TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Công nhân tại Đồng Nai tự nguyện làm thêm giờ không lương:



Tại các khu công nghiệp của tỉnh Đồng Nai, người lao động đã tự nguyện không nhận lương, hoặc chỉ nhận một phần tiền lương những ngày nghỉ đột xuất, để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bị thiệt hại. 
Trong tháng 5 vừa qua, sự cố xảy ra với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã khiến hàng trăm công nhân phải nghỉ việc tạm thời vài ngày. Các công ty vẫn trả lương đầy đủ cho người lao động.
Tuy nhiên, các công nhận tại đây chỉ nhận 50-70% tiền lương những ngày nghỉ việc đột xuất, đồng thời, để chia sẻ khăn với chủ doanh nghiệp, những công nhân này còn sẵn sàng tăng 1–2 ca mà không nhận bất cứ thù lao nào. Hoặc đồng tình với hình thức trừ vào phép năm.
Thiện chí của người lao động đã khiến Ban giám đốc của các công ty rất cảm kích, góp phần cải thiện hình ảnh về môi trường đầu tư tại Đồng Nai trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

(TNBĐ) - Nóng sáng 13/6: Tàu Trung Quốc giăng bẫy vu vạ tàu Việt Nam




(TNBĐ) - Việt Nam có thể lập một trận Trân Châu Cảng với Trung Quốc


Việt Nam không bao giờ khơi mào một cuộc chiến, nhưng quân đội và nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, khi bắt buộc phải tự vệ.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo, tờ báo của Đảng cộng sản Trung Quốc dẫn nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ: Hôm 8/6/2014, trong cuộc đấu tranh gần đây xung quanh giàn khoan 981, Việt Nam đã gửi một số lượng lớn các người nhái đặt lưới và các vật trôi nổi để cản trở hoạt động của các lực lượng Trung Quốc.


Điều đó làm cho Bắc Kinh cảm thấy cần có những bài tập sát thực tế chiến đấu hơn từ cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga. Trong bài tập này, hải quân hai nước không chỉ thực hiện các nhiệm vụ tác chiến truyền thống mà còn cần thực hiện các bài tập đối phó với việc đối phương không kích căn cứ hải quân. Đặc biệt là đối phó với sự tấn công của lực lượng đặc công hải quân Việt Nam.
“40 phần trăm tổn thất hải quân trên thế giới xảy ra trong khi neo đậu,” Chỉ huy tàu khu trục Liễu Châu nói với phóng viên Hoàn Cầu Thời Báo trong tập trận Trung – Nga. “Vụ Trân Châu Cảng là điển hình của những thất bại trong khi neo đậu”.


Theo vị chỉ huy này, khả năng bị tấn công bởi lực lượng đặc công người nhái Việt Nam là không thể xem thường, vì 4 lý do:
Thứ nhất, trong khi neo đậu, hạm đội tàu thường nằm theo đường thẳng, khả năng di động kém, dễ dàng bị đột kích;
Thứ hai, để tàu bắt đầu cơ động chiến đấu thường mất ít nhất 20 phút, trong khoảng thời gian này xem như tàu là mục tiêu cố định, dễ bị tấn công;
Thứ ba, từ các tàu khó phát hiện các đặc công người nhái, vì mục tiêu là quá nhỏ và rất khó khăn để nhìn thấy bằng phương tiện kỹ thuật;
Thứ tư, khi neo đậu, sự cảnh giác của các sĩ quan và binh sĩ là lỏng lẻo nhất.
Một chuyên gia giấu tên của hải quân Trung Quốc nói với phóng viên Hoàn Cầu Thời Báo là Việt Nam có các công nghệ và thiết bị lặn tốt nhất từ Hoa Kỳ, và Việt Nam là nước có lực lượng đặc công hải quân lớn nhất ở Đông Nam Á. Lực lượng này được đào tạo với tiêu chuẩn rất khắt khe. Và là lực lượng có quyết tâm chiến đấu rất cao trong các lực lượng vũ trang của Việt Nam.
Nguồn tin này còn cho rằng, đặc công người nhái Việt Nam là các cảm tử quân. Một khi họ đã rời khỏi tàu chiến hoặc tàu ngầm, thì dường như không có ý định quay trở lại những phương tiện này nữa. Họ có thể chấp nhận hy sinh, hoặc tiếp cận vào đội hình của kẻ thù và chiến đấu một mình. Vì vậy, đối phó với sự tấn công của các đặc công người nhái không thể chỉ dựa vào các hệ thống súng đặc biệt như DP-65, mà phải không cho phép tàu chiến hoặc tàu ngầm đối phương (có mang theo đặc công người nhái) vượt qua đường giới hạn tiếp cận khu vực.
Tuy tung tin như vậy nhưng Bắc Kinh không đưa ra được bằng chứng nào cả. Sự thật là Trung Quốc đã đưa nhiều tàu chiến triển khai xung quanh giàn khoan 981. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Trung Quốc cũng xuất hiện, uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam chỉ đưa lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư chứ không triển khai các lực lượng quân sự.
Chủ trương nhất quán của ta là đấu tranh với những việc làm sai trái của Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam không gây hấn, không bao giờ khơi mào một cuộc chiến, nhưng quân đội và nhân dân Việt Nam cũng sẵn sàng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, khi bắt buộc phải tự vệ.

