TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

(TNBĐ)- Thêm màn kịch vụng



(TNBĐ) - Kể từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép, Trung Quốc đã rất cố gắng để làm ra vẻ tội nghiệp trước cộng đồng quốc tế, rằng họ bị Việt Nam… ức hiếp. Và, trong một nỗ lực như vậy, ngày 10-6, tại Hoàng Sa, họ tiếp tục thực hiện một màn kịch vụng về: 43 tàu cá Trung Quốc, dưới sự hỗ trợ của 2 tàu hải cảnh, đã… chạy lùi vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, để tạo hiện trường giả là tàu cá Việt Nam đâm vào sau tàu cá Trung Quốc.

Hẳn chúng ta còn nhớ, vào ngày 29-5 vừa qua, tại khu vực hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981, hai tàu Trung Quốc bỗng nhiên… phun vòi rồng vào nhau. Hành động này đã bị Việt Nam phát hiện và nhanh chóng xác định là Trung Quốc đang cố tình ngụy tạo chứng cứ.
Tại sao Trung Quốc làm vậy?
Đó là vì cái khó của nước này khi đối mặt với các câu hỏi của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các cuộc họp báo quốc tế do nước này tổ chức, trong đó, nhiều phóng viên đặt câu hỏi: Trung Quốc nói tàu Việt Nam đâm tàu Trung Quốc hàng trăm hàng nghìn lần, vậy bằng chứng đâu? Cứ nghe đến câu hỏi này là các vị ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc tắc tị.
Những màn kịch vụng, những hành động trơ tráo, những trò quái quỷ của Trung Quốc vốn dĩ dân ta chẳng lạ lùng gì, mà chắc rằng nó cũng chẳng đủ sức đánh lừa cả thế giới, nhất là trong thời buổi máy quay phim, chụp ảnh nhan nhản thế này. Ấy thế nhưng, qua những sự việc đó, nhà cầm quyền Trung Quốc đã “nhắc nhở” chúng ta rằng, họ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào để thực hiện âm mưu bành trướng. Tốt hơn hết, hãy cảnh giác!



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Hai bộ bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam từ lâu đời


Hàng ngàn thanh niên VN xếp hình cờ Tổ Quốc

(TNBĐ) - Hai bộ bản đồ cổ khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam từ lâu đời

Mới đây nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Trần Viết Ngạc phối hợp với Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển tiến hành dịch, khảo chú chuyên đề sử liệu Việt Nam về hai bộ bản đồ cổ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ, nằm trong bộ sách Hồng Đức đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Đây là những bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ XVII. Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư và Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ là hai bộ bản đồ sớm nhất nhì về vùng đất miền Trung có vẽ sơ lược về đường sá, sông ngòi, cửa biển, hải đảo, núi non và một số làng xã, chợ búa nổi tiếng thời bấy giờ. Trên đó có ghi chép các đồn lũy, đồn hỏa hiệu, việc bố phòng các đơn vị thủy binh, bộ binh của chúa Nguyễn, các dinh phủ, lỵ sở, các phủ huyện. Đặc biệt kê rõ về lộ trình thủy bộ, thời gian nơi ăn, nơi nghỉ.

TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Phân tích vì sao Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của Trung Quốc!



(TNBĐ) - Theo TS Nguyễn Nhã, đây là thủ thuật rất thủ đoạn của Trung Quốc. Đặt giàn khoan Nam Hải số 9 ở cửa vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế về quân sự, kinh tế…
Cục Hải sự Trung Quốc chiều 18/6 đã ra thông báo sẽ điều giàn khoan thứ hai tới biển Đông. Thông báo trên website này nói giàn “Nan Hai Jiu Hao” (Nam Hải số 9) từ ngày 18 tới ngày 20/6 sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc, 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông. Toạ độ xuất phát của giàn khoan Nam Hải số 9 này chính là từ đảo Hải Nam trong khi điểm đến của nó là khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải giữa hai bên.
Một điều đáng lưu ý là giàn khoan này được Trung Quốc kéo tới Biển Đông ngay sau khi Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tới Việt Nam và có các cuộc gặp với Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại các cuộc gặp này, ông Dương Khiết Trì có phát đi thông điệp cam kết ổn định tình hình Biển Đông. Vậy có phải Trung Quốc lại một lần nữa tự tố cáo mình đang “nói một đằng, làm một nẻo”? Chúng ta có thể giải mã những hành động trơ trẽn này của Trung Quốc như thế nào?

