TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

(TNBĐ) - Vạch trần những vi phạm trắng trợn của Trung Quốc

(TNBĐ) - TS Nguyễn Nhã phân tích những hành vi vi phạm của Trung Quốc với luật pháp quốc tế, thỏa thuận song phương và ổn định thế giới khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981.

Tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, một trong những chuyên gia hàng đầu về Hoàng Sa-Trường Sa với bề dày nghiên cứu gần 40 năm, có những phân tích về những hành vi của Trung Quốc trong việc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đe dọa hòa bình, ổn định thế giới khi đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Trung Quốc vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của LHQ
Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, năm 2009, Việt Nam đã nộp hai báo cáo quốc gia lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam ngoài 200 hải lý. Thực hiện quyền chu quyền của mình theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982, Việt Nam đã và đang tiếp tục triển khai các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Trung Quốc tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 từ ngày 7/6/1996. Từ thời điểm đó, Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước này. Bằng việc mời những công ty nước ngoài tham gia đấu thầu ở các lô dầu khí trong thềm lục địa Việt Nam và ngày 2/5/2014 Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền biển, đảo của Việt Nam mà còn vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc với tư cách là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt là Tuyên bố DOC năm 2002). Trung Quốc và ASEAN khẳng định lại cam kết của mình tôn trọng mục tiêu và những nguyên tắc của Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển năm 1982, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á, năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc phổ cập khác của pháp luật quốc tế.
"Trung Quốc phải có nghĩa vụ tuân thủ những cam kết nêu trên. Trong các Hội nghị cấp cao giữa ASEAN và Trung Quốc và những Hội nghị khác, đại diện Trung Quốc ở các cấp đều khẳng định tuân thủ Tuyên bố DOC năm 2002. Tuyên bố chung của các nguyên thủ và Thủ tướng các nước ASEAN và Trung Quốc về đối tác chiến lược ASEAN – Trung Quốc thông qua tại Bali (Indonesia) ngày 8/10/2003 đã coi việc thực hiện DOC là một biện pháp trong hợp tác an ninh giữa ASEAN và Trung Quốc", Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho biết.
"Với việc mời các công ty nước ngoài đấu thầu những lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam và nghiêm trọng hơn nữa là việc đặt giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc đã đi ngược lại những cam kết của mình theo Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông, đặc biệt là cam kết không có hành động làm cho tình hình phức tạp thêm", Tiến sĩ Nguyễn Nhã khẳng định.
Trung Quốc vi phạm các cam kết theo các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc
 Theo Tiến sĩ Nguyễn Nhã, việc Trung Quốc mời các công ty nước ngoài đấu thầu những lô dầu khí trong thềm lục địa của Việt Nam và việc đặt giàn khoan Hải Dương 981 đã đi ngược lại những cam kết trong Tuyên bố chung và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.
Đó là Tuyên bố chung nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cuối tháng 11/2011. Tuyên bố chung nêu rõ, trước khi tranh chấp được giải quyết dứt điểm, hai bên cùng gìn giữ hòa bình, ổn định trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp hóa, mở rộng tranh chấp, đồng thời hai bên nỗ lực thực hiện Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đảo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc. Trong Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước ký ngày 11/10/2011, hai bên cam kết “nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông”.
Tiến sĩ Nguyễn Nhã cho rằng, những việc làm sai trái gần đây của Trung Quốc thực chất là để thực hiện hai ý đồ. Thứ nhất, biến các vùng biển của Việt Nam mà theo luật pháp quốc tế, hoàn toàn không phải là khu vực có tranh chấp, thành vùng biển tranh chấp. Thứ hai, mở rộng tranh chấp trên biển giữa hai nước.
“Việc làm đó nằm trong một loạt hoạt động gần đây của Trung Quốc để thực hiện yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông và làm cho tình hình Biển Đông trở nên phức tạp và căng thẳng hơn. Việc Trung Quốc mời thầu và đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong các vùng biển của Việt Nam rõ ràng là phi pháp và hoàn toàn vô giá trị.

