TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin trong nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin trong nước. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Bài nói chuyện làm nóng rực Hội nghị Người Việt Nam ở Nước ngoài của Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn

(TNBĐ) -Hội nghị người Việt Nam ở Nước ngoài lần 2 kỳ này bỗng dưng từ đâu xuất hiện bất ngờ 1 "ngôi sao" bất đắc dĩ trong hội nghị, bởi vì bài nói chuyện của ông là bài nói chuyện được ủng hộ, phản ứng nồng nhiệt, được quan tâm lắng nghe, và phản hồi tích cực nhất trong tất cả các bài phát biểu, diễn văn trong hội nghị lần này.
Bài nói chuyện giản dị, chân thành, đầy tình cảm yêu nước thiết tha, không giống đang đọc diễn văn mà như đang nói chuyện tự nhiên với quan khách, báo cáo với kiều bào về tình hình Biển Đông, HS-TS, an ninh quốc phòng, và vấn đề đối ngoại với Trung Quốc. Nhiều vấn đề nhạy cảm, những câu chuyện ít người biết và không được đề cập trên báo chí chính thống cũng được nói thẳng ra.Tướng Nguyễn Thanh Tuấn cũng kể lại câu chuyện chỉ mới đây thôi: Đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng của chúng ta và TBT Hồ Cẩm Đào của Trung Quốc trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây. 2 lần trả lời, đối đáp thật hay, thật dứt khoát, vừa khôn khéo vừa khí phách, vừa nhu vừa cương của TBT Nguyễn Phú Trọng được thuật lại đã làm khán giả vỗ tay ầm ầm mấy lần, làm tướng Tuấn phải tạm dừng chờ hết tràng vỗ tay rồi mới kể tiếp được.

Khi nghe tướng Tuấn thuật lại đối đáp giữa TBT Nguyễn Phú Trọng và TBT Hồ Cẩm Đào, vốn nghiện lịch sử từ nhỏ nên mình liên tưởng ngay đến các đối đáp đầy hùng khí giữa Lê Đại Hành với sứ Tống, hay Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với vua Tàu, và các giai thoại đối đáp Việt - Hoa lưu truyền trong lịch sử. Có thể nói TBT Nguyễn Phú Trọng đã không làm mất mặt, tổn hại quốc thể Việt Nam.

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Chiến dịch đánh lừa quốc tế của Trung Quốc về biển Đông