Theo TS Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu về Biển Đông, việc Trung Quốc kéo giàn khoan mới – giàn khoan thứ 2 tới sát khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ là thêm một hành động khiêu khích nữa của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn còn rất căng thẳng. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Chúng ta không còn mơ hồ gì về điều này và về ý đồ của Trung Quốc nữa.

Vì sao Trung Quốc lại chọn vị trí cửa Vịnh Bắc Bộ để đặt giàn khoan mới, mà không phải quanh khu vực Hoàng Sa – Trường Sa? Theo TS Nguyễn Nhã, đây là thủ thuật rất thủ đoạn của Trung Quốc. Điểm đến của giàn khoan Nam Hải số 9 là vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc, 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông. Đây là khu vực cửa Nam Vịnh Bắc Bộ, là vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải giữa hai bên. Sở dĩ Trung Quốc không dám đưa giàn khoan mới tới vị trí sâu trong thềm lục địa Việt Nam như giàn khoan Hải Dương 981 vì vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 đã bị dư luận quốc tế lên án, chỉ trích rất mạnh mẽ. Vì thế, lần này Trung Quốc phải thận trọng hơn, chỉ đưa giàn khoan vào vùng biển đang tranh chấp, để nhằm biến nó thành chuyện đã rồi và sau đó, biến vùng biển đang tranh chấp thành vùng biển của mình.
Bên cạnh đó, khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ là khu vực mà quốc tế ít quan tâm, là chuyện nội bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên Trung Quốc sẽ càng được nước để lấn tới, ngang nhiên làm những điều phi pháp. Việc đặt giàn khoan ở cửa Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế về quân sự, kinh tế… để bảo vệ giàn khoan, vì vị trí này ngay gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Việc đưa giàn khoan Nam Hải số 9 vào vị trí gần cửa Vịnh Bắc Bộ nằm trong kế hoạch, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ.

Thực ra thông tin họ kéo giàn khoan thứ 2, thậm chí thứ 3, thứ 4 nữa đến thì đã có từ trước, hoặc chúng ta cũng phán đoán và lường trước được điều đó. Vấn đề bây giờ không phải là cái giàn khoan nữa mà là toàn bộ hành vi xâm lấn, phi pháp của Trung Quốc. Những hành vi đó của Trung Quốc là nằm trong hệ thống, sẽ tiếp tục và liên tục. An ninh của khu vực đang bị đe doạ.

Trước những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế liên tục thời gian qua của Trung Quốc, chúng ta phải phản ứng quyết liệt trên nhiều mặt. Chúng ta phải dùng các biện pháp mang tính hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế, tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình, đồng thời tiến hành nhanh các thủ tục để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Việc khởi kiện này có những thuận lợi nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn, nhất là vấn đề liên quan đến chủ quyền, khi nào cũng có những điểm yếu và những điểm mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp luật của Việt Nam và quốc tế từng nghiên cứu đã nói việc khởi kiện có thể giúp Việt Nam đạt được nhiều mục tiêu. Tóm lại, khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế có lợi hơn là không làm gì. Tất nhiên, chúng ta phải rất khôn ngoan, chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo.

