TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

(Trung Quốc)- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay (1)

(TNBĐ) -

Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay
Về bốn người vợ của Mao Trạch Đông (1)

Sau 41 năm nắm quyền lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông qua đời lúc 0 giờ 10 phút ngày 9.9.1976, thọ 83 tuổi, để lại không ít sóng gió trên chính trường Trung Quốc cùng những “trang tình sử” trong chuyện đời riêng của ông đang dần dần được sách báo Trung Quốc ngày nay viết đến…

Cuốn Bốn người vợ của Mao Trạch Đông  do hai nhà văn Trung Quốc Tôn Hồng Quân và Lương Tú Hà chấp bút, Trung tâm tư liệu - Đại học Nhân dân Trung Quốc giới thiệu (Võ Toán biên dịch, NXB Lao Động, Hà Nội 2012) nhắc đến cuộc hôn nhân đầu tiên trong đời Mao Trạch Đông với La tiểu thư - một cô gái xinh đẹp sinh trưởng trong một gia đình phú hộ ở thôn Xích Vệ, xã Dương Lâm, huyện Tương Đàm (Hồ Nam) vào năm Mao Trạch Đông mới… 14 tuổi (1907). Năm ấy La tiểu thư lên 18 (sinh 1889, hơn Mao Trạch Đông 4 tuổi). 
Mối duyên đầu đời này do cha mẹ hai bên tác thành nhưng Mao Trạch Đông phản đối. Song cuối cùng lễ cưới rất linh đình, trang trọng vẫn được tổ chức dầu Mao thề rằng sẽ không bao giờ đụng đến người La tiểu thư dù chỉ là “chạm một ngón tay”. Cuộc ép gả này đã “khiến cho hai con tim trong trắng của họ (Mao và La tiểu thư) không có cách gì chấp nối lại cùng nhau” (sđd, tr.11). 
Ba năm sau ngày cưới, Mao Trạch Đông 17 tuổi, từ biệt gia đình đi học xa, La tiểu thư ở lại quê nhà, mang bệnh và qua đời ngày 10 tháng 2 năm ấy, lúc mới 21 tuổi - độ tuổi thanh xuân phơi phới nhưng chưa bao giờ được mãn nguyện vì yêu và không bao giờ ngờ rằng chồng mình sau này trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản, nắm trong tay quyền lực cao nhất ở nước Trung Hoa bao la
Cùng Giang Thanh - người vợ bị đưa ra tòa án tối cao xét xử gây chấn động năm 1980 
La tiểu thư mất, cảnh giới ái nghiệp của Mao Trạch Đông hầu như vẫn lặng đi suốt bảy tám năm liền. Đến 25 tuổi (1918) trái tim ông lần đầu tiên mới thật sự rung động trước “thiên kim tiểu thư” Dương Khai Tuệ - con gái duy nhất của nhà nho lỗi lạc đương thời Dương Xương Tế - thầy dạy của mình. Họ yêu nhau. 
Với Mao Trạch Đông: “Người đời tri kỷ chỉ ta với nàng” (sđd, tr. 25). Dương Khai Tuệ thì:“Mình cảm thấy mình được sinh ra trên cõi đời này vì mẹ mình một phần, phần nữa cũng là vì anh ấy” (sđd, tr.14). Cưới nhau vào mùa đông năm 1920, họ động phòng hoa chúc ở “ngôi đền Thanh Sơn dưới ngọn núi Diên Cao”, nơi đó mọi thứ như giường, chăn, gối, ghế tựa đan bằng mây đều cũ, duy chỉ có “chậu hoa sơn trà đặt bên cửa sổ, với những phiến lá màu xanh sẫm cùng nhiều nụ hoa chúm chím, là mang lại cho căn phòng tân hôn này một nguồn sinh khí bất tận” (sđd, tr.23).
 Từ đó đến suốt bảy năm sau, Khai Tuệ đã “dùng đôi vai mảnh khảnh của mình gánh vác cùng một lúc mấy trách nhiệm liền, vừa làm vợ, làm thư ký riêng, vừa làm trợ lý cho Mao Trạch Đông” (sđd, tr.23). Đến tháng 9.1927, theo chỉ định của Mao Trạch Đông, Dương Khai Tuệ bí mật về lại quê nhà ở bản Thương để lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng ấy cho đến ngày bị bắt đã “ung dung bình thản bước ra pháp trường” trong cuộc hành quyết ngày 14.11.1930, lúc mới 29 tuổi.  
Người vợ tiếp theo của Mao Trạch Đông cũng hết sức xinh đẹp, sinh năm 1909 (kém Mao Trạch Đông 16 tuổi) là Hạ Tử Trân, có ngót 10 năm chung sống với 6 lần sinh nở. Đến năm 1936, Hạ Tử Trân đã bước ra khỏi cuộc đời của Mao Trạch Đông từ một “nghịch duyên” như thế nào xin được kể sau.
Bây giờ nói đến người vợ thứ tư là Giang Thanh. Giang Thanh sinh năm Giáp Dần 1914, cầm tinh con Cọp (Mao Trạch Đông sinh năm Quý Tỵ 1893, cầm tinh con Rắn). Khi Mao Trạch Đông tiến về Bắc Kinh, tự tay kéo lá cờ đỏ năm sao lên Thiên An Môn trịnh trọng tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10.1949, lúc ấy Giang Thanh 35 tuổi nghiễm nhiên trở thành “đệ nhất phu nhân”. Đến 31 năm sau (tháng 11.1980), sự đời thay đổi, Giang Thanh bị đưa ra Tòa án nhân dân tối cao xét xử và đã làm dư luận thế giới giật mình bởi những lời tuyên bố đầy “ấn tượng” như:
“Tôi là con chó của Chủ tịch Mao Trạch ĐôngÔng ấy bảo tôi cắn ai thì tôi phải cắn người đó”.
Một trong những người bị “cắn” đau nhất là nguyên soái Bành Đức Hoài - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - từng được Mao Trạch Đông quý trọng ân cần gọi: “Bành đại tướng của tôi”. Nhưng Giang Thanh sai Hồng vệ binh đánh gãy xương sườn nguyên soái, rồi dắt đi rêu rao nhục mạ khắp phố phường trước khi giam 8 năm cho đến ngày ông chết trong bóng tối ra sao? (còn nữa)

