TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014

Nhìn lại chiến thắng Bạch Đằng giang đầy tự hào



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Nhà báo nước ngoài tác nghiệp ở Hoàng Sa: Câu trả lời tin cậy

(TNBĐ) - Nhà báo Pháp Võ Trung Dung cùng các đồng nghiệp nước ngoài đã tận mắt chứng kiến những gì đang diễn ra trên vùng biển Hoàng Sa sau một tuần theo tàu cảnh sát biển của Việt Nam.

Nhà báo Robert McBride của Đài truyền hình Al Jazeera tiếng Anh đang tác nghiệp - Ảnh: Võ Trung Dung
Cái giàn khoan khổng lồ kia rồi. Chúng tôi nhìn thấy bóng dáng nó trùi trũi trong màn sương mù dù ở cách xa tận 12 hải lý. Thế rồi cả chục tàu của Trung Quốc, gồm cả tàu tuần duyên, tàu kéo và tàu rà phá mìn quân sự, bắt đầu vây lấy tàu chúng tôi.
Chiếc tàu cảnh sát biển CSB 4033 đánh một vòng khó khăn trong vùng biển gió động cấp 6. Thuyền trưởng Lê Trung Thành đang đứng cầm bánh lái, cạnh anh là các sĩ quan hỗ trợ.
Điềm tĩnh, tập trung cao độ và hành động chính xác. Vị thuyền trưởng dáng vẻ gầy gầy nhưng rắn rỏi này gây ấn tượng với mọi người bằng ánh mắt mạnh mẽ dõi theo hướng di chuyển của hai tàu tuần duyên Trung Quốc chỉ cách đó độ 150m.
Thế rồi hai tàu Trung Quốc đột ngột tăng tốc đâm vào tàu chúng tôi. Thuyền trưởng Thành cũng tăng tốc cho cả ba động cơ lên đến 12.700 mã lực. Tiếng máy gầm lên nghe inh tai. Tàu này thuộc trong bốn chiếc tàu nhanh nhất của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.
Cuộc chiến công luận
Cánh nhà báo chúng tôi bước ra boong tàu và hỗ trợ lẫn nhau để dựng chân máy quay phim. Chúng tôi chỉ có trong tay sổ tay, bút và máy quay phim làm vũ khí, trong khi phía đối diện bên kia Trung Quốc đang phô trương sức mạnh vũ trang của mình.
Trước cảnh này, Eunice - nữ phóng viên Đài CNBC (Mỹ) thường trú tại Bắc Kinh - bình luận: “Ai chiến thắng trong cuộc chiến công luận quốc tế sẽ giành thắng lợi cả cuộc chiến!”. Bên cạnh tôi, đồng nghiệp Bruno Philip của nhật báo Le Monde (Pháp) cầm chắc trong tay cuốn sổ tay và cây bút. Anh làm việc theo kiểu cũ, tức chỉ viết cho báo in. Anh hóm hỉnh: “Coi vậy mà nó chẳng bao giờ bị sự cố!”.
Chúng tôi cùng phối hợp cho loạt bài lớn này của báo Le Monde. Anh ấy viết, tôi làm phần multimedia cho trang mạng. Không xa chỗ chúng tôi, trên phần boong tàu chật hẹp này là Philippe Reltien, phóng viên thường trú của Đài Radio France tại Bắc Kinh. Anh đang vật vã chảy mồ hôi với cái điện thoại vệ tinh.
Nhiệm vụ của anh kể ra cũng khó: tường thuật trực tiếp từ hiện trường về Đài phát thanh quốc gia của Pháp. Dường như anh cũng ít gặp những tình huống “sóng gió” như thế này. “Kìa kìa! Hai tàu Trung Quốc đang đâm vào tàu chúng tôi với vận tốc cực cao! Thật không thể tin nổi!” - giọng Reltien như lạc đi, phần vì gió biển và chắc cũng không phải không có nỗi sợ hãi. Cách Hoàng Sa những 12.000km, những thính giả người Pháp và người nghe bằng tiếng Pháp của đài trên khắp thế giới hẳn cũng dễ mường tượng sức nóng của tình hình qua giọng nói của thông tín viên, qua tiếng động cơ tàu gầm rú, tiếng sóng vỗ ì đùng...
Nhà báo Chong Pak, người Anh gốc Hàn Quốc, làm cho Đài CNBC của Mỹ, tác nghiệp tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - Ảnh: Võ Trung Dung

(TNBĐ) - Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 8&9)



