TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC - VỊ CHỦ CHĂN KHÔNG BIẾT ĐẾN HAI CHỮ “ÂN NHÂN”

(BTCPĐ)-Có lẽ rằng Giáo phận Vinh chưa bao giờ bất ổn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây phức tạp cho xã hội như hiện tại khi ngày càng xuất hiện những thầy tu khoác áo chủ chăn nhưng lòng lại chứa đựng đầy quỷ dữ. Nối gót linh mục Anton Đặng Hữu Nam vào năm 2016 với chiêu trò lợi dụng vấn nạn Formosa, linh mục Nguyễn Đình Thục (Quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu) tiếp tục dùng cách này kích động bà con giáo dân tuần hành, biểu tình để gây rối trật tự vào đầu năm 2017. Nhưng, điều đáng nói dù là một vị chủ chăn nhưng Nguyễn Đình Thục lại là người sống thiếu nhân nghĩa, một đức tính mà người Công giáo luôn đề cao và giảng dạy. Một con người không chịu chăm lo việc đạo, cứ đậu chỗ nào thì bao nhiêu phức tạp, bao nhiêu khó khăn lại được đổ lên nơi mà ông ta xuất hiện.
Trong vụ việc kích động biểu tình vừa qua, chúng ta khoan bàn đến hành vi hay những lời lẽ của linh mục Thục vì những cái đó truyền thông đã cho chúng ta hiểu rõ. Mà chúng ta sẽ cùng nhìn nhận đến cách mà ông ta trả ơn cho người từng giải cứu mình, người đã cứu ông ta khỏi lỗi lầm mà ông ta gây ra 5 năm trước. Đó là Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc CA tỉnh Nghệ An hiện tại, người từng giải cứu cho Nguyễn Đình Thục trong cơn phẫn nộ của người dân trong vụ việc tại Con Cuông (Nghệ An) 5 năm về trước.
Cách đây 5 năm, tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông Nghệ An đã xảy ra một vụ bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và cố ý gây thương tích. Tác giả của một loạt cách hành động được quy kết vào các nhóm tội này không chính ai khác là linh mục Nguyễn Đình Thục (lúc đó là quản xứ Đồng Lam, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An). Trước những hành vi sai trái công khai và những hành động vượt quá sự kiềm chế, một bộ phận nhân dân đã bức xúc và có các hành động tấn công đối với nhóm người trong đó có Nguyễn Đình Thục. Đứng trước tình hình nguy hiểm đó, người đứng ra vận động bà con nhân dân giải cứu Nguyễn Đình Thục cùng các giáo dân khỏi “cơn thịnh nộ” không ai khác là Đại tá Nguyễn Hữu Cầu (Phó Giám đốc CA tỉnh khi đó).
Ảnh: Một số giáo dân bị kích động đã ném đá về phía lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ trong vụ việc vừa qua dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục. (Nguồn: Báo Nghệ An)
Ấy vậy mà, chứng nào tật nấy, “ngựa quen đường cũ”, vừa qua Nguyễn Đình Thục lại tiếp tục kích động, xúi giục giáo dân khiếu kiện đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Điều đáng nói ở đây là bà con giáo dân dưới sự kích động và chỉ đạo của Nguyễn Đình Thục lại hành hung và gây thương tích đối với ân nhân là Đại tá Nguyễn Hữu Cầu. Theo đó, trong vụ xô xát và hành hung lực lượng thực thi nhiệm vụ, đại tá Nguyễn Hữu Cầu đã lĩnh trọn 03 viên đá vào vùng đầu vào cổ từ những giáo dân quá khích, hung hãn. Nhưng, ngay sau khi báo chí đưa tin, nhận biết sự việc nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục không hề có lời xin lỗi công khai đối với người từng cứu mạng mình. Trái lại còn tiếp tục vu cáo, kích động bà con âm mưu tiếp tục hoạt động này trong thời gian tới.
Đó là nhân nghĩa, là nhân cách khốn nạn mà một con người luôn nhân danh Chúa, nhân danh vô vàn điều tốt đẹp để dạy dỗ, truyền thụ cho bà con giáo dân mang tên Nguyễn Đình Thục. Sẽ là đấu tranh cho công bình thế nào, chính nghĩa thế nào khi bản thân Nguyên Đình Thục sống bất nhân, bất nghĩa và vô ơn đối với “ân nhân” của mình như thế. Nhiều người nói rằng con người dù từng sai lầm nào cũng sẽ quay lại được chính nghĩa nếu họ còn có chữ tâm. Nhưng với Nguyễn Đình Thục thì sẽ không bao giờ quay lại được bởi trong con người ông ta không có tâm, không có nghĩa thì cuộc đời ông ta sẽ cứ mang đến nhiều sai lầm, bất nghĩa hơn là mang đến sự thật, công bình lẫn yêu thương.
Có lẽ rằng, một con người nhiều hành vi sai trái nối tiếp sai trái và không có tâm, nghĩa như Nguyễn Đình Thục thì sẽ không có gì giáo dục và cảnh tỉnh nổi ngoài hai chữ pháp luật. Tình người không thể cảnh tỉnh và chèo kéo được một con người thì pháp luật là lựa chọn tất yếu và cần thiết nhất để giáo dục họ. Và điều bây giờ quần chúng nhân dân quan tâm nhất là Công an Nghệ An sẽ dành cho Nguyễn Đình Thục một bản án như thế nào để giáo dục con người nhiều hành động sai trái công khai như thế này. Sự thiếu hụt những bản án pháp luật chính là những “điểm yếu” khiến cho chính quyền không thể quản những con người như Nguyễn Đình Thục. Và đã đến lúc, Chính quyền, Công an Nghệ An nên dành cho Nguyễn Đình Thục một bản án thích đáng để môi trường nhà tù giáo dục lại con người này cho xã hội!
Hiểu Minh

- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

(BTCPĐ)- Linh mục Nguyễn Đình Thục sợ hay đang bày trò gì tiếp theo?