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Chuyện về "Đại gia" Sài Gòn sắm 2 trực thăng, 100 tàu "khủng" ra Hoàng Sa

 Đây là 45 con tàu đầu tiên (trong số 100 tàu) mua từ Hàn Quốc sẽ về Việt Nam vào cuối tháng 8 tới
(TNBĐ) - Một đại gia tại Sài Gòn vừa quyết định đầu tư hàng nghìn tỷ đồng sắm 100 chiếc tàu, máy bay trực thăng… để ra Hoàng Sa đánh cá.
1. Căm tức hành động ngang ngược của “láng giềng”

Từ đầu tháng 5, ngay khi vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các tàu của TQ liên tục gây hấn, ức hiếp gây thiệt hại nặng về tài sản của ngư dân, ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT CTCP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu…khá thành đạt ở TP HCM) cảm thấy bứt rứt, căm tức hành động ngang ngược của Trung Quốc đã không thể thờ ơ.
Vậy là ngay sau đó, một kế hoạch “kinh doanh” táo bạo chưa từng có đã được vị chủ tịch HĐQT lập ra và nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông công ty cổ phần Đức Khải.

Chỉ trong khoảng thời gian 2 tháng, ông Lâm cùng những người tâm huyết của công ty Đức Khải đã xuôi ngược khắp nơi hết trong nước rồi ra đến nước ngoài làm mọi thủ tục, tìm kiếm, hợp đồng với đối tác để mua bằng được 100 con tàu đánh cá có công suất từ 500 đến 1500 mã lực tại các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt như Hàn Quốc, Nhật, Úc
“Đây là những con tàu hiện đại được trang bị đầy đủ thiết bị để ra khơi đánh bắt cá xa bờ và sẵn sàng đối phó với bất cứ thế lực, phương tiện gây hấn nào dù là vòi rồng hay cố tình lao đâm, va chạm”, ông Lâm tuyên bố.

Ngoài ra, với số vốn đầu tư khoảng 1500 tỷ đồng, công ty Đức Khải còn mua sắm thêm 2 máy bay trực thăng từ các nước Châu Âu, 2 ụ nổi với sức chứa 5000 tấn/ụ…để chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch “chiếm lĩnh” ngư trường Hoàng Sa truyền thống, đánh bắt thủy, hải sản ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

“Ngoài việc kinh doanh thu lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, 100 con tàu ra khơi và chắc chắn sẽ còn làm được nhiều việc hơn thế nữa để cùng ngư dân bám biển”, vị chủ tịch HĐQT khẳng định.
2. Mới nghe đã… “sướng”!

Đó là lời chia sẻ chân thành của những phóng viên trong buổi tiếp chuyện cùng ông Phạm Ngọc Lâm, tại văn phòng công ty Đức Khải vào chiều 2/7.

Ông Lâm khẳng định: “Đến thời điểm này công ty đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc và dự kiến cuối tháng 8 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại (của các nước Úc và Nhật) cũng sẽ lần lượt nhập về trong thời gian sớm nhất để bằng mọi giá đầu năm 2015 sẽ chính thức hoạt động”.

Theo ông Lâm, sở dĩ ông chọn giải pháp mua tàu cũ từ các nước phát triển và có kỹ thuật cao về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt để có thể triển khai ngay kế hoạch nhanh chóng ra Hoàng Sa cùng ngư dân bám biển vì đóng mới tàu sẽ rất mất thời gian.
“95 chiếc tàu có công suất từ 500 đến 1500 mã lực được trang bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt, khai thác thủy, hải sản ở 5 ngư trường Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa); 5 chiếc còn lại dùng trong công việc cứu hộ, cứu nạn, hậu cần (như tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu…) cung cấp cho các tàu đánh bắt và nhận sản phẩm các tàu khai thác được đưa về đất liền. Ngoài ra 2 chiếc ụ nổi (mua từ Đài Loan) với sức chứa 5000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.”, ông Lâm cho biết.
Con tầu sẽ sơn lại theo mô hình

“Các ụ nổi cũng được đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe cho các thuyền viên. Đồng thời nó cũng thực hiện nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa cho các tàu đánh bắt hư hỏng nhỏ”, ông Lâm thông tin thêm.

Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng đang được công ty Đức Khải đàm phán với đối tác ở Châu Âu để sớm đưa về nhằm phục vụ việc cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp cho các ngư dân trên biển. Theo ông Lâm, 2 chiếc trực thăng sẽ đỗ ở các đảo do cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên cả nước.