(Trung Quốc )- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay (4)



Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay

Kỳ 4: Phu nhân 'không được chết'


Không chỉ phải nghe hết bản cáo trạng do chánh án Giang Hoa tuyên đọc tại “phiên tòa thế kỷ” ngày 20.11.1980 về tội ác của Giang Thanh và “đồng đảng” - mà Giang Thanh còn phải đối diện với những “cái nhìn phán xét” của các phu nhân có chồng bị hại đang hiện diện tại phiên tòa như bà Vương Quang Mỹ (vợ chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ), Tiết Minh (vợ nguyên soái Hạ Long), Hách Trị Bình (vợ đại tướng La Thụy Khanh)…

Và cả phu nhân Phố An Tu (vợ nguyên soái Bành Đức Hoài) nữa. Bà là người “dịu dàng nho nhã” đã bị Hồng vệ binh đối xử thô bạo “túm tóc, đập đầu vào tường”, ép phải lên án chồng mình về “hành vi phạm tội” với những nội dung bịa đặt trắng trợn và thâm độc, vu cáo Bành Đức Hoài là người: “cầm đầu phái chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, cấu kết với nước ngoài phản bội tổ quốc, chống Mao chủ tịch, cố ý hại chết con trai của Mao chủ tịch là Mao Ngạn Anh ở mặt trận Triều Tiên (!)” Song trước sau phu nhân Phố An Tu vẫn một mực bảo vệ thanh danh của nguyên soái Bành Đức Hoài qua thái độ im lặng nhẫn chịu, Hồng vệ binh đưa “tối hậu thư” bằng miệng:
“Mầy mà không khai ra, bọn tao sẽ đập chết cái đầu chó của mầy!”.
Quá uất giận, bà tìm cách lẻn ra phía Tây ngoại ô Bắc Kinh uống thuốc tự vẫn bên hồ Côn Minh (trong Di Hòa viên). Người quanh vùng kịp phát hiện đưa vào Bệnh viện số 3 thuộc Học viện Y học Bắc Kinh cứu sống và tìm thấy trong túi áo của bà còn rất nhiều những viên thuốc ngủ…
Vậy là bà “không được chết”, mà “phải sống” để tiếp tục mở mắt nhìn những cảnh đau lòng khác ập tới với mình và những người chung quanh trong cơn lốc “cách mạng văn hóa”. Có một lần bà gặp lại nguyên soái chồng mình bất ngờ và chóng vánh, chỉ trong vài tích tắc của buổi chiều thê lương ngày 11.8.1967 lúc bà bị trói dẫn đi đấu tố. Bà thấy một đám Hồng vệ binh khác đang áp tải một “tội phạm” đến gần - cũng bị trói hai tay như bà  - rất nhanh bà biết đó là chồng mình: Bành Đức Hoài. Họ nhận ra nhau nhưng “không thể nói với nhau một lời nào” (dầu đã 2 năm xa cách). Đó là “cái nhìn ngắn ngủi” vĩnh biệt nhau ngay khi còn sống. Bởi sau đó hai người vĩnh viễn không bao giờ còn dịp gặp nhau lần nữa.
