TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

(TNBĐ)-3 thủ đoạn chính trong ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

(TNBĐ) - Để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã và đang dùng những mưu kế gì? Có thể nói nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang dùng tất cả 36 mưu kế mà Tôn Tử đã truyền lại cho họ và còn hơn thế nữa. Có thể khái quát theo logic gồm 3 thủ đoạn chính của họ và đề xuất cách phòng chống.

Thứ nhất, thủ đoạn từ không mà làm thành có

Trung Quốc đã và sẽ không bao giờ có thể đưa ra các bằng chứng lịch sử cũng như pháp lý về chủ quyền của họ tại Biển Đông. Theo Hiến chương Liên hợp quốc thì việc dùng vũ lực chiếm đoạt một vùng lãnh thổ không đem lại chủ quyền cho bên chiếm đoạt. 

Chính vì không có lý, nên Trung Quốc đã dùng kế "biến không thành có”. Họ nhận bừa rằng mình có chủ quyền với Biển Đông từ 2000 năm trước. Về mặt pháp lý quốc tế, Trung Quốc nói rằng UNCLOS 1982 không áp dụng được với Biển Đông vì vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ trước khi UNCLOS 1982 ra đời (trên cơ sở thống nhất với sự ngụy tạo, nhận bừa chủ quyền với biển Đông từ 2000 năm trước). Ở đây, nhà cầm quyền Trung Quốc sử dụng các mưu kế như: "Vô trung sinh hữu” (từ không mà làm thành có), "Phản khách vi chủ” (từ khách thành chủ), "Kim thiền thoát xác” (ve sầu lột xác)…

Giải pháp ở đây là chúng ta phải đưa ra công luận quốc tế các bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông; đồng thời vạch trần việc "nhận bừa” của Trung Quốc, như các loại bản đồ mang tính bành trướng (bản đồ ngang 9 đoạn, bản đồ dọc 11 đoạn)... 

Cũng cần vạch rõ, về việc Trung Quốc nói rằng UNCLOS 1982 không áp dụng được với Biển Đông, có khác nào nói Hiến chương Liên hợp quốc ra đời sau khi nước Mỹ ra đời thì Hiến chương Liên hợp quốc không áp dụng được với lãnh thổ nước Mỹ, hay nước Mỹ không cần tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc?!... Việc Trung Quốc không tham gia vụ Philippines kiện nước này ra Tòa án quốc tế, chứng tỏ Trung Quốc biết rõ điểm yếu của mình, nên đã dùng kế "Tẩu vi thượng sách” (tốt nhất là trốn chạy). Do đó, các nước ASEAN liên quan đến quyền lợi trên Biển Đông cần tấn công thật mạnh vào điểm yếu pháp lý của Trung Quốc, vạch trần cho cộng đồng quốc tế thấy rõ tính phi pháp trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
    
Thứ hai, thủ đoạn cô lập đối phương và vô hiệu hóa cộng đồng quốc tế

Đuối lý, Trung Quốc thực sự lo lắng bị kiện ra tòa án quốc tế. Từ đó, họ đã nghĩ ra "mẹo” là tiến hành cô lập Việt Nam, Philippines cũng như các nước trong ASEAN; vô hiệu hóa cộng đồng quốc tế theo cách "viễn giao cận công”.

Vì thế, Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương, đồng thời tiến hành các hành động xâm chiếm trên thực địa với từng nước, trong các thời điểm có "khoảng trống quyền lực” do các nước lớn khác đang "bận rộn” với các vấn đề khác. Ở đây, nhà cầm quyền Trung Quốc dùng các mưu kế như "Sấn hỏa đả kiếp” (nhân cháy nhà mà cướp của), "Thuận thủ khiên dương” (thuận tay dắt dê), "Hỗn thủy mạc ngư” (đục nước bắt cá),…

Trung Quốc bằng nhiều chiêu bài ngoại giao rất muốn cộng đồng quốc tế im lặng và khoanh tay đứng nhìn; làm cho cộng đồng quốc tế mất cảnh giác về các ý đồ và hành động nham hiểm của Trung Quốc, ngộ nhận về sự "trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Ở đây, nhà cầm quyền Trung Quốc sử dụng các mưu kế như: "Man thiên quá hải” (giấu trời qua biển), "Tiếu lý tàng đao” (cười nụ giấu dao), "Viễn giao cận công” (xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực), "Phao chuyên dẫn ngọc” (ném gạch đi đưa ngọc tới)…

Chính vì thế, các nước ASEAN cần đoàn kết trong một mục đích chung; cần để các quốc gia gần gũi khác như như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... thấy được rằng nếu họ khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc "cận công” Việt Nam và Philippines xong sẽ đến lượt Trung Quốc "cận công” Malaysia, Bruney, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Vì với tư tưởng bành trướng "bình thiên hạ” thì Trung Quốc sẽ "cận công” không ngừng, cho đến khi nào thiên hạ nằm dưới sự kiểm soát của "thiên triều” mới thôi. Từ đó, phải làm cho cộng đồng quốc tế nhận rõ âm mưu của Trung Quốc để cùng nhau đoàn kết, chống lại mưu đồ bành trướng bá quyền Trung Quốc.