(TNBĐ) - Đã 2/3 thời gian của ngày Thứ bảy 18/2/2017 trôi qua mà không có bất cứ một cuộc biểu tình nào tiếp theo của giáo dân xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) xảy ra. Điều này trở nên bất thường bởi: 

Mặc dù thất bại trong cuộc tuần hành đông giáo dân xứ Song Ngọc vào Hà Tĩnh khởi kiện Formosa vào ngày 14/2/2017 và buộc dừng chân tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (khi đoàn mới đi được 1/3 quãng đường). Tuy nhiên, tinh thần của linh mục và giáo dân xứ Song Ngọc lại nhanh chóng được phục hồi sau chuyến thăm đột xuất và hết sức bất ngờ từ nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum Hoàng Đức Oanh và nguyên Giám tỉnh Dòng chúa cứu thế Việt Nam Phạm Trung Thành... Không chỉ đến tại nơi đoàn của Gx Song Ngọc tá túc qua đêm sau khi sự việc xảy ra, những chức sắc nghỉ hưu có tiền sử chống đối này đã cùng Linh mục Nguyễn Đình Thục về tại Nhà thờ giáo xứ Song Ngọc. 
Linh mục Nguyễn Đình Thục nhận tiền từ tay một giáo dân (nguồn: Internet). 

Tại đây, đích thân Giám mục Hoàng Đức Oanh, Linh mục Thành và Lm Thục đã tổ chức một thánh lễ để củng cố tinh thần cho giáo dân. Ý định về một cuộc tuần hành tiếp theo với quy mô lớn hơn được hình thành từ đây. Và theo ý đồ của những chức sắc này sẽ tổ chức một cuộc kéo vào với quy mô lớn hơn vào ngày 18/2/2017 (tức hôm nay) và sẽ không chỉ mỗi giáo dân xứ Song Ngọc tham gia mà còn có những giáo xứ lân cận khác như Mành Sơn, Phú Yên, Vĩnh Yên...

Nhưng xem chừng ý đồ này đã không được thực hiện dù họ (các chức sắc này) đã bàn bạc khá kỹ lưỡng. Vậy, câu hỏi đặt ra Linh mục Thục và các chức sắc này sợ hay chính họ đang bày trò nghi binh kiểu tung cầu đo gió hòng thử phản ứng của chính quyền? 

Nhận định về điều này, Mõ nghiêng nhiều hơn về khả năng linh mục Nguyễn Đình Thục cùng đám đồng đảng sợ hơn là khả năng thứ nhất. 

Ai cũng biết, sau cuộc tuần hành đông người (Mõ không gọi đó là đi khởi kiện bởi những gì xảy ra không cho thấy đó là người dân đang đi khởi kiện) ngày 14/2/2017 vừa qua và cái kết thất bại, dù lớn tiếng cho rằng, chính quyền đã chủ động gây hấn và tìm mọi cách ngăn chặn đoàn người đi khởi kiện đòi công lý và quyền lợi cho bản thân. Song ai cũng biết, những gì sau đó khiến vị chủ chăn này không khỏi phải lo sợ nếu tiến hành cuộc biểu tình tiếp theo!

Đầu tiên phải kể đến sự lên án truyền thông và công luận. Sau sự việc cơ quan báo chí, truyền thông tỉnh Nghệ An và có cả cơ quan truyền thông toàn quốc đối với hành động của Linh mục Nguyễn Đình Thục. Và không chỉ dừng lại việc làm rõ, chỉ rõ những yếu tố bất minh, khó hiểu và cả những hành vi vi phạm pháp luật - giáo luật của Linh mục Thục, các cơ quan này còn dựng dậy một quá khứ bất hảo của Linh mục này! 

Và xem chừng, đây là lần đầu tiên cơ quan truyền thông tỉnh Nghệ An và trong nước có một sự tấn công quyêt liệt và không khoan nhượng đến thế! Và dù bao biện như thế nào thì có một thực tế là hình ảnh, danh dự của Lm Nguyễn Đình Thục đã xuống dốc một cách thảm hại trong dư luận, kể cả giáo dân và lương dân. 

Trong khi những lương dân thì thẳng thừng gọi Lm Thục bằng "thằng" và không ngần ngại chỉ đích danh chính Linh mục Thục là phản động, nhận sự chỉ đạo của tổ chức phả động Việt Tân mà trực tiếp là Lm Nguyễn Văn Hùng trong chuyến thăm Đài Loan vào cuối năm 2016 vừa qua. Những giáo dân, tuy không chỉ trích, mắng mỏ trực diện bởi ở họ còn có đức tin, đức vâng lời nhưng họ không quên đặt ra những nghi ngại xung quanh các dấu hiệu bất thường trong chuyến đi khởi kiện công ty Formosa vừa qua như (1) Tại sao phải đi đông người khi mà chính quyền khuyến cáo có thể thực hiện việc khởi kiện theo cơ chế cử người đại diện? (2) Tại sao phải mang theo băng rôn, khẩu hiệu cờ trống khi mục đích chính vẫn là khởi kiện chứ không phải là cái gì đó khác? (3) Họ cũng lật lại những chuyện xảy ra trước thềm chuyến đi như tại sao việc khởi kiện là tự nguyện, tự thân của mỗi người nhưng Cha xứ lại cử Hội đồng mục vụ đến để đe dọa, ép buộc tham gia, kể cả khi gia đình đó, hộ cá nhân đó không mưu sinh từ biển....

Và tất nhiên, tất thảy những luồng dư luận liên quan bản thân, Lm Thục đều biết. Ông ta cũng hiểu rằng, xã hội, lương dân nhận ra bản chất của mình chưa phải là vấn đề gì đó quá lớn nhưng khi chủ thể đó là giáo dân thì lại là chuyện khác.  Dừng việc tuần hành đông người thay vì thực hiện như ý đồ trước đó vì thế là lựa chọn được Lm này lựa chọn để bảo vệ bản thân mình trước những nguy cơ đang cận kề! 

Nguồn: Mõ làng
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)-Cuộc xâm nhập miền Bắc Việt Nam bằng tàu ngầm

(TNBĐ)- Ngày 27-5-1972, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhận được nguồn tin từ Đại sứ quán của một quốc gia có quan hệ mật thiết với Mỹ, đặt tại Hà Nội, cho biết 2 sĩ quan không quân Mỹ là Đại tá John Dramesi và Đại úy Ed Atterberry, sau khi bị bắn rơi và bị bắt trong một phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam, đã trốn thoát khỏi một trại giam gần Hà Nội rồi lấy cắp một chiếc thuyền nan.