(TNBĐ) -Chiến lược “pháp lý” của Trung Quốc khi đòi chủ quyền trên biển Đông là lập luận "Bắc Kinh có chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi”. Tuy nhiên hầu như Trung Quốc chẳng có bằng chứng lịch sử nào.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp năm 1974 - Ảnh: PhilStar
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp năm 1974 - Ảnh: PhilStar
Trong bài viết với tựa đề Fact, fiction and the South China sea (Sự thật, hư cấu và biển Đông) trên tờ Asia Sentinel​, nhà báo BBC kỳ cựu Bill Hayton nhận định chiến lược “pháp lý” của Trung Quốc khi đòi chủ quyền trên biển Đông là lập luận "Bắc Kinh có chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi”.
Tuy nhiên trên thực tế hầu như chẳng có bằng chứng lịch sử nào cho thấy Trung Quốc từng kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông trong quá khứ. 
Nhà báo Bill Hayton cho biết một số tài liệu ủng hộ chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chủ yếu dựa vào “bằng chứng lịch sử” từ một số nghiên cứu xuất bản bằng tiếng Anh trong thập niên 1970.
Đó là cuốn Contest for the South China sea (Cạnh tranh ở Nam Hải) của các tác giả Hungdah Chiu, Choo Ho Park, Marwyn Samuels, China’s ocean frontier (Biên giới biển của Trung Quốc) của Greg Austin. Còn phải kể đến hai tài liệu do tác giả Jianmeng Shen xuất bản năm 1997 và 2002.
Trang Google Scholar thống kê 73 tài liệu nghiên cứu về biển Đông trích lại sách của Chiu và Park. Có tới 143 nghiên cứu khác trích dẫn sách của Samuels. Nghiên cứu của các tác giả Jianmen Shen hay Chi Kin Lo trích dẫn rất nhiều thông tin từ các sách này, đồng thời lại được các tài liệu khác trích dẫn lại hàng trăm lần.
Đây là những tài liệu tiếng Anh thuộc vào loại đầu tiên giải thích cho độc giả nói tiếng Anh về lịch sử tranh chấp biển Đông nhưng đều có những điểm sai sót chung không thể chấp nhận được. Điều nguy hiểm là chúng trở thành nguồn tài liệu tham khảo cho chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới.
Sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa bất hợp pháp vào năm 1974, Trung Quốc bắt đầu mở chiến dịch đánh lừa dư luận quốc tế về "chủ quyền" tưởng tượng của nước này trên biển Đông - Ảnh: AFP
Sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa bất hợp pháp vào năm 1974, Trung Quốc bắt đầu mở chiến dịch đánh lừa dư luận quốc tế về "chủ quyền" tưởng tượng của nước này trên biển Đông - Ảnh: AFP
Những ấn phẩm đầu tiên
Những tài liệu tiếng Anh đầu tiên về tranh chấp chủ quyền biển Đông xuất hiện ngay sau cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974, khi quân đội Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa do chính quyền Việt Nam cộng hòa kiểm soát.
Các phân tích đầu tiên do tạp chí Far Eastern Economic Review đăng là của tác giả Cheng Huan, khi đó là một sinh viên luật người Malaysia gốc Hoa sống ở London (Anh). Hiện ông Cheng Huan là một chuyên gia luật có tiếng ở Hong Kong.
Khi đó ông Cheng Huan viết: “Chủ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với Tây Sa được chứng minh một cách đầy đủ bằng tài liệu lịch sử, bắt nguồn từ quá khứ cổ đại. Không quốc gia nào khác có thể chống lại được đòi hỏi chủ quyền này”.
Phán quyết của một sinh viên non nớt được tác giả Chi Kin Lo trích dẫn hùng hồn như một chân lý trong cuốn sách China’s policy toward territorial disputes(Chính sách của Trung Quốc đối với các tranh chấp lãnh thổ) năm 1989.
Các nghiên cứu học thuật xuất hiện đầu tiên vào năm 1975, bao gồm tài liệu của tác giả Tao Cheng do tạp chí Luật quốc tế Texas đăng và tác phẩm của Chiu và Park. Một năm sau đó, Viện Nghiên cứu châu Á ở Hamburg (Đức) đăng bài viết của học giả Đức Dieter Heinzig.
Tài liệu của Tao Cheng chủ yếu dựa vào các nguồn tham khảo từ Trung Quốc, bao gồm các tạp chí thương mại xuất bản vào thập niên 1930 như Tin tức đối ngoại hay Tạp chí Tân Á ở Thượng Hải, Minh báo của Hong Kong, Tạp chí Tin quốc giaNhân Dân Nhật Báo…   
Tao Cheng không hề trích dẫn bất kỳ tài liệu tham khảo nào của Pháp, Việt Nam hay Philippines. Sách của Chiu và Park cũng dựa vào các nguồn tương tự, trong đó có cả báo do Chính phủ Trung Quốc xuất bản.
Bài viết của Dieter Heinzig cũng dựa vào nguồn báo chí Hong Kong. Các nguồn thông tin này đều là của Trung Quốc, do đó rất thiên kiến. Lẽ ra các tác giả cần kiểm chứng chúng trước khi sử dụng nhưng họ không hề làm như vậy.