“Điều đáng mừng là hiện các đối tác Nhật Bản đã cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản (nhất là cá Ngừ, sản phẩm khai thác lên đến 70% trong kế hoạch của Đức Khải). Chúng tôi cũng đã có kế hoạch phân loại để sơ chế, bảo quản sản phẩm đủ tiêu chuẩn ngay trên ụ nổi giữa đại dương có sự kiểm tra của đối tác và đưa lên tàu xuất khẩu trực tiếp đi nước ngoài.”, ông Lâm phấn khởi chia sẻ.
=== Được biết đến thời điểm này, mọi trở ngại về việc nhập 100 chiếc tàu đánh bắt cá có công suất lớn cơ bản đã được công ty cổ phần Đức Khải giải quyết nhờ chế độ hỗ trợ, ưu đãi của Chính phủ. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 11, Đức Khải sẽ hoàn tất việc mua sắm, tàu, trực thăng, ụ nổi, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng…, đến cuối năm sẽ đưa vào vận hành thử và đầu năm 2015, 100 con tàu sẽ tiến ra vùng biển Hoàng Sa chính thức hoạt động đánh bắt cá.
Theo ông Phạm Ngọc Lâm, với việc đi vào hoạt động của 100 tàu đánh bắt thủy, hải sản sắp tới, ngoài số lượng lao động sẵn có, công ty Đức Khải còn giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động của 5 tỉnh, thành Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.“Công ty sẽ tổ chức các đợt đào tạo về đánh bắt, sơ chế. Tất cả thuyền viên sẽ được hưởng lương phân chia theo tỷ lệ người lao động được 65%; công ty 34% và 1% đóng góp vào quỹ kiểm ngư để hỗ trợ. Ngoài ra nếu vào mùa biển động, bão tố…không hoạt động được, thuyền viên vẫn nhận trợ cấp không dưới 5 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi cũng khuyến khích thuyền viên mua lại cổ phần để sau vài năm họ sẽ trở thành chủ tàu”, ông Lâm cho biết.


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Tổng hợp tròn hai tháng Trung Quốc hạ đặt dàn khoan trên vùng Biển Việt Nam







(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 13)