(NLLS)- Điều ít biết về mặt trận biên giới Vị Xuyên 1984-1989

(TNBĐ) -Trong 5 năm chiến đấu, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa… bắt sống 325 tù binh.
Chiến sĩ Sư đoàn 325 trên chốt Vị Xuyên năm 1988.


Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng, các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công nhưng trận đánh không thành công, sau đó, BTL Quân khu 2 dùng Su 313 và 356 mở chiến dịch giành lại điểm cao 685, 300-400.

Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam. Trên tuyến biên giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.
Từ 2/4 đến 27/4/1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội địa 18km cũng bị bắn phá.

5 giờ sáng 28/4/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc được 12.000 viên đạn pháo chi viện tấn công vào các trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông Lô. Do tương quan lực lượng chênh lệch, đến hết ngày 30/4/1984, Trung Quốc chiếm được các điểm tựa 1509, 772, 685, bình độ 300-400, 226, 233. Trung đoàn 122 Sư đoàn 313 của ta bị tổn thất, phải lùi xuống các vị trí thấp hơn để tiếp tục chiến đấu.

Ngày 30/4/1985, trên hướng Yên Minh, quân Trung Quốc đánh chiếm điểm tựa 1250 (Núi Bạc) do Tiểu đoàn 3 huyện Yên Minh bảo vệ.

Ngày 15/5/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục mở một đợt tấn công ở phía đông sông Lô, chiếm khu vực Pa Hán, điểm tựa 1030 do Trung đoàn 266 Sư đoàn 313 bảo vệ.

Như vậy, từ 28/4 đến 16/5/1984, Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và tổ chức chốt giữ phòng ngự, chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm khu vực 1509, 772, 685, 233, 226 (Trung Quốc gọi là Lão Sơn), 1030 (Trung Quốc gọi là Đông Sơn) thuộc huyện Vị Xuyên và 1250 (Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn) thuộc huyện Yên Minh. Trên hướng Vị Xuyên, đối phương bố trí 1 sư đoàn trên tuyến một, 2 sư đoàn phía sau; hướng Yên Minh 1 trung đoàn phía trước, 2 trung đoàn phía sau.

Trước tình hình trên, ngày 20-5/1984, Bộ tư lệnh Quân khu 2 của ta quyết định nhanh chóng xây dựng trận địa, củng cố lại các đơn vị, kiên quyết chiến đấu ngăn chặn địch đồng thời từng bước tổ chức đánh lấy lại các điểm cao bị chiếm đóng.

Ngày 11/6/1984, quân ta tổ chức đánh địch ở 233 và 685 nhưng chưa giành lại được các vị trí này.
Gùi nước lên trận địa

Tháng 6/1984, Quân khu 2 được giao nhiệm vụ tiến hành tiêu diệt một số vị trí bị chiếm đóng, tiến tới khôi phục các điểm tựa ở Vị Xuyên và Yên Minh. Bộ tư lệnh mặt trận quyết định sử dụng 3 trung đoàn bộ binh trong các đơn vị mới lên tăng cường, được sự chi viện của đặc công và pháo binh tham gia chiến đấu trong chiến dịch mang tên MB84. 

Ở phía đông sông Lô, Trung đoàn 876 Sư đoàn 356 đảm nhiệm tiến công điểm tựa 772, Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 tiến công bình độ 300-400, ở phía tây Trung đoàn 141 Sư đoàn 312 tiến công điểm tựa 1030.

Rạng sáng 12/7/1984, trên cả ba hướng các đơn vị đồng loạt nổ súng tiến công. Tuy nhiên “do công tác chuẩn bị chưa chu đáo, nắm tình hình và đánh giá đối phương chưa đúng, quyết tâm và cách đánh chưa phù hợp, biểu hiện sự nóng vội trong chỉ đạo, chỉ huy” nên trận chiến đấu không thành công. 

Cả ba trung đoàn đều bị tổn thất lớn, hàng trăm cán bộ chiến sĩ anh dũng hy sinh, có cả cán bộ tiểu đoàn, trung đoàn. Chiều 12/7. Bộ tư lệnh mặt trận phải cho các đơn vị chuyển sang phòng ngự.
Rút kinh nghiệm MB84, Quân khu 2 quyết định dùng Sư đoàn 313 và 356 mở chiến dịch vây lấn nhằm giành lại điểm cao 685 và 300-400 với cách đánh mới “sử dụng bộ binh, kết hợp đặc công, có hoả lực pháo binh chi viện mạnh, từng bước bao vây, chia cắt lấn sát”. Lần này các đơn vị có 4 tháng để chuẩn bị.

Ngày 18/11/1984, pháo binh ta bắt đầu bắn phá hoại vào các điểm tựa bị chiếm đóng ở 685 và 300-400. Sau 5 ngày đêm, Trung đoàn 14 Sư đoàn 313 bắt đầu tổ chức đánh lấn 300-400, Trung đoàn 153 Sư đoàn 356 được tăng cường một tiểu đoàn đặc công tiến hành vây lấn 685. 

Sau hai tháng liên tục chiến đấu (từ tháng 11/1984 đến tháng 1/1985), mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, các đơn vị của ta đã chiếm lại một số chốt, hình thành thế phòng ngự xen kẽ, bám sát, ngăn chặn địch ở ở đồi Chuối, đồi Cô Ích, đồi Đài, A4, A21, khu Cót Ép, khu C và một phần khu E của điểm cao 685, có những nơi chỉ cách địch 15-20m, cá biệt có nơi 6-8m (chốt Bốn hầm). 