Tàu ngầm Grayback tiến vào vùng biển miền Bắc Việt Nam.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(BTCPĐ)- Vũ Quang Thuận- tên Tâm thần chính trị

(TNBĐ) - Ngày 7/2/2011, Viện KSND Tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Quang Thuận để điều tra về hành vi "Trốn ra nước ngoài nhằm chống lại chính quyền nhân dân". 

Trước đó, Vũ Quang Thuận đã bị Cơ quan An ninh Việt Nam bắt giữ khi vừa từ Malaysia về đến Việt Nam…
1. Nói thật là trong suốt quá trình tiếp xúc với Vũ Quang Thuận, tôi không khỏi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi anh ta luôn miệng ba hoa xích thố, rằng anh ta có thể “làm tốt” các chức vụ Bộ trưởng An ninh, Bộ trưởng Quốc phòng, Thủ tướng...
Ngoài ra, Vũ Quang Thuận còn khẳng định rằng, mình ngang tầm với một số nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới như Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc, Lý Quang Diệu của Singapore, Putin của Nga (!?). Anh ta nói: "Tôi đã có sẵn kế hoạch thu hút 300 tỉ USD cho Việt Nam từ năm 2011 đến 2015", và: "Tôi còn có một kế hoạch nữa, đó là tạo nguồn 10 tỉ USD để phát triển quân đội" (?!).
Cứ ngỡ đầu óc Vũ Quang Thuận có vấn đề. Nhưng không, anh ta rất tỉnh táo, trả lời những câu hỏi của tôi rất mạch lạc, rõ ràng (chỉ có điều là nó phi lý và... buồn cười mà thôi!). Theo Vũ Quang Thuận, anh ta tự phong là "Tổng thống Việt Nam dân chủ lâm thời", là "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập chính phủ chung thế giới", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập chính phủ chung ASEAN", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập đồng tiền chung ASEAN", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập quân đội chung ASEAN", "Chủ tịch sáng lập ủy ban vận động thành lập quân đội chung thế giới"!
2. Năm nay 44 tuổi, Vũ Quang Thuận đã từng theo học Đại học Ngoại thương Hà Nội nhưng chưa tốt nghiệp. Từ năm 1995 đến 1998, Thuận là Phó Giám đốc Công ty TNHH Quang Trung. Sau đó bỏ ra ngoài kinh doanh tự do. Năm 2003, Thuận là Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Nung và Tạo mẫu gốm sứ. Đến năm 2005, một lần nữa Thuận lại nhảy ra kinh doanh tự do, đồng thời thành lập “Công ty phòng chống hàng giả và xúc tiến thương mại đầu tư Việt Nam”. Anh ta nói: "Từ năm 2007 đến ngày trốn ra nước ngoài, tôi là Phó giám đốc Công ty cổ phần phát triển công nghệ cao Inotech do Lê Thăng Long làm giám đốc".
Con đường chống lại đất nước, chống lại dân tộc của Vũ Quang Thuận bắt đầu từ năm 1989, khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu tan rã. Lúc ấy, trong đầu anh ta, xuất hiện tư tưởng đòi đa nguyên, đa đảng. Bằng nhiều phương cách, Vũ Quang Thuận tiếp cận với một số sinh viên để tuyên truyền, lôi kéo họ nhưng không thành công.
Tháng 5/2007, khi quen Lê Thăng Long, rồi được Long đưa về làm Phó Giám đốc Inotech, Thuận cùng Long thành lập cái gọi là "Câu lạc bộ chấn hưng nước Việt" với mục đích tập hợp giới doanh nhân trong nước, để lãnh đạo "phong trào dân chủ" ở Việt Nam. Câu lạc bộ này lấy trụ sở Công ty Inotech ở số 62 phố Chùa Hà - Hà Nội làm nơi hoạt động.
Thuận, khai: "Tôi sử dụng các bút danh như Nguyễn Việt Nam, Võ Phù Đổng, Phan Cửu Long, Trần Đông Tây, viết 18 bài đăng trên trang web "Chấn hưng nước Việt" do Thích Minh Tâm (Việt kiều Úc), lập ra". Vẫn theo Vũ Quang Thuận, thì "nội dung của những bài viết ấy, tôi tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước Việt Nam, đồng thời kêu gọi mọi người gia nhập câu lạc bộ, nhằm tập hợp lực lượng".
Trước đó, năm 2005, Lê Thăng Long tham gia vào tổ chức chống Nhà nước do Trần Huỳnh Duy Thức lập ra, gọi là “Nhóm nghiên cứu chấn”. Thức phân công Long phụ trách phát triển lực lượng trong nước. Bản thân Long đã làm ra 13 tài liệu có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối của Nhà nước. Bên cạnh đó, Long còn tự ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII nhằm thực hiện kế hoạch “chấn kế” của Trần Huỳnh Duy Thức.
Tháng 7/2007, Vũ Quang Thuận, Lê Thăng Long thành lập tiếp "Câu lạc bộ trí thức chấn hưng nước Việt", để lôi kéo hàng ngũ trí thức trong, ngoài nước, đòi đa nguyên đa đảng. Sau đó, đến tháng 1/2008, Long, Thuận cho ra đời tiếp cái gọi là "Phong trào chấn hưng nước Việt". Vũ Quang Thuận khai: "Trong năm 2008 và đầu năm 2009, tôi cùng Lê Thăng Long, Thích Minh Tâm lấy danh nghĩa "hội nghị bàn về phương thức hợp tác phát triển kinh tế" để tổ chức 10 cuộc hội thảo, ở Hà Nội 4 cuộc, Thanh Hóa 2 cuộc, Buôn Mê Thuột 3 cuộc, TP HCM 1 cuộc.
Tất cả những cuộc “hội thảo” này đều núp bóng các sự kiện khác, chẳng hạn như “họp hội đồng hương họ Lê” mà mục đích vẫn không ngoài việc tuyên truyền đòi đa nguyên, đa đảng để lôi kéo doanh nhân, trí thức, tăng ni phật tử tham gia "phong trào". Tôi hỏi: "Sau 10 cuộc hội thảo ấy, có bao nhiêu người theo các anh?". Vũ Quang Thuận lắc đầu: "Không ai theo cả mà thậm chí họ còn báo cho chính quyền về những hoạt động của chúng tôi". Tôi hỏi tiếp: "Qua những sự việc này, anh đánh giá người dân theo các anh hay theo chính quyền?". Vũ Quang Thuận lặng yên, không đáp.
Vũ Quang Thuận ra tòa