Chương 13: Phải kết họp giữa Các Mác và Tần Thủy Hoàng
Năm 1958 phải nâng sản lượng thép lên gấp 2 lần 1957, câu nói tuỳ tiện của Mao trong lúc tắm ấy đã làm cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân rối tung lên. Sản lượng thép Trung Quốc năm 1957 là 5,35 triệu tấn, tăng gấp 2 lần là 10,7 triệu tấn. Giữa tháng 8-1958 khi Hội nghị Bắc Đới Hà ra quyết định cuối cùng về vấn đề này, cả nước mới sản xuất được 4,5 triệu tẩn thép, hoàn toàn không thể sản xuất thêm 6,2 triệu tấn thép trong 4 tháng rưỡi còn lại. Mao quá tin vào ý chí lãnh tụ của mình, hình như chỉ cần ông ta quyết tâm vung tay lên, là nhân dân cả nước sẵn sàng đi vào nơi nước sôi lửa bỏng, chẳng có việc gì là không làm nổi. Tại hội nghị trên, Mao nói: “Phải chuyên chế. Không thể chỉ nói đến dân chủ. Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thuỷ Hoàng. Hoàn thành 11 triệu tấn thép là việc lớn liên quan đến lợi ích của toàn dân, phải cố sống chết làm cho bằng được. Phải ra sức thu gom sắt phế liệu, có thể tháo dỡ các đường sắt tạm thời không có giá trị kinh tế như đường sắt Ninh Ba, đường sắt Giao Đông”.
Lẽ nào Mao Trạch Đông hoang đường đến mức ra lệnh dỡ đường sắt làm phế liệu đúc thép, để gom đủ số lượng hoàn thành nhiệm vụ “tăng gấp 2 lần”? Nhưng biên bản hội nghị ghi rành rành như vậy đấy. Thực tế là Mao ngầm nói với cán bộ lãnh đạo trung ương và các tỉnh rằng phải thực hiện chính sách bàn tay sắt, mệnh lệnh, cưỡng bức, phải hoàn thành nhiệm vụ bầng bất cứ giá nào kể cả đưa các thanh ray đường sắt vào lò nấu thép.
Hội nghị bí thư phụ trách công nghiệp các tỉnh và thành phố họp tại Bắc Đới Hà 7 ngày cuối tháng 8-1958, Bộ trưởng luyện kim Vương Hạc Thọ giao chỉ tiêu cho các tỉnh, tổng cộng cả nước trong 4 tháng cuối năm 1958 phải sản xuất 11,5 triệu tấn gang, 7 triệu tấn thép. Tối 9-4, Ban Bí thư triệu tập hội nghị điện thoại các bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc; động viên “Đại tiến vọt” về gang thép. Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình tránh mặt, giao cho Bành Chân và Đàm Chấn Lâm chủ trì cuộc họp này. Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ Hà Nam hăng hái nhất, “Nhân dân nhật báo” đưa tin Hà Nam trước 10-9 mỗi ngày sản xuất 780 tấn gang, nhưng đến 15-9 đã xây dựng được 45.000 lò luyện gang, huy động 3,6 triệu nông dân và 407.000 xe vận tải các loại, một ngày sản xuất 18.693 tấn gang!
Thủ tướng Chu Ân Lai không tin vào thông tin trên. Ông cử Cố Minh, thư ký phụ trách công nghiệp xuống tìm hiểu tình hình. Cố Minh từng lưu học ở Nhật Bản, là người am hiểu sản xuất gang thép. Ông xuống xã Tân Hương nơi báo cáo đã sản xuất mỗi ngày 102 tấn gang, quan sát hiện trường sản xuất gặp gỡ cán bộ quần chúng, rồi mang theo sản phẩm mẫu về báo cáo Chu:
- Thưa Thủ tướng, toàn là chuyện dối trá. Ở Công ty gang thép Yên Sơn, muốn có một tấn gang, phải dùng ba bốn tấn quặng sắt, hai ba tấn than cốc, cộng thêm vật liệu phụ trợ khác, tổng cộng hơn 10 tấn. Một ngày làm ra 102 tấn thép phải vận chuyển trên 1.000 tấn nguyên vật liệu, xã Tân Hương làm gì có khả năng ấy. Xin Thủ tướng xem, sản phẩm tốt nhất là miếng gang xốp này đây.
Ông Chu cầm mẫu sản phẩm lên xem, im lặng rất lâu.
Chu Ân Lai biết rõ chuyện sản xuất gang thép ở Hà Nam là dối trá, nhưng lúc đó chưa thể nói gì. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Giao thông Cao Dương được lệnh dẫn một tổ công tác xuống tìm hiểu tình hình luyện gang thép ở Hà Nam. Ông phát hiện sản lượng dối trá, chất lượng kém, liền gửi thư lên Trung ương, nêu ý kiến riêng về cách làm phản khoa học này.
Mao đọc báo cáo trên, đùng đùng nổi giận, coi Cao Dương là phần tử cơ hội hữu khuynh, bắt đem theo cả vợ con đi lưu đày ở Quí Châu. Thế là Mao bịt mồm tất cả cán bộ các cấp. Hồi đó cán bộ các cấp có một câu “tự giải thoát”: “phải tính giá thành chính trị, đừng tính giá thành kinh tế”. “Giá thành chính trị” là thể diện của Mao, “giá thành kinh tế” là thiệt hại tài sản của nhân dân. Vì thể diện của lãnh tụ vĩ đại, Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã “phát cuồng”. Cuối tháng 7-1958, lực lượng lao động trong ngành gang thép là vài chục vạn người, cuối tháng 8 tăng lên vài triệu, cuối tháng 9 lên 50 triệu, đến cuối năm lên đến 90 triệu, cộng thêm lực lượng chi viện trực tiếp và gián tiếp, số lao động đổ vào ngành gang thép lên đến trên 100 triệu người.
Ngày 22-12-1958, Tân Hoa Xã công bố cả năm đã sản xuất 11,08 triệu tấn thép, 13,69 triệu tấn gang, hoàn thành vượt mức nhiệm vụ tăng gấp đôi sản lượng thép.
Những điều không công bố: trong đó bao gồm 3,08 triệu tấn thép và 4,16 triệu tấn gang phế phẩm, hoàn toàn không thể gia công sử dụng. Giá thị trường một tấn gang lúc đó là 150 NDT, gang làm ra theo phương pháp thủ công giá thành 315 NDT. Nhà nước phải trợ giá 5 tỉ NDT.
Thiệt hại kinh tế trong ba năm “Đại tiến vọt” là 120 tỉ NDT, tương đương khoản tiền vốn dùng cho 2 kế hoạch 5 năm của Trung Quốc hồi đó.