(TNBĐ) - Lý sự cùn kiểu TQ: Người TQ đã đặt tên đảo nên đảo phải là của TQ!- Bài 1

LTS: Không thể đem một luận thuyết lạc hậu, không được quốc tế công nhận để chứng minh chủ quyền. Trung Quốc đang cố làm những điều sai trái. Sai trái chồng sai trái khi họ cố tình chứng minh chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thuộc về họ.
Loạt bài 5 kỳ viết về vấn đề này sẽ làm sáng tỏ lý lẽ của Việt Nam và sự đuối lý của Trung Quốc.
KỲ 1: Lý sự cùn của Trung Quốc

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26-5-2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương chủ trì buổi họp báo đã phát biểu: "Sau khi xem xét những nội dung có liên quan trong buổi họp báo do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức hôm thứ sáu tuần trước (ngày 23-5), tôi thấy thật hoang đường và tức cười. Phần lớn những bằng chứng lịch sử chỉ rõ, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam-PV) từ xưa đến nay là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc, người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên đồng thời thực hiện hoạt động kinh doanh, tiến hành quản lý cũng như thực hiện chủ quyền sớm nhất ở đây. Người Trung Quốc là người chủ của quần đảo Hoàng Sa".
Ông Tần còn nói: Ngay từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, tức thời nhà Hán, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động hàng hải ở Biển Đông và phát hiện ra quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, người Trung Quốc lần lượt đến quần đảo Hoàng Sa khai thác, kinh doanh. Tài liệu lịch sử chứng minh từ thời nhà Đường, Tống, người Trung Quốc đã tiến hành hoạt động đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa. Hải quân thời Bắc Tống đã tiến hành quản lý có hiệu quả ở quần đảo Hoàng Sa. Nhà thiên văn học nổi tiếng thời nhà Nguyên Quách Thủ Kính đã lập điểm thiên văn ở quần đảo Hoàng Sa. Điều đó chứng minh quần đảo Hoàng Sa khi đó đã là nằm trong lãnh thổ của Trung Quốc.
Trong một bài viết của ông Dương Trạch Vỹ, Giáo sư, Tiến sĩ Luật  học, công tác tại Viện Nghiên cứu Luật quốc tế, Đại học Vũ Hán, cũng hết sức vô lý khi đưa ra quan điểm tương tự như trên.
Để làm rõ sự sai trái của nhà chức trách cũng như học giả phía Trung Quốc, phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.


Trung Quốc sai hoàn toàn
Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh: Phía Trung Quốc sai hoàn toàn. Tại sao lại nói như vậy? “Việc Trung Quốc nói họ có những chứng cứ lịch sử với Tây Sa, Nam Sa thậm chí cả Trung Sa và Đông Sa có từ thời kỳ cổ đại, ngay từ thời kỳ trước Công nguyên, đối với tôi và nhiều học giả khác cũng như dư luận đã từng nghe nhiều lần về điều này. Chúng tôi cũng từng có những phân tích, đánh giá rất kỹ về vấn đề này. 
Một lần nữa, tôi xin nhấn mạnh lại ý kiến của tôi, Trung Quốc đã dựa vào một nguyên tắc gọi là chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử với các đảo mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa. Họ đã khai thác hết tất cả các yếu tố lịch sử được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử của Trung Quốc để họ nói rằng, người Trung Quốc đã xuống Biển Đông và khu vực các đảo này, chính họ là người phát hiện ra, đã khai phá, đã làm ăn và sau đó là quản lý, đồng thời rêu rao cái gọi là thực hiện chủ quyền của Trung Quốc với các đảo này. Để có thể phân tích rõ luận thuyết đó của Trung Quốc trong việc chứng minh quyền thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế, có giá trị hay không, có giá trị đến mức nào, chúng ta cần xem xét dựa trên những nguyên tắc, luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các khu vực lãnh thổ có tranh chấp.
Trong Biển Đông có các quần đảo, trong đó có hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Tôi xin khẳng định rõ ràng, các quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trung Quốc đã nhảy vào tranh chấp, chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bằng vũ lực".
“Luận điểm mà Trung Quốc đưa ra để biện minh cho quan điểm của mình sau khi dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của Việt Nam dựa vào cái gọi là thuyết chủ quyền lịch sử”-Tiến sĩ Trục cho biết.
Để khẳng định và bảo vệ cho yêu sách của mình, các bên đã dựa vào  những nguyên tắc pháp lý như sau: Chiếm hữu thật sự; chủ quyền lịch sử; khoảng cách địa lý.
“Trung Quốc đang dùng luận thuyết chủ quyền lịch sử để chứng minh chủ quyền. Đây là một luận thuyết vô cùng lạc hậu, không được luật pháp quốc tế dùng để xử lý các tranh chấp về thụ đắc lãnh thổ đối với các quần đảo”, Tiến sĩ Trục chỉ rõ.
Theo Tiến sĩ Trần Công Trục, tại thời điểm hiện nay, để đánh giá một cách khách quan, khoa học đối với các quan điểm pháp lý do các bên tranh chấp chủ quyền nêu ra, chúng ta cần đề cập đến một số nội dung chủ yếu của nguyên tắc xác định quyền thụ đắc lãnh thổ quốc gia trong pháp luật quốc tế.
Ông Trục nêu rõ: Trong lịch sử phát triển lâu dài của pháp luật quốc tế, những nguyên tắc và quy phạm pháp luật xác lập chủ quyền lãnh thổ đã được hình thành trên cơ sở thực tiễn quốc tế, trong đó có các phương thức thụ đắc lãnh thổ. Từ thế kỷ XVI, sự phát triển và lớn mạnh khiến các nước như Hà Lan, Anh, Pháp... trở thành những cường quốc cạnh tranh với các nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha mà theo Sắc lệnh của Giáo hoàng Alexandre VI ký ngày 4-5-1493 đã phân chia khu vực ảnh hưởng cho 2 nước này ở các phạm vi lãnh thổ mới phát hiện ngoài châu Âu.
Tầu cá của Ngư dân VN bị tầu TQ đâm chìm