Tên tâm thần chính trị VQT vừa đeo thánh giá, vừa đeo tràng hạt

Thích Minh Tâm tên thật là Trần Thiếu Văn,  có vợ cũng là Việt kiều Úc,  tên Julie Ding (ở nhà gọi là Julie Hoa, hay còn gọi  là Hương). Năm 2000, sau khi bị Đoàn luật sư bang New South Wales, Úc lật tẩy là luật sư dỏm, Trần Thiếu Văn biến thành thầy tu, pháp danh Thích Minh Tâm!
Giữa năm 2006, Thích Minh Tâm bày trò lừa đảo ở Úc bằng cách tổ chức một buổi tiệc gây quỹ xây dựng bệnh viện nhân đạo ở chùa Long Bửu, Việt Nam. Mỗi khách dự tiệc phải đóng 35 đôla Úc, gọi là tiền ăn. Khi buổi tiệc kết thúc và khi ban tổ chức chưa kịp công bố số tiền thu được, thì Thích Minh Tâm đã nhanh tay ôm lấy thùng tiền, ra xe biến trước!
Về Việt Nam, Thích Minh Tâm tiến hành tiếp một trò lừa đảo. Ngày 21/2/2009, tại một khu đất nằm ngay giao lộ Nguyễn Văn Linh, Quốc lộ 1A, huyện Bình Chánh, TP HCM, Thích Minh Tâm và Lê Thăng Long đã tổ chức một buổi lễ động thổ hoành tráng, để xây cất "Hải thượng Y viện" (HTYV) nhằm phục vụ cho... người nghèo với vốn đầu tư 70 triệu USD.
Tại lễ động thổ, Lê Thăng Long nổ: "HTYV được xây dựng trên tổng diện tích 19,5ha do "Tập đoàn quản lý bệnh viện nhân đạo HTYV" là chủ đầu tư. Khi đi vào hoạt động, đội ngũ y, bác sĩ của HTYV gồm 900 người, đa số là những chuyên gia đầu ngành, đã từng nhiều năm làm việc  tại các bệnh viện tầm cỡ trên thế giới, sẽ khám, điều trị miễn phí cho 500 giường bệnh/ngày, khám, phát thuốc miễn phí cho 2.000 bệnh nhân/ngày, đồng thời còn là nơi cho sinh viên y khoa thực tập theo mô hình "viện - trường".
Nhưng suốt buổi lễ "động thổ", từ lúc khai mạc đến khi bế mạc, không ai nhìn thấy đại diện của Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, lãnh đạo UBND TP HCM, Ban Quản lý khu Nam Sài Gòn... đứng ở đâu. Chưa hết, hôm sau, khi báo chí đồng loạt đưa tin về "lễ động thổ" HTYV, các cơ quan chức năng té ngửa ra vì lần đầu tiên mới biết về dự án này. Mục đích của Thích Minh Tâm là để chứng minh với một đối tác rằng, ông ta thừa khả năng "chạy dự án". Và với trò hỏa mù "lễ động thổ", Thích Minh Tâm đã lừa được đối tác 25 nghìn USD trong việc xây dựng khu du lịch sinh thái ở Nhơn Trạch, Đồng Nai!
3. Tháng 5/2009, Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt. Lo sợ đến lượt mình vì Thức và Lê Thăng Long cùng nằm trong một tổ chức chống lại chính quyền, ngày 31/5/2009, Vũ Quang Thuận theo lối mòn biên giới ở cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, trốn sang Campuchia, rồi đón ôtô khách lên Phôm Pênh. Tại Phôm Pênh, Thuận tìm cách xin đi tị nạn ở Mỹ, Úc, nhưng bị từ chối. Thuận khai: "Ngày 7/6/2009, tôi đến cửa khẩu Poipet, băng đường rừng sang đất Thái Lan rồi ngày 16, tôi lên tới Băng Cốc. Tại Băng Cốc, Vũ Quang Thuận liên lạc với Thích Minh Tâm. Trong 3 lần gặp gỡ, Thích Minh Tâm cho Thuận 1 máy tính xách tay, 1 thiết bị truy cập Internet không dây, máy điện thoại di động và quần áo, rồi đề nghị Thuận tiếp tục viết bài, kêu gọi lật đổ Nhà nước Việt Nam, tung lên mạng.
Những việc làm của Vũ Quang Thuận không qua được mắt nhà cầm quyền Thái Lan. Sợ bị bắt vì sử dụng lãnh thổ của quốc gia này để chống lại quốc gia khác, ngày 7/9/2009, Thuận đến biên giới Thái Lan, Malaysia. Tại cửa khẩu Sadao, lợi dụng địa hình rậm rạp, Vũ Quang Thuận đi tắt đường rừng, vượt biên giới sang Malaysia.
Ngày 8/9/2009, Vũ Quang Thuận đến Kuala Lumpur, thủ đô Malaysia. Ngày 25/9, khi vào nhà thờ Sauson, Thuận gặp Nguyễn Trung Trực, một người Việt đang đi làm thuê. Để có chỗ dựa và cũng để chứng minh với Thích Minh Tâm là mình vẫn đang tiếp tục hoạt động, để Thích Minh Tâm phải cho tiền, Thuận tuyên truyền, lôi kéo Trực tham gia "phong trào chấn hưng nước Việt" rồi phong cho Trực làm... phó chủ tịch!
Thông qua Nguyễn Trung Trực, Vũ Quang Thuận gặp gỡ một số lao động người Việt ở Kuala Lumpur. Thuận khai: "Tại Kuala Lumpur, tôi viết nhiều bài tuyên truyền, xuyên tạc các chính sách của Nhà nước Việt Nam, kêu gọi người dân đứng lên lật đổ rồi gửi cho Thích Minh Tâm để ông ta dịch sang tiếng Anh, tung lên mạng Internet". Với những lao động Việt Nam đã lôi kéo được, Vũ Quang Thuận làm nhiều băng rôn, làm 50 lá cờ "Việt Nam mới" bằng vải, 500 cờ bằng giấy, tổ chức 3 cuộc biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam và Phủ Thủ tướng Malaysia ở Kuala Lumpur vào các ngày 9/2, 23/2, 25/2/2010, đòi Nhà nước Việt Nam phải trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, đòi tự do ngôn luận, báo chí, tự do phát thanh truyền hình, tự do lập đảng lập hội...
Tôi hỏi: "Thí dụ cái "Câu lạc bộ doanh nhân nước Việt" của anh và Lê Thăng Long chỉ nhằm mục đích duy nhất là thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển, giúp cho người sản xuất, cho doanh nghiệp đạt được sản lượng hàng hóa cao, có  lợi nhuận, làm giàu cho bản thân, cho đất nước thì có ai cấm không?". Ngần ngừ một lát, Vũ Quang Thuận lắc đầu: "Tôi nghĩ chắc là không". Tôi hỏi tiếp: "Vậy thì anh còn đòi tự do cái gì nữa". Một lần nữa, Thuận lại lặng im, không đáp.
Ngày 12/4/2010, trước việc hai người mà Vũ Quang Thuận đã lôi kéo được, là Phạm Thị Thảo và Phạm Văn Dũng bị nhà cầm quyền Malaysia trục xuất về Việt Nam vì đã vi phạm luật pháp Malaysia, Vũ Quang Thuận mua 4,5 lít xăng, cầm theo 5 khẩu hiệu nội dung phản đối chính quyền Malaysia, đến tòa tháp đôi Petronas, dọa đốt.
Ngay sau đó, Vũ Quang Thuận bị Cơ quan An ninh Kuala Lumpur bắt giữ, và lần lượt bị giam tại các trại Bukit Yagi, Sukgaibukok, rồi ra tòa, trong đó ngoài việc cố ý đốt tòa tháp đôi Petronas, Thuận còn bị truy tố về tội cư trú bất hợp pháp tại Malaysia. Tuy bị giam, nhưng Vũ Quang Thuận vẫn tiếp tục viết thêm 1.554 trang tài liệu, nội dung không ngoài việc chống phá Nhà nước Việt Nam.
Ngày 28/1/2011, Vũ Quang Thuận bị chính quyền Malaysia trục xuất về Việt Nam và bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt tạm giam. Đến lúc này, Vũ Quang Thuận mới thành khẩn khai báo rõ về các hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Theo CAN
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(BTCPĐ)- Giám mục Ngô Quang Kiệt- tên quạ đen phản bội dân tộc

