TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

(NLLS- Tháng ba di tản (Trọng Đạt)

Kỳ 1: Bối cảnh lịch sử
Kỳ 2: Diễn biến cuộc di tản
Kỳ 3( kỳ cuối): Một số nhận xét của "phía bên kia"

Lời BBT: Đại thắng mùa xuân 1975 đã đem đến sự thống nhất non sông đất nước ta. Cách đây 42 năm, cuộc đại di tản của Quân lực VNCH và Đế Quốc Mỹ đã diễn ra ngay từ đầu chiến dịch giải phóng Tây Nguyên. Chúng ta hãy thử xem "phía bên kia" nới gì về cuocj đại di tản này?


Tướng TTMT Cao Văn Viên cho biết tái phối trí là cần thiết và đã có ý tưởng từ lâu nhưng không tiện nói với TT Thiệu vì sợ hiểu lầm là chủ bại (Những Ngày Cuối Của VNCH trang 131, 132) và nay mới tái phối trí là quá trễ. Đúng ra phải thực hiện từ giữa năm 1974 hay khi Nixon từ chức (tháng 8-74). Ông nói cuộc di tản QĐ II bị ngăn trở bởi dòng người chạy loạn, nếu làm được cầu qua sông đúng lúc thì địch không đuổi theo kịp (trang 151, 152)

Ông Cao Văn Viên chỉ trích Tướng Phú (TL QĐ II) không chu toàn trách nhiệm, không bàn thảo với ban tham mưu (trang 152), tỉnh trưởng Phú Bổn và Phú Yên thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lộ trình. Sự thật sai lầm do thượng cấp nhiều hơn, ông TTMT cũng nói nếu không tái phối trí sẽ không thua nhanh như vậy (trang 153).
Đại tướng Cao Văn Viên mâu thuẫn với chính ông, trong NNCVNCH trang 92 tác giả nói đạn dược chỉ đủ xử dụng trong 30 ngày (tháng 2-1975). Nhưng ông lại nói ta vẫn còn mạnh, chỉ tại di tản. Không tái phối trí ta không tan nhanh như thế, mất Ban Mê Thuột chỉ mất một phần của sư đoàn 23 BB nhưng nhưng tất cả những đơn vị khác vẫn còn nguyên vẹn, ta vẩn còn mạnh. Dù lấy được Ban Mê Thuột Cộng quân vẫn phải ngừng lại, suy tính kỹ trước khi mở một mặt trận mới ở QK II, ta vẫn còn Sư đoàn 22 BB (trang 134)
Tại Quân đoàn I, sự sụp đổ còn nhanh và tồi tệ hơn QĐ II. Nhiều biểu hiện tiêu cực như cấp chỉ huy bỏ chạy trước khiến cho các đơn vị như rắn không đầu đưa tới hỗn loạn, những điều tệ hại này đã được các nhân chứng kể lại
Phạm Huấn cho biết tại những địa điểm tập trung quân, vô cùng hỗn loạn, triệt thoái vội vã, không có kế hoạch, lịch trình, sự phối hợp Quân đoàn và Hải quân lỏng lẻo, cuộc lui binh cũng hỗn độn y như cuộc triệt thoái Cao nguyên, (15)
TTMT Cao Văn Viên nói
“Sự hỗn loạn, thất bại của cuộc tái phối trí ở Vùng Một xảy ra không phải vì áp lực của Cộng quân, mà vì tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa” (trang 184, 185)
Tác giả lại mâu thuẫn, ông cho biết lực lượng địch tới 8 sư đoàn (trang 160), gấp hai lần VNCH, ta không thể cầm cự lâu dài được. Trong khi tại phía Bắc QK I phải rút từ Huế về Đà Nẵng, các tỉnh phía Nam Quân khu (Quảng Ngãi, Quảng Tín) đều phải hối hả rút về Đà Nẵng vì bị BV tấn công dữ dội mà ông lại nói không phải vì áp lực địch.
Tác giả Nguyễn Đức Phương (16) cho rằng Quân khu I thất thủ dễ dàng không có một lực lượng nào được tổ chức để đánh trì hoãn, có 4 nguyên nhân chính, xin sơ lược.
Lực lượng Cộng Sản tại Quân khu I trội hơn nhiều so với sự phân tán mỏng của ta. Kế họach lui binh về các cứ điểm Huế, Đà Nẵng, Chu Lai quá trễ
Ông Thiệu sai lầm trầm trọng khi cho rút Sư đoàn Dù về Vùng III quá nhanh, khiến cho dân chúng hốt hoảng đổ dồn về Đà nẵng gây ra hỗn loạn. Đã phát thanh lời kêu gọi tử thủ Huế củaTổng thống sau lại cho lệnh bỏ Huế khiến quân dân chúng hoang mang mất tin tưởng.
Nhiều sĩ quan cao cấp của Quân đoàn I mất tinh thần đào ngũ bỏ chạy, các đơn vị lần lượt tan rã, Cộng quân chiếm được đất mà không phải giao tranh.
Triệt thoái Quân đoàn II là sai lầm lớn của ông Thiệu như mọi người đã chỉ trích, cuộc lui binh đã làm thiệt mạng nhiều thường dân vô tội. Số thiệt hại của quân lính ít hơn vì họ có kinh nghiệm chiến trận, biết tránh bom đạn và có phương tiện hơn. Theo lời kể của một nhân chứng cuộc hành trình vô cùng gian nan và bi thảm. Đương sự, một cô giáo đã may mắn sống sót sau nhiều tuần lê lết trong rừng, nhiều ngàn người chết vì đói khát, kiệt sức, lạc lối…trong rừng.
Tuy nhiên không hẳn ông Thiệu là nguyên nhân cho sự sụp đổ miền Nam mà người ta khẳng định. Tướng Cao Văn Viên chỉ trích ông Thiệu, Tướng Phú… nhưng ở cương vị Tổng tham mưu trưởng ông cũng không đưa ra được kế hoạch nào cứu nguy VNCH trước tình thế nguy kịch.
Sau khi ký Hiệp định Paris, hơn nửa triệu quân Mỹ vá các nước đồng minh đã rút đi, quân đội VNCH một mình phải gánh vác toàn bộ chiến trường với quân viện bị cắt giảm xương tủy, chuyện này ai cũng biết cả. Trong trận Phước Long khi CSBV bắn đại bác thả dàn thì binh sĩ miền Nam, nhất là pháo binh phải đếm từng viên đạn (17). Trong khi BV tổng cộng có 5 quân đoàn (1, 2, 3, 4, 232) tổng cộng 15 sư đoàn và 26 trung đoàn độc lập (18), phía VNCH chỉ có 13 sư đoàn lại trải mỏng để giữ đất thì sự sụp đổ cũng không có gì khó hiểu
Tại QK I, như ta thấy khó có thể nói do ảnh hưởng của triệt thoái, ông Thiệu chỉ cho rút từ Huế vào Đà nẵng. Các đơn vị không đủ sức chống lại áp lực quá lớn và hỏa lực mạnh của địch đã phải rút chạy về Đà Nẵng, Chu lai….nhiều hơn là do cấp chỉ huy bỏ chạy hoặc do sai lầm của thượng cấp.
Lực lượng VNCH tại QK I gấp hai lần QK II (4 sư đoán chính qui, 4 liên đoàn BĐQ đã tan rã trong 10 ngày lui binh. Tại QĐ I ông Thiệu chỉ ra lệnh bỏ Huế rút về Đà Nẵng vì không đủ lực lượng và hỏa lực, tiếp liệu…không thể nói QK I sụp đổ vì di tản
Mọi người đều biết QK III không di tản và đã chiến đấu hết khả năng, giữ vững vị trí sau khi miền Trung thất thủ nhưng cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn. Người ta cũng đổ cho ông Dương Văn Minh làm mất nước, đầu hàng địch. Các vị nguyên thủ Quốc gia, Tướng lãnh đã làm hết sức mình nhưng cũng không cứu vãn được tình thế
Miền Nam phải dựa vào yểm trợ của B-52, theo tác giả George Donelson Moss (19) viện trợ Mỹ cho VNCH phải từ 3 cho tới 3 tỷ rưỡi một năm mới đủ nhu cầu cuộc chiến, trên thực tế  viện trợ 1975 chỉ còn 700 triệu chưa được bằng một phần tư  nhu cầu (1/4)
Về điểm này Tướng Davidson đã công nhận CSBV được cấp nhiều xe tăng, đại bác tối tân, họ luôn mạnh hơn VNCH. Mỹ đã nâng cấp quân đội miền nam VN cho bằng BV nhưng quá trễ và quá ít “too little, too late”, nguyên văn.
“Vì thế quân đội BV luôn đi trước quân đội VNCH một bước. Việt Nam hóa chiến tranh là chuyện chạy đua (vũ trang) quá ít, quá trễ” (20)
Theo lời Tướng Tư lệnh không quân VNCH, năm 1975 thiếu nhiên liệu, máy bay không có khả năng cất cánh. Cắt giảm viện trợ đã khiến xe tăng, đại bác thiếu cơ phận thay thế, có tới 35% xe tăng, 50% thiết giáp, máy bay phải nằm ụ. (21)
Miền nam không thể chiến đấu khi cạn kiệt tiếp liệu đạn dược, sự sai lầm tái phối trí chỉ làm cho tình hình tồi tệ nhanh hơn.
Tướng Cao Văn Viên nói nếu không có tái phối trí, QK II không sụp đổ nhanh như vậy, ta còn đủ đạn dược, tiếp liệu chiến đấu cho hết mùa khô.
Ta cũng cần nhìn thẳng vào hậu quả có thể của vấn đề với giả thuyết quân đội VNCH chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Trong trường hợp này sự thiệt hại nhân mạng của của hai bên sẽ cao hơn nhiều nếu cuộc chiến kéo dài như xứ Chúa Tháp. Địch sẽ pháo kích ồ ạt vào các các thành phố lớn đông dân như Sài Gòn, Đà Nẵng, Nha Trang… và giết hại nhiều thường dân vô tội hơn
Sau khi chiếm được miền Nam chúng sẽ trả thù tàn khốc hơn, sẽ tàn sát kẻ chiến bại thẳng tay như trận Tết Mậu Thân Huế năm 1968, miền Nam sẽ phải trả giá đăt hơn nhiều. (trích trong Chiến Tranh Việt Nam Dưới Thời Kennedy-Johnson-Nixon-Ford, 2017)
Trọng Đạt


