Quốc từng kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông trong quá khứ. 
Nhà báo Bill Hayton cho biết một số tài liệu ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chủ yếu dựa vào “bằng chứng lịch sử” từ một số nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Anh trong thập niên 1970.
Đó là cuốn Contest for the South China sea (Cạnh tranh ở Nam Hải) của các tác giả Hungdah Chiu, Choo Ho Park, Marwyn Samuels, China’s ocean frontier (Biên giới biển của Trung Quốc) của Greg Austin. Còn phải kể đến hai tài liệu do tác giả Jianmeng Shen xuất bản năm 1997 và 2002.
Trang Google Scholar thống kê 73 tài liệu nghiên cứu về biển Đông trích lại sách của Chiu và Park. Có tới 143 nghiên cứu khác trích dẫn sách của Samuels. Nghiên cứu của các tác giả Jianmen Shen hay Chi Kin Lo trích dẫn rất nhiều thông tin từ các sách này, đồng thời lại được các tài liệu khác trích dẫn lại hàng trăm lần.
Đây là những tài liệu tiếng Anh thuộc vào loại đầu tiên giải thích cho độc giả nói tiếng Anh về lịch sử tranh chấp biển Đông nhưng đều có những điểm sai sót chung không thể chấp nhận được. Điều nguy hiểm là chúng trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới.
Sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa bất hợp pháp vào năm 1974, Trung Quốc bắt đầu mở chiến dịch đánh lừa dư luận quốc tế về "chủ quyền" tưởng tượng của nước này trên biển Đông - Ảnh: AFP
Sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa bất hợp pháp vào năm 1974, Trung Quốc bắt đầu mở chiến dịch đánh lừa dư luận quốc tế về "chủ quyền" tưởng tượng của nước này trên biển Đông - Ảnh: AFP
Những ấn phẩm đầu tiên
Những tài liệu tiếng Anh đầu tiên về tranh chấp chủ quyền biển Đông xuất hiện ngay sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, khi quân đội Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Việt Nam cộng hòa kiểm soát.
Các phân tích đầu tiên do tạp chí Far Eastern Economic Review đăng là của tác giả Cheng Huan, khi đó là một sinh viên luật người Malaysia gốc Hoa sống ở London (Anh). Hiện ông Cheng Huan là một chuyên gia luật có tiếng ở Hong Kong.
Khi đó ông Cheng Huan viết: “Chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Tây Sa được chứng minh một cách đầy đủ bằng tài liệu lịch sử, bắt nguồn từ quá khứ cổ đại. Không quốc gia nào khác có thể chống lại được đòi hỏi chủ quyền này”.
Phán quyết của một sinh viên non nớt được tác giả Chi Kin Lo trích dẫn hùng hồn như một chân lý trong cuốn sách China’s policy toward territorial disputes(Chính sách của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ) năm 1989.
Các nghiên cứu học thuật xuất hiện đầu tiên vào năm 1975, bao gồm tài liệu của tác giả Tao Cheng do tạp chí Luật quốc tế Texas đăng và tác phẩm của Chiu và Park. Một năm sau đó, Viện Nghiên cứu châu Á ở Hamburg (Đức) đăng bài viết của học giả Đức Dieter Heinzig.
Tài liệu của Tao Cheng chủ yếu dựa vào các nguồn tham khảo từ Trung Quốc, bao gồm các tạp chí thương mại xuất bản vào thập niên 1930 như Tin tức đối ngoại hay Tạp chí Tân Á ở Thượng Hải, Minh báo của Hong Kong, Tạp chí Tin quốc giaNhân Dân Nhật Báo…   
Tao Cheng không hề trích dẫn bất kỳ tài liệu tham khảo nào của Pháp, Việt Nam hay Philippines. Sách của Chiu và Park cũng dựa vào các nguồn tương tự, trong đó có cả báo do Chính phủ Trung Quốc xuất bản.
Bài viết của Dieter Heinzig cũng dựa vào nguồn báo chí Hong Kong. Các nguồn thông tin này đều là của Trung Quốc, do đó rất thiên kiến. Lẽ ra các tác giả cần kiểm chứng chúng trước khi sử dụng nhưng họ không hề làm như vậy.
Đều thân Trung Quốc
Rồi đến lượt cuốn Contest for the South China sea của Marwyn Samuels cũng mắc phải các lỗi tương tự. Bản thân Samuels cũng thừa nhận ông ta thiên về Trung Quốc và chủ yếu lấy tài liệu tham khảo từ Đài Loan.
Cuối thập niên 1990, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ Daniel Dzurek viết bài nghiên cứu cho ĐH Durham và học giả Úc Greg Austin xuất bản một cuốn sách về đề tài biển Đông.