(TNBĐ) - Giám mục Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã phát biểu như thế trước Truyền Thông Thái Hà nhân dịp năm mới 2017. 

Hết sức đồng ý với nhiều người và nhất là những người theo đạo Công giáo rằng những lời băn khoăn của ông Kiệt là rất đỗi hiện sinh và đúng đắn. Ông đã nói thay không ít người về những trăn trở mà để tốt hơn chúng ta cần chung tay để thực hiện trong năm mới 2017.

Vậy nhưng, tôi đã bất ngờ khi Giám mục Kiệt có đặt ra 2 câu hỏi trong bài phát biểu của mình. Rằng: "Bao giờ cho hết cảnh dân lầm than?" và "Bao giờ cho quê hương, đất nước thoát cảnh nghèo nàn?". 

Vẫn biết rằng, "đánh kẻ chạy đi không ai đánh người quay lại" nhưng tôi thực sự dị ứng với 2 câu hỏi trên của Giám mục Kiệt khi nhìn về chính quá khứ mà cụ thể hơn là những phát biểu trong quá khứ của ông: “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ!”.

Lâu nay khi nhắc đến câu nói bất hủ của Giám mục Kiệt vào ngày 20/9/2008, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, không ít người đã quen với suy nghĩ là Chính quyền Hà Nội và cơ quan tuyên giáo của địa phương này đã dùng thủ thuật cắt đi những thông tin tích cực, chỉ giữ lại những thông tin bất lợi hòng hạ bệ Giám mục Kiệt. Đây cũng là nguyên nhân được xem là có tính căn bản buộc Tòa thánh Vatican phải cho ông Kiệt nghỉ hưu sớm để nhường cương vị Tổng Giám mục Tổng giáo phận Hà Nội cho Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Giám mục Giáo phận Đà Lạt. 

Không ít người đã cố gắng trích nguyên văn đoạn nói để minh oan cho ông Kiệt, cụ thể: “Tôi phải công nhận là Việt Nam mình qua các nước Đông Nam Á hay bị kiểm tra thêm, họ nhìn Quốc tịch Việt Nam cái là kêu “Việt Nam à, chúng mày theo tao”, phỏng vấn rồi xem giấy tờ xong rồi mới cho đi”… Họ quát tháo vào mặt chúng tôi. Có nhân viên còn cầm tấm bảng viết 700$ và nói bằng câu tiếng việt lơ lớ: “Không có thì về Hà Nội luôn!”… “Ngay cả nước bạn Lào, nhân viên xuất nhập cảnh vừa mới cười nói vui vẻ với các khách du lịch khác, khi biết tôi là người Việt thì gương mặt của anh ta bỗng nhiên trở nên lạnh lùng khó chịu…”. 

"Chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Làm sao như một anh Nhật nó cầm cái hộ chiếu là đi qua tất cả mọi nơi, không ai xem xét gì cả. Anh Hàn Quốc bây giờ cũng thế. Còn người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp, để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng…”. 

Vậy nhưng, cái sự đặc biệt và khó hiểu là chưa ai trong chúng ta thử soi xét xem nếu đặt câu nói bất hủ của Giám mục Kiệt trong bối cảnh bài phát biểu thì liệu nó có đáng và nên được chấp nhận không? Từ mấu chốt này chúng ta cũng sẽ hiểu được có hay không Chính quyền đã dùng thủ thuật cắt ghép để hạ bệ Giám mục Kiệt như thông tin vẫn đồn đoán bấy lâu nay. 