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)- Tháng ba di tản (Trọng Đạt)

Tiếp theo kỳ trước

Lời BBT: Đại thắng mùa xuân 1975 đã đem đến sự thống nhất non sông đất nước ta. Cách đây 42 năm, cuộc đại di tản của Quân lực VNCH và Đế Quốc Mỹ đã diễn ra ngay từ đầu chiến dịch giải phóng Tây Nguyên. Chúng ta hãy thử xem "phía bên kia" nới gì về cuocj đại di tản này?
Diễn tiến cuộc di tản
Sau khi đã đánh thử Phước Long, thấy Mỹ chỉ phản đối xuông, Hà Nội bèn mở cuộc tổng tấn công qui mô, họ đánh chiếm Ban Mê Thuột ngày 13-3-1975 mở đầu cho sự sụp đổ của miền nam VN.
Đầu tháng 3-1975 một phái đoàn dân biểu Mỹ tới Việt Nam để nghiên cứu tình hình trước khi quyết định viện trợ thêm, đa số là phản chiến. Khoảng mười ngày sau họ về Mỹ và từ chối giúp đỡ, TT Thiệu hết hy vọng nên phải nghĩ tới kế hoạch tái phối trí lực lượng. Ngày 11-3-1975, ông họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, các Tướng Cao Văn Viên,  Đặng Văn Quang tại Dinh Độc Lập và cho biết vì nay không đủ lực lượng nên cần tái phối trí. Theo ông những vùng quan trọng là QK III, QK IV, những vùng cần chiếm lại là những nơi đông dân trù phú, có giá trị về lâm sản. Tại QK II phải chiếm lại Ban Mê Thuột vì tỉnh này quan trọng, miền duyên hải QK II giữ được phần nào hay phần nấy.  Ta chỉ có thể giữ được Quân khu III, Quân Khu IV và một vài tỉnh duyên hải QK I và QK II. Quân khu I chỉ giữ Huế và Đà Nẵng (14)