Ở đây cuộc chiến đấu giành giật từng thước đất, từng mỏm đá đã diễn ra rất quyết liệt. Các chốt ở Bốn hầm, đồi Cô Ích hay điểm tựa 685 hai bên liên tục thay nhau phản kích, giành đi giật lại tới 30-40 lần.

Từ ngày 27/5 đến 30-5/1985, sau khi thay quân, Trung Quốc mở một đợt tiến công lớn vào các điểm tựa của ta ở đồi Đài, đồi Cô Ích, bình độ 1100 ở phía tây sông Lô nhưng bị ta đẩy lui. Ngay sau đó, ngày 31/5/1985 quân ta tổ chức đánh chiếm và chốt giữ lại điểm tựa A6B, sau đó đánh bại 21 đợt phản kích của địch trong 13 ngày, giữ vững vị trí này cho đến khi chiến tranh kết thúc.

Từ ngày 23 đến 25/9/1985, Trung Quốc mở một đợt tấn công vào các điểm tựa của ta từ đồi Tròn, lũng 840, Pa Hán (đông sông Lô) đến đồi Cô Ích, bình độ 1100 (tây sông Lô). Trừ Pa Hán bị chiếm và ta phản kích lấy lại sau 1 ngày, các trận địa khác đều được giữ vững.

Trong tháng 10 và tháng 11/1986, sau khi thay quân, phía Trung Quốc mở thêm nhiều đợt tiến công lấn chiếm nhằm đẩy quân ta khỏi khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy nhưng đều thất bại.

Từ ngày 5 đến 7/1/1987, Trung Quốc sử dụng lực lượng cấp sư đoàn được pháo binh chi viện mở chiến dịch nhằm vào 13 điểm tựa của ta ở cả đông và tây sông Lô mà mục tiêu chủ yếu là đồi Đài và đồi Cô Ích. Mặc dù đối phương bắn tới trên 100.000 quả đạn pháo trong 3 ngày để chi viện bộ binh liên tục tiến công (có ngày tới 7 lần) nhưng đều bị bộ binh và pháo binh ta ngăn chặn ngay trước trận địa.

Từ sau thất bại này, phía Trung Quốc giảm dần các hoạt động tấn công lấn chiếm. Từ cuối tháng 12/1988, Trung Quốc bắt đầu ngừng bắn phá và từ tháng 3 đến tháng 9/1989 lần lượt rút quân khỏi các vị trí chiếm đóng còn lại trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo tổng kết, trong 5 năm chiến đấu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh, các lực lượng vũ trang Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn quân địch, phá hủy 200 khẩu pháo cối, 170 xe vận tải và nhiều kho tàng, trận địa… bắt sống 325 tù binh (bắt 6 tên trong chiến đấu và 319 tên thám báo, trinh sát đột nhập), thu nhiều vũ khí, trang bị…


Trong thời gian 1984-1989, phía Việt Nam đã nhiều lần thay phiên các đơn vị lên chiến đấu ở mặt trận Vị Xuyên-Yên Minh:
- Quân khu 1 có Trung đoàn 2 Sư đoàn 3 Quân đoàn 14 (mang phiên hiệu E981/F356) và Trung đoàn 567 Sư đoàn 322 Quân đoàn 26 (mang phiên hiệu E982/F313).
- Quân khu 2 có các sư đoàn bộ binh 313, 314, 316, 356, các trung đoàn 247 (Hà Tuyên), 754 (Sơn La) cùng các đơn vị pháo binh, xe tăng, đặc công, công binh, thông tin, vận tải của quân khu.
- Đặc khu Quảng Ninh có Trung đoàn 568 Sư đoàn 328 (mang phiên hiệu E983).
- Các đơn vị chủ lực Bộ có Sư đoàn 312 Quân đoàn 1, Sư đoàn 325 Quân đoàn 2, Sư đoàn 31 Quân đoàn 3.
Ngoài ra nhiều đơn vị nhỏ cấp đại đội, tiểu đoàn cũng được điều động lên tham gia trực tiếp hoặc hỗ trợ chiến đấu trong từng giai đoạn ngắn.
Ở phía tây sông Lô từ đầu năm 1984 đến tháng 12/1985: Sư đoàn 313 và 356; Tháng 5/1985: Sư đoàn 313; Tháng 12/1985: Sư đoàn 31; Tháng 6/1986: Sư đoàn 313; Tháng 2/1987: Sư đoàn 356; Tháng 8/1987: Sư đoàn 312; Tháng 1/1988: Sư đoàn 325; Tháng 9/1988: Sư đoàn 316; Tháng 5/1989: Sư đoàn 313.
Ở phía đông sông Lô từ đầu năm 1984: Trung đoàn 266 Sư đoàn 313; Tháng 7/1984: Trung đoàn 141 Sư đoàn 312; Tháng 4/1985: Trung đoàn 983; Tháng 11/1985: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314; Tháng 2/1987: Trung đoàn 881 Sư đoàn 314; Tháng 9/1987: Trung đoàn 818 Sư đoàn 314 và Trung đoàn 754 Sơn La; Tháng 6/1988: Trung đoàn 726 Sư đoàn 314; Tháng 10/1988: Trung đoàn 247 Hà Tuyên.
Về phía Trung Quốc, theo các tài liệu được công bố trên mạng, đã có 17 sư đoàn bộ binh và 5 sư đoàn, lữ đoàn pháo binh thuộc các Đại quân khu Côn Minh, Nam Kinh, Phúc Châu, Tế Nam, Lan Châu, Nam Kinh và Thành Đô lần lượt được huy động vào chiến dịch lấn chiếm biên giới từ 1984/1989.