Đến thời điểm ấy, chồng bà đã bị các tổ chức tạo phản đưa đi khắp nơi, từ Đại học Thanh Hoa và nhiều trường trung học khác, đến trụ sở Ủy ban Khoa học Quốc phòng, Tổng bộ Quân giải phóng với “6 lần bị đấu tố có sự tham gia của hơn 10.000 người và 7 lần bị đưa đi bêu phố” giữa Bắc Kinh. Để đẩy cuộc đấu tố Bành Đức Hoài lên đỉnh điểm, chỉ 4 ngày sau cuộc gặp “nhìn nhau lần cuối” giữa phu nhân và nguyên soái nói trên, đêm 15.8 “Đài phát thanh Nhân dân trung ương đã chính thức đưa tóm tắt về Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 8 lần 8 của Đảng Cộng sản Trung Quốc về sai lầm của tổ chức phản Đảng do Bành Đức Hoài cầm đầu. Hôm sau Nhân dân nhật báo còn đăng tóm tắt Nghị quyết trên kèm xã luận: Bành Đức Hoài và những trách nhiệm không thể trốn tránh sau hậu trường”khác nào “bản án tử hình” đối với nguyên soái Bành Đức Hoài được tuyên trước công luận một cách “khéo léo”. Nếu Mao Trạch Đông không đồng ý, chắc chắn Giang Thanh và đồng đảng khó có thể nêu “bản án” ấy trên sân khấu công luận đương thời như thế.
Những tình tiết và trích dẫn trên đây, trong kỳ báo này, là từ cuốn “Giờ phút cuối cùng của 9 vị nguyên soái Trung Quốc” (GPCC), nguyên tác: La Nguyên Sinh, NXB Thanh Niên Trung Quốc 2004 (Nguyễn Gia Linh biên dịch, NXB Lao Động 2009), ghi nhận:
“Ngày 29.11.1974, thời tiết Bắc Kinh rất lạnh, gió mùa đông bắc thổi rin rít, lay động cả các cành cây trơ trọi, hất hết cát bụi vào người đi đường. Bên ngoài cửa sổ buồng bệnh số 14 ở Bệnh viện Quân giải phóng gió lạnh gào thét, thổi hất tung những mảnh giấy báo bị xé vụn… Trong phòng, Bành Hoài Đức đã mất đi hết cảm giác, mồm và mũi cùng bị chảy máu. 14 giờ 52 phút chiều cùng ngày, trái tim ấy đã ngừng đập, mà bên cạnh không có lấy một tiếng khóc của người thân”.  
Cái chết của Bành Đức Hoài không những là một bi kịch trong lịch sử Trung Quốc, mà còn để lại một trang bi thảm về chặng đời cuối cùng của một danh tướng có tên trong lịch sử quân sự thế giới. Thi hài của Bành Đức Hoài chưa được khâm liệm, Tổ chuyên án đã báo cáo: “Bành Đức Hoài là phần tử phản bội tổ quốc, âm mưu đoạt quyền, phản cách mạng. Chúng tôi xin đề nghị đổi tên hắn thành “Vương Xuyên” và hỏa táng thi thể, sau đó chôn tro xương ở một nghĩa địa công cộng”. 
Lúc ấy với chức vụ Phó chủ tịch Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Hồng Vănđã đồng ý phê duyệt báo cáo trênNên tro xương của nguyên soái Bành Đức Hoài bị đựng trong một chiếc hộp bằng gỗ sơ sài, bên ngoài ghi “số 273” kèm mấy chữ gọn lỏn: “Vương Xuyên, đàn ông” - chẳng ai biết đó là tro tàn của một vị khai quốc công thần của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa... (còn nữa)