Ngày 14-3-1975, TT Thiệu bay ra Cam Ranh mở phiên họp cao cấp quân sự, có mặt các ông Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Cao Văn Viên, Phạm Văn Phú (Tư lệnh QK II). (Phạm Huấn ghi lại theo lời kể của Tướng Phú trong cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975). Ông Thiệu cho biết Quốc hội Mỹ cắt quân viện, hủy bỏ những cam kết yểm trợ không lực khi bị tấn công, lãnh thổ phòng thủ quá rộng nên ta phải tái phối trí lực lượng. Tướng Phú phải rút quân bỏ Kontum Pleiku về duyên hải, qua Nha Trang sau đó sẽ hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột.
Tại Quân khu II, VNCH có 2 sư đoàn bộ binh (22, 23) và 7 liên đoàn Biệt động quân, BV có 5 sư đoàn bộ binh và 4 trung đoàn độc lập
Tướng Phú xin ở lại tử thủ nhưng ông Thiệu bác bỏ, và căn dặn phải dấu không được cho các Tỉnh trưởng, Quận trưởng biết, họ phải ở lại chiến đấu. Về buổi họp này Tướng BV Văn Tiến Dũng ghi lời khai của Chuẩn tướng Phạm Duy Tất cũng gần giống như vậy, ông Cao Văn Viên ghi lại chi tiết buổi họp cũng gần giống như lời Phạm Huấn.
Tướng Cao Văn Viên cho biết quốc lộ 21 về Nha Trang không đi được vì đường 14 từ Pleiku tới Ban Mê Thuột đã bị BV cắt, đường 19 nối Pleiku với Qui nhơn bị Cộng quân đóng chốt nhiều nơi, đèo An Khê bị cắt ở hai phía đông tây, chỉ con đường số 7B. Con đường này tuy tạo được yếu tố bất ngờ nhưng bị bỏ hoang cầu cống hư hỏng.
Kế hoạch được giữ bí mật, Liên đoàn 20 công binh chiến đấu mở đường, thiết giáp đi theo các đoàn xe để bảo vệ, hai liên đoàn Biệt động quân và thiết giáp đi bọc hậu đoàn quân di tản.
Ngày 16-3-1975 đoàn xe bắt đầu rời Pleiku gồm các đơn vị quân cụ, đạn dược, pháo binh, khoảng 200 xe. Tướng Phú và bộ tư lệnh đi trực thăng về Nha Trang, Chuẩn tướng Phạm Duy Tất lo đôn đốc cuộc di tản. Mỗi ngày một đoàn xe khoảng 200 hay 250 chiếc, ngày đầu êm xuôi vì bất ngờ. Điều xui xẻo là đường rút lui lại gần vị trí đóng quân của Sư đoàn 320 BV tại Buôn Hô, Ban Mê Thuột, chúng đuổi theo ngày 16-3, (ngày 18 đã bắt kịp)
Ngày hôm sau 17-3 Các đơn vị pháo binh còn lại, công binh, quân y, tổng cộng chừng 250 xe. Khi ấy dân chúng chạy ùa theo làm náo loạn
Ngày 18-3 Bộ chỉ huy Quân đoàn về tới Hậu Bổn, Phú Bổn, Việt Cộng đuổi theo pháo kích dữ dội gây thiệt hại hầu hết chiến xa và trọng pháo tại đây. Địch pháo kích phi trường gây kinh hoàng cho đoàn di tản. Lực lượng chiến xa pháo binh dồn đống tại Phú bổn bị thiệt hại nặng tới 70%.
Chặng đường cuối cùng về Tuy Hòa rất cam go vì có nhiều chốt VC, trời mưa lạnh, địch pháo kích đoàn di tản để cầm chân ta. Ngày 27-3 sau khi thanh toán chốt cuối cùng đoàn di tản về tới Tuy Hòa buổi tối tổng cộng 300 xe (trong số 1,200 xe) mở đường máu về được Tuy Hòa
Theo lời kể Đại tá Phạm Bá Hoa khi ta rút khỏi Pleiku và Kontum 4 ngày (kể từ 16-3) CSBV mới tiến quân vào hai tỉnh lỵ này, chúng còn đóng ở xa. (PBH: Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7B). Theo The World Almanac Of The Viet Nam War trong số khoảng 400,000 người dân Cao nguyên chạy loạn chỉ có chừng một phần tư tới Tuy Hòa. Tướng Hoàng Lạc nói trong số khoảng 200,000 dân chạy loạn chỉ có 45,000 tới Tuy Hòa. 60,000 chủ lực quân chỉ có 20,000 tới được Tuy Hòa. Lữ đoàn 2 Thiết Kỵ với trên 100 xe tăng nay chỉ còn 13 chiếc M-113. Tướng Cao Văn Viên nói ít nhất 75% lực lượng, khả năng tác chiến của Quân đoàn II gồm Sư đoàn 23 BB, BĐQ, Thiết giáp, Pháo binh, Công binh… bị hủy hoại trong vòng 10 ngày. Kế hoạch tái chiếm Ban Mê Thuột không thể thực hiện được vì không còn quân.
Tại Quân khu I, VNCH có ba sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 và hai sư đoàn tổng trừ bị  (Dù, TQLC) và 4 liên đoàn Biệt động quân nhưng ông Thiệu lại cho rút sư đoàn Dù về Trung ương
Ngày 14/3 sau khi họp với TT Thiệu Tướng Trưởng từ Sài Gòn về Quân đoàn I họp tham mưu, thảo luận kế hoạch tái phối trí
Ngày 17/3 Lữ đoàn 258 TQLC sẽ rời Quảng Trị để về Đà Nẵng thay lữ đoàn 2 Dù. Dân chúng sợ hãi đã di tản ồ ạt trên Quốc lộ 1 gây cản trở.
Ngày 18/3 Thủ tướng Trần Thiện Khiêm ra Đà Nẵng để giải quyết vấn đề dân tỵ nạn, ông cho Tướng Trưởng biết sẽ không có quân tăng viện Quân khu I
Ngày 19/3 Tướng Trưởng được triệu về Sài Gòn họp lần thứ hai để trình bầy hai kế hoạch lui binh:
Kế hoạch Một: các đơn vị sẽ theo Quốc lộ I từ Huế, Chu lai về Đà Nẵng, trong trường hợp Quốc lộ I bị cắt thì sẽ theo kế hoạch Hai.
Kế hoạch Hai: Các lực lượng Quân đoàn sẽ tập trung tại ba cứ điểm Huế, Đà Nẵng và Chu Lai, tầu Hải quân sẽ chuyên chở lính từ Huế Chu Lai về Đà nẵng. Đà Nẵng là điểm phòng thủ chánh. Tướng Trưởng đề nghị giữ cả ba cứ điểm để phân tán lực lượng và gây tổn thất tối đa cho địch, ông Thiệu cho biết giữ được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Ngày 19/3 Quảng Trị bỏ ngỏ, chi đoàn Thiết giáp, Liên đoàn 14 BĐQ rút về bên này Mỹ chánh lập phòng tuyến mới.
Sáng 20/3 Tướng Trưởng bay ra bộ chỉ huy tiền phương họp các cấp chỉ huy bàn kế hoạch phòng thủ Huế như Tổng thống ra lệnh phải giữ bằng mọi giá.
Đến chiều khi về tới Đà Nẵng, Tướng Trưởng nhận được lệnh của của dinh Độc Lập chỉ giữ Đà Nẵng thôi nếu tình hình bó buộc, vì không đủ sức để bảo vệ cả ba cứ điểm Chu lai, Huế và Đà Nẵng.
Quân khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã bắt đấu tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ trên Quảng Trị đánh xuống và từ dưới Quảng Ngãi đánh lên. Tại Huế, Trung đoàn 1 BB (SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động quân bị đẩy lui, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế.
Dân chúng và quân cụ bắt đầu được chở bằng tầu ra khỏi Đà Nẵng. Sáng ngày 24/3 tại phía Nam Quân khu I, BV tấn công mạnh tại Quảng Tín, Trung đoàn 52 BV và xe tăng đánh Tam Kỳ, đặc công đột nhập tỉnh lỵ thả tù gây rối loạn đến trưa thì Tam Kỳ thất thủ. Dân ùn ùn chạy về Đà Nẵng. Quảng Ngãi bị Cộng quân tấn công dữ dội,
Ngày 25/3 tất cả các đơn vị Quân đoàn I tụ lại 3 phòng tuyến chính: Nam Chu Lai, Đà Nẵng và Bắc Huế, các lực lượng của Quân đoàn I bị thiệt hại nhiều khi di tản về các phòng tuyến này. Một nửa Sư đoàn 2 đã lên tầu đưa về Bình Tuy, chính phủ tuyên bố Huế và Chu lai thất thủ ngày 25/3.
Huế bắt đầu di tản, Sư đoàn I và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tầu Hải quân. Cộng quân đuổi theo nã pháo vào cửa Tư Hiền và các địa điểm tập trung gây nhiều thiệt hại. Hỗn loạn diễn ra không còn quân kỷ, Sư đoàn I tan rã tại đây chỉ có một phần ba về được đến Đà nẵng, tới nơi họ rã ngũ đi tìm thân nhân.
Trong khi đó Lữ đoàn kỵ binh với hơn 100 thiết giáp các loại từ mặt trận Bắc Huế tiến về cửa Thuận An, theo sau là các đơn vị pháo binh với hằng trăm khẩu pháo. TQLC, BĐQ, ĐPQ từ tuyến sông Bồ đang lũ lượt kéo về, hỗn loạn lại diễn ra. Hai tầu dương vận hạm đến cửa Thuận An để chở TQLC, tầu hải vận đĩnh và quân vận đĩnh chở người từ bờ ra dương vận hạm.
Các Sư đoàn Cộng quân tấn công bao vây Đà Nẵng, VNCH lập tuyến phòng thủ nhưng ngày 27/3/1975 bị vô hiệu trước sự hỗn loạn. Tại đây Quân đoàn I chỉ còn có Sư đoàn 3 và 2 lữ đoàn TQLC, các Sư đoàn 1 và 2 đã bị rã ngũ, một phần đã được tầu chở ra khơi. Lực lượng không đủ đương đầu với áp lực quá đông của địch.
Sáng ngày 28/3/1975 Tướng Trưởng họp khẩn cấp các đơn vị trưởng ban hành một số biện pháp vãn hồi trật tự và tái trang bị các đơn vị di tản trong thành phố nhưng không còn đủ quân tác chiến. Hai giờ trưa các xã ấp quanh Đà Nẵng đã bị địch chiếm.
CSBV pháo phi trường, căn cứ Hải quân rất dữ dội và chính xác. Liên lạc giữa Sài Gòn và Đà Nẵng bị cắt đứt, Tướng Trưởng lập tức ra lệnh bỏ Đà Nẵng, ông họp với Đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư lệnh Hải quân vùng I và các cấp chỉ huy để hẹn địa điểm rút quân tại : chân đèo Hải Vân, núi Non Nước và cửa khẩu Hội An.
Rạng sáng ngày 29/3/1975 binh sĩ lội ra biển. Cuộc di tản êm xuôi cho đến khi khi địch phát hiện, pháo kích vào địa điểm tập trung quân và tầu ngoài khơi gây nhiều thiệt hại. Đoàn tầu di tản được khoảng 6,000 TQLC, 3,000 lính Sư đoàn 3 và nhiều đơn vị khác.
Đà Nẵng thất thủ ngày 29/3/1975, có tài liệu cho biết VNCH mất 130 máy bay tại Đà Nẵng, năm 1976 Tướng Trưởng cho biết khoảng 6,000 TQLC, và 4,000 quân thuộc các binh chủng khác đã được tầu bè cứu thoát. Tổng cộng có 70,000 người dân được cứu thoát và 16 ngàn lính. Bốn sư đoàn kể cả TQLC đã bị thiệt hại nặng nề.
Kỳ sau: Một số nhận xét của "phía bên kia"