 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Trung Quốc) - Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay (Kỳ 7)

(TNBĐ) - Mỗi dịp lễ lớn, ảnh chân dung Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ được phóng to đặt ngang bằng với ảnh Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông trên trang nhất các tờ báo phát hành toàn Trung Quốc một cách trang trọng. Thế mà khi chết, thi hài Lưu Thiếu Kỳ bị bí mật đưa vào lò hỏa táng dưới cái tên lạ hoắc: “Lưu Vệ Hoàng: không nghề nghiệp”…

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay

Kỳ 7: Chủ tịch nước "không nghề nghiệp"


Mỗi dịp lễ lớn, ảnh chân dung Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ được phóng to đặt ngang bằng với ảnh Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông trên trang nhất các tờ báo phát hành toàn Trung Quốc một cách trang trọng. Thế mà khi chết, thi hài Lưu Thiếu Kỳ bị bí mật đưa vào lò hỏa táng dưới cái tên lạ hoắc: “Lưu Vệ Hoàng: không nghề nghiệp”…
Được Mao Trạch Đông bật đèn xanh, Giang Thanh ngang nhiên vượt “lằn ranh” của hiến pháp, sai đem Chủ tịch nước ra trước đám đông luận tội. Có lần ngót một vạn rưỡi người của hơn 500 tổ chức tạo phản từ khắp nơi được lệnh kéo về Bắc Kinh, dựng 7.000 căn lều bên “bức tường đỏ” Trung Nam Hải, tuyên bố lập “phòng tuyến lửa” chống Lưu Thiếu Kỳ. Ròng rã suốt mấy chục ngày đêm, 500 loa phóng thanh của Hồng vệ binh lớn tiếng rêu rao nhiều tội trạng tưởng tượng của Chủ tịch nước - tội nào cũng có thể đưa vào khung tử hình, như:“phản quốc, làm nội gián và tay sai Quốc Dân Đảng, chống Mao Chủ tịch” v.v…
Đợi tình thế chín muồi, Giang Thanh chính thức đệ trình báo cáo “khống” về những “tội lỗi đáng chết” ấy của Lưu Thiếu Kỳ lên Hội nghị Trung ương 12, khóa 8 - do Mao Trạch Đông chủ trì tại Bắc Kinh (từ 13 đến 31.10.1968) - để “ép” hội nghị biểu quyết công khai (bằng giơ tay), quyết định: “Khai trừ vĩnh viễn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng”.
Chờ đúng ngày sinh nhật lần thứ 70 của Lưu Thiếu Kỳ (24.11.1968), Giang Thanh mới chuyển băng ghi âm nghị quyết trên để Lưu Thiếu Kỳ nghe, làm ông bị sốc, ức nghẹn không nói được lời nào, thở dồn dập và ngã xuống giường sốt cao đến 400, huyết áp vượt mức báo động 260/130Sau “món quà sinh nhật” đầy ác tâm ấy của Giang Thanh, ông gần như rơi vào tình trạng nửa sống nửa chết, đến tối 17.10.1969 hơi thở yếu thấy rõ. Được tin, Hồng vệ binh theo lệnh Giang Thanh gấp rút đưa ông lên máy bay quân sự chở tới kho bạc cũ ở Khai Phong giam giữ. Nơi này có những cánh cửa bằng thép che chắn bên ngoài. Dưới đất có hai trung đội vũ trang canh gác ngày đêm. Trên cao bố trí 4 khẩu súng máy ở các mái nhà quanh đó chĩa xuống. Bị giam trong “lòng chảo” trá hình như vậy, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ kiệt sức dần và qua đời lúc 6 giờ 40 phút sáng 12.11.1969 dưới nền đất lạnh. Quanh ông tuyệt nhiên không có một người thân. Phu nhân Vương Quang Mỹ đang bị cô lập. Vệ sĩ của ông là Lý Thái Hòa đến nhận xác, thấy từ khóe miệng của Chủ tịch vài vệt máu chưa kịp khô, nhưng tay chân đã cứng. Người vệ sĩ trung thành dùng kéo xén bớt mái tóc bạc quá dài đã nhiều ngày không ai cắt giúp, lấy tay vuốt mắt,  mặc quần áo và xỏ “giày vĩnh biệt” cho ông. Cùng lúc đó, nhân viên Tổ chuyên án do Giang Thanh phái đến đưa máy ảnh lên chụp cảnh tượng trên (để mang về trình báo Mao Trạch Đông) và hối thúc đưa nhanh thi hài “tên phản Đảng” ra xe. Đó là chiếc xe quân sự quá nhỏ  làm hai chân của xác chết phải lòi ra một khúc khỏi thùng xe. Thi hài Lưu Thiếu Kỳ hỏa táng dưới cái tên “Lưu Vệ Hoàng, không nghề nghiệp” - đồng nghĩa với tình cảnh của một người chết vô danh (tuy có tên nhưng mới vừa đặt - không ai biết), vô gia cư (chẳng có ai nhận về chôn) và… vô nghề nghiệp! 
Viết về thời kỳ bức hại phi pháp thảm khốc tương tự, sách báo Trung Quốc những năm gần đây có nhiều nhận định khác nhau về vai trò Mao Trạch Đông và Giang Thanh. Đại khái có 3 cách nhìn: 1. Như cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” có ẩn ý “đổ tội nhiều hơn cho Giang Thanh”. 2. Hoặc cuốn “10 năm cuối đời của Mao Trạch Đông” do Trần Trường Giang (người trực tiếp bảo vệ Mao Trạch Đông 27 năm, đến khi Mao Trạch Đông qua đời) hầu như“đổ hết tội cho Giang Thanh3. Có khoảng cách khá xa so với những ý kiến tương tự như hai cuốn trên là nhận định của nhà nghiên cứu Tân Tử Lăng, đã đẩy vai trò “sáng tạo và đạo diễn” thảm kịch lịch sử về phía Mao Trạch Đông, mà Giang Thanh là “diễn viên” xuất sắc nhất. Thử nêu dưới đây vài nội dung cụ thể của “3 cách nhìn” đó.
Mở đầu với cuốn “Bốn người vợ của Mao Trạch Đông” (sđd Kỳ 1) phân tích sự khác biệt về tính cách và sở thích giữa hai người: “Mao Trạch Đông chuyên đi xe lửa, Giang Thanh lại chỉ thích đi máy bay. Trong văn học và hý kịch, Mao Trạch Đông thích cổ điển, còn Giang Thanh thì chỉ thích hiện đại. Mao Trạch Đông thường làm việc ban đêm, ngủ dậy muộn, Giang Thanh thì  dậy rất sớm. Khi ăn, Mao Trạch Đông ăn ngốn ăn ngấu, không kén cá chọn canh, Giang Thanh thì chỉ thích của lạ, ăn tươi sống. Mao Trạch Đông rất thích ăn cay, Giang Thanh không thích. Mao Trạch Đông không cho phép để hoa cỏ, đồ vật trang trí và các con vật nhỏ trong nhà. Giang Thanh thì thích trồng hoa lan và nuôi khỉ. Mao Trạch Đông có gì mặc nấy, Giang Thanh thì rất cầu kỳ, hàng tuần cứ phải dành riêng thời gian để chọn quần áo, thị thích màu cà phê, rất ghét màu vàng, có khi một ngày phải thay ba bộ quần áo - Mao Trạch Đông không thích nghe bác sĩ giảng giải, mà các nhân viên y tế lại là khách thường xuyên trong đời sống của Giang Thanh”, nên có lần Mao Trạch Đông nhận xét: “một người không chịu rèn luyện thân thể, chỉ có ăn ngon mặc đẹp, ở sướng, ra khỏi cửa là ngồi xe ô tô (như Giang Thanh) thì người ấy lúc nào cũng bệnh!” (còn nữa)