Năm 1958, Mao còn đề xướng thành lập các nhà ăn tập thể, coi đó là biện pháp có hiệu quả để các công xã nhân dân thực hiện tổ chức quân sự hoá, hành động chiến đấu hoá, sinh hoạt tập thể hoá, là vấn đề then chốt để bồi dưỡng tinh thần tập thể và tư tưởng cộng sản chủ nghĩa cho nông dân. Các nhà ăn tập thể ồ ạt ra đời, đến cuối năm 1959, nông thôn cả nước đã lập được 3,9l triệu nhà ăn tập thể, có hơn 400 triệu người tham gia, chiếm 72,6% số người trong các công xã, riêng Hà Nam lên tới 99%. Cơ sở để Mao đưa ra chủ trương trên là lương thực quá nhiều, không biết dùng vào việc gì nữa. Mao tuyên bố lương thực của Trung Quốc đủ dùng cho tất cả mọi người trên trái đất.
Báo cáo của Đảng đoàn Bộ Nông nghiệp gửi Bộ Chính trị ngày 25-8 viết: tổng sản lượng lương thực cả năm 1958 đạt trên 400 triệu tấn, gấp hơn 2 lần năm 1957. Tháng 10, tại Hội nghị hợp tác nông nghiệp các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc, Đàm Chấn Lâm nhấn mạnh 400 triệu tấn và khẳng định, có khả năng đạt 500 triệu tấn. Về sau mới biết sản lượng lương thực năm 1958 chỉ có 200 triệu tấn.
Lúc đầu nhà ăn tập thể quả cũng “tưng bừng” một thời, khẩu hiệu chung là “ăn thật no” và “không phải trả tiền”, nhiều nơi đề ra “ăn no, ăn ngon, ăn sạch”, “mỗi bữa 4 món thức ăn”, thậm chí có nơi tuyên bố phấn đấu một tháng 90 bữa ăn, không bữa nào món ăn trùng lặp, ngang tiêu chuẩn bếp ăn của vua chúa Trung Quốc, có nơi coi nhà ăn tập thể là khởi điểm để “tiến lên chủ nghĩa cộng sản trong vòng ba năm”.
Nhưng chẳng mấy chốc lương thực thực phẩm cạn dần, từ thả sức ăn ngày ba bữa cơm chuyển sang ăn cháo, rồi cháo loãng, rau dại. Lãnh đạo địa phương không dám giải tán nhà ăn tập thể vi sợ làm sai chỉ thị của lãnh tụ vĩ đại, bị kết tội hữu khuynh, “đi con đường tư bản chủ nghĩa”. Nông dân không thể bỏ nhà ăn tập thể vì toàn bộ khẩu phần lương thực của họ do nhà ăn quản lý rồi, đành mỗi ngày hai lần đến nhận khẩu phần cháo loãng. Nhà kinh tế học Tiết Mộ Kiều, Cục trưởng Thống kê hồi đó cho biết lãng phí lương thực trong các nhà ăn tập thể lên tới 17,5 triệu tấn, tương đương 11% số lương thực cung ứng cho nông thôn. Ngoài ra, khoảng 10% lương thực bị hư hỏng ngoài đồng do không kịp thu hoạch, bởi phần lớn lao động khỏe mạnh đã bị huy động đi làm gang thép. Huyện Tỉnh Nghiên (Tứ Xuyên) vào lúc thiếu lương thực nghiêm trọng nhất năm 1959, bình quân mỗi người một ngày được phân phối không đến 100 gam lương thực, cứ 8 người có một người chết đói. Nửa đầu năm 1959, đi thăm một số tỉnh, nguyên soái Chu Đức không tán thành nhà ăn tập thể. Ông nói cần chia lương thực cho các hộ nông dân, cần giữ lại một chút chế độ tư hữu cho nông dân làm nghề phụ, chăn nuôi. Ông nói với Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông Đào Chú: “Hai việc lớn nhất năm 1958 là ồ ạt làm gang thép và công xã hoá đã