Đều thân Trung Quốc
Rồi đến lượt cuốn Contest for the South China sea của Marwyn Samuels cũng mắc phải các lỗi tương tự. Bản thân Samuels cũng thừa nhận ông ta thiên về Trung Quốc và chủ yếu lấy tài liệu tham khảo từ Đài Loan.
Cuối thập niên 1990, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ Daniel Dzurek viết bài nghiên cứu cho ĐH Durham và học giả Úc Greg Austin xuất bản một cuốn sách về đề tài biển Đông.
Bài viết của Dzurek và sách của Austin đều dẫn nguồn tham khảo từ tài liệu của Samuels, Chiu, Park và một tài liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc với tựa đề "Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa".
Một tác giả có ảnh hưởng sau đó là giáo sư luật Mỹ gốc Hoa Jiangmin Shen thuộc Trường Luật ĐH St. John ở New York. Năm 1997 tạp chí Hastings International and Comperative Law Review đăng bài phân tích của Shen về “chủ quyền Trung Quốc” trên biển Đông. Sau đó Tạp chí Luật quốc tế Trung Quốc đăng một bài khác tương tự của Shen.
Nhà báo Bill Hayton bình luận việc nhiều tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ về biển Đông đều là sản phẩm do Trung Quốc xuất bản là điều rất đáng buồn.
Và tất cả các tác giả trên đều không phải là chuyên gia về lịch sử hàng hải biển Đông.
Họ hoàn toàn không thẩm định mà sử dụng tự do các tài liệu tham khảo mù mờ, thiếu giá trị.
Hai bài viết này được các tài liệu khác trích dẫn hàng trăm lần. Tuy nhiên phân tích kỹ thì thấy các bài viết của Shen cũng đều dựa vào các nguồn không đáng tin cậy. Một là cuốn sách Luật quốc tế của tác giả Duanmu Zheng do NXB ĐH Bắc Kinh xuất bản năm 1989.
Duanmu Zheng thực tế là một quan chức cấp cao của Chính phủ Trung Quốc, đương nhiên phải có quan điểm ủng hộ Trung Quốc. Các tài liệu tham khảo khác của Shen là tài liệu do Tổng cục Hải dương Trung Quốc xuất bản.
Cheng, Chiu và Shen đều là người Trung Quốc. Còn Samuels và Heinzig đều là học giả có nhiều năm sống và làm việc tại Trung Quốc, có quan hệ thân cận với chính quyền Trung Quốc.
Các bằng chứng yếu ớt
Không có gì ngạc nhiên khi các tài liệu tiếng Anh về xung đột biển Đông do tác giả Trung Quốc viết, dựa vào nguồn tham khảo từ Trung Quốc, lại có quan điểm thiên về Trung Quốc.
Những kết luận của Cheng, Chiu và Park như “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với Hoàng Sa, Trường Sa và biển Đông được rất nhiều nghiên cứu quốc tế hiện nay trích dẫn lại.
Nhưng rõ ràng là chúng không đáng tin cậy bởi nguồn tài liệu tham khảo của chúng rất mù mờ và ít giá trị. Các tác giả Cheng, Chiu, Park, Shen và Samuels đều có nhận định chung rằng Trung Quốc luôn kiểm soát biển Đông từ nhiều thế kỷ qua.
Nhưng trên thực tế nghiên cứu của các sử gia nổi tiếng như Leonard Blussé, Derek Heng, Pierre-Yves Manguin, Roderich Ptak, Angela Schottenhammer, Li Tana, Nicholas Tarling và Geoff Wade phản ánh quan điểm hoàn toàn trái ngược.
Các tàu thương nhân Trung Quốc hầu như không hoạt động trong thương mại hàng hải ở biển Đông cho đến tận thế kỷ 10. Sau đó, tàu Trung Quốc cũng hoàn toàn không phải là thế lực chi phối hoạt động thương mại biển Đông.
 Nhà báo BBC kỳ cựu Bill Hayton viết
Thương nhân rất nhiều quốc gia, từ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ả Rập cho đến châu Âu mới là đối tượng hoạt động mạnh tại đây. Nghiên cứu của các sử gia François-Xavier Bonnet, Ulises Granados và Stein Tonnesson cho thấy tình hình đó kéo dài tới tận thế kỷ 20.
Các tài liệu đầu thế kỷ 20 cũng cho thấy Trung Hoa khi đó không đủ sức bảo vệ bờ biển nước mình, và hoàn toàn không hiện diện ở các vùng biển đảo cách bờ biển nước này hàng trăm hải lý. Hai bài báo đăng trên tờ The Times of London tháng 1-1908 cho biết chính quyền Trung Hoa không thể kiểm soát được nạn hải tặc ở Tây Giang tại Quảng Châu.
Năm 1909, báo Úc The Examiner đưa tin người nước ngoài tự do khai thác mỏ ở đảo Hải Nam mà không hề bị chính quyền địa phương ngăn chặn. Trên thực tế, các tài liệu lịch sử đáng tin cậy đều cho thấy Trung Quốc không hề có bất kỳ hoạt động đáng kể nào ở biển Đông cho tới tận giữa thế kỷ 20.
Chỉ từ năm 1909, khi doanh nhân Nhật Nishizawa Yoshiji đến đảo Pratas (Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát) thì phía Trung Quốc mới bắt đầu nhòm ngó các đảo ở biển Đông.
Mời bạn đọc xem kỳ sau: Các bằng chứng ngụy tạo của Trung Quốc ở biển Đông
Nguồn: Tuổi trẻ