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Quốc tế đã thừa nhận chủ quyền biển đảo của Việt Nam



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Trung Quốc)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 25)

(TNBĐ) - Khi cảm thấy đã chắc chắn thao túng được Ban chấp hành trung ương, Mao ra lệnh triệu tập Hội nghị Trung ương 11 khoá 8 từ 1 đến 12-8-1966. Trước cuộc họp, Mao gọi Chu Ân Lai, Đào Chú, Trần Bá Đạt, Khang Sinh đến hỏi ý kiến về người thay thế Lưu Thiếu Kỳ. Mao và 4 người viết lên người đó lên bàn tay mình, khi mở ra, tất cả đều một chữ “Lâm”.

Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 25)
Chương 25: Lợi dụng học sinh lật đổ chủ tịch nước

          Khi cảm thấy đã chắc chắn thao túng được Ban chấp hành trung ương, Mao ra lệnh triệu tập Hội nghị Trung ương 11 khoá 8 từ 1 đến 12-8-1966. Trước cuộc họp, Mao gọi Chu Ân Lai, Đào Chú, Trần Bá Đạt, Khang Sinh đến hỏi ý kiến về người thay thế Lưu Thiếu Kỳ. Mao và 4 người viết lên người đó lên bàn tay mình, khi mở ra, tất cả đều một chữ “Lâm”.