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)- Tháng Ba Di Tản (Tác giả: Trọng Đạt)

(TNBĐ)
Lời BBT: Đại thắng mùa xuân 1975 đã đem đến sự thống nhất non sông đất nước ta. Cách đây 42 năm, cuộc đại di tản của Quân lực VNCH và Đế Quốc Mỹ đã diễn ra ngay từ đầu chiến dịch giải phóng Tây Nguyên. Chúng ta hãy thử xem "phía bên kia" nới gì về cuocj đại di tản này?

===Kỳ 1: Bối cảnh lịch sử
Đề tài này tôi đã viết vài lần trước đây nên sẽ không đề cập nhiều về chi tiết, trong phần nhận xét sẽ đánh giá lại hậu quả của di tản, xin được trình bầy lại trong dịp 42 năm biến cố bi thảm này
Đầu tháng 2 năm 1968, trận đánh Tết Mậu thân nổ ra ngay giữa mấy chục tỉnh và thị xã lớn tại miền nam VN, người ta cho là chiến tranh đã tới giai đoạn tàn khốc nhất và sẽ phải có hòa bình. Nhưng mấy năm sau đó dưới thời tân Tổng thống Nixon, cuộc chiến lại khốc liệt hơn gấp bội lần, những trận đánh lớn qui ước cấp sư đoàn, quân đoàn diễn ra liên tiếp. Mặc dù Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thắng lợi về quân sự nhưng nó không đóng vai trò quyết định mà thực ra trận Mậu Thân tuy cường độ khiêm tốn hơn nhưng đã thay đổi khúc quành cuộc chiến. Miền Nam đánh thắng một trận lớn nhưng thua trận, số phận bi thảm của Đông Dương đã được quyết định từ đây. Người Mỹ quá chán nản mệt mỏi cuộc chiến, họ chống đối dữ dội đòi chính phủ phải rút ra khỏi Đông Dương
Đầu năm 1969, Nixon nhậm chức Tổng thống và bắt tay vào việc mang lại hòa bình giữa khi phong trào phản chiến bùng phát tới chỗ bạo động, đổ máu, chết người… (1). Trong khi tại miền Bắc, Tổng bí thư Lê Duẫn với lập trường sắt đá quyết chiếm được miền Nam dù phải đẩy hàng triệu cán binh vào tử địa. TT Nixon cứng rắn kiên quyết không nhượng bộ địch nhưng cũng không chế ngự được cuộc chiến tại đất nhà.

Năm 1972 mặc dù TT Nixon (Cộng Hòa) tái đắc cử nhiệm kỳ hai với đại đa số phiếu cử tri đoàn 96% (520/17), hơn đối thủ McGovern (Dân Chủ) 18 triệu phiếu nhưng đảng đối lập vẫn giữ đa số tại Quốc hội với 56% Hạ viện và 57% Thượng viện. Hiệp định Paris ký kết vào cuối tháng 1-1973 khi người dân, Quốc hội Dân Chủ thúc ép phải ký gấp nên VNCH có một số điều khoản bất lợi, Cộng quân vẫn được đóng tại dưới Khu phi quân sự.
Sáu tháng sau Hiệp định Paris, Quốc hội Dân Chủ ra luật cắt tất cả các ngân khoản quân sự cho Hành pháp về những hoạt động quân sự tại Đông Dương có hiệu lực từ giữa tháng 8-1973 (2) và cắt giảm viện trợ từ 2, 2 tỷ năm 1973 xuống còn 1 tỷ tài khóa 1974 và chỉ còn 700 triệu tài khóa 1975 (3). TT Nixon cho biết ngày 23 -9-1974, Lưỡng viện Quốc Hội (DC) Mỹ chỉ chấp thuận viện trợ cho miền nam VN 500 triệu (4), ông nói các vị dân cử phản chiến đã xóa sổ đồng minh miền nam VN.
Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì Watergate, Gerald Ford lên thay, tình hình chính trị VN ngày càng xấu. Vụ tai tiếng Watergate khiến Dân Chủ lấy thêm được 49 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện đầu tháng 11-74, chiếm 291 ghế, tỷ lệ 66.9%
Họ cũng lấy thêm được 4 ghế Thượng viện thành 60 ghế tỷ lệ 60%, những đảng viên Dân Chủ mới vào kỳ này chống chiến tranh VN tích cực (5)
Trong khi CS quốc tế viện trợ quân sự dồi dào cho Hà Nội, giai đoạn 1972-1975 hàng viện trợ 649, 246 tấn hàng vũ khí tương đương với giai đoạn1969-72 (6). Cuối năm 1974 Nga tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước đó (7)
Ngược lại miền Nam lại lâm vào tình trạng kiệt quệ nhất trong cuộc chiến 1964-1975 vì bị cắt viện trợ. TTMT Cao Văn Viên cho biết đạn dược súng lớn nhỏ tháng 2-75 chỉ đủ xử dụng cho 30 ngày, tháng 4 chỉ còn đủ cho khoảng hai tuần (8). Xe tăng, máy bay thiếu cơ phận thay thế khoảng 1/3 nằm ụ. Theo Tướng TL Nguyễn Văn Minh vì thiếu săng nhiếu máy bay không cất cánh được, chính BV cũng đã biết tình trạng bi đát của VNCH (9)
Cũng theo lời ông Cao Văn Viên, trước tình hình thiếu thốn tiếp liệu đạn dược do cắt giảm viện trợ, nhiều nhà Chiến lược gia đã đề nghị với TT Thiệu thu hẹp lãnh thổ vì không đủ hỏa lực để bảo vệ cả 4 Quân khu, bỏ Quân khu I và Quân khu II rút về bảo vệ QK III và QK IV (10)
1- Vào năm 1974, Tướng Đồng Văn Khuyên, TMT đệ trình lên tổng thống ý niệm phải thu hẹp lãnh thổ VNCH thế nào tương xứng với sự cắt giảm viện trợ quân sự.
2- Thiếu tướng John Murray thuộc phòng tùy viên quốc phòng Hoa Kỳ (Defense Attache Office-Vietnam) có cung cấp cho tổng thống Thiệu qua Tòa Đại Sứ Mỹ một sơ đồ tương tự.
(3- Chuẩn tướng Úc Đại Lợi Ted Sarong cũng đề nghị qua một giới chức Phủ Tổng Thống một kế hoạch tương tự
Các kế hoạch trên rất khó thực hiện vì nếu rút cả hai QK I, II về phần đất còn lại (QK III, IV) người dân sẽ chạy ùa theo. Ít nhất QK III, QK IV sẽ phải tiếp nhận từ 3 tới 4 triệu người tỵ nạn, chính phủ rất khó nuôi thêm một số dân quá đông.
Giữa tháng 12-1974 ba sư đoàn CSBV tấn công Phước Long, ngày 7-1-1975 họ đã chiếm được toàn bộ tỉnh. BV đánh thăm dò phản ứng Mỹ, TT Ford chỉ phản đối xuông. Trước đó chỉ vài ngày, trong một phiên họp quân sự cao cấp tại Dinh Độc Lập TT Thiệu vẫn lạc quan tin rằng BV chưa phục hồi sau trận đánh lớn 1972, chưa đủ sức tấn công các thị xã, thành phố lớn.
Tám mươi phần trăm quân chính qui BV đã hiện diện tại QK I và QK II của VNCH tháng 3-75, họ giữ lại 3 sư đoàn tổng trừ bị (thuộc quân đoàn I) tại miển Băc. Tại QK I Theo tác giả Nguyễn Đức Phương Bắc việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (11)
Theo TTMT Cao Văn Viên, tại đây BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. (12)
Tại QK II họ để một lực lượng tương đương 6 sư đoàn (13).
Trong khi đó tại QK I, VNCH có 3 sư đoàn cơ hữu (1,2,3) và 2 sư đoàn tổng trừ bị (Dù, TQLC), 4 liên đoàn Biệt động quân; QK II có 2 sư đoàn cơ hữu (22,23) và 7 Liên đoàn BĐQ.
Kỳ sau: Diễn biến cuộc di tản