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

(TNBĐ)-Luật sơ hở, đại biểu Quốc hội lo lắng chủ quyền biển đảo

(TNBĐ) -Nhiều đại biểu đã phản ứng quyết liệt vì dự án Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo không đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, san hô... vào chương “Quản lý tài nguyên hải đảo”.

Ba đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM), Nguyễn Viết Nhiên (Hải Phòng) và Lê Việt Trường (An Giang) đã làm nóng nghị trường Quốc hội trong phiên họp ngày 28-5 bằng những phản ứng, phân tích lập luận chặt chẽ xung quanh vấn đề này.

Không cẩn thận, sẽ mất chủ quyền
Theo các đại biểu, dự án Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo đã có sơ hở khi không đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô. .. vào nội dung điều chỉnh của chương “Quản lý tài nguyên hải đảo”.
Điều này có nghĩa các cấu trúc trên sẽ không nằm trong tầm điều chỉnh của dự luật.
“Như vậy thì chúng ta không quản lý được tài nguyên ở các cấu trúc này. Và thậm chí là sẽ mất chủ quyền, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động mở rộng, bồi đắp và xây dựng trên các đảo chìm tại Trường Sa” - Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Lý do không đưa các dạng đảo này vào luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) giải thích là theo quy định tại Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Luật biển Việt Nam thì các bãi cạn chìm xuống khi triều lên và nổi lên khi triều xuống là bãi cạn lúc nổi, lúc chìm, không được coi là đảo, và Luật biển Việt Nam cũng không quy định về đối tượng này.
Tuy nhiên đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phản đối lập luận này. Ông Nghĩa cho rằng UBTVQH giải thích như vậy là chưa chuẩn vì điều 19 và 20 của Luật biển quy định về chế độ pháp lý của đảo và quần đảo có nhắc đầy đủ các cấu trúc bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô.
“Luật quy định như thế này thì rất sơ hở, bỏ mất sự bảo vệ chủ quyền, quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên một số cấu trúc vật chất ở ngoài biển. Khi người ta khai thác mình không có cơ sở luật để phản bác vì chỉ nói đảo và hải đảo, chứ đâu nói bãi đá" - Ông Nghĩa nói.
Có luật mới phản đối được Trung Quốc
Ngay sau đó, đại biểu, chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên - Phó tư lệnh quân chủng hải quân cũng cho rằng nên “hết sức cân nhắc” việc đưa các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm, đảo ngầm, bãi đá, bãi san hô vào phạm vi điều chỉnh của luật.
Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói ông đồng ý với lập luận của đại biểu Trương Trọng Nghĩa. Đại biểu Nhiên thông tin, tại Trường Sa hiện nay phía Bruney dù không chiếm giữ đảo hay bãi cạn, đá ngầm nào nhưng họ vẫn tuyên bố chủ quyền với một bãi đá ngầm.
Trung Quốc cũng đang chiếm giữ 7 đảo chìm. “Việc luật xem nhẹ cấu trúc này sẽ gây khó khăn hơn trong việc bảo vệ chủ quyền” - Chuẩn đô đốc Nguyễn Viết Nhiên nói.
Cùng quan điểm này, đại biểu Lê Việt Trường - Phó chủ nhiệm ủy ban An ninh, quốc phòng của Quốc hội cũng cho rằng không đưa các cấu trúc đảo như trên vào luật là bất hợp lý.
Theo đại biểu Trường, việc Trung Quốc đang đổ hàng vạn tấn sắt thép, đất đá để bồi đắp, mở rộng đảo như hiện tại trên các đảo chìm, bãi đá ngầm trong khi chúng ta tự loại bãi đá ngầm, đảo chìm ra khỏi Luật tài nguyên môi trường biển và hải đảo thì sẽ rất khó lên tiếng phản đối.
“Đồng thời khi có luật, chúng ta phản đối hành động phá hủy môi trường biển trong việc mở rộng đảo của Trung Quốc sẽ được sự ủng hộ của quốc tế dễ dàng hơn khi chúng ta chỉ phản đối về vấn đề chủ quyền” - Ông Lê Việt Trường nói.
Tiếp thu các ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết UBTVQH đã lắng nghe và sẽ xem xét chỉnh sửa phù hợp.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 14 tháng 5, 2015

Khám phá Hang Sơn Đoòng-Việt Nam (Kênh ABC)



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Hải Quân Việt Nam tổ chức diễu hành kỷ niệm 60 năm ngày thành lập