Bài viết của Dzurek và sách của Austin đều dẫn nguồn tham khảo từ tài liệu của Samuels, Chiu, Park và một tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc với tựa đề "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa".
Một tác giả có ảnh hưởng sau đó là giáo sư luật Mỹ gốc Hoa Jiangmin Shen thuộc Trường Luật ĐH St. John ở New York. Năm 1997 tạp chí Hastings International and Comperative Law Review đăng bài phân tích của Shen về “chủ quyền Trung Quốc” trên biển Đông. Sau đó Tạp chí Luật quốc tế Trung Quốc đăng một bài khác tương tự của Shen.
Nhà báo Bill Hayton bình luận việc nhiều tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ về biển Đông đều là sản phẩm do Trung Quốc xuất bản là điều rất đáng buồn.
Và tất cả các tác giả trên đều không phải là chuyên gia về lịch sử hàng hải biển Đông.
Họ hoàn toàn không thẩm định mà sử dụng tự do các tài liệu tham khảo mù mờ, thiếu giá trị.
Hai bài viết này được các tài liệu khác trích dẫn hàng trăm lần. Tuy nhiên phân tích kỹ thì thấy các bài viết của Shen cũng đều dựa vào các nguồn không đáng tin cậy. Một là cuốn sách Luật quốc tế của tác giả Duanmu Zheng do NXB ĐH Bắc Kinh xuất bản năm 1989.
Duanmu Zheng thực tế là một quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc, đương nhiên phải có quan điểm ủng hộ Trung Quốc. Các tài liệu tham khảo khác của Shen là tài liệu do Tổng cục Hải dương Trung Quốc xuất bản.
Cheng, Chiu và Shen đều là người Trung Quốc. Còn Samuels và Heinzig đều là học giả có nhiều năm sống và làm việc tại Trung Quốc, có quan hệ thân cận với chính quyền Trung Quốc.
Các bằng chứng yếu ớt
Không có gì ngạc nhiên khi các tài liệu tiếng Anh về xung đột biển Đông do tác giả Trung Quốc viết, dựa vào nguồn tham khảo từ Trung Quốc, lại có quan điểm thiên về Trung Quốc.
Những kết luận của Cheng, Chiu và Park như “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông được rất nhiều nghiên cứu quốc tế hiện nay trích dẫn lại.
Nhưng rõ ràng là chúng không đáng tin cậy bởi nguồn tài liệu tham khảo của chúng rất mù mờ và ít giá trị. Các tác giả Cheng, Chiu, Park, Shen và Samuels đều có nhận định chung rằng Trung Quốc luôn kiểm soát biển Đông từ nhiều thế kỷ qua.
Nhưng trên thực tế nghiên cứu của các sử gia nổi tiếng như Leonard Blussé, Derek Heng, Pierre-Yves Manguin, Roderich Ptak, Angela Schottenhammer, Li Tana, Nicholas Tarling và Geoff Wade phản ánh quan điểm hoàn toàn trái ngược.
Các tàu thương nhân Trung Quốc hầu như không hoạt động trong thương mại hàng hải ở biển Đông cho đến tận thế kỷ 10. Sau đó, tàu Trung Quốc cũng hoàn toàn không phải là thế lực chi phối hoạt động thương mại biển Đông.
 Nhà báo BBC kỳ cựu Bill Hayton viết
Thương nhân rất nhiều quốc gia, từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ả Rập cho đến châu Âu mới là đối tượng hoạt động mạnh tại đây. Nghiên cứu của các sử gia François-Xavier Bonnet, Ulises Granados và Stein Tonnesson cho thấy tình hình đó kéo dài tới tận thế kỷ 20.
Các tài liệu đầu thế kỷ 20 cũng cho thấy Trung Hoa khi đó không đủ sức bảo vệ bờ biển nước mình, và hoàn toàn không hiện diện ở các vùng biển đảo cách bờ biển nước này hàng trăm hải lý. Hai bài báo đăng trên tờ The Times of London tháng 1-1908 cho biết chính quyền Trung Hoa không thể kiểm soát được nạn hải tặc ở Tây Giang tại Quảng Châu.
Năm 1909, báo Úc The Examiner đưa tin người nước ngoài tự do khai thác mỏ ở đảo Hải Nam mà không hề bị chính quyền địa phương ngăn chặn. Trên thực tế, các tài liệu lịch sử đáng tin cậy đều cho thấy Trung Quốc không hề có bất kỳ hoạt động đáng kể nào ở biển Đông cho tới tận giữa thế kỷ 20.
Chỉ từ năm 1909, khi doanh nhân Nhật Nishizawa Yoshiji đến đảo Pratas (Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát) thì phía Trung Quốc mới bắt đầu nhòm ngó các đảo ở biển Đông.
Mời bạn đọc xem kỳ sau: Các bằng chứng ngụy tạo của Trung Quốc ở biển Đông
Nguồn: Tuổi trẻ