gây thiệt hại rất lớn cho nhà nước và cá nhân”. Ý kiến của Chu Đức được lưu truyền rất nhanh trong cả nước. Mùa hè năm đó, Bí thư Tỉnh uỷ An Huy Trương Khái Phong ra lệnh giải tán toàn bộ hơn 4.000 nhà ăn tập thể ở huyện Vô Vi. Sự kiện này khiến Mao đùng đùng nổi giận. Trong bút phê báo cáo về vụ này. Mao viết: “Trương Khải Phong đứng trên lập trường giai cấp tư sản, mưu toan phá hoại nền chuyên chính vô sản, chia rẽ Đảng cộng sản”. Ý kiến trên còn ngầm phê phán Chu Đức. Hai ngày sau tại cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị. Mao “lo ngại Chu Tổng tư lệnh gây rối loạn”.
Nhưng Mao cũng đã sớm nhận ra nhà án tập thể đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng. Tháng 2-1959, ông cử thư ký riêng kiêm Phó văn phòng Trung ương Điền Gia Anh dẫn một tổ công tác xuống Tứ Xuyên điều tra. Điền Gia Anh đã báo cáo với Mao thực trạng ông ta nghe mắt thấy ở nông thôn trong chuyến đi này.
Tình hình các tỉnh dần dần trở nên nghiêm trọng. Do thiếu lương thực, lao động quá sức, từ nửa cuối năm 1959, vùng nông thôn đã xuất hiện tình trạng bệnh phù thũng và chết đói, nhiều người bỏ nhà ra đi. Tỉnh uỷ Hà Bắc báo cáo toàn tỉnh có 44 huyện, 235 công xã đã phát hiện gần 6 vạn người mắc bệnh phù thũng, trên 450 người đã chết. Nhưng Mao vẫn đặt thể diện, uy tín của mình lên trên những hoạn nạn sống chết của mấy trăm triệu nông dân, ngoan cố tiếp tục tổ chức các nhà ăn tập thể. Mao giấu báo cáo của Tỉnh uỷ Hà Bắc, nhưng lại cho phân phát trong cả nước, báo cáo của Bí thư Tỉnh uỷ Quí châu Chu Lâm miêu tả “80% số nhà ăn tập thể ở tỉnh này là vững chắc” Lựa theo khẩu vị của Mao, Chu Lâm nhấn mạnh “nhà ăn tập thể là trận địa xã hội chủ nghĩa phải giữ vững, để mất trận địa này, không thể củng cố công xã nhân dân, cũng không thể giữ vững phong trào Đại tiến vọt”. Mao yêu cầu các nơi làm theo Quý Châu.
Trước tình hình nghiêm trọng này, tư tưởng chỉ đạo của Mao là “giữ vững thành thị, hy sinh nông thôn”. Mao hiểu rõ chủ nghĩa xã hội không tưởng của ông ta đã gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, nếu thực sự cầu thị đánh giá “3 ngọn cờ hồng” (đường lối chung, đại tiến vọt, công xã nhân dân) thì ông ta phải từ chức, để tạ lỗi với toàn đảng, toàn dân.
Mao suy nghi rất sâu xa. Phải phát minh lý luận, tổ chức đội ngũ, để bào chữa cho sai lầm của mình. Ai bào chữa cho sai lầm của Mao, người đó là chiến hữu thân thiết; ai chuẩn bị uốn nắn đường lối sai lầm “tả khuynh”, người đó là kẻ thù không đội trời chung của ông ta. Từ đó, đã khởi đầu những năm tháng nhiều biến động trong Đảng cộng sản Trung Quốc.