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Diễu binh kỷ niệm 40 năm giải phóng Miền Nam



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

(Tin BĐ)- Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động sai trái ở Biển Đông

(TNBĐ) - Việt Nam phản đối Trung Quốc xây dựng các công trình trái phép trên các bãi, đá, và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động sai trái này.
“Quan điểm của Việt Nam về việc này là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa,” Phó Phát ngôn Phạm Thu Hằng nói tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 5-3 tại Hà Nội.
“Việc Trung Quốc xây dựng các công trình trái phép trên các bãi, đá, và làm thay đổi nguyên trạng tại khu vực Quần đảo Trường Sa không những đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam mà còn vi phạm Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc ký kết với ASEAN,” Phó Phát ngôn khẳng định.




 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

TNBĐ)- Năm 1898, TQ tuyên bố “Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc Hải Nam“

(TNBĐ) - Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của. Chi tiết này cùng tấm bản đồ nổi tiếng thủ tướng Đức A. Merkel tặng ông Tập Cận Bình được nhắc lại trong bài viết “Vietnam Flays China’s position on south china sea” của Tiến sĩ Rajaram Panda, một chuyên gia hàng đầu về Đông Á người Ấn Độ. 
Ông hiện là giáo sư thỉnh giảng ở Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản-Triều Tiên và Đông Bắc Á ở đại học Jawaharlal Nehru ở New Delhi (Ấn Độ).