 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 16)


(TNBĐ)- Về đời tư của Mao thật kinh khủng. Giữa công chúng, Mao xuất hiện như một lãnh tụ hết lòng vì nước vì dân, thân thiện, cởi mở chiếm được cảm tình tối đa của quần chúng đối với một lãnh tụ có tuổi kính mến. Nhưng cuộc đời thực Mao là kẻ háu gái. Càng về già Mao càng thể hiện sự dâm dục háo sắc đến kinh khủng gây biết bao chuyện động trời, không ai có thể đếm xuể số các thiếu nữ phải ăn nằm với Mao. Uông Đông Hưng từng nhận xét: “Có lẽ Mao nghĩ sắp đến ngày gần đất xa trời nên cố chiếm được bao nhiêu các cô gái thì cố, cho nên Mao mới ham muốn đến như vậy”. Giang Thanh, vợ Mao, từng nói về chồng: “Giải quyết mọi khó khăn, khủng hoảng chính trị, không có một lãnh tụ Trung Hoa hay Xô viết hơn Mao. Trong lĩnh vực tình dục cũng không ai bằng Mao”.


Chương 16: Bành Đức Hoài vì dân lên tiếng

Mao Trạch Đông ăn không ngon, ngủ không yên trước dòng nước ngầm trong đảng, quân đội và nhân dân phủ định đại tiến vọt và công xã nhân dân. Phải đánh gục một hai nhân vật có trọng lượng mới có thể chặn đứng dòng nước ngầm này.
Chiều 14-7, “Thư gửi Chủ tịch” của Bành Đức Hoài được chuyển đến bàn làm việc của Mao. Ông ta đọc kỹ hai lần, mừng quá, cầm bút lông viết thêm hàng chữ nổi bật: “Ý kiến của đồng chí Bành Đức Hoài”, rồi trao Ban thư ký Hội nghị in phát cho từng người, làm văn kiện hội nghị.
Bức thư gồm hai phần:
A. Thành tích đại tiến vọt năm 1958 là khẳng định.
Thông qua Đại tiến vọt đã cơ bản chứng minh đường lối chung nhiều nhanh, tốt, rẻ là đúng đắn. Trong phong trào toàn dân làm gang thép đã làm thêm nhiều lò cao nhỏ, lãng phí một số tài nguyên và nhân lực, đương nhiên là một tổn thất khá lớn, nhưng đã bước đầu điều tra trên qui mô lớn tình hình địa chất toàn quốc, đào tạo nhiều nhân viên kỹ thuật. Trong phong trào này, đông đảo cán bộ đã được rèn luyện và nâng cao.
B. Làm thế nào tổng kể bài học kinh nghiệm trong công tác
Mâu thuẫn nổi bật chúng ta gặp phải trong công tác xây dựng là tỉ lệ không cân đối dẫn đến căng thẳng trên các mặt.
Tình hình này phát triển đã ảnh hưởng đến quan hệ giữa công nhân và nông dân, giữa các tầng lớp ở thành thị và các tầng lớp ở nông thôn, nên cũng mang tính chính trị, là vấn đề then chốt liên quan đến việc động viên đông đảo quần chúng tiếp tục Đại tiến vọt trong thời gian tới.
Bành Đức Hoài nêu hai vấn đề:
1. Một hiện tượng giả. Mọi người đều cảm thấy vấn đề lương thực đã được giải quyết, nên có thể rảnh tay làm công nghiệp rồi. Nhận thức về phát triển gang thép phiến diện nghiêm trọng, không nghiêm túc nghiên cứu luyện thép, cán thép, than, quặng, thiết bị nghiền quặng, thiết bị luyện cốc, nguồn than, năng lực vận chuyển, lực lượng lao động tăng, sức mua mở rộng, hàng hoá sắp xếp ra sao. Tóm lại, không có kế hoạch cân bằng cần thiết, mắc chứng bệnh chưa đủ thực sự cầu thị. E rằng đây là nguyên nhân gây ra một loạt vấn đề.
Thói huênh hoang, khoác lác tràn ngập các địa phương, các ngành, một số kỳ tích không tin nổi cũng xuất hiện trên báo chí, quả thật đã làm tổn hại nghiêm trọng uy tín của Đảng.