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

(TNBĐ)-Luật sơ hở, đại biểu Quốc hội lo lắng chủ quyền biển đảo

(TNBĐ) -Nhiều đại biểu đã phản ứng quyết liệt vì dự án Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo không đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, san hô... vào chương “Quản lý tài nguyên hải đảo”.

Ba đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) và Lê Việt Trường (An Giang) đã làm nóng nghị trường Quốc hội trong phiên họp ngày 28-5 bằng những phản ứng, phân tích lập luận chặt chẽ xung quanh vấn đề này.

Không cẩn thận, sẽ mất chủ quyền
Theo các đại biểu, dự án Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo đã có sơ hở khi không đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô. .. vào nội dung điều chỉnh của chương “Quản lý tài nguyên hải đảo”.
Điều này có nghĩa các cấu trúc trên sẽ không nằm trong tầm điều chỉnh của dự luật.
“Như vậy thì chúng ta không quản lý được tài nguyên ở các cấu trúc này. Và thậm chí là sẽ mất chủ quyền, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động mở rộng, bồi đắp và xây dựng trên các đảo chìm tại Trường Sa” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Lý do không đưa các dạng đảo này vào luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải thích là theo quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Luật biển Việt Nam thì các bãi cạn chìm xuống khi triều lên và nổi lên khi triều xuống là bãi cạn lúc nổi, lúc chìm, không được coi là đảo, và Luật biển Việt Nam cũng không quy định về đối tượng này.
Tuy nhiên đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phản đối lập luận này. Ông Nghĩa cho rằng UBTVQH giải thích như vậy là chưa chuẩn vì điều 19 và 20 của Luật biển quy định về chế độ pháp lý của đảo và quần đảo có nhắc đầy đủ các cấu trúc bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô.
“Luật quy định như thế này thì rất sơ hở, bỏ mất sự bảo vệ chủ quyền, quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên một số cấu trúc vật chất ở ngoài biển. Khi người ta khai thác mình không có cơ sở luật để phản bác vì chỉ nói đảo và hải đảo, chứ đâu nói bãi đá" - Ông Nghĩa nói.
Có luật mới phản đối được Trung Quốc
Ngay sau đó, đại biểu, chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên - Phó tư lệnh quân chủng hải quân cũng cho rằng nên “hết sức cân nhắc” việc đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô vào phạm vi điều chỉnh của luật.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói ông đồng ý với lập luận của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Đại biểu Nhiên thông tin, tại Trường Sa hiện nay phía Bruney dù không chiếm giữ đảo hay bãi cạn, đá ngầm nào nhưng họ vẫn tuyên bố chủ quyền với một bãi đá ngầm.
Trung Quốc cũng đang chiếm giữ 7 đảo chìm. “Việc luật xem nhẹ cấu trúc này sẽ gây khó khăn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền” - Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói.
Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Việt Trường - Phó chủ nhiệm ủy ban An ninh, quốc phòng của Quốc hội cũng cho rằng không đưa các cấu trúc đảo như trên vào luật là bất hợp lý.
Theo đại biểu Trường, việc Trung Quốc đang đổ hàng vạn tấn sắt thép, đất đá để bồi đắp, mở rộng đảo như hiện tại trên các đảo chìm, bãi đá ngầm trong khi chúng ta tự loại bãi đá ngầm, đảo chìm ra khỏi Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo thì sẽ rất khó lên tiếng phản đối.
“Đồng thời khi có luật, chúng ta phản đối hành động phá hủy môi trường biển trong việc mở rộng đảo của Trung Quốc sẽ được sự ủng hộ của quốc tế dễ dàng hơn khi chúng ta chỉ phản đối về vấn đề chủ quyền” - Ông Lê Việt Trường nói.
Tiếp thu các ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết UBTVQH đã lắng nghe và sẽ xem xét chỉnh sửa phù hợp.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Am mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