Dự Hội nghị có 141 uỷ viên và uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng. Những người phụ trách các Trung ương cục, các tỉnh và thành phố trực thuộc, các cơ quan trung ương và các thành viên Tổ Cách mạng văn hoá trung ương được mời dự thính. Chương trình Hội nghị gồm thông qua quyết định phát động Đại cách mạng văn hoá, thảo luận và phê chuẩn các biện pháp lớn về các vấn đề trong nước và quốc tế từ kỳ họp trước đến nay, thông qua thông cáo của hội nghị này, truy nhận quyết định thay đổi nhân sự của Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng.
Đọc báo cáo công tác, Lưu Thiếu Kỳ chủ động nhận trách nhiệm về vấn đề cử các tổ công tác vào các trường đại học và học viện, Mao liên tục cắt ngang với lời lẽ gay gắt.
Sau khi châm ngòi lửa Đại cách mạng văn hoá, Mao bỏ xuống Hàng Châu nghỉ ngơi, mặc cho Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình chủ trì công tác trung ương, đối phó tình trạng rối loạn ở Bắc Kinh và cả nước, đây là một âm mưu lớn, một cái bẫy lớn, Lưu-Đặng làm thế nào cũng sai, cũng bị Mao nắm thóp. Kết quả là Lưu-Đặng đứng ra lo liệu, đưa các tổ công tác vào các trường đại học, Mao liền nói họ đàn áp quần chúng cách mạng, thực hiện khủng bố trắng, đẩy lùi Đại cách mạng văn hoá, thực hiện đường lối tư sản phản động, buộc họ kiểm thảo mắc sai lầm đường lối. Nếu Lưu-Đặng không đứng ra lo liệu, đề mặc cho tình hình rối loạn. Mao sẽ nói đây là cuộc bạo loạn phản cách mạng, Trung Quốc xuất hiện “sự kiện Hungary” do Lưu-Đặng đứng đằng sau. Khi ấy, Mao sẽ hy sinh mấy chục vạn học sinh, đứng ra bảo vệ những người bị hại, một lần nữa trở thành “đại cứu tinh của nhân dân”.
Mao nắm quyền phát ngôn, tiếng nói có sức nặng ghê gớm, đó lâ chỗ lợi hại của kẻ độc tài. Nhưng Mao đã dự đoán Lưu-Đặng sẽ không bỏ mặc cho tình hình rối loạn không kiểm soát nổi, thông qua cuộc đấu tranh chống phái hữu, các bộ, các cấp mặc choé tình hình hỗn loạn. Mao ung dung ngồi xem họ mắc sai lầm đường lối tư sản phản động.
Khi Diệp Kiếm Anh xen vào “Chúng ta có quân đội, không sợ yêu ma quỷ quái”. Mao nói như quát lên: “Yêu ma quỉ quái đang có mặt tại đây”. Chiều 5-8, trên cương vị Chủ tịch nước, Lưu Thiếu Kỳ tiếp Đoàn đại biểu Zambia, về đến nhà liền nhận được điện thoại của Chu Ân Lai yêu cầu ông không xuất hiện công khai, không tiếp khách nước ngoài. Lưu hiểu đây là lệnh của Mao.
Chuẩn bị xong xuôi, tại cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị, Mao tuyên bố muốn thay người kế tục, và giới thiệu Lâm Bưu. Lưu Thiếu Kỳ đã sớm nhìn ra nước cờ này, ông lên tiếng tán thành ngay. Các uỷ viên Thường vụ khác cũng bỏ phiếu tán thành. Ngày 8-8, Hội nghị Trung ương thông qua quyết định về Đại cách mạng văn hoá, rồi chuyển sang phê phán Lưu, Đặng. Hội nghị bổ sung Đào Chú, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Từ Hướng Tiền, Nhiếp Vinh Trăn, Diệp Kiếm Anh làm uỷ viên chính thức, Lý Tuyết Phong, Tống Nhiệm Cùng, Tạ Phú Trị làm uỷ viên dự khuyết Bộ Chính trị, Tạ Phú Trị, Lưu Ninh Nhất vào Ban Bí thư, Đào Chú làm Bí thư trực, đưa Bành Chân, La Thụy Khanh, Lục Định Nhất, Dương Thượng Côn ra khỏi Ban bí thư.
Mao Trạch Đông chuẩn bị một danh sách Thường vụ Bộ chính trị 11 người, gồm Mao, Lâm, Chu, Đặng, Trần Bá Đạt, Khang Sinh, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Trần Vân, Lý Phú Xuân, Đào Chú. Do được 100% số phiếu, Đặng được xếp ở vị trí thứ 4. Sau đó, theo ý Giang Thanh, Mao đưa Đào Chú lên vị trí thứ 4, đẩy Đặng Tiểu Bình xuống vị trí thứ 7, Trần Vân xuống vị trí cuối cùng. Mao muốn cử hai Phó Chủ tịch Đảng là Lâm Bưu và Chu Ân Lai. Song Chu đề xuất chỉ có một Phó Chủ tịch là Lâm Bưu, để nêu bật vị trí người kế tục. Chu chủ động lùi một bước, vừa tránh được sự đố kỵ của Mao, Lâm, vừa được lòng người.
Qua việc Giang Thanh tham gia cải tổ Thường vụ Bộ Chính trị có thể thấy Đại cách mạng văn hoá vừa bắt đầu, Mao đã coi Giang Thanh là người kế tục để bồi dưỡng. Sau khi Đặng Tiểu Bình bị đánh đổ, Ban Bí thư tê liệt, Mao đã lấy Tổ cách mạng văn hoá trung ương thay thế Ban Bí thư, vị trí và vai trò thực tế của Giang Thanh trong Đại cách mạng văn hoá tương đương Tổng Bí thư.