TS Nguyễn Nhã phân tích thêm, không phải chỉ với sự kiện đưa giàn khoan Nam Hải số 9 vào biển Đông, Trung Quốc mới lộ rõ bản chất của một kẻ thâm hiểm, nói một đằng, làm một nẻo. Trước đó, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã thể hiện bản chất xấu xa này của mình. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát đi thông điệp “Trung Quốc cam kết tìm kiếm cách giải quyết hòa bình trong việc tranh chấp với các quốc gia khác về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi và lợi ích hàng hải” thì cũng là lúc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, cùng hàng trăm tàu hộ tống đâm húc, tấn công, dùng vòi rồng cực mạnh phun nước vào các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam… Trung Quốc “nói vậy mà không phải vậy”.

“Dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, hơn ai hết hiểu được “bụng dạ” của “ông láng giềng” nham hiểm này. Dòng máu hung hăng của Trung Quốc chưa bao giờ ngừng chảy mà dường như giờ còn mạnh hơn khi Trung Quốc đang lao vào tranh chấp lãnh thổ với một loạt các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông”, TS Nguyễn Nhã nhấn mạnh.




 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chuyện dài nhiều kỳ)



(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội  (tác giả Tôn Tử Lăng- Thông tấn xã Việt Nam in 2009

Cùng bạn đọc
Cuốn “Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí phản đối gay gắt.
Tác gia Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm 1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm 1994 với quân hàm Đại tá.
Đầu năm 2008, khi đề cập đến bối cảnh ra đời cuốn sách trên, Tân Tử Lăng nêu rõ: Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn lao, đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, đáng chú ý là việc không thể ngăn cản có hiệu quả nạn tham nhũng, việc phân phối của cải không công bằng dẫn đến xã hội bị phân hóa, khiến dân chúng rất bất mãn, nhiều người thậm chí công khai tỏ ra luyến tiếc thời đại Mao. Các thế lực cực tả ở Trung Quốc hiện nay muốn lợi dụng tâm trạng bất mãn này để phát động cuộc “Đại cách mạng văn hóa lần thứ hai”, gây cản trở cho việc thực thi các chính sách hiện hành. Nhân ngày giỗ Mao Trạch Đông 13-9-2005, nhiều cuộc mít tinh đã được tổ chức tại 18 thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân… với mục đích phê phân ban lãnh đạo hiện nay đã phản bội chuyên chính vô sản, phục hồi chủ nghĩa tư bản. Những người tham gia các cuộc mít tinh đã công khai hô các khẩu hiệu thời Đại cách mạng văn hoá, kêu gợi dấy lên bão táp cách mạng.
Tình hình trên khiến tác giả thấy cần phải làm cho mọi người thấy rõ thực trạng đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc dưới thời Mao, để từ đó có thể đánh giá một cách công bằng những công lao cũng như sai lầm của Mao đối với đất nước Trung Hoa, nhằm loại bỏ sự chống đối của phái cực tả đối với tiến trình cải cách mở cửa. Tuy nhiên, trong khi cố gắng làm điều đó, tác giả lại làm nổi lên một vấn đề quan trọng khác là: quan điểm của Trung Quốc về “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" thực chất là gì? Và đâu là lối thoát chỗ Trung Quốc hiện nay?
Nhiều trong số những vấn đề được nêu ra trong cuốn sách như đánh giá về công lao và sai lầm của Mao, cuộc Đại cách mạng văn hoá, cái gọi là chủ nghĩa xã hội không tưởng dựa trên bạo lực của Mao, chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay việc chuyển từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ… hoàn toàn là những quan điểm riêng của tác giả.
Đây là cuốn sách có tính chất tham khảo về nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử và vấn đề lý luận của nước Trung Hoa đương đại, nhằm giúp bạn đọc có được những cái nhìn nhiều chiều về những vấn đề đang được nhiều người quan tâm này.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM


Kỳ 1: Lời nói đầu

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Tình hình Biển Đông 18/6: Máy bay tuần thám TQ liên tục quần thảo







(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Trung Quốc kéo giàn khoan thứ 2 đến cửa vịnh Bắc Bộ




Giàn khoan Hải Nam số 9 đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.