(Tin BĐ)- Lại nói về công thư của Ông Phạm Văn Đồng:

(TNBĐ) - Về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Thực hư về cái gọi là ông Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Trong những năm gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Một trong những lý do thường được Trung Quốc viện dẫn để biện hộ cho yêu sách trên là ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ tướng Bắc Việt Nam đã gửi công hàm cho Thủ tướng Chu Ân Lai xác nhận chủ quyền Trung quốc đối với hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa.
Thiết nghĩ, để tìm lời giải khách quan cho vấn đề này không thể không làm rõ thực chất nội dung công hàm của Phạm Văn Đồng là gì? Tuyên bố của Chu Ân Lai và Công hàm của Phạm Văn Đồng được ra đời trong bối cảnh như thế nào.
Nội dung tuyên bố của Chu Ân Lai và công hàm của Phạm Văn Đồng:
Theo lý giải của Trung Quốc, ngày 4 tháng 9 năm 1958 Chu Ân Lai, Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ Trung Quốc về hải phận 12 hải lý kể từ đất liền của Hoa Lục, gồm cả quần đảo Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam).
Sau đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi công hàm đích danh cho Thủ tướng Chu Ân Lai, nguyên văn như sau:
“Thưa đồng chí Tổng lý
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.
Qua lời lẽ công hàm của Phạm Văn Đồng có thể thấy rằng Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm cho Chu Ân Lai liên quan đến tuyên bố của ông ta về lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, không thể giải thích rằng Phạm Văn Đồng đã chối bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không thể xuyên tạc là Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo đó.