Trước thực trạng đó, các cường quốc hàng hải đã tìm ra nguyên tắc pháp lý áp dụng cho việc thụ đắc lãnh thổ đối với những vùng lãnh thổ mà họ mới phát hiện. Đó là nguyên tắc “quyền ưu tiên chiếm hữu”, hay còn được gọi là nguyên tắc “quyền phát hiện”. Nguyên tắc này dành quyền ưu tiên chiếm hữu một vùng lãnh thổ cho một quốc gia nào đã phát hiện vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên tắc quyền phát hiện chưa bao giờ tự nó đem lại chủ quyền quốc gia cho quốc gia đã phát hiện ra vùng lãnh thổ mới đó. Bởi vì, người ta không thể xác định được thế nào là phát hiện, giá trị pháp lý của việc phát hiện, ai là người phát hiện trước, lấy gì để ghi dấu hành vi phát hiện đó…Vì thế, việc phát hiện đã nhanh chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu tích trên vùng lãnh thổ mới phát hiện ra đó.
Mặc dù vậy, nguyên tắc chiếm hữu danh nghĩa không những không thể giải quyết được một cách cơ bản những tranh chấp phức tạp giữa các cường quốc đối với các vùng  “đất hứa”, đặc biệt là những vùng lãnh thổ thuộc châu Phi và các hải đảo nằm cách xa đất liền hàng ngàn, hàng vạn hải lý…, mà còn ngày càng dẫn đến những đối đầu quyết liệt hơn giữa các cường quốc, vì người ta không thể lý giải được cụ thể cái “danh nghĩa”  đã được lập ra bao giờ và tồn tại như thế nào …
Vì vậy, sau Hội nghị về châu Phi năm 1885 của 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt, sau khóa họp của Viện Pháp luật quốc tế ở Lausanne (Thụy Sĩ) năm 1888, người ta đã thống nhất áp dụng một nguyên tắc thụ đắc mới. Đó là nguyên tắc “Chiếm hữu thật sự”.

(TNBĐ) - Thông tin mới: Hết 50 năm chiếm hữu Hoàng Sa thì Hoàng Sa sẽ là lãnh thổ Trung Quốc... Sự thật ra sao?

Về thông tin Trung Quốc sắp đủ 50 năm để chiếm hữu các đảo chiếm đóng bất hợp pháp, luật sư Nguyễn Văn Hậu - phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM - có bài viết gửi Tuổi Trẻ để giải thích các vấn đề liên quan pháp lý quốc tế:
Bài báo trên tờ Wall Street Journal của Mỹ từng đặt câu hỏi “Vì sao Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ và các nước châu Á láng giềng” với hình ảnh là tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm - Ảnh chụp lại từ màn hình.
Xung quanh vấn đề Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo của Việt Nam, những ngày qua trên mạng Internet có ý kiến cho rằng: “Theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có một khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ kháng nghị, đơn kiện nào lên tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án quốc tế về luật biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc...”.

Tôi khẳng định những nhận định trên là không đúng với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc (LHQ) và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24-10-1970. Cụ thể, nghị quyết 2625 quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”. Bên cạnh đó, tại khoản 4 điều 2 Hiến chương LHQ cũng quy định: “Các nước thành viên LHQ trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của LHQ”.

(TNBĐ) - Vũ khí khủng trên tầu Hải quân VN




Loading...