2- Bệnh cuồng nhiệt tiểu tư sản khiến chúng ta dễ mắc sai lầm tả khuynh. Trong phong trào Đại tiến vọt năm 1958, tôi cũng như nhiều đồng chí khác đã bị mê hoặc bởi thành tích Đại tiến vọt và nhiệt tình của phong trào quần chúng, một số khuynh hướng “tả” phát triển khá mạnh, chỉ muốn một bước lên chủ nghĩa cộng sản, tư tưởng vượt trước người khác từng một dạo chiếm thế thượng phong, quên phắt đường lối quần chúng và tác phong thực sự cầu thị của Đảng được hình thành trong thời gian dài.
Ngày 16-7, Mao gọi Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức đến bàn bạc, quyết định kéo dài hội nghị để bình luận tính chất bức thư của Bành Đức Hoài, đồng thời cho gọi Bành Chân, Hoàng Khắc Thành, Bạc Nhất Ba, An Tử Văn lên Lư Sơn ngay. Đây là 4 nhân vật quan trọng từng phê phán Bành Đức Hoài trước khi họp Đại hội 7. Mao lợi dụng mọi cơ hội, tranh thủ gặp nốt số người cần gặp, đến lúc này, ông ta đã quyết tâm thanh toán Bành toàn diện, từ lịch sử tới hiện thực.
Từ 17 dân 22-7, các tổ thảo luận thư của Bành Đức Hoài.
Nhiều người hoan nghênh, khen Bành thẳng thắn và trung thành, cho rằng thư trên có tác dụng thúc đẩy cuộc thảo luận ở hội nghị này. Cũng có ý kiến nói Bành nên phân tích sâu hơn, và cũng nên thận trọng hơn khi nói về tính cuồng nhiệt “tiểu tư sản” và sai lầm “mang tính chất chính trị”, để tránh hiểu lầm. Riêng nguyên soái Hạ Long cho rằng ý kiến của Bành không xác đáng, thắng lợi năm 1958 là vĩ đại, chỉ có một số sai lầm về phương pháp công tác, và sai lầm này cũng đang được khắc phục. Hạ Long chẳng những phê phán mà còn tố giác Bành Đức Hoài, đây là một tín hiệu cho thấy cuộc đấu tranh phê phán Bành sẽ tiếp tục leo thang.
Ngày 21-7, phát biểu 3 giờ liền tại Tổ Hoa đăng Trương Văn Thiên điểm laị và khẳng định những ý kiến chủ chốt của Bành Đức Hoài trong thư gửi Mao Trạch Đông. Ông nhấn mạnh cần cảnh giác với bệnh kiêu ngạo, tự mãn, và cần tạo ra bầu không khí dân chủ trong Đảng. Ngay tối hôm đó, Tổ trưởng Tổ Hoa Đông Kha Khánh Thi chạy đến báo cáo Mao: “Đại sự hỏng rồi, nếu Chủ tịch không tỏ rõ thái độ, cán bộ sẽ bị họ lôi kéo hết”.
Mao bước ra khỏi phòng đi bách bộ quanh vườn trúc, trầm ngâm suy nghĩ, 36 kế lướt nhanh trong đầu. Kha Khánh Thi nói đúng, đã đến lúc phất cờ, tổ chức đội ngũ rồi. Mao biết kinh tế quốc dân đã bên bở vực thẩm, nhân dân đang đói khát, tâm lý bất mãn trong dân chúng đang lan tràn, cán bộ các cấp đều đang truy cứu trách nhiệm cấp trên, công xã oán huyện, huyện oán chuyên khu, chuyên khu trách tỉnh, tỉnh trách trung ương… Lúc này, nếu Chu Ân Lai đứng ra lo liệu thì hay biết mấy, có thể đổ hết lỗi cho Chính phủ. Nhưng cái anh Chu này lại chẳng oán trách nửa lời, chỉ chăm lo chỉnh đốn nền kinh tế đã bị xới tung lên. Nay nhảy ra hai anh Bành Đức Hoài và Trương Văn Thiên, một nắm quân đội, một phụ trách ngoại giao, nói vòng vèo thế nào thì cũng không đến họ phải chịu trách nhiệm về những sai lầm trong xây dựng kinh tế. Ý kiến của họ phản ánh quan điểm của đông đảo cán bộ và nhân dân, đều nói lên tinh hình thực tế, có căn cứ, thực sự cầu thị, nhưng nguy cơ cũng xuất phát từ 4 chữ “thực sự cầu thị” này. Một khi quan điểm của họ thống nhất tư tưởng trên dưới, thì vị trí của mình còn giữ nổi không?