(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Trung Quốc) - 500.000 dân Hồng Kông biểu tình, Bắc Kinh hoang mang

(TNBĐ) - Hàng trăm ngàn người dân Hồng Kông đã tham gia tuần hành đòi dân chủ cho Hồng Kông vào hôm thứ Ba (1.7). Cuộc biểu tình này vẫn đang kéo dài cho đến tận hôm nay và khiến Bắc Kinh hoang mang cao độ. Cảnh sát bắt giữ hơn 500 người người biểu tình như một nỗ lực tuyệt vọng nhằm thay đổi tình hình.

Biển người chống Bắc Kinh
Cảnh sát ước tính đám đông biểu tình gần 100.000 nhưng tổ chức đối lập ở Hồng Kông đưa ra con số đến hơn 500.000. Con số này cũng được truyền thông nước ngoài đánh giá sát với thực tế vì trước đó 800.000 người Hồng Kông đã tham gia cuộc trưng cầu đòi dân chủ cho Hồng Kông.
Cuộc diễu hành bắt đầu từ Victoria Park tới trung tâm thương mại. Đám đông biểu tình ôn hòa mang các biểu ngữ và áp phích kêu gọi dân chủ cho Hồng Kông  khi họ đi qua đường phố. Một số hô vang: "chính phủ là của chúng ta, sự lựa chọn  là của chúng ta", trong khi những người khác kêu gọi nhà lãnh đạo Leung Chun-ying, từ chức.

(Thơ)- Tháng năm nóng bỏng




Tháng năm nóng bng
Con đang sống những ngày tháng năm nóng bỏng
Nước lớn từ phương bắc
Cắm giàn khoan vào da thịt Việt Nam
Những ngày tháng năm nóng như thiêu
Không ngăn nổi những dòng người xuống đường
Đòi chủ quyền, công lý
Lãnh thổ thiêng liêng!
Những dòng chữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa...
Những dòng chữ trên nền vải đỏ
Những dòng chữ trên nền vải xanh vải trắng...
Chung màu cờ Việt Nam
Chúng con như sóng biển đổ trên đường
Mẹ ơi!
Chúng con
Những đứa trẻ được sinh ra từ biệt thự cao sang
Những đứa trẻ được sinh ra từ lò gạch bỏ hoang
Những đứa trẻ được sinh ra từ bệnh viện quốc tế
Những đứa trẻ được sinh ra từ lâu đài hoang lạnh
Những đứa trẻ được sinh ra từ túp lều trống hoác...
Những đứa trẻ bị đẻ rơi trên nền đất ẩm...
Đều có chung Tổ quốc
Đất nước lâm nguy
Những bàn tay siết chặt!
Trước nỗi đau bị xéo giày
Con nhận ra mình thêm yêu kính mẹ
Cảm ơn những bàn tay nắm lại với lòng kiên nhẫn vô biên
Cho con hiểu quả cam Trần Quốc Toản
Cảm ơn sự kiềm chế khó hơn bộc phát
Cho con hiểu trí tuệ Việt Nam từ người đan sọt bên đường
Cảm ơn giọt nước mắt của vợ tiễn chồng ra biển
Cho con hiểu chiến tranh là điều không ai mong đợi
Cảm ơn phút thinh lặng của chồng khi nghe tiếng vợ qua trùng trùng con sóng
Cho con hiểu quê hương ngay trên những con tàu
Cảm ơn giọt mồ hôi thấm trên đồng tiền lẻ của chị bán ve chai
Cho con nhìn thấy Việt Nam trong đời thường bình dị
Cảm ơn nỗi oan Thị Kính
Cho con sức mạnh chiếc lò xo nhẫn nhục
Cảm ơn những mạn tàu vỡ
Cho con ngộ ra nỗi hờn căm còn là sự bình thản trước cơn dông
Cảm ơn mẹ trầm tĩnh ngồi vá tấm lưới ước mơ
Cho con quay lại cội nguồn
Yêu nước là mỗi người cần phải sống tốt hơn!
TRẦM HƯƠNG
(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...