(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Sứ giả Việt nào khiến vua Trung Quốc bị bẽ mặt?

(TNBĐ) - Người xưa nói hai nước đánh nhau không giết sứ giả. Tuy nhiên trong quan hệ giao hảo Đại Việt – Trung Hoa đã có một sứ giả hy sinh. 

Làm bẽ mặt vua Minh Sùng Trinh
Kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán rồi xưng vương lập quốc, nước Nam đã trở thành một quốc gia độc lập. Mặc dù vậy, trong quan hệ bang giao, nhiều khi các vua chúa Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng nước lớn để tỏ ra chèn ép Đại Việt. Thái độ ngạo mạn đó của họ đã không ít lần bị sứ thần của ta đối đáp làm cho bẽ mặt. Điển hình trong số những lần như thế là cuộc đối đáp của Giang Văn Minh với vua Sùng Trinh nhà Minh.
Giang Văn Minh là người xứ Đoài (nay thuộc Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) làm quan dưới triều đình của vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng. Năm 1637, Giang Văn Minh vâng lệnh đi sứ Trung Quốc.
Giai thoại kể rằng: Khi vào triều đình Trung Quốc, vua Sùng Trinh đã ngạo mạn ra một vế đối bắt sứ thần Đại Việt đối lại. Vế đối ra là: “Đồng Trụ chí kim đài dĩ lục” dịch là “Cột đồng đến nay rêu đã xanh”.
 Mộ Thám hoa Giang Văn Minh