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

009. Sự khác biệt giữa Sư Thầy và Chủ chăn trước tình hình đất nước



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2017

007. Bằng chứng cho Thấy Đỗ Thanh vân- Dũng Phi Hổ vu vạ chính quyền



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

006. Nguời Việt tại Đức và Học sin Việt Nam tưởng niệm các chiến sỹ hy s...



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

005. Ca khúc "Mộ Sóng"-Quỳnh Hợp



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

03. Gạc Ma là một trận thảm sát



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Tướng Công an Việt Nam chỉ rõ vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Tội ác của Lính Mỹ và VNCH tại Miền Nam Việt Nam



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

(BTCPĐ)-Sự bạo tàn của Lính Việt Nam Cộng hòa



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Tội ác của Lính Việt Nam cộng hòa- Phần 2



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

(BTCPĐ)- Vũ Hằng định giương cờ vàng 3 sọc ở Tượng đài vua Lý đã bị bắt

(TNBĐ) - Trái ngược với các tỉnh miền Trung do mấy giáo xứ chưa giải ngân hết tiền nên bắt trẻ em, phụ nữ ra đường biểu tình, Tp HCM thì 2 linh mục Dòng Chúa cứu thế tổ chức con chiên ra đường hò hét phản đối Formosa thì ở Hà Nội vắng hoe hoắt. Có lẽ các "thủ lĩnh" Hà Nội không khoái cha Lý và đám Chính phủ lâm thời VNCH đòi về tiếp quản đất nước bằng "tổng biểu tình" nên đã tẩy chay.

Tuy nhiên vẫn có một vài zận chủ mò ra Bờ Hồ để diễn. Đáng chú ý nhất là biểu tình viên, nhà truyền thông cho cộng đồng cờ vàng Vũ Hằng ra Bờ Hồ chẳng tìm thấy đồng minh nên định "đánh lén" quả ảnh giương cờ vàng 3 sọc đã bị nhóm  cờ đỏ Hà Nội túm, giao nộp cho công an. Thế là đồng bọn chị này được phen lu loa tìm người trên mạng!!!
Ở Hà Nội sáng nay (05/3/2017) có vẻ khác hẳn khi rất đông các quần chúng cờ đỏ đi "săn lùng" zận. Khi thấy bất cứ ai khả nghi là bám riết, chờ chúng hành động là ngăn chặn. Có lẽ vậy mà Tượng đài vua Lý Thái Tổ hôm nay chẳng có bóng công an như mọi khi!

Vũ Hằng tự nhận là bạn thân của Hồng Thái Hoàng, Trương Minh Tam, Lê Mỹ Hạnh...đều là những kẻ hết lòng phục vụ Việt tân và đám cờ vàng hải ngoại với tư cách là "phóng viên tự do". Mong rằng quần chúng các nơi khác làm được như các bạn cờ đỏ Hà Nội thì đám rận hết đất sống 
(Loa phường)
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Hai, 6 tháng 3, 2017

(BTCPĐ)-Vì sao tổng biểu tình 5/3 không được như mong đợi?

(TNBĐ) - BBC mới đăng bài phỏng vấn các “nhà đấu tranh dân chủ” trong nước về lý do thất bại của cuộc tổng biểu tình ngày 5/3 do linh mục Nguyễn Văn Lý kêu gọi, xoáy vào lý do thế lực đứng sau giật dây cha Lý hô hào biểu tỉnh không minh bạch, “lời kêu gọi vu vơ… từ những kẻ ẩn danh mượn lời cha Lý đưa ra”, có động cơ xấu, truyền thông “dối trá có chủ đích” khi lấy hình ảnh từ các cuộc biểu tình năm trước dán vào cuộc biểu tình này, đưa ra thông tin bịa đặt “máy bay không người lái của Mỹ sẽ giám sát, hỗ trợ biểu tình”, dựng thông tin Hà Nội có hàng ngàn người biểu tình để kích động, lừa bịp “tân biểu tình viên” trong TP Hồ Chí Minh…Thậm chí Nguyễn Lân Thắng, Nguyễn Viết Dũng, Nguyễn Văn Đề… còn chụp mũ cho thế lực đứng sau cha Lý là “Những người làm việc này hẳn muốn lừa dối đám đông, khiến người ta mất niềm tin vào phong trào đấu tranh" 