Thực chất nội dung công hàm của Phạm Văn Đồng và bối cảnh ra đời của công hàm :
Công hàm nêu trên của Phạm Văn Đồng có hai nội dung hết sức đơn giản và rõ ràng, đó là ông Phạm Văn Đồng ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lãnh hải ra 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan Việt Nam tôn trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố.
Trong công hàm của ông Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Chu Ân Lai đã nêu.
Do vậy, chỉ xét về câu chữ thôi cũng dễ dàng nhận thấy rằng mọi suy diễn cho rằng ông Phạm Văn Đồng đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc và không có cơ sở pháp lý.  
Liên quan đến vấn đề này, một luật gia có tiếng người Pháp, bà Monique Chemillier Gendreau, tác giả cuốn sách “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đã vô tư và công bằng nhận định rằng “Tuyên bố của ông Phạm Văn Đồng chỉ có một nghĩa hẹp, đúng vậy, là công nhận bề rộng lãnh hải của Trung Quốc. Do vậy, thật không đúng khi lập luận rằng Việt Nam có lẽ đã  khẳng định lại sự công nhận của họ đối với yêu sách của Trung Quốc đối với các quần đảo trên”.
Tính chất phiến diện của những suy diễn tương tự như trên càng bộc lộ rõ nét hơn khi đi sâu phân tích những luận chứng pháp lý sau đây:
Một là, Việt Nam luôn coi vấn đề biên giới lãnh thổ, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Theo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đây là một vấn đề hệ trọng, có tính đại sự quốc gia, chỉ có Quốc hội mới có toàn quyền quyết định. Mọi quan chức và cơ quan, dù ở cấp cao cũng không có thẩm quyền quyết định về biên giới lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Về thủ tục pháp lý, những quyết định tương tự như vậy của bất kỳ quan chức nào hay cơ quan nào, nếu có, đều phải trải qua thủ tục xem xét thông qua của Quốc hội Việt Nam thì mới có hiệu lực pháp lý.
Sự thực là công hàm nêu trên của Phạm Văn Đồng không được đưa ra để Quốc hội Việt Nam xem xét thông qua. Cho tới nay Trung Quốc cũng không đưa ra được bất kỳ chứng cứ gì minh chứng là Công hàm của Phạm Văn Đồng đã được Quốc hội Việt Nam thông qua. Vì vậy, mọi nguỵ tạo nhằm coi công hàm của Phạm Văn Đồng là một bằng chứng về việc Việt nam đã từ bỏ chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa  sẽ vô hình dung làm cho công hàm đó trở thành một việc làm “vi hiến”, hoàn toàn không có giá trị ràng buộc pháp lý.
Hai là, về mặt pháp lý, vào thời điểm Phạm Văn Đồng gởi công hàm nêu trên cho Chu Ân Lai, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc thẩm quyền quản lý thực tế của chính quyền Sài Gòn. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 chia cắt hai miền Nam, Bắc Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Theo Hiệp định này, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Lúc đó, chính quyền Việt Nam Cộng hoà lãnh trách nhiệm quản lý lãnh thổ phía Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 và đã tiếp quản hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1956 khi Pháp rút khỏi Đông Dương. Từ đó, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã tổ chức hai quần đảo về mặt hành chính, tổ chức khảo sát, khai thác tài nguyên và bảo vệ hai quần đảo này, chống lại những hành động và ý đồ xâm chiếm của các nước khác đối với hai quần đảo. Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam cũng đã tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ những phân tích thời điểm thực tế liên quan, bà Monique Chemillier Gendreau, tác giả cuốn sách “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” đã trích dẫn nêu trên cho rằng “Trong bối cảnh đó, các tuyên bố hay các lần biểu thị lập trường có thể có của nhà chức trách Bắc Việt Nam không có hậu quả đối với danh nghĩa chủ quyền. Đó không phải là chính phủ về mặt lãnh thổ có thẩm quyền đối với các quần đảo. Người ta không thể từ bỏ cái mà người ta không có thẩm quyền”.
Ba là, cho tới nay, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không có bất kỳ tuyên bố nào về cái gọi là công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo đó.
Bốn là, khi Việt Nam thực hiện quyền thừa kế của mình, đưa quân ra truy quét lực lượng của miền Nam Cộng hòa, giải phóng quần đảo Trường Sa trong tháng 4 năm 1975 đã không có bắt kỳ nước nào, kể cả Trung Quốc lên tiếng phản đối. Ngược lại, Trung Quốc và nhiều nước khác đã phấn khởi chúc mừng thắng lợi vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