Tư duy của Mao tập trung vào một điểm: tình hình hiện nay là chống “tả” hay chống “hữu”? Bành và Trương đòi triệt để uốn nắn sai lầm “tả” khuynh, nêu khẩu hiệu chống “tả”, thuận theo lòng đảng, lòng dân, đế cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân thoát khỏi cơn cuồng nhiệt “Đại tiến vọt”, giảm nhẹ gánh nặng và ổn định đời sống nhân dân, phát triển sản xuất. Nhưng chống “tả” cuối cùng chẳng phải mọi chuyện đều đổ lên đầu mình hay sao? Chẳng lẽ ta rút khỏi vũ đài lịch sử như vậy?
Quyết không thể được! Bảo vệ chiếc ghế “Hoàng đế” của mình cao hơn hết thảy. Các vị vua “hùng tài đại lược” trong lịch sử đều không từ thủ đoạn nào để củng cố ngai vàng của họ. Chu Nguyên Chương hầu như đã giết sạch các công thần giúp ông ta dựng nên nghiệp lớn. Lịch sử xưa nay đều do kẻ thắng viết nên.
Mao Trạch Đông châm tiếp điếu thuốc, bắt đầu một vòng tư duy mới. Phải từ gốc rễ xoay chuyển phương hướng hội nghị và phương hướng toàn đảng, toàn dân. Tình hình hiện nay không chống “tả“, mà phải chống “hữu”, chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, bảo vệ đường lối chung, Đại tiến vọt, và công xã nhân dân. Để bảo vệ ba ngọn cờ hồng này, phải tổ chức đội ngũ tác chiến với phe phản động, dẹp cho bằng được sự phẫn nộ và tâm lý bất mãn đang lan tràn, sau đó, trong công tác thực tế, lặng lẽ uốn nắn những lệch lạc “tả” khuynh.
Xem ra phải hy sinh lão Bành rồi. Một nhân vật tầm cỡ như Bành Đức Hoài - uỷ viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, nguyên soái thứ hai, anh hùng đánh thắng đế quốc Mỹ - bị đánh đổ sẽ làm chấn động toàn đảng, toàn quân và toàn dân. Ai còn nêu chống “tả”, ai còn đề cập đến sai lầm Đại tiến vọt, Công xã hoá, hãy coi số phận Bành Đức Hoài.
Mao đã quyết tâm, khi cần chống “tả”, ông ta chống “hữu” chỉ khác nhau một từ, đã đẩy sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc vào chỗ bế tắc không còn khả năng thay đổi, chừng nào ông ta còn sống. Từ đó, Mao không còn đại diện cho lợi ích của nhân dân nữa, đang sau một chữ khác nhau ấy là hàng trăm triệu sinh linh lầm than, mấy chục triệu người chết đói, vượt qua bất cứ thiên tai, địch hoạ nào trong lịch sử.
Thêm một ngày đêm Mao suy nghĩ. Sớm 23-7, mọi người được thông báo lên hội trường nghe Mao nói chuyện. Đây là một cuộc tập kích bất ngờ, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cũng không biết Mao định nói gì. Theo biên bản khoảng 6.000 chữ do Lý Nhuệ ghi, trong cuộc họp trên, Mao thừa nhận tình trạng tỉ lệ mất cân đối, nông nghiệp, công nghiệp, và giao thông đều căng thẳng, thiếu hàng tiêu dùng, nhưng ông nói nhẹ đi rất nhiều. Mao nói tình trạng xa rời quần chúng chỉ là tạm thời, kéo dài trong hai, ba tháng, nay quần chúng vẫn ủng hộ ta, kết hợp với chúng ta rất tốt; bệnh cuồng nhiệt tiểu tư sản có nhưng không nhiều, từ tháng 3, tháng 4 đã kiên quyết uốn nắn, ngăn chặn được “làn sóng cộng sản” tước đoạt của cải và thành quả lao động của người khác. Mao tán thành tích cực tổ chức tốt nhà ăn tập thể theo nguyên tắc tự nguyện tham gia, và tỏ ra hài lòng nếu cả nước duy trì được 30% nhà ăn tập thể. Mao đề xướng cán bộ các cấp học tập chính trị kinh tế học, ai mù chữ thì đọc cho họ nghe. Mao khuyên mọi người chớ dao động trong giờ phút khó khăn này, phát biểu phải chú ý phương pháp, nội dung phải chính xác, mọi người phải thấy rõ trách nhiệm của mình…