Để hiểu lý do vì sao “tổng biểu tình” thất bại, cần xem lại toàn bộ diễn biến của nó 
1. TIỀN “TỔNG BIỂU TÌNH” 
Sau khi linh mục Nguyễn Văn Lý trả lời phỏng vấn thừa nhận, mình đứng ra kêu gọi, quảng bá hộ cho tổ chức “Lực lượng Quốc dân Việt” vì tổ chức này chưa có tiếng tăm, muốn đàn kết với các tổ chức XHDS nhiều lần bất thành nên linh mục này ủng hộ, kêu gọi “tổng biểu tình” cho họ, đúng trước ngày 5/3 vài ngày. Lập tức thông tin này được đám gộc dân chủ như Nguyễn Lân Thắng đả phá kịch liêt, cho số này không tên, không tuổi, không ra mặt, không biết tổ chức, không lường hết hậu quảm không có cách thức bảo vệ “tân biểu tình viên”… Hàng loạt các zân chủ gia khác cũng tham gia vào cuộc tổng sỉ vả kẻ kêu gọi biểu tình lần này. Trương Minh Tam cho rằng, không tin về thành công của lời kêu gọi này khi xét trong bối cảnh hiện nay. Trịnh Anh Tuấn, chuyên gia tổ chức biểu tình, tư vấn pháp lý cho các linh mục Công giáo miền Trung vừa qua dè bỉu, việc tổ chức biểu tình không dành cho “anh hùng bàn phím” và những kẻ thần kinh hoang tưởng (quá bằng mạt sát cha Lý và những đồng bọn đang ủng hộ biểu tình này)… Cũng có một vài ý kiến “phản biện”. Cựu ứng cử viên ĐBQH vừa rồi, ông Nguyễn Kim thẳng thừng lật bài ngửa, đám cờ vàng ở hải ngoại được tự do biểu tình mà cả năm mới được vài cuộc với số lượng giỏi lắm được trăm mống trước ĐSQ Việt Nam, không tài trợ tiền cho đám trong nước thì đừng mong có biểu tình. Bà zân oan Phạm Thị Lộc tiếp lời ông này, nếu đám zân chủ không ăn chặn tiền của zân oan thì có đầy zân oan tham gia biểu tình! Cô Nguyễn Hoàng Vi lên án đồng bọn không “ăn được cứ đạp đổ” người khác, không tham gia, không tổ chức biểu tình thì để cho người khác làm, dân chủ cứ đòi độc tài, hãnh tiến... Nói chung là chém nhau loạn cả lên. 
2. DIỄN BIẾN “TỔNG BIỂU TÌNH” Ở Hà Nội tiệt nhiên không có bóng dáng của biểu tình. Chỉ có một số zận chủ ra đó “làm truyền thông” hoặc tranh thủ chộp tấm ảnh “báo công”. Đen nhất là biểu tình viên kiêm truyền thông cờ vàng Vũ Hằng định chụp giật tấm ảnh giương khăn cờ vàng 3 sọc trước tượng đài vua Lý đã bị nhóm ông trùm Trần Nhật Quang túm gọn, giao nộp cho công an, báo hại đồng bọn la làng trên facebook “truy tìm” tung tích bà này. Ở TP Hồ Chí Minh, biểu tình nổ ra được một mấy phút trước nhà thờ Đức Bà đều do linh mục Dòng Chúa cứu thế tổ chức, nhanh chóng bị dẹp khi công an hốt cả 2 linh mục và các thành phần quá khích, a dua theo đám cờ vàng lưu vong. Ở Khánh Hòa, được một blogger ở khu vực này bình luận: Lai Nguyễn trước giờ G chụp áo in hình con cá, đi giày hăm he xuống đường, nhưng chờ mãi chẳng thấy ai hưởng ứng thì quay ngoắt sang chửi rủa ông Thủ tướng tự phong ở hải ngoại lừa đảo “Sáng giờ có ai thấy mặt méo mặt tròn của lão thủ tướng tự sướng (Đào Minh Quân ) không ???; “Đã thấy các avata Đào Mã rơi lộp bộp ... chắc họ vỡ mộng” (ý bà này đả kích trên mạng có rất đông fan treo avartar của “Thủ tướng Đào Minh Quân” đang vỡ mộng, gỡ bỏ hàng loạt sau khi “thủ tướng” thất hứa, không kéo quân về Việt Nam…). Ông nhà báo Võ Văn Tạo thì trực chiến trên mạng, thấy chỗ nào có mùi biểu tình thì hăm hở share cổ động. Chỉ có Hải Phạm tranh thủ làm được cú ảnh cho cái áo có logo Dân làm báo để báo công với hải ngoại. Miền Trung, vẫn là mấy giáo xứ “quen biểu tình” từ sau sự cố Formosa đến giờ xuống đường theo tiếng gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý. Chủ yếu là cảnh live stream bà con giáo dân các giáo xứ “biểu tình” sau buổi lễ sáng chủ nhật do một vài linh mục chống cộng quen mặt tổ chức (chắc chưa giải ngân hết số tiền tài trợ cho các cha đi đòi công lý). Trẻ con, phụ nữ được huy động đi đầu rất …hùng hậu. Dễ thấy, các zận chủ, biểu tình viên Hà Nội nhanh chóng bắt xe vào ngay các giáo xứ này để live stream ăn ké “thành quả” và phỏng vấn mấy linh mục về “lý do biểu tình”. 
3. HẬU “TỔNG BIỂU TÌNH” Thôi thì đủ các màn tổng sỉ vả cha Lý, đám tổ chức kiểu “huých chó bụi rậm” và chê đám adua không có não khi đặt niềm tin vào những kẻ “lừa đảo”. Thậm chí Nguyễn Lân Thắng còn thổi phồng thế lực này rất “nguy hiểm”, là sản phẩm “hậu Donald Trump”, muốn gây chính biến ở Việt Nam để chính quyền Trump phải thay đổi chính sách “ghẻ lạnh” với tình báo, với các thinktank hay các tổ chức chuyên đạo diễn cách mạng đường phố, vốn rất hùng hậu từ các thời tổng thống trước để lại nay đang bị Trump tẩy chay, cắt tiền… Nhóm ở phía Nam, nhóm Hoàng Bùi, Đinh Nhật Uy… và cô blogger Đoan Trang tố nhóm có tên nhà báo Huỳnh Quốc Huy nổ đùng đùng trên mạng về “tổng biểu tình” nay lại núp nùm, không ra mặt để cứu những kẻ bị bắt, cho nhiều kẻ như Huy hay “Lực lượng Quốc dân Việt” đã tìm cách “tăng level”, lấy số má trong làng zân chủ bằng chiêu trò kêu gọi, cổ súy “tổng biểu tình” này. Có lẽ không mấy khí cái phong trào “lật đổ cộng sản” này lại nhộn nhịp chém giết, thanh trừng nhau đến vậy. Một số thủ cựu zân chủ lên tiếng phản pháo, lên án những “dân chủ quý tộc” như Đoan Trang, Lân Thắng, Nguyễn Viết Dũng…đều là thành phần cơ hội, không ăn được thì đạp đổ, thấy tổ chức khác thu hút được nhiều gương mặt mới, được cộng đồng cờ vàng ủng hộ …thì ghen ghét, tẩy chay, nhằm khống chế nguồn tiền chỉ đổ về chỗ họ. Đây là những điều mà BBC không thể hiện trong bài báo trên. Nhưng bằng bài viết này, BBC Việt ngữ đã thể hiện rõ thái độ “kỳ thị” với thành phần cờ vàng “ảo tưởng”, “tâm thần” như linh mục Nguyễn Văn Lý, số cờ vàng kiểu “Chính phủ VNCH lâm thời” của Đào Minh Quân hay những nhóm trẻ trong nước đi theo tổ chức bí ẩn “Lực lượng Quốc dân Đảng” nào đó, đồng thời bảo kê “uy tín” và “cai trò” độc tôn của nhóm “dân chủ quỹ tộc” trong nước. Quả thực cái “phong trào lật đổ cộng sản” này ngày càng nhiều chuyện vui. Cứ đá này, hóng họ lôi kéo các “thế lực hậu thuẫn” vào chém nhau cũng đủ làm dân mạng chóng cả mặt. Liệu mấy hôm nữa, VOA, RFA có chém lại BBC bằng bài phỏng vấn với “lực lượng quốc dân Việt” mới mẻ, non nớt đã đòi “nổ” bằng “tông biểu tình” mà giới zân chủ gộc trong nước chưa bao giờ mơ tới??? 
Nguồn: Nguyễn Biên Cương

 Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2017/03/ly-do-tong-bieu-tinh-chong-nha-nuoc.html
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(BTCPĐ)-Thấy gì qua vụ kêu gọi "Tổng biểu tình trên toàn quốc" ngày 05/3/2017 của những phần tử chống đối:

(TNBĐ) - Thưa các bạn: Thời gian gần đây, rất nhiều phần tử chống lại nhà nước VN kêu gọi nhân dân trong nước biểu tình ngày 05/3/2017 như các nhà zận chủ Vũ Quang Thuận, con điếm từ thiện Hồng Thái Hoàng, "Thủ tướng ĐÁI ĐƯỜNG" Đào Minh Quân và Các chủ Chăn Xứ Nghệ.