Chương 8
Đường lối Đại hội 8 sát thực tế
Đại hội 8 ĐCSTQ họp tháng 9-1956 trong tình hình quốc tế và trong nước phức tạp. Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô phê phán Stalin làm cho Mao Trạch Đông rất vui vì Stalin từng ủng hộ Vương Minh chống lại Mao, nhưng cũng khiến ông ta lo ngại làn sóng chống tệ sùng bái cá nhân trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến vị trí của mình trong ĐCSTQ. Mao cho rằng sau khi Stalin qua đời, không ai đáng ngồi vào chiếc ghế lãnh tụ Phong trào cộng sản quốc tế hơn ông ta, Nhưng với sự kiện trên, một số cách nghĩ và cách làm của ông ta phải chậm lại.
Muốn làm lãnh tụ thế giới, làm người cầm cờ của Phong trào cộng sản, phải làm tốt mọi việc của Trung Quốc, tạo ra kỳ tích chấn động thế giới trong thời gian ngắn.
Đại hội đã đề ra đường lối thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm 10 chính sách lớn với đặc điểm lấy mô hình phát triển kế hoạch 5 năm của Liên Xô làm mẫu, lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm.
Theo chỉ thị của Mao, Điều lệ đảng không nêu “Tư tưởng Mao Trạch Đông” nữa, bởi nội dung của nó đồng nhất với chủ nghĩa Mác-Lenin. Mao làm như vậy không phải do khiêm tốn, mà vì ông sợ bên ngoài hiểu lầm, cản trở ông ta trở thành lãnh tụ thế giới bởi sau thế chiến II, danh tiếng của Stalin lớn hơn Mao nhiều, mà Stalin chỉ nêu chủ nghĩa Mác-Lenin, không nêu chủ nghĩa hoặc “tư tưởng Stalin”.
Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành trung ương mới gồm 97 uỷ viên chính thức, 73 uỷ viên dự khuyết. Ban chấp hành trung ương đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 37 uỷ viên chính thức, 6 uỷ viên dự khuyết. Thường vụ Bộ Chính trị gồm Chủ tịch Đảng Mao Trạch Đông, 4 phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu: Đức, Trần Vân. Tống Bí thư Đặng Tiểu Bình.
Khi bầu Chủ tịch Đảng, Mao không được 100% số phiếu, kiểm tra nét chữ trên các lá phiếu, phát hiện Mao không bầu mình, mà bỏ phiếu cho Lâm Bưu, dẫn đến nhiều phỏng đoán. 20 tháng sau, tại Hội nghị Trung ương 5 khoá 8, Lâm Bưu được bầu làm Phó Chủ tịch Đảng và Thường vụ Bộ chính trị.
Điều đáng tiếc nhất là Mao đã quay lưng lại với đường lối thực tế của Đại hội 8. Trong mấy năm sau đó, Mao lần lượt lật đổ 10 chính sách lớn, thay bằng 10 chính sách tương phản, hình thành đường lối chủ nghĩa xã hội không tưởng của ông ta.
♦ ♦ ♦
Chương 9
Địa ngục văn chương lớn nhất trong lịch sử loài người
Tháng 11-1956, Mao Trạch Đông tuyên bố chuẩn bị chỉnh phong, chống các bệnh chủ quan, bè phái, quan liêu.
Ngày 27-4-1957, Trung ương ĐCSTQ chính thức ra chỉ thị tiến hành chỉnh phong. Ngày 30-4, Mao gặp gỡ các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ và đại diện giới trí thức, động viên họ góp ý kiến với ĐCSTQ, giúp chỉnh phong, sửa chữa khuyết điểm, sai lầm. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để lấy ý kiến phê bình. Đông đảo trí thức ngoài đảng từ giáo viên tiểu học tới giáo sư đại học, nhiều nhân vật có tên tuổi không những ở Trung Quốc mà cả trên thế giới đã thẳng thắn, chân thành, thiện chí vạch ra những yếu kém, sai lầm của ĐCSTQ từ trung ương đến địa phương. Thông tin về các cuộc họp này được đăng tải trên báo chí hàng ngày. Trưởng ban Mặt trận thống nhất trung ương Lý Duy Hán ba ngày một lần báo cáo Mao và Thường vụ Bộ Chinh trị. Tình hình diễn biến xem ra không như Mao mong đợi. Đến khi Lý phản ánh ý kiến của La Long Cơ rằng ở Trung Quốc hiện nay “tiểu trí thức của chủ nghĩa Mác-Lenin lãnh đạo đại trí thức của giai cấp tiểu tư sản, người mù chỉ đường người sáng mắt”, thì Mao nổi giận dữ dội. Mao vốn định thông qua cuộc vận động này để từng bước xác lập vị trí lãnh đạo tư tưởng của mình trong giới trí thức, nay thấy họ khác công nông, trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao đều coi Mao là nhà lý luận và nhà tư tưởng vĩ đại, thì họ lại coi ông là “tiểu trí thức”. Xem ra không thể làm cho những người này sùng bái mình. Thế là Mao quyết tâm đánh đổ “những phần tử đại trí thức của giai cấp tư sản”, dùng quyền lực tạo dựng quyền uy của bản thân. Ông ta tiếp tục cho tổ chức các cuộc hội đàm nhằm “dụ rắn ra khỏi hang”, khiến phong trào chỉnh phong nửa đường biến chất, không còn là thành tâm phát động quần chúng góp ý kiến cho đảng cầm quyền, mà là trị những quần chúng góp ý kiến, lùng bắt phái hữu trong số đó. Mao dựng lên “vụ án chống đảng Chương-La”, (Chương Bá Quân, Chủ tịch Đảng Dân chủ Công Nông, Bộ trưởng Giao thông; và La Long Cơ, Phó Chủ tịch Đồng minh Dân chủ, Bộ trưởng Lâm nghiệp, lãnh tụ tinh thần của giới trí thức từ Âu Mỹ về). Theo thống kê chính thức, trong cuộc đấu tranh này, có 552.877 trí thức bị qui là phái hữu, bị đầy đoạ trong 20 năm trời. Đến khi sửa sai (1980), chỉ có 96 người thật sự là phái hữu, chiếm 1,8 phần vạn, nghĩa là trong 1 vạn người chưa đến 2 người.

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...