Những phân tích nêu trên cho thấy Tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đã có lý khi phát biểu trên chương trình phát thanh của đài BBC cho rằng công hàm của Phạm Văn Đông “không có sức nặng ràng buộc pháp lý”.
Năm là, Tuyên bố của Chu Ân Lai và công hàm trả lời của Phạm Văn Đồng diễn ra trong bối cảnh cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam Việt Nam đang diễn ra ngày càng khốc liệt, Bắc Việt đang gặp muôn vàn khó khăn. Trong bối cảnh đó, Bắc Việt trông chờ rất nhiều vào sự viện trợ khí tài quân sự của anh cả Nga Sô và viện trợ hậu cần của anh hai Trung cộng. Điều không thể không làm Bắc Việt bận tâm là phần lớn viện trợ khí tài quận sự của Nga Sô đều phải hành trình qua lảnh thổ Trung Cộng trước khi đến tay binh sỹ Bắc Việt. Thực tế này đã tạo cho Trung Cộng lợi thế trong quan hệ với cả Nga Sô và Bắc Việt, buộc Bắc Việt phải cân nhắc trước mọi động thái của mình đối với Trung Cộng.
Có thể nêu thêm một yếu tố không kém phần quan trọng góp phần dẫn đến Tuyên bố của Chu Ân Lai và Công hàm của Phạm Văn Đồng, đó là vào thời điểm này Hội nghị của Liên hợp quốc về luật biển lần thứ nhất đang diễn ra và tranh cãi kịch liệt về chiều rộng của lãnh hải. Xu hướng các quốc gia ven biển muốn mở rộng lãnh hải và các vùng biển nằm dưới quyền tài phán quốc gia đang dần dần thắng thế. Một số nước Mỹ La Tinh thậm chí còn mở rộng lãnh hải ra đến 200 hải lý, tính từ đường cơ sở. Mặc dù không phải là một thành viên của Liên hợp quốc, Trung Quốc cũng muốn nhân dịp này để mở rộng vùng lãnh hải hướng ra biển như một số nước ven biển đã làm. Về phần mình, trước nguy cơ Mỹ leo thang chiến tranh, đe dọa phong tỏa các vùng biển của miền Bắc, Bắc Việt cũng nhận thấy việc mở rộng lãnh hải ra đến 12 hải lý sẽ có cơ sở đẩy xa thách thức của hải quân Mỹ.
Tận dụng bối cảnh lịch sử đó Trung quốc đã cố ý dùng kế “nhất cử, lưỡng tiện” nhằm mập mờ, đánh lận con đen khi tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc (phù hợp với xu thế chung, dễ nhận được sự ủng hộ của các nước) và nèo thêm bao gồm các quần đảo (lờ đi yêu sách chủ quyền nhằm đánh lạc hướng chú ý của các nước).
Trong bối cảnh lịch sử đặc biệt nêu trên có thể hiểu được vì sao Phạm Văn Đồng đã chọn cách chỉ ghi nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc (lờ đi nội dung mập mờ, hòng đánh lận con đen trong tuyên bố của Chu Ân Lai liên quan đến các quần đảo) để trả lời Chu Ân Lai. Về thực chất, công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi. Phạm Văn Đồng không thể dễ dàng từ bỏ lãnh thổ và chủ quyền của đất nước trong khi chính ông ta và cả dân tộc Việt Nam chiến đấu hết mình để giành độc lập, tự do.  
Nhận xét :
Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm của Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam và luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Giải thích xuyên tạc công hàm của Phạm Văn Đồng là một việc làm có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Về thực chất, công hàm của Phạm Văn Đồng chỉ là sự thể hiện một thái độ chính trị, một cử chỉ hữu nghị với tuyên bố giới hạn lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc mà thôi. Nếu coi đây là một nhượng bộ về chủ quyền lãnh thổ thì hoàn toàn không có cơ sở pháp lý vì Công hàm này không được Quốc hội Việt Nam thông qua, do đó công hàm này sẽ bị coi là một việc làm “vi hiến”, hoàn toàn không có giá trị ràng buộc pháp lý; vì khi đó hai quần đảo nêu trên đang thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền Việt Nam cộng hòa; vì năm 1975 Việt Nam đã giải phóng quần đảo Trường Sa và được nhiều nước, trong đó có Trung Quốc thừa nhận và chúc mừng.
Sự suy diễn phiến diện và vô căn cứ nêu trên Trung Quốc không thể làm lu mờ được sự thật là: hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời đã thuộc về Việt Nam. Các triều đại phong kiến và các chính thể kế tiếp nhau của Việt Nam luôn chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này một cách hữu hiệu và hòa bình; chưa hề có bất cứ phát biểu chính thức cũng như văn bản công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa./.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