Câu đối này mang hàm ý hống hách nhắc lại việc xưa, khi tướng nhà Hán là Mã Viện đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã dựng một chiếc cột đồng rồi khắc lên đó mấy chữ: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” nghĩa là nếu chiếc cột đồng này mà gãy thì quân phương Bắc sẽ kéo sang tiêu diệt đất Giao Chỉ (Bọn giặc phương Bắc vẫn thường gọi nước ta như thế).
Ra vế đối trong đó nhắc lại chuyện xưa, vua nhà Minh hàm ý rằng nước Đại Việt chẳng qua là nước nhỏ, đại quốc như nước Minh chỉ cần ra quân một lần là có thể san bằng thành quách...
Trước thái độ ngạo mạn và xúc phạm quốc thể nước ta, sứ thần Giang Văn Minh đã đối lại: “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng” dịch là “Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ”. Vế đối chỉnh không chê vào đâu được, câu chữ, điển tích đối nhau chan chát. Mặt khác, về mặt chính trị thì câu đối như một cái tát thẳng vào mặt Minh Tư Tông và cả triều đình nhà Minh.
Nhắc đến sông Bạch Đằng, Giang Văn Minh đã nhắc cho vua quan nhà Minh nhớ đến thất bại của quân Nam Hán năm 938, quân Tống năm 981 và quân Nguyên năm 1288. Những lần bại trận của quân phương Bắc trên sông Bạch Đằng khiến máu nhuộm đỏ nước.
Thông qua vế đối, Giang Văn Minh tự tin khẳng định rằng dù nước Nam bé nhỏ nhưng quật cường. Những kẻ thù hung bạo nhất đến nước Nam, dù mang đến trăm vạn quân nhưng rồi cũng thất bại. Và biết đâu, vua và quan lại nhà Minh lại chả đau đớn khi nghĩ đến việc quân Mông Nguyên đã san bằng thành quách, bắt sống vua quan triều Tống để làm chủ đất Trung Quốc rộng lớn nhưng rồi lại thua cả 3 lần ở nước Nam.
Quá bẽ bàng vì câu đối của sứ thần nước Nam, vua quan nhà Minh đã hèn hạ để làm một việc mà tự cổ chí kim hiếm có trong thông lệ ngoại giao. Đó là giết sứ giả. Chu Do Kiểm giận dữ điên cuồng nói: “Mổ bụng bọn sứ thần An Nam để xem chúng to gan lớn mật đến đâu”.
Sự việc này xảy ra vào năm 1639. Sau phút nóng giận mất khôn, Sùng Trinh thấy kính nể khí khái của sứ thần Giang Văn Minh nên đã cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa quan tài về nước. Khi thi hài đưa về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê và chúa Trịnh Tráng đã đến bái kiến linh cữu và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công cho ông đồng thời ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
Bỏ lệ cống người vàng
Ngoài câu chuyện đối đáp nổi tiếng này, Giang Văn Minh cũng được cho là người đã đấu tranh với nhà Minh đòi bỏ lệ cống người vàng hàng năm. Theo các tài liệu lưu truyền đến ngày nay, vào thời Lê, ngoài các phương vật, trong danh sách cống nạp hàng năm, Đại Việt phải mang cống triều đình Trung Quốc một người bằng vàng. Người vàng này là do nhà Minh bắt buộc cống nạp để đền cho mạng viên tướng Kiêu Liễu Thăng mà quân Lê Lợi giết năm 1427.
Sách Các sứ thần Việt Nam cho biết: Chuyện kể rằng vào ngày khánh thọ vua Minh, hoàng đế nhà Minh rất bất bình bởi sứ giả các nước đã tề tựu đông đủ mà sứ thần Việt Nam thì không thấy đâu cả. Vua truyền cho thị vệ đến nhà công quán hỏi nguyên do.
Bọn lính đến nơi thấy Giang Văn Minh đang nằm trên giường ôm mặt khóc. Chúng bắt buộc ông phải vào triều. Trả lời câu hỏi của vua Minh rằng vì sao không vào triều, Giang Văn Minh nghẹn ngào: Thần tự biết vắng hôm nay là phạm vào trọng tội, xin hoàng đế lượng thứ cho. Nguyên do chỉ vì hôm nay đúng vào ngày giỗ tổ của thần. Thần đi sứ xa quê, nhà cửa cố hương vốn neo đơn, ngày giỗ tổ mà không thắp được cây hương tưởng niệm thì thấy xót xa trong dạ!”.
Nói xong ông lại khóc ầm lên. Hoàng đế nhà Minh bật cười: “Tưởng sao chứ như thế thì việc gì ngươi phải khóc! Khá khen cho ngươi biết giữ hiếu kính với tổ tiên. Nhưng nếu là giỗ cha, giỗ mẹ thì còn có thể được chứ ông tổ xa xôi như vậy thì có gì phải băn khoăn cho lắm. Người khuất đã xa đến mấy đời thì cũng có thể ‘miễn nghị’”.
Đột nhiên Giang Văn Minh lau nước mắt ngầng đầu lên nói: “Muôn tâu, lời dạy của hoàng đế thật là quí báu. Chính thần cũng đã nghĩ như vậy mà vẫn không an tâm, vì thần vẫn thấy trong đời, lắm chuyện xa xôi mà vẫn không được ‘miễn nghị’. Chẳng hạn như việc Thiên triều bắt nước Nam phải cống người vàng để trả nợ Liễu Thăng cách đây hàng 200 năm. Nay được lời hoàng đế ban dạy, thần cũng xin gác lại ngày giỗ tổ để cùng vui với ngày khánh tiết này. Cúi xin hoàng đế từ đây ‘miễn nghị’ cho cái nợ Liễu Thăng, cho tình giao hảo hai nước khỏi bị những chuyện xa xôi kia làm bận bịu”.
Vua Minh biết bị mắc lừa nhưng lời đã nói ra cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà gật đầu cho bãi bỏ lệ cống người vàng.
Khánh Nam
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Báu vật quốc gia

Tờ lệnh

Suy tư vì Tổ Quốc


(TNBĐ) - Quyết bảo vệ báu vật:

===BBT: Gia tộc Họ Đặng (Lý Sơn-VN) có 1 tờ lệnh và Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận đây là tờ lệnh có niên đại đã 175 năm. Tờ lệnh này là công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), phái đội thuyền 3 chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa.... Một bằng chứng cho thấy VN có chủ quyền không thể chối cãi ở quần đảo này... nó được gia tộc gìn giữ từ đó đến khi được xác nhận là bản gốc của tờ lệnh (tháng 2/2009)... Từ tháng 2/2009 đến ngày gia tộc họ Đặng làm lễ bàn giao cho nhà nước (4/2009) có rất nhiều người đã tìm mọi cách chiếm đoạt tờ lệnh này... sau đây là lời kể của anh Đặng Thành:
Trong thời điểm tộc họ Đặng nỗ lực mang tờ lệnh tìm người dịch, xác minh nội dung thì nhiều hiện tượng lạ xuất hiện.


Theo Thành, thời gian đó người trong gia tộc họ Đặng thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại lạ hoắc. Người thì xưng là nhà báo gọi hỏi thông tin về tờ lệnh. Thậm chí có người còn mạo danh cán bộ văn hóa tỉnh, đã được phép của ông Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đến lấy tờ lệnh.

Không đợi chủ nhà cho phép, người này ngang nhiên xông vào nhà lục lọi khắp nơi, khi không thấy tờ lệnh đâu thì tiu ngỉu bỏ đi. Ngay chiều hôm ấy, Thành báo cáo sự việc cho các ngành chức năng ở địa phương, sau đó tăng cường gìn giữ tờ lệnh nghiêm ngặt hơn.
“Ngoài trường hợp nói trên, còn có một phụ nữ tự xưng tên Huỳnh Nga ở Hồng Kông (Trung Quốc) liên lạc qua điện thoại gặng hỏi có phải gia tộc tôi đang cất giữ tờ lệnh liên quan đến Hoàng Sa phải không. Cẩn trọng, tôi trả lời là không biết gì về tờ lệnh”, Thành cho biết thêm.

Ngay sau khi nhận được báo cáo của gia tộc họ Đặng ở xã An Hải, UBND huyện Lý Sơn cấp tốc phát hành công văn gửi đến 45 tộc họ trên toàn huyện, thông báo sự việc và đề nghị canh giữ, bảo vệ cẩn mật những văn bản, hiện vật cổ chứng minh tổ tiên của họ từng giong thuyền ra biển Đông cắm mốc khẳng định chủ quyền.

UBND huyện này cũng gửi công văn đến các cơ quan chức năng của huyện, đề nghị có phương án hỗ trợ bảo vệ nguồn di sản quý giá này.

Trước nghi ngờ có người đang lùng sục hòng chiếm đoạt tờ lệnh quý này, gia tộc họ Đặng quyết sớm giao tờ lệnh cho Nhà nước. Sáng 9/4/2009, tộc họ Đặng tổ chức cúng, báo cáo tiên linh về việc hiến tặng và bàn giao tờ lệnh quý liên quan đến Hoàng Sa cho Nhà nước.

Cùng ngày, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận tờ lệnh. Một ngày sau, tờ lệnh được UBND tỉnh Quảng Ngãi bàn giao ngay cho Bộ Ngoại giao.


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lời tiên tri kinh ngạc trong phần mộ (4)

Ao bán nguyệt trước đền Trạng Trình
(TNBĐ) - Có một huyền tích vẫn được lưu truyền ở Vĩnh Bảo và càng khẳng định thêm về những khả năng tiên đoán về tương lai của Trạng Trình. Đó là sau ngày Trạng mất khoảng nửa thế kỷ, một thầy địa lý có tiếng của Trung Quốc vì kính nể tiếng tăm đã lặn lội sang thăm và viếng mộ. Thầy Tàu ngạc nhiên khi nhìn thấy rõ ràng ngôi mộ được đặt vào huyệt đất rất tốt, nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược, ông ta cho rằng Trạng Trình là “thánh nhân mắt mù”, người hữu danh vô thực.