(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Trung Quốc) - Mao Trạch Đông qua sách báo TQ ngày nay (3)



Mao Trạch Đông qua sách báo TQ ngày nay

Kỳ 3: Mật lệnh sau “bức tường đỏ“

Một đêm cuối năm 1966, thủ tướng Chu Ân Lai nhận điện thoại cầu cứu khẩn cấp từ Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) gọi về theo đường dây đặc biệt, báo tin nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh tới, đã trèo tường leo vào nơi nguyên soái Bành Đức Hoài đang ở bắt ông đi mất…
Suốt đêm ấy, Chu Ân Lai không ngủ vì mới hôm nào “Bộ trưởng Bộ công nghiệp than Trương Lâm Chi bị phái tạo phản đấu đá bức cung đến nỗi phải bỏ mạng (…) Những sự việc vô thiên vô pháp cứ liên tiếp xảy đến: La Thụy Khanh (đại tướng), Trần Nghị, Hạ Long (nguyên soái) bị đấu”, giờ đây Hồng vệ binh ngang ngược đòi giải “tên tội phạm đặc biệt” Bành Đức Hoài về Bắc Kinh thẩm vấn. 

Chu Ân Lai lập tức chỉ thị Bộ tư lệnh Vệ Tuất đưa lực lượng đến ga Bắc Kinh chờ sẵn để “bố trí chỗ ở và học tập cho đồng chí Bành Đức Hoài thật chu đáo”. Và lệnh quân khu Thành Đô phái người cùng đi với Hồng vệ binh “hộ tống đồng chí Bành Đức Hoài trở về Bắc Kinh (…) đảm bảo tuyệt đối an toàn”. Nhưng Hồng vệ binh chỉ “tuân theo thánh chỉ của Giang Thanh, không còn coi trọng các chỉ thị của thủ tướng Chu Ân Lai nữa” (sđd, tr.235). Điều ấy nêu rõ qua bài viết của Tạ Liễu Thanh đăng trong phần phụ lục cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” tóm lược dưới đây.
Từ mùa hè 1966, đằng sau “bức tường đỏ” của Trung Nam Hải (trung tâm quyền lực chính trị cao nhất của toàn Trung Quốc) cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản long trời lở đất” đã được vạch sẵn. Đến 13.12.1966, gió bấc thổi lạnh khắp đường phố Bắc Kinh nhưng không khí trong tòa nhà Quốc hội vẫn bừng nóng bởi những lời kích động của Giang Thanh trong buổi huấn thị các “tiểu tướng” Hồng vệ binh, rằng: Bành Đức Hoài hiện đang ở Thành Đô như “một ông vua chư hầu không ai dám đụng đến” và hạ chỉ:
“Các cậu phải bắt hắn trở về Bắc Kinh, quật ngã hắn xuống đất” (sđd, tr. 217-218)
Tuân lệnh, Vương Đại Tân cùng Hồng vệ binh có mặt ở Thành Đô đêm Giáng sinh 24.12.1966. Ngay đêm ấy những khẩu hiệu cỡ lớn đột ngột xuất hiện đầy rẫy trên các tường nhà viết chữ lớn: “Nã pháo vào Bành Đức Hoài!”. 