Ngày mùng 05/3 đã qua đi, đất nước vẫn bình yên. Theo thông tin chúng tôi nhận được:
Tại Hà Nội có 1 người mang cờ VNCH đến tượng đài Lý Thái Tổ định chụp ảnh nhưng đã bị đội cờ Đỏ Viet Vison phối hợp bắt giữ và đưa về đồn công an. Một nhúm vài chục người tụ tập để biểu tình. Nhìn chung Hà Nội yên bình.
Tại TPHCM: Cũng vài trăm người tụ tập biểu tình, nhưng nói chung không ảnh hưởng gì đến an ninh chính trị đất nước.
Có lẽ "rầm rộ" nhất là giáo phận Vinh, cũng có vài trăm người diễu võ giương oai... trong video được đăng tải, rất nhiều người không đội mũ bảo hiểm đi xe gắn máy... Công an cần xử lý những người này.
Các nơi khác trên toàn đất nước, hầu hết không ai đoái hoài đến lời kêu gọi của lũ Zận.
Qua các thông tin trên, chúng ta có thể nhận định:
1. Người VN chúng ta quả thông minh và sáng suốt, vì sao?
Thứ nhất: Chúng ta đã trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh, bao nhiêu cuộc ly tán... dù đó là người VNCH hay VNDCCH... mãi đến năm 1989, nước ta mới thực sự yên tiếng súng... vì vậy ai trong số chúng ta đều muốn hòa bình... để làm ăn.. Do đó, biểu tình hay làm gì đó bất ổn cho xã hội là điều mà đại đa số người dân chân chính không muốn.
Thứ hai: Biểu tình để làm gì khi mà nhà nước ta đang cố gắng khắc phục bằng chứng là: những người dân bị thiệt hại đã được đền bù, khá nhiều quan chức có liên quan đến Fomosa đang bị kỷ luật, cho thấy chúng ta đang cố gắng làm thật nghiêm.
Thứ ba: Thiệt hai do fomosa gây ra là hết sức nghiêm trọng, nhưng nếu không có fomosa, bao nhiêu người sẽ thất nghiệp, rồi các nhà đầu tư khác sẽ nghĩ gì khi đầu tư vào VN và kéo theo nhiều hệ lụy khác...
2. Lời kêu gọi của đám zận chủ như 1 "hòn sỏi" ném ao bèo:
Rất nhiều tuyên bố rầm rộ trước 05/3 của đám Zận: nào là 05/3 sẽ thay đổi chính quyền ở VN và Thủ tướng Đào Mất Quần sẽ về tiếp quản.
Nhưng... sự thực chúng ta vẫn ngồi đây, đang sống và làm việc trên quê hương của mình.
Tại sao dân VN lại không hưởng ứng lời kêu gọi đó?
Thứ nhất: hơn 40 năm ở Hải ngoại, các anh chống cộng vẫn cứ một "tuồng" đó diễn đi, diễn lại thành ra quá nhàm đối với người dân trong nước. 
Thứ hai: "lý lịch" của mấy chú Zận không làm người dân tin tưởng: nào là kẻ ăn chặn tiền dân oan, nào là kẻ đĩ điếm quan hệ bất minh trong đám zận với nhau, rất nhiều lời tố cáo đã đăng lên Youtube, do đó tin làm sao được những "nhà lãnh đạo"...và người dân VN hiểu rằng, chúng ta không thể "bán mạng sống của mình" cho chúng.
Thứ ba: VNCH có cả hơn triệu quân với vài tỷ USD do Mỹ "nuôi" mà vẫn phải TỤT quần ra để chạy... huống chi bây giờ quân đội ta đã mạnh lên... và các anh không tấc sắc trong tay thì làm được gì?
Thứ tư: Người VN thừa hiểu ai đã đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho họ và con cháu họ và đất nước ĐỘC LẬP. Dù trong quá khứ Đảng CSVN còn mắc nhiều sai lầm nhưng họ đã nhận ra và sửa những sai sót đó. Một số người bất mãn với chế độ chủ yếu tập trung vào số quan chức bị kỷ luật, số người bị mất đất đai hoặc bồi thường không thỏa đáng, một số ít ảo tưởng mình là GIỎI mà không được bố trí làm lãnh đạo cao hơn,..v..v.v
Để kết luận bài viết này, chúng tôi, ban quản lý page cũng như quản trị blog XIN ĐƯỢC CẢM ƠN NGƯỜI VIỆT NAM CHÂN CHÍNH. Mong các bạn hãy sáng suốt lựa chọn cho mình một con đường đúng đắn nhất.


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

(NLLS)- Lệnh Tổng Động Viên 5/3/1979 Chống Quân Bành TrướngTrung Quốc Xâm Lược

(TNBĐ) - Nghe lại Lệnh tổng động viên chống quân bành trước Bắc Kinh ngày 05/3/1979

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TBĐ)- Kiểm ngư Việt Nam tăng cường lực lượng ở khu vực Trung Quốc cấm đánh cá

(TNBĐ) - Tại cuộc họp báo của Bộ Nông nghiệp ngày 3/3, ông Vũ Duyên Hải (Phó vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Tổng cục thủy sản) cho rằng, lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc ở biển Đông đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, và vi phạm luật pháp quốc tế.
Trước hành động phi lý trên, Tổng cục thủy sản sẽ tăng cường lực lượng kiểm ngư hoạt động trên toàn bộ vùng biển Việt Nam, trong đó tập trung nhiều ở khu vực Trung Quốc cấm biển để bảo vệ, hỗ trợ ngư dân.
“Chúng tôi cũng đề nghị địa phương khuyến cáo ngư dân đi theo tọa độ an toàn, đánh bắt theo tổ, đội, thường xuyên thông tin liên lạc giữa các tàu. Khi gặp sự cố cần liên lạc với địa phương hoặc tàu kiểm ngư cũng như các lực lượng khác làm nhiệm vụ trên biển”, ông Hải nói.
Ngày 27/2, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông, bắt đầu từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ thuộc chủ quyền Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã tuyên bố Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quy chế này của phía Trung Quốc. Trung ương Hội nghề cá Việt Nam cũng có văn bản phản đối hành động sai trái trên, yêu cầu nước này chấm dứt ngay Quy chế trên.
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)- Chính VNCH dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc

(TNBĐ) - Năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố xác nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đến năm 2000, khi có tin Việt Nam ký kết hiệp ước về biên giới với Trung quốc, thì ở hải ngoại nổi lên phong trào rủa xả Phạm Văn Đồng đã ký công hàm ngày 14-9-1958, dâng đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc để lấy viện trợ khí giới.