Nghe thấy thế, ông trưởng tộc vội vàng ra mời thầy về rồi khẩn khoản nhờ thầy địa lý đặt lại mộ cho, vì trước khi mất Trạng đã dặn dò con cháu mai sau sẽ xảy ra sự việc này. Nghe thế, thầy Tàu bảo chỉ cần đào huyệt mộ lên rồi xoay lại là được. Nhưng đào được một lúc thì mọi người phát hiện có 1 tấm bia được chôn cùng, khắc bài thơ: "Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu/ Ngũ thập niên hậu mạch quy túc/ Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri?/ Hà vị thánh-nhân vô nhĩ mục?". Nghĩa là:"Ngày nay mạch lộn xuống chân/ Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu/ Biết gì những kẻ sinh sau?/ Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?”.

Đến lượt ông thầy Tàu cùng mọi người mới ngã ngửa. Rõ ràng, Trạng đã biết trước mọi việc và dặn dò con cháu chôn theo tấm bia đã được bọc kỹ, không ai hiểu bia ghi điều gì. Và 50 năm sau nếu có ai đến thăm mộ mà nói: “Thánh nhân mắt mù” thì phải mời họ về nhà rồi nhờ họ đổi lại hướng của ngôi mộ.

Thầy Tàu quá kinh hãi, răm rắp làm theo mọi việc Trạng đã chỉ bảo, và tự xấu hổ nhận mình chỉ đáng là học trò bậc thánh nhân này.

Những câu chuyện mà nhà sử học Ngô Đăng Lợi đã sưu tầm được về phần mộ của Trạng Trình, có thể thấy phần lớn là do truyền khẩu, hoặc tin đồn, rất ít có sử sách ghi chép lại, do đó rất khó có thể làm căn cứ chính xác. Chỉ có Trạng và những người tham gia mai táng theo đúng di huấn của Trạng mới biết chính xác nhất phần mộ đang ở đâu. Tuy nhiên, tất cả đã trở thành người thiên cổ.
(Còn nữa)

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Những điều chưa biết về Quốc vụ viện Trung Quốc

Như đã nhiều lần khẳng định, từ trước đến nay và trong cuộc họp báo này, Việt Nam hết sức kiên trì trao đổi và tìm mọi kênh thông tin, đối thoại với Trung Quốc để giải quyết hòa bình vấn đề căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Vì vậy, cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương lần này chắc chắn cũng sẽ là một kênh, một sự kiện để hai bên thảo luận, tìm ra giải pháp giảm căng thẳng vấn đề ở Biển Đông.
Cách đây hơn 1 năm (16-3-2013), đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt NamTrung Quốc đã gửi điện mừng tới đồng chí Dương Khiết Trì nhân dịp đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chiều 16-3-2013, theo đề cử của Thủ tướng Lý Khắc Cường, các đại biểu quốc hội Trung Quốc đã thông qua danh sách, theo đó các ông Dương Tinh, Thường Vạn Toàn, Dương Khiết Trì, Quách Thanh Côn và Vương Dũng đã được phê chuẩn làm Ủy viên Quốc vụ.
Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Quốc vụ viện) được tạo thành bởi Thủ tướng (hiện là ông Lý Khắc Cường), Phó Thủ tướng (hiện là các ông Trương Cao Lệ, Uông Dương, Mã Khải và bà Lưu Diên Đông), Ủy viên Quốc vụ (hiện là các ông Dương Tinh, Tổng thư ký Quốc vụ viện; Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng; Dương Khiết Trì, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao; Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an và Vương Dũng), Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng Kiểm toán, Tổng Thư ký Quốc vụ viện. Quốc vụ viện hiện có 28 bộ và ủy ban cùng một số cơ quan trực thuộc như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hàng không Dân dụng, Tổng cục Thể dục Thể thao…
Đây là cơ quan thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của quốc hội Trung Quốc. Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và các cơ quan trực thuộc với phạm vi bao quát từ thực thi pháp luật, quản lý kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y tế, thể thao đến an ninh xã hội, ngoại giao… Tuy nhiên, Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của quân đội. Bởi quân đội hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Tập Cận Bình.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...