Sau Hội nghị Trung ương 11 khoá 8, từ Bắc Kinh đến cả nước, đông đảo cán bộ và quần chúng tỏ ra không sao hiếu nổi việc Mao Trạch Đông phát động Đại cách mạng văn hoá và phê phán đường lối tư sản phản động của Lưu Thiếu Kỳ, xuất hiện tình trạng “HAI ĐẦU NÓNG, GIỮA LẠNH” (đầu trên là Mao và Tổ Cách mạng văn hoá trung ương, đầu dưới là các “tiểu tướng Hồng vệ binh” bị lừa dối, lợi dụng thì sôi sùng sục, còn ở giữa - các cơ quan đảng và chính quyền các cấp đông đảo cán bộ, quần chúng - thì phát mà không động, một trạng thái chống đối Lưu Thiếu Kỳ được đông đảo cán bộ, quần chúng ủng hộ như vậy khiến Mao rất lo. Thế là ngày 1-10 Mao kêu gọi “triệt để phê phán đường lối tư sản phản động”, tổ chức lực lượng mở cuộc tổng công kích vào “Bộ tư lệnh tư sản” Lưu-Đặng. Mao kết hợp cuộc tiếp kiến Hồng vệ binh lần thứ 4 với lễ mừng Quốc khánh thứ 17, nên có tới 1,5 triệu Hồng vệ binh tham gia hoạt động này. Một nhóm Hồng vệ binh nhận nhiệm vụ bí mật căng trên quảng trường Thiên An Môn khẩu hiệu lớn “Đả đảo Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình!” Họ công khai hô khẩu hiệu đánh đổ Lưu, Đặng, công khai tuyên bố trước toàn thế giới mũi nhọn của Đại cách mạng văn hoá chĩa vào đầu.
Trước sức ép của phong trào Hồng vệ binh, Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình buộc phải thừa nhận đã mắc sai lầm về đường lối. Theo nhịp điệu do Mao định ra, Lưu Thiếu Kỳ đã phủ định toàn bộ công tác chỉnh đốn kinh tế quốc dân, ngăn chặn nạn đói lan tràn, khiến đất nước tránh khỏi sụp đổ do ông lãnh đạo. Như vậy là Mao Trạch Đông, người phát động phong trào Đại tiến vọt, Công xã hoá làm 37,55 triệu người chết đói lại trở thành nhà lãnh đạo “luôn luôn đúng đắn”, còn Lưu Thiếu Kỳ, người đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, khiến nhân dân thoát khỏi nạn đói lại là người mắc sai lầm về đường lối, phải đánh đổ.
Phát biểu trước Hội nghị công tác Trung ương ngày 25-10, Mao Trạch Đông đổ hết mọi trách nhiệm cho Lựu Đặng. Mao nói: Trong 17 năm (từ 1949 đến 1966), Mao ở tuyến 2, “không chủ trì công tác hàng ngày”, các đồng chí ở tuyến 1 “xử lý công việc không tốt lắm” (nghĩa là đường lối chung, Đại tiến vọt, công xã nhân dân, chết đói trên 37,5 triệu người… đều do người khác làm), thiếu sót của Mao chỉ là phân chia tuyên 1 tuyến 2, và quá tin vào Lưu, Đặng.
Do Giang Thanh đạo diễn ngày 6-1-1967 đã xảy ra vụ “dùng mưu bắt Vương Quang Mỹ” đem đến Đại học Thanh Hoa phê đấu, sau nhờ Chu Ân Lai can thiệp, bà Vương được tha về. Đêm 13-1, Mao cho thư ký đón Lưu Thiếu Kỳ đến gặp tại Nhà Quốc hội. Đây là cuộc gặp cuối cùng giữa hai người. Lưu nhận trách nhiệm về “sai lầm đường lối” lần này. Ông nói đông đảo cán bộ đều tốt, yêu cầu nhanh chóng thả họ ra để Đảng bớt bị thiệt hại. Ông cũng xin từ chức Chủ tịch nước và uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, cùng vợ con về quê làm ruộng, để sớm kết thúc Đại cách mạng văn hoá, giảm thiệt hại cho đất nước. Mao rít thuốc lá, lặng lẽ nghe, im lặng hồi lâu rồi khuyên Lưu đọc cuốn “Chủ nghĩa duy vật máy móc” của Hê-ghen. Mao còn vờ hỏi thăm tình hình con Lưu, nhắc Lưu chú ý giữ gìn sức khỏe.
Ngày 4-10, vẫn do Giang Thanh dày công đạo diễn, Hồng vệ binh Đại học Thanh Hoa tổ chức đại hội phê phán Vương Quang Mỹ, có 30 vạn người tham gia, lôi cả hơn 300 cán bộ thuộc “phái đi con đường tư bản chủ nghĩa” trong đó có Bành Chân, Bạc Nhất Ba, Lục Định Nhất, Tưởng Nam Tường ra đấu.
Từ sáng sớm, ôtô của Hồng vệ binh đã vào Trung Nam Hải bắt người. Vương Quang Mỹ bị dẫn đến tầng 7 toà nhà chính của Đại học Thanh Hoa, bị cưỡng bức mặc bộ trang phục hồi thăm Indonesia, và bị choàng lên cổ một chiếc “dây chuyền” cực lớn xâu bằng những quả bóng bàn. Màn kịch xấu xa trên đã bộc lộ hết sự hẹp hòi, đố kỵ, tâm lý đen tối và nhân cách hạ đẳng của Giang Thanh. Hôm sau, tin ảnh về “ba lần thẩm vấn Vương Quang Mỹ” xuất hiện trên các bản tin của Hồng vệ binh làm chấn động dư luận thế giới, sự tôn nghiêm của Lưu Thiếu Kỳ trên cương vị Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc bị quét sạch trơn.