Dưới góc nhìn của một cá nhân thì cho dù ông Kiệt có nói thêm bất cứ điều tốt đẹp gì nữa hay ông đang nói đến câu chuyện của ai đi chăng nữa cùng với câu nói: "“Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam, đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ!" thì cũng đều không chấp nhận được. 

Đồng ý rằng việc công dân Việt Nam đi qua nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á đều bị kiểm duyệt khá gắt gao và có tình trạng kiểm tra thêm so với công dân các nước khác... và có cả thái độ khó chịu của công dân nước khác dành cho công dân nước mình.... Nhưng, xin thưa rằng, việc đấy đâu phải do Nhà nước (cơ quan cấp hộ chiếu) gây nên mà đó là hệ quả trực tiếp của chính thái độ ứng xử, hành động của từng cá nhân đã gây nên. 

Chúng ta không thể đòi hỏi bạn bè các nước trên thế giới c oi trọng mình, thân thiện với mình chỉ bằng nỗ lực của Nhà nước mà tự thân mỗi người khi giao lưu, gặp gỡ cần có những động thái làm gia tăng giá trị cho chính mình! 

Hay nói cách khác, cho dù trích nguyên toàn bộ bài phát biểu thì cũng không có bất cứ chi tiết nào có thể thanh minh và làm cho lời nói của ông Kiệt trở nên dễ chấp nhận dù ở một khía cạnh nhỏ nhất đi nữa! Chính vì vậy, hãy đừng bấu víu vào việc Chính quyền dùng thủ thuật trong bài phát biểu của Kiệt để thanh minh cho ông ta bởi điều đó là không thể! Và với một con người đang mang trên mình tội lỗi đầy mình (xỉ nhục quê hương, dân tộc và Tổ quốc) thì hôm nay (cho dù đã 08 năm trôi qua) thì vẫn rất phản cảm và khó coi. 


Đó là chưa nói đến phát biểu hôm nay (ở trên) còn được gắn với những mưu đồ chính trị mà dù sa cơ lỡ vận nhưng ông Kiệt vẫn chưa bao giờ từ bỏ. 

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

(BTCPĐ)- Những hình ảnh Tố cáo Quạ đen Nguyễn Đình Thục vi phạm pháp luật.

(TNBĐ) - Trên một số trang mạng xã hội và trả lời báo chí hải ngoại, ông Nguyễn Đình Thục cho rằng việc tụ tập đi khiếu kiện ngày 14/2/2017 vừa qua là "ôn hòa". Tuy nhiên, những hình ảnh ghi lại được đã chứng minh rõ ràng về những hành vi gây rối trật tự công cộng và vi phạm pháp luật của ông Nguyễn Đình Thục và những người đi khiếu kiện.
Những người biểu tình vi phạm an toàn giao thông

Quạ đen Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân

Người biểu tình vi phạm luật giao thông

Kích động bạo loạn

Hiện trường vụ tấn công chính quyền
Hơn chục chiến sỹ công an bị thương trong vụ biểu tình
Video chứng minh Nguyễn Đình Thục thuộc tổ chức khủng bố Việt Tân


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(BTCPĐ)-Một số giáo dân quá khích đã có hành vi vi phạm pháp luật

(TNBĐ) - Một số giáo dân quá khích đã ném đá về phía lực lượng chức năng, gây thương vong cho một số chiến sỹ công an và người dân tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A. 
Ngày 14/2/2017, ông Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc đã kích động hàng trăm giáo dân tụ tập tại giáo xứ Song Ngọc, để đi vào huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh khiếu kiện Công ty Formosa. 
Trong suốt nhiều giờ đồng hồ, các giáo dân này đã dàn hàng ngang, căng khẩu hiệu, cờ phướn, người đi bộ, người đi xe, gây ách tắc giao thông trên nhiều tuyến đường ở huyện Quỳnh Lưu và trên tuyến Quốc lộ 1A.
Quá trình di chuyển, ông Nguyễn Đình Thục đã dùng loa có những lời lẽ xúi giục, kích động giáo dân kéo vào Hà Tĩnh, mặc cho thời tiết mưa rét.
Quạ đen Nguyễn Đình Thục đang kích động bạo loạn
Khi đến địa bàn xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu, hàng trăm giáo dân đã tụ tập gây mất trật tự và cản trở giao thông đi lại trên tuyến Quốc lộ 1A. Thậm chí có giáo dân còn dừng xe ô tô chặn đường Quốc lộ 1A, buộc cảnh sát giao thông phải dùng xe cứu hộ di chuyển đi nơi khác.
Trong khi đại diện lãnh đạo tỉnh, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng giải thích để bà con hiểu rõ sự việc, không tụ tập trái pháp luật, làm mất an ninh trật tự trên địa bàn, thì ông Nguyễn Đình Thục vẫn ngoan cố, kích động giáo dân tiếp tục đi kiện. 
Cán bộ chính quyền Nghệ An giải thích cho bà con giáo dân
Cán bộ chính quyền giải thích cho giáo dân
Một số giáo dân quá khích đã ném đá về phía lực lượng chức năng, gây thương tích cho một số chiến sỹ công an và người dân tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A. Một số phương tiện của các lực lượng chức năng và người dân qua lại trên Quốc lộ 1A cũng bị các đối tượng quá khích đập phá hư hỏng./.
Nguồn báo Nghệ An