(Tin BĐ)- Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động sai trái ở Biển Đông

(TNBĐ) - Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng các công trình trái phép trên các bãi, đá, và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái này.
“Quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa,” Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nói tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5-3 tại Hà Nội.
“Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trái phép trên các bãi, đá, và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Quần đảo Trường Sa không những đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN,” Phó Phát ngôn khẳng định.




 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Hải quân Việt Nam trang bị tên lửa EXTRA và UAV Orbiter 2 của Israel

(TNBĐ) - Trang tin quân sự bmpd.livejournal của Nga ngày 28.11 cho biết loại tên lửa bờ biển EXTRA và máy bay không người lái Orbiter 2 của Israel được trang bị cho Đoàn 685, Vùng 4 Hải quân Việt Nam, qua phóng sự bắn thử tên lửa vừa phát trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Qua phóng sự truyền hình này (phát ngày 26.11), trang tin bmpd nhận định đây là loại tên lửa EXTRA do tập đoàn IMI của Israel sản xuất, thường được trang bị trên các giàn phóng tên lửa hàng loạt Lynx (pháo phản lực). EXTRA là loại tên lửa có thiết bị dẫn đường (thường là GPS), tầm bắn xa 150 km, đầu đạn 300 mm, nặng 120 kg, độ chính xác cao (chỉ lệch mục tiêu trong khoảng 10 m).




Trong phóng sự truyền hình nói trên có cảnh các chiến sĩ Đoàn 685 lắp ráp và triển khai UAV loại Orbital 2. Đây là máy bay của Israel, do hãng ADS (Israel) sản xuất. Loại máy bay này dùng trinh sát mục tiêu và hướng dẫn hỏa lực nhắm bắn chính xác.
Loại UAV cực nhỏ này (dài chỉ 1 m, sải cánh 3 m, nặng 10 kg, bay cao 500 - 600 m, tối đa 3.200 m và bán kính hoạt động 80 km, liên tục 4 giờ) khi hoạt động hầu như không thể nhìn thấy vì quá nhỏ, thậm chí radar cũng không phân biệt được nó với 1 con chim.
Orbiter 2 phóng đi bằng một giàn phóng, và quay về đáp xuống bằng dù. Hãng chế tạo Orbiter là ADS cho biết loại UAV này còn có thể mang được tên lửa chống tăng Spike (cũng của Israel).
Nhiều nước đang sử dụng Orbiter 2 như Anh, Mỹ, Mexico, Phần Lan… để tuần tra biên giới và lãnh hải. Giá thành của loại UAV mini này chưa tới 1 triệu USD/chiếc.
Theo bmpd, trước đây có nhiều nguồn tin cho biết Việt Nam muốn mua loại tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao này của Israel cùng UAV, đến nay người ta mới thấy được tên lửa EXTRA và UAV Orbital 2 đã có mặt trong trang bị của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam.
Tên lửa EXTRA (Extended Range Artillery, pháo tầm xa) do hai hãng IMI và IAI của Israel hợp tác sản xuất từ năm 2007, dài 3,97 m, đường kính 306 mm, nặng 450 kg, mang đầu đạn nặng tối đa 120 kg, tầm bắn tối đa 150 km. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS. Israel trước đó đã xuất khẩu tên lửa này sang Kazakhstan và Azerbaijan.
Trước đó, một bản tin của Reuters phát ngày 9.1.2012 cho biết tập đoàn IAI của Israel đang xúc tiến hợp đồng bán vũ khí trị giá 1,1 tỉ USD "cho một nước châu Á" trong vòng 4 năm. Hợp đồng này bao gồm máy bay, tên lửa và công nghệ trinh sát. Trước đó IAI đã bán cho Hải quân Ấn Độ hệ thống chống máy bay trị giá 1,1 tỉ USD vào năm 2009.
Xem clip phóng sự trên kênh Quốc phòng Việt Nam về Đoàn 685 thực hành bắn tên lửa bờ biển EXTRA:


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Hoàng Sa là của Việt Nam

(TNBĐ) -Đúng như vậy, chỉ 5 tháng sau ngày giải phóng miền Nam, đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn dẫn đầu sang thăm Trung Quốc, và trong hội đàm với Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình ngày 24/9/1975 đã đặt vấn đề phải giải quyết về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Nửa tháng sau (10/11/1975), Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ đó đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này, như công bố sách trắng “Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế”, phản đối mọi lời tuyên bố chủ quyền và những hoạt động của Trung Quốc trên quần đảo; tăng cường công tác quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa bằng việc thành lập huyện đảo vào ngày 9/12/1982 thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó đặt dưới quyền quản lý của TP. Đà Nẵng kể từ ngày 1/1/1997. Đồng thời, Nhà nước không ngừng thực hiện các hoạt động đấu tranh pháp lý, ngoại giao và trên mặt trận tuyên truyền nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nhìn lại lịch sử, sau 1.000 năm mất nước (43 – 938) người Việt Nam vẫn khôi phục được “nghiệp xưa họ Hùng”, bởi trong suốt 1.000 năm đó người Việt không hề mất ý chí về chủ quyền đất nước, và 1.000 năm Bắc thuộc cũng đồng thời là 1.000 năm chống Bắc thuộc. Điều đó cho chúng ta vững tin rằng, dù giải quyết vấn đề Hoàng Sa không thể một sớm một chiều, nhưng chắc chắn sẽ có ngày chúng ta thực hiện được sự quản lý thực sự trên quần đảo này.
Còn với Trung Quốc, tuy đã chiếm đóng Hoàng Sa suốt 40 năm qua, nhưng vẫn mãi mãi không thể nào có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ cưỡng chiếm bằng vũ lực. Ferrier Jean Pierre tại trường Đại học Luật kinh tế và khoa học xã hội ở Paris thẳng thừng chỉ ra rằng: “Đó là hành động vi phạm trắng trợn các quy tắc ngăn cản việc dùng vũ lực và việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực… Việc xâm chiếm này về nguyên tắc là phi pháp”.
Monique Chemillier – Gendreau, Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu cũng căn cứ vào Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định: “Sự chinh phục bằng vũ lực kéo theo một tình trạng chiếm đóng quân sự luôn luôn là trái phép và sự chiếm đóng quân sự này, trừ khi có một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, không thể tự chuyển thành quyền, dù có thời gian dài”.
[ Nguyễn Đình Cự - Nguồn IT ]






 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

CSB Việt Nam nhận tàu tuần tra Nhật Bản viện trợ

(TNBĐ) - Tàu tuần tra mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam được đóng năm 1991, lượng giãn nước đầy tải 725 tấn. Sáng 5/2/2015, tại Tp. Đà Nẵng, BTL Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tra CSB 6001 (Syokaku) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.


Đây là chiếc tàu tuần tra đầu tiên trong số 3 tàu đã qua sử dụng mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ không hoàn lại phi dự án cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu tuần tra Nhật Bản viện trợ có chiều dài 56,7m, chiều rộng 8,8m, lượng dãn nước đầy tải 725 tấn, tốc độ 12,5 hải lý/giờ, được đóng tại Nhật Bản năm 1991.
Sau khi tàu được hoán cải, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp trang thiết bị sẽ phù hợp cho Lực lượng CSB sử dụng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn.
Việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ tàu tuần tra biển cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam không những góp phần nâng cao năng lực duy trì thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và an ninh trên biển mà còn thể hiện tình cảm chân thành và mối quan hệ tốt đẹp phát triển giữa Lực lượng Cảnh sát biển hai nước.







 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...