Tôi ngạc nhiên, ông Đồng đã dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu từ năm 1958, sao còn lại công nhận chủ quyền vào năm 1977. Tôi cũng ngạc nhiên, năm 1958, Đông Dương im tiếng súng sao lại xin Trung Cộng viện trợ vũ khí vì nếu có xin họ cũng không cho vì họ đâu muốn Việt Nam mạnh đâu, họ còn chia Đại Hàn và Việt Nam ra làm đôi để họ dễ sai khiến. Tôi cố gắng đi tìm cái Công hàm, ông Phạm Văn Đồng ký dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc và không làm sao sao tìm thấy được, xin cũng chẳng ai có. Sau đó tôi tìm được bức thư của ông Phạm Văn Đồng gửi cho ông Tổng lý Chu Ân Lai “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc” ký ngày 14-9-1958. Trong bức thư đó không có chữ nào là dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc cả. Một hải lý là 1km 85, vậy 12 hải lý là 22 km. Quần đảo Hoàng Sa cách đảo Hải Nam của Trung quốc là 190 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý hay 300 km. Thưa quý vị, trong 12 hải lý làm gì có Hoàng Sa và Trường Sa ở trong đó mà quý vị lớn lối rủa xả.
Việt Nam Cộng Hòa cũng công nhận 12 hải lý của Trung quốc.
Mới đây tôi được nghe nói, đọc bài của quý vị sau đây: Vũ Quang Ninh, Đinh Quang Anh Thái, Xuân Hồng, Vĩnh Phúc, sử gia Trần Gia Phụng (sic), Hoàng Long Hải, Phương Hoa Vũ Thị Hòa (VOVN), Mường Giang, Hà Sĩ Phu, Quỳnh Thi…rủa xả Phạm Văn Đồng. Nhưng số báo Việt Tide 335 ra ngày 14-12-2007, chủ nhiệm Vũ Quang Ninh, Tổng thư ký Đinh Quang Anh Thái cho đăng ngay trang bìa cái thư gọi là công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng với hàng chữ lớn “VĂN KIỆN CHỨNG MINH CỘNG SẢN HÀ NỘI DÂNG ĐẤT CHO CỘNG SẢN BẮC KINH”. Tôi cố gắng đọc lại từng chữ vẫn không thấy chữ nào là dâng đất cho Bắc Kinh, cũng chẳng thấy mấy chử Hoàng Sa và Trường Sa nào cả, đặc biệt trong số này có bài viết của Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại xác nhận “Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố là 12 hải lý cách bờ biển, quốc tế thường công nhận 3 hải lý” trang 41. Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam Công. Hòa, chỉ công nhận có 12 hải lý mà gọi là dâng đất cho Trung quốc, thì chính ông Việt Nam Cộng Hòa dâng đất cho Trung quốc, trong đó có sử gia Trần Gia Phụng, Phương Hoa vũ Thị Hòa…dâng đất cho Trung quốc chứ còn ai nữa.
Việt Nam Công Hòa dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc
Năm 1973, phái đoàn Việt Nam và Nhật Bản đi sưu khảo Hoàng Sa trong phái đoàn có Kỹ sư Lưu. Khi tới quần đảo Hoàng Sa thì đã thấy cờ Trung quốc ở nhiều đảo rồi nên không vào được, chỉ còn vài đảo có quân Việt Nam thôi. Tin tức này VNCH im thin thít không công bố Đến 19-1-1974 thì Trung quốc chiếm hết.
Trong bài viết của nhà văn Duy Lam, anh của nhà văn Thế Uyên lúc đó là Trung tá Nguyễn Kim Tuấn, chánh văn phòng của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, vào ngày 19-1-1974 có nhận được điện thoại bên bộ tư lệnh Hải quân vùng I Duyên hải xin phi cơ chiến đấu ra yểm trợ cho Hoàng Sa, Trung tá Tuấn gọi điện thoại cho tướng Khánh biệt danh là Khánh Khỉ cho biết tất cả máy bay chiến đấu Mỹ cung cấp cho không có loại nào đủ xăng để trở về đất liền, nên từ chối. Trong khi đó, máy bay Mig của Trung quốc vần vũ trong vòm trời Hoàng Sa. Đọc bài của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại người ra lệnh tác chiến. Đọc bài “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc, người ra lệnh khai hỏa, đứng chờ máy bay F5 ra tiếp ứng. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo VNCH chẳng có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa gì cả, vì đến phương tiện phi cơ cũng không có phối hợp với bên Không quân bảo vệ bầu trời hải đảo có không, cũng không biết, cũng không áp dụng binh thư biết người biết ta, trăm trận trăm thắng hay Địch yếu ta đánh, Địch manh ta rút để bảo toàn lực lượng. Nghe lệnh Tổng thống, ngài Kỳ Thoại cho lênh đánh đại để nướng quân, thật vô trách nhiệm, bao nhiêu người chết oan. Thiết lập kế hoạch tái chiếm, rồi bỏ luôn. Nói theo giọng điệu chống Cộng ở hải ngoại thì Việt Nam Cộng Hòa đã dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Nói như vậy có sai không? không sai sau đây.
Trong bài Trần Phong Vũ phỏng vấn Nguyễn Văn Ngân cố vấn của Tổng thống Thiệu đã cho biết như sau:
“Cũng tương tự như vậy, việc Trung Cộng chiếm Hoàng vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt Cộng Sản Hà nội sau này trước một “fait accompli”. Ông Thiệu biết Hải quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với hải quân Trung Cộng và hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nhưng ông vẫn ra lệnh tác chiến như một chứng liệu về chủ quyền lãnh thổ sau này”
Đánh để cho Trung Cộng chiếm, đặt Cộng sản Hà Nội chuyện đã rồi. Thế có nghĩa là cho Trung Cộng chiếm còn hơn để thằng Cộng sản Hà Nội cai trị, không ăn thì đạp đổ - Ai dâng đất cho Trung Cộng đây - Việt Nam Cộng Hòa chứ còn ai nữa.

Nhân dịp viết thêm: Việt Nam bị mất đất
Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Vua Minh Mạng, diện tích Việt Nam rộng lớn nhất, miền Bắc có vùng mỏ đồng Tụ Long, miền Nam tiến tới hải cảng Shihanuok Ville, ông Trương Minh Giảng đóng đô tại Nam Vang. Nếu quân Pháp không sang thì chỉ trong vòng 50 năm nữa Lào và Cam Bốt đã thuộc về ta.
Khi quân Pháp qua, họ đã vì quyền lợi kinh tế đem 800 km2 đất vùng mỏ đồng Tụ Long dâng cho Trung quốc (diện tích lớn hơn Tân Gia Ba), vùng đất này ở phía bắc tỉnh Hà Giạng (Từ mỏ đồng Tụ Long cho tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam của Hà Mai Phương - Chu Thu Hằng).
Pháp cho Trung quốc từ 100m – 200m từ cửa Ải Nam Quan đến cây số “0” bây giờ.
Trong bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc, sông Kỳ Cùng ở trong địa phận Việt Nam cách biên giới 1km. Người Tàu làm nhà ngay trên đường biên giới, họ trồng chuối, chuối mọc lan đến đâu thì biên giới ở đó. Đến bây giờ chuối mọc đến bờ sông Kỳ Cùng. Nên biên giới hiện nay là giữa dòng sông Kỳ Cùng. Những gia đình Việt sống ở khu vực đó bị chuối che phải thành dân Tàu cả rồi.
Bản đồ Trung quốc, của Tưởng Giới Thạch cho đến Mao Thạch Đông, họ tự vẽ biên giới của họ xuống tận Tân Gia Ba. Nay họ chấp nhận ký hiệp ước biên giới với Việt Nam tức là họ chấp nhận hủy bỏ biên giới trước đây trên bản đồ đến tận Tân Gia Ba. Đó là thành công lớn của lãnh đạo Việt Nam. Họ không chịu ký mới là kẹt cho mình.
Giới Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hèn (?)
Chính quyền Việt Nam không chấp nhận cho sinh viên biểu tình chống Trung quốc về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều bài viết đã rủa xả chính quyền Việt Nam là hèn hạ, nhục nhã. Viết ra như vậy là chứng tỏ không thuộc sử, vả lại chính quyền Việt Nam đã nắm vững đường đi sắp tới là sẽ có hội nghị Quốc tế về biên giới trên biển họp tại Việt Nam. Lê Lợi chém đầu Liễu Thăng rồi hằng năm phải đúc người Vàng sang Tàu triều cống, Quang Trung đại phá quân Thanh, phải cử sứ giả sang xin hòa để cho đất nước tránh nạn binh đao, sao gọi là hèn.
Tấn công Ngoại giao để có hòa bình
Mới đây linh mục Trần Văn Kiệm (?), tác giả tự điển Hán Nôm, nói trên đài truyền hình khuyên người dân Việt Nam học tiếng Tàu, học không khó và rất có ích, vì là ngôn ngữ quốc tế quan trọng tương lai. Ông cũng cho biết trong Văn khố Tòa Thánh rất nhiều tài liệu về chữ Tàu chẳng có ai biết vào khai thác cả. Trước đây tác giả Lý Đương Nhiên viết trong bài “Góp Ý Dịch chử Soldat”, cũng cho biết nếu không có giáo sĩ và Pháp qua thì không có chữ Quốc ngữ, Việt Nam vẫn xử dụng chử Tàu đến bây giờ rất có lợi. Theo chiều hướng này, nhà nước Việt Nam vận động với chính quyền Trung Quốc, xin cho học sinh Việt Nam sang du học, xin viện trợ giáo viên sang dạy cho các trường 1 tuần 2 buổi. Châu Âu đã mở cửa biên giới 25 nước qua lại. Trung quốc và Đông Nam Á cũng sẽ tiến tới như Âu Châu. Đường Cao tốc từ Côn Minh đến Hà Nội sẽ dễ dàng, ngôn ngữ sẽ dễ dàng liên hệ với nhau nếu Trung quốc viện trợ giáo viên sang giúpViệt Nam. Đề nghị đó dù được chấp thuận hay không cũng rất có lợi về bang giao.

Đặng Văn Hoa (Sách hiếm.net)
ĐDTB, ngày 16/1/08


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...