Đầu tháng 7-1967, 1,5 vạn người đại diện cho hơn 500 tổ chức tạo phản ở Bắc Kinh và hàng chục tỉnh thành khác, dựng trên 7.000 chiếc lều kéo dài hàng chục dặm từ cửa tây tới cửa bắc Trung Nam Hải, tuyên bố thành lập “Bộ chỉ huy hoả tuyến đấu Lưu Thiếu Kỳ”, 500 loa phóng thanh công suất lớn ra rả suốt ngày đêm phê phán Lưu. Mao hài lòng thấy Lưu bị bao vây trong thiên la địa võng của Hồng vệ binh. Ngày 13-7, Mao rời Bắc Kinh “tuần du phương Nam”. Chuyến tàu chở Mao vừa chuyển bánh, Giang Thanh liền thúc giục Hồng vệ binh đấu Lưu Thiếu Kỳ.
Ngày 18-7, phái tạo phản đồng thời đấu ba cặp vợ chồng Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Đào Chú tại nơi ở của họ trong Trung Nam Hải. Ngày 5-8, kỷ niệm một năm ngày Mao viết bài “Nã pháo vào bộ tư lệnh”, Tổ cách mạng văn hoá tổ chức cuộc họp một triệu người tại quảng trường Thiên An Môn, hỏi tội Lưu, Đặng. Đào, đồng thời tổ chức đấu họ tại nơi ở. Hôm ấy, Lưu Thiếu Kỳ bị đánh sưng mặt, tuột cả giày.
13-9-1967 là ngày gia đình Lưu ly tán: bà Vương Quang Mỹ bị bắt giam, ba người con ở tuổi đi học buộc phải vào trường chịu thẩm tra, bé út 6 tuổi phải theo bảo mẫu ra khỏi Trung Nam Hải. Lưu Thiếu Kỳ bị giam ngay trong Văn phòng Chủ tịch nước. Mao muốn giày vò Lưu ngay trước mắt mình, muốn thấy ông ta từng bước suy sụp về tinh thần và thể chất, từng bước đi vào chỗ chết. Lợi dụng học sinh đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ, nhưng Mao vẫn quan tâm đến hiến pháp và pháp luật. Mọi người thấy đấy: Mao không hề hạ lệnh bắt Lưu, không giam Lưu vào nhà tù, không cử người ám sát hoặc ra lệnh xử bắn Lưu; Lưu vẫn là Chủ tịch nhà nước Trung Quốc, vẫn ở trong Văn phòng Chủ tịch của ông ta; còn việc quần chúng không ủng hộ, muốn lật đổ ông ta, thì đấy là phong trào quần chúng tự phát, trách ai được. Nếu truy cứu vụ án bức hại Chủ tịch nước cho đến chết thì chẳng nắm được sơ hở nào của Mao, rất khó mà định tội. Mao không bảo Lưu phải ngừng thực thi chức quyền Chủ tịch nước, không nói phải giam Lưu, đấu Lưu, về văn tự chẳng để lại dấu vết nào. Việc quy Lưu là phản bội, nội gian, công đoàn vàng, thì với tư cách Chủ tịch Đảng, Mao không ký, mà do Chu Ân Lai thay mặt Ban chấp hành trung ương ký. Thế là Mao lẩn hết trách nhiệm. Hành động chính trị lưu manh này là sự sa đoạ về phẩm chất chính trị của Mao. Nhưng Mao không thoát khỏi sự phán xét của Toà án đạo đức.
Năm ấy Lưu đã 69 tuổi, sự bức hại đối với ông ngày càng gia tăng. Mấy lần đấu đá khiến ông tổn thương nặng nề cả về tinh thần và thể chất. Tay ông bị thương trong chiến tranh, qua mấy lần bị đánh, nay không tự do cử động được nữa, mặc một chiếc áo cũng phải mất hàng giờ. Mỗi bữa ăn, khoảng cách đến nhà ăn chỉ chừng 30 mét, mà ông phải lê đôi chân bị thương đi mất 50 phút. Người ta đã nhắc nhở lính canh không được đỡ Lưu. Về sau Lưu không đi nổi, phải mang cơm tận nơi, rồi lại một lần mang cơm cho mấy bữa, cơm thiu cũng mặc. Lưu chỉ còn 7 chiếc răng, ăn uống như vậy khiến ông thường bị tiêu chảy, lại không thể thay quần áo, trong phòng hôi thối nồng nặc. Ngày nào cũng bị đấu, quanh phòng đầy khẩu hiệu làm nhục ông, tên ông chúng viết thành Lưu Thiếu Cẩu. Ông đầy lòng căm phẫn mà không nói ra được, muốn nghỉ ngơi mà không được yên, có bệnh không được chữa chạy. dần dần tâm trí hoảng loạn, sụp đổ về tình thần.
Khi chân lý trong tay, Mao có thể bao dung các đối thủ, đoàn hết phe phản đối. Thường khi Mao đuối lý, phát hiện mình sai rồi, thì ông ta không thể bao dung phái phản đối, mà quyết tâm đẩy họ vào chỗ chết, để trừ hậu hoạ. Đó là lý do vì sao Mao tàn bạo đến tận cùng đối với những người bạn cũ như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài…

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...