=== Xung quanh sự việc Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc rao giảng tại nhà thờ và trên một số trang mạng xã hội về việc sẽ tổ chức cho giáo dân đi vào huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khiếu kiện Công ty Formosa liên quan đến việc đòi bồi thường cho ngư dân do sự cố môi trường biển xẩy ra trong năm 2016, Tiến sỹ, Luật sư Nguyễn Trọng Hải, Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An có ý kiến:
“Người dân cần tỉnh táo để lựa chọn cách thức hợp pháp, hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung, đến nay, giá trị và cách thức bồi thường thiệt hại đã được các bên thống nhất. Trên thực tế, người dân bị thiệt hại trực tiếp đã bước đầu nhận được bồi thường.
Nếu không tỉnh táo, lựa chọn cách hành xử như diễu hành tụ tập, gây rối hoặc có những hành vi khác ảnh hưởng đến trật tự chung thì những người tham gia dễ rơi vào những hệ lụy pháp lý như cấu thành “Tội gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự (1999) hoặc “Tội chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (1999) cũng như những tội danh khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Theo chúng tôi, vấn đề thiệt hại môi trường biển ở miền Trung đang được các bên thống nhất xử lý, Chính phủ cũng đang quan tâm chỉ đạo giải quyết. Những vấn đề pháp lý (nếu có) thì người dân nên tỉnh táo để có những kiến nghị rõ ràng, hợp pháp, có như vậy yêu cầu chính đáng mới được xem xét giải quyết, từ đó tránh những xử sự không phù hợp với quy định của pháp luật”.
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)-Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)-Ký ức 17/2/1979: Cao Bằng tan hoang và vụ thảm sát man rợ của quân Trung Quốc ở Tổng Chúp

(TNBĐ) - Ký ức hãi hùng

“Tại sao lại có chiến tranh, chúng tôi chỉ là dân thôi mà, sao họ lại giết chóc như thế?”, với bà Nông Thị Nương (Trùng Khánh, Cao Bằng),17/2 năm đó, lúc Trung Quốc bắn pháo sang, bà mới 15 tuổi, nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên thoát chết.

Nhà cửa, đồ đạc vẫn còn để nguyên như vậy, trong chuồng lợn gà vẫn ủn ỉn, chú chó và con mèo vẫn nằm trông nhà mà không biết là sẽ phải xa chủ mãi mãi.

Lúc về tới thành phố Cao Bằng, mọi người cứ tưởng bình yên nên tụ tập lại, bàn tính sẽ kéo về Bắc Kạn lánh nạn, chờ tình hình yên ổn mới trở về nhà. Ai ngờ đoàn người mới đi được một quãng thì lại rơi vào bẫy phục kích.

Lính Trung Quốc cứ thế lia thẳng đạn vào đám đông, kèm theo những thi thể đổ gục xuống như cây chuối. Tất cả bỗng chốc tán loạn, bà Nương cắm đầu cắm cổ chạy cho đến khi người thân trong gia đình không còn ai bên cạnh mình.
Bà sống sót nhờ chui sâu vào trong hang đá chỗ đèo Tài Hồ Sìn. Ngày ngồi im trong hang, đêm mò ra hái lá rừng, đào củ sắn, củ mài. Mãi cho đến khi nghe quân Trung Quốc rút, bà mới tìm về, thì bản làng của bà chỉ còn là đống ngổn ngang, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi.
Cảnh đổ nát trong trận chiến Biên giới phía Bắc năm 1979 tại Cao Bằng



Và còn nhiều trường hợp như và Nương nữa. Với những người đã trải qua ký ức kinh hoàng 38 năm trước, thì ký ức ngày 17/2/1979, chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá, với đau thương mất mát, là cảnh quân địch tràn vào và đốt hết, giết hết, sạch sẽ từng ngôi nhà.

Chúng ốp mìn nổ tung từng cột điện, rồi sục sạo khắp nơi. Những xác người cháy đen, những tiếng khóc la ai oán vang lên khắp nơi. Giờ hòa bình trở lại, hận thù đã cởi bỏ, họ chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa.

“Ngày 5/3, Bắc Kinh tuyên bố đã thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra và rút quân. Vậy mục tiêu ban đầu của chúng là gì? Nếu ngon ăn thì tại sao không thể tiến qua nổi đèo Tài Hồ Sìn, thẳng xuống hướng nam luôn?”, ông Nguyễn Văn Dịch, năm nay đã 80 tuổi (xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng), tự đặt câu hỏi.

Lúc quân Trung Quốc sang xâm lược, ông Dịch cũng là dân quân, nhưng súng đạn chả có nhiều, chỉ biết đánh du kích, may mắn thần kỳ mới giúp ông thoát chết và chứng kiến những tội ác khủng khiếp ấy. Ông Dịch vẫn luôn chờ mong sự xuất hiện của bộ đội chính quy Việt Nam.
Cho đến lúc hết sạch cả súng đạn, quân địch tràn ngập Cao Bằng, đông như kiến cỏ, không còn cách nào khác, ông Dịch mới tìm đường chạy về Bắc Kạn. Đầu tháng 3, ông cùng những người chạy loạn mới lần đầu tiên được thấy bộ đội chính quy “xịn” hành quân ra chiến trường, lên thẳng hướng bắc.

“Thật hùng dũng, anh nào anh nấy trông thật phong sương từng trải, áo rằn ri, súng đạn đeo đầy người… rồi từng đoàn xe kéo pháo chạy qua mà cách xa hàng mấy km đã nghe tiếng gầm của chiến xa kéo pháo. Tôi cũng mang máng thấy nói là kéo cả pháo 175mm và pháo 105mm, rồi xe tăng chạy trực tiếp lên tuyến trên, xích sắt nghiền nát cả mặt đường...

Lúc đó mọi người đều khẳng định, bọn Tàu biết ta đem quân tinh nhuệ vừa đánh cho Pôn Pốt phải chạy re kèn sang Thái Lan, ra Bắc để quyết dạy lại cho chúng một bài học, nên phải vội vã ra lệnh rút quân, chứ không thì còn nhiều ma bành trướng phải vơ vẩn trên đất Việt Nam nữa”, ông Dịch tâm sự.

Quân Trung Quốc rút, Cao Bằng chẳng còn lại gì ngoài những đống đổ nát. Chiến tranh đã qua, cuộc sống mới có nhiều thay đổi, đã yên bình được 38 năm. Ở mảnh đất phên dậu này, có những con người mới chuyển đến. Có thể họ không biết hay không còn nhớ nhiều đến những ngày kinh hoàng 38 năm trước.

Nhưng khi chúng tôi đi dọc miền biên viễn này, vẫn không thiếu những cơn đau, những tiếng thở dài hay những giọt nước mắt khi nhắc đến ký ức tháng 2. Có những căn nhà nhỏ chưa bao giờ có được bữa cơm trọn vẹn.

Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, 38 năm nhưng nỗi đau vẫn còn đó…
Tác giả bài viết: Hải Minh


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)-Ký ức 17/2/1979: Cao Bằng tan hoang và vụ thảm sát man rợ của quân Trung Quốc ở Tổng Chúp

(TNBĐ) - Giờ hòa bình trở lại, hận thù đã cởi bỏ, họ chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như 38 năm trước nữa.
Nước mắt tháng 2

Suốt 38 năm nay, cứ đến sáng ngày 17/2, ông Nông Văn Bàn ở xã Đức Long (Hòa An, Cao Bằng) lại mang chai rượu, ít hoa quả, sang vách núi cách nhà mình không xa lắm, đặt xuống và ngồi lặng lẽ. 
Chỗ đấy giờ chỉ còn là đám lách um tùm. Nhưng 38 năm trước, đó là tổ ấm của cả gia đình ông bao gồm cả bố mẹ, các em. Buổi sáng định mệnh ấy đã lấy đi tất cả, chỉ còn mỗi mình ông trơ trọi.

“Năm đó, tôi đi bộ đội đóng ở Quảng Ninh, chỉ nghe là sáng 17/2/1979, quân Trung Quốc ồ ạt đánh qua cửa khẩu Đức Long, biết rằng nhà mình nằm trong vòng vây của giặc, nhưng làm sao tôi có thể mọc cánh mà bay về được”, ông Bàn nghẹn ngào.

Lúc tìm về, thì ngôi nhà cũ chỉ còn là đống gạch vụn vỡ nát. Hỏi thì ông Bàn mới biết, chỉ mới ngay loạt pháo đầu tiên của quân Trung Quốc bắn sang , viên đạn đã trúng căn nhà ông, không ai thoát chết.

Xã Đức Long vốn nằm ngay sát biên giới Việt Trung, nên khi quân lược bất ngờ tràn qua, chỉ có mấy người kịp chạy. Lúc chúng rút đi hết, những ai còn sống sót tìm về thì thấy làng bản gần như chả còn gì.

Lính Trung Quốc đánh sang Việt Nam đã dùng chính sách "3 diệt" để khủng bố, đó là giết những cán bộ nhà nước, những người già, trẻ em không kịp chạy trốn, hay thả thuốc độc xuống nguồn nước. Mục đích của chúng là không để cho bất cứ ai có thể quay trở về biên giới sinh sống như trước.

Chỉ có một mó nước cuối bản là không bị bỏ thuốc độc, nhưng cũng bị quân xâm lược đẩy cái cối giã gạo bằng đá to lăn xuống đè ngay mạch nước nguồn. Đợt ấy, ông Bàn cùng với những người còn sống sót quay trở về, dùng xà beng hì hục cạy mãi cái cối đá mới hở ra chút.

Nước chảy, nhưng có mùi lạ, mọi người mới kinh hoàng phát hiện dưới cái cối xay có một xác người. Có lẽ, gặp lúc hết thuốc độc để rải xuống khi phát hiện cái mó nước, nên chúng đã tiêu diệt nguồn nước của dân bản bằng cái phương pháp ghê rợn ấy.
Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng), giờ là khu vực rậm rạp, không có đường vào, phải băng qua 2 con suối cùng vô số lau lách, hoang vắng lắm. Thế mà cứ vào những ngày này tháng 2, lại có một người đàn ông thỉnh thoảng tìm đến, ngồi thẫn thờ trước tấm bia rêu phong đề dòng chữ: “Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa An. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ và trẻ em quăng xuống giếng nước”.

38 năm trước, mẹ của ông Đinh Ngọc Tinh (khu Đức Chính, xã Hưng Đạo) cũng hòa lẫn trong đám người chạy loạn khi quân Trung Quốc đánh tới thành phố Cao Bằng. Bà tên Tô Thị Yến. Bà Yến chạy cùng với nhóm công nhân trại lợn Đức Chính. Nhưng nghe kể lại là chạy đến cây số 5 thì đã gặp phải tốp lính Tàu. Chúng không bắn mà trói nghiến tất cả lại, giải về Tổng Chúp.

Hết chiến tranh, ông Tinh trở về thì mới hay mẹ mình là nạn nhân đầu tiên của vụ thảm sát khủng khiếp 43 người đó. Bà Yến được vớt lên khỏi giếng cổ trong tình trạng bị bịt mắt, trói tay, bị gậy tre quân bành trướng đập thẳng vào đầu

Cũng những ngày tháng 2 năm 1979, bà Nông Thị Dén ở thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) chỉ biết ôm lấy đứa con cắm đầu cắm cổ chạy loạn khi pháo địch cứ câu sang “như bom Mỹ rải thảm”, rồi lính Trung Quốc tràn ngập thị trấn.

Đêm đến, dù đói khát, rét mướt và lo sợ , mọi người vẫn trốn, bấm tay nhau ra hiệu đi thật khẽ, cố tìm đường đi sâu vào nội địa. Đúng lúc đấy thì đứa con trai mới 2 tháng tuổi lại ọ ọe, bà Dén loay hoay tìm mọi cách để nó không khóc nữa, nhưng đành chịu.

Từ trong bản gần đó, quân địch có vẻ như nge thấy tiếng trẻ con khóc, chúng ngừng nói để nghe ngóng. Hết cách, bà Dén đành bịt chặt mồm và mũi của thằng bé để nó không phát ra tiếng kêu nữa. Thằng bé dãy dụa, bà cố ôm chặt con và đi thật nhanh để vượt qua bản với hy vọng con mình không bị ngạt.

Qua được bản thì đứa bé đã nhũn, nó mới được 2 tháng tuổi làm sao chịu đựng được. Trong đêm tối, bà Dén ôm chặt lấy con mà không nấc lên được tiếng nào, đoàn người vẫn lặng lẽ bước đi. Một ngôi mộ cỏn con được đắp vội bên đường.

Bà Dén cứ điên điên dại dại, mãi sau này người nhà chạy chữa, bà mới tỉnh lại được, nhưng lúc nào cũng u uất.
Còn tiếp



Loading...