Sớm hôm sau 25.12, Hồng vệ binh “giải Bành Đức Hoài đến nhà ga, vừa kéo vừa đẩy, bắt ông phải lên con tàu đi Bắc Kinh”. Giữa khuya, Hồng vệ binh không để ông già 68 tuổi như Bành Đức Hoài ngủ yên mà thay nhau “thét vào tai ông”, bắt khai rõ những “tội trạng phản cách mạng” ngay trên tàu. Rạng sáng 26.12, ông quá khát nước, lảo đảo lần bước vào buồng vệ sinh “vặn vòi nước, vụm hai tay vốc lên mấy vốc, ghé miệng uống ừng ực” (sđd, tr.257).
Những người đi cùng chuyến tàu khó hình dung ông già phờ phạc đứng trước mặt họ từng có thời trẻ lẫy lừng đánh Đông dẹp Bắc, chiếm ải Lâu Sơn, đoạt thành Tuân Nghĩa, tiêu diệt 2 sư đoàn, 8 trung đoàn, bắt sống hơn 3000 binh sĩ của đối phương và đích thân chỉ huy đánh tan một vạn quân Mã hồi hung hãn tại thị trấn Ngô Khởi, giành “thắng lợi lớn nhất trên đường trường chinh vạn dặm của Hồng quân”... Nhưng giờ đây vị nguyên soái ấy từ toa lét bước ra với hình hài tiều tụy đang bị đám Hồng vệ binh vô danh quát mắng, có tên giơ tay đòi đánh, ông ngẩng mặt lên nói rõ từng tiếng một:
-   “Ta già rồi, năm nay đã gần 70 tuổi, hồi ta còn trẻ, một mình ta đánh gục 20 người, đánh đến mức kẻ nào bỏ chạy thì bỏ chạy, kẻ xin tha mạng thì tha cho, nhưng không bao giờ ta đánh một ông già”.
Chẳng cần nghĩ tới đạo lý của câu nói ấy, đến Bắc Kinh, hơn 60 Hồng vệ binh theo khẩu lệnh của Giang Thanh đã lôi “ông già” ra trước Học viện Hàng không đấu tố lần thứ nhất vào 19.7.1967. 
Lúc “cao trào”, một Hồng vệ binh khỏe mạnh đã nhảy luôn lên bàn mắng nhiếc, gọi ông bằng mầy: “Mầy chống Mao chủ tịch phải không?”, rồi đấm mạnh vào mặt. Ông già loạng choạng ngã xuống. Đám còn lại túa đến lôi ông dậy đánh tiếp đến ngất xỉu, đưa vào bệnh viện 267. Kiểm tra X-quang thấy sườn bên phải gãy xương số 5, nứt xương số 10, máu tụ ngực trái, tổn thương nặng ngực phải. 
Từ đó đến năm 1971, Tổ chuyên án tiếp tục thẩm vấn ông lạnh lùng và dã man với hơn 150 lần, dẫn đến phải nằm liệt giường, tàn phế. Bác sĩ Trại giám sát biết không chữa chạy nổi mới chuyển ông vào bệnh viện Quân giải phóng. Tỉnh dậy, ông thấy tờ bệnh án treo ở đầu giường không viết tên mình (để bảo mật), thay vào đó bằng con số: “Họ tên: 145” (lấy tên giường số 5, buồng 14). Ông uất ức la to:
Ta không phải con số 145! Ta là nguyên soái Bành Đức Hoài !.
Nhưng không ai nghe cả, họ chỉ theo mật lệnh sau “bức tường đỏ” Trung Nam Hải để lấy giấy báo dán kín tất cả cửa sổ, không cho một chút ánh sáng nào lọt qua, làm căn phòng ông nằm trở nên tối om suốt ngày, nhằm giam ông vào thế giới của “địa phủ” ngay giữa trần gian…(còn nữa)

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...