Xin trích dịch: 
Biển Đông nổi lên là một trong những điểm nóng lớn, với nhiều nước tuyên bố chủ quyền một phần hoặc toàn bộ vùng biển này.
 Lý do sau cuộc tranh chấp này là kết quả của một bài báo vài năm trước, nêu vùng này có nguồn dầu khổng lồ cùng các tài nguyên khác.  
Trong nửa tá quốc gia đòi chủ quyền, Việt Nam, Trung Quốc và Philippines là 3 nước vướng vào một cuộc tranh chấp mãnh liệt. TQ tung ra “đường 9 đoạn” tham lam nhằm chiếm chủ quyền 80% biển Đông nên tạo ra tranh chấp biển với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Indonesia, Brunei và Malaysia.
Trong nửa tá quốc gia đòi chủ quyền vùng biển này, TQ đòi phần lãnh hải lớn nhất, một khu vực được diễn tả bằng “đường 9 đoạn” vốn kéo dài hàng trăm dặm từ miền đông và nam tỉnh Hải Nam. 
Vài năm qua, lãnh đạo Việt Nam, Philippines, TQ đều dùng các diễn đàn khu vực và quốc tế để tố cáo tuyên bố chủ quyền của nhau, đồng thời khẳng định vị thế của nước mình trên biển Đông.
Trong khi Việt Nam và Philippines muốn giải quyết tranh chấp theo chuẩn mực quốc tế, TQ lại muốn giải quyết song phương, nơi họ có thể bắt nạt bên yếu hơn bằng cách trương cơ bắp quân sự.
Philippines đã đưa vụ tranh chấp này lên Tòa án trọng tài quốc tế, Việt Nam tìm kiếm sự hiểu biết, hợp tác của nước bạn để giải quyết vấn đề này, và cũng sẵn sàng chiến đấu với quân TQ nếu TQ lao theo bất kỳ hình thức nào của chủ nghĩa phiêu lưu.
Quan điểm của Việt Nam
Ngày 23.6.2014, Đại sứ TQ tại Thái Lan Ning Fukui viết một bài báo trên nhật báo Matichon (Thái Lan) thể hiện quan điểm của TQ về vấn đề biển Đông.
Đáp lại, Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, ông Nguyễn Tất Thành viết một bài báo cũng do báo trên đăng ngày 7.7, để phản bác quan điểm sai trái của Đại sứ Fukui, bằng cách cung cấp nhiều sự thật và thông tin.   
Đáng chú ý, tựa bài viết của ông Thành là  “Ai mới thật sự là kẻ phá rối ở biển Đông ?”, tố cáo TQ tạo ra rắc rối không cần thiết trên vùng biển này khi khẳng định tuyên bố chủ quyền.  
Theo Đại sứ Thành, thông tin mà ông Fukui dùng trong bài viết để cãi rằng Việt Nam “quấy quả” TQ, trong thực tế là ông Fukui sao chép một bài báo đăng trên trang điện tử của Bộ Ngoại giao TQ vào ngày 8.6.2014.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao TQ chưa bao giờ trình được chứng cứ thuyết phục và vô tư để bảo vệ quan điểm trong bài viết. Vì thế, nhận xét của Fukui bị “hớ” ngay từ đầu.   
Ngày 2.5.2014, TQ lén lút hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, dẫn đến sự phẫn nộ trong các cuộc thăm dò nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế, gồm nhiều nghị sĩ Quốc hội Việt Nam.
Hành vi hạ đặt giàn khoan phi pháp của TQ còn được đi kèm bằng các hoạt động hung hăng và phi nhân của các tàu hộ tống giàn khoan. Các cơ quan truyền thông trong khu vực và quốc tế đều đưa thông tin rõ ràng về vụ này.
Khi làm thế, TQ đã tự vi phạm thỏa thuận song phương cấp cao dựa trên các nguyên tắc hướng dẫn giải quyết tranh chấp biển và luật quốc tế, gồm Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) năm 1982 và Tuyên bố ASEAN-TQ về Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Trong bài viết, Đại sứ Fukui nhận định chính phủ TQ đã không ngừng thể hiện chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa từ giữa thế kỷ 10. Tuy nhiên, quan điểm này không chỉ mâu thuẫn lịch sử, mà còn thiếu cơ sở pháp lý.
Mặt khác, Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, với EEZ và thềm lục địa theo đúng luật quốc tế. 
Việt Nam là quốc gia đầu tiên kiểm soát và bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, ít nhất là từ thế kỷ 17, khi vùng lãnh thổ này là đất hoang. Nhà Nguyễn cũng lập đội binh Hoàng Sa để quản lý và phát triển Hoàng Sa.
Hàng năm, đội quân này ra Hoàng Sa để khai thác nguồn tài nguyên, tiến hành các cuộc thăm dò, trồng cây, dựng tượng đài, xây chùa chiền và cứu các tàu đắm v.v…
Việt Nam tuyên bố tất cả các hoạt động này đều được ghi trong các tài liệu chính thức.
Là một quốc gia, Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn muốn củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt-Trung. Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Việt Nam Thông tấn xã ngày 20.6. 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam mong muốn duy trì hòa bình, ổn định để phát triển, do Việt Nam chịu quá nhiều tàn phá mất mát sau nhiều thập niên chiến tranh.
Cùng lúc, ông Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam sẽ không bao giờ chấp nhận các hành động của TQ dù mạnh mẽ thế nào để buộc Việt Nam phải nhượng lãnh thổ thiêng liêng và chủ quyền quốc gia.
Việt Nam đã thể hiện quan điểm mạnh mẽ, rằng chính phủ quyết tâm bảo vệ từng tấc đất tấc biển không bị xâm lược cho mọi công dân Việt Nam cùng quyền toàn vẹn lãnh thổ.  
Phiên họp khóa 9 của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng 6.2014 đã dành nhiều thời gian đáng kể để tranh luận vấn đề giàn khoan của TQ. Phiên họp đạt sự nhất trí rằng hành vi của TQ là không thể chấp nhận được, và không thể có chuyện nước lớn thách thức công lý và đạo lý.
Phiên họp cũng lưu ý, rằng nhân dân Việt Nam  đã trải qua nhiều cuộc chiến, dũng cảm chống bọn xâm lược từ hàng ngàn năm qua và luôn sẵn sàng đối phó bất kỳ cuộc xâm  lược nào trong tương lai. Lần này, cộng đồng thế giới hoan nghênh quan điểm của Việt Nam.
Đại sứ Thành lưu ý sự mâu thuẫn với lịch sử trong bài viết của Đại sứ Fukui: năm 1898, khi chủ hai chiếc tàu Bellona và Himeji Maru yêu cầu chính quyền Trung Hoa bồi thường việc ngư phủ Trung Hoa hôi của khi hai tàu này bị đắm trong biển Hoàng Sa, thì quan kinh lược Quảng Đông tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam và không có cấp chính quyền nào phụ trách vùng đảo này.  
Cách nhắc khéo của bà Merkel 
Điều này có thể hiểu được, vì trong một giai đoạn dài lịch sử, các triều Nhà Minh và Nhà Thanh theo đuổi chủ trương “haijin”, thể hiện sự sợ hãi của họ về những đe dọa từ biển cả, hơn là ý định rời đất liền ra làm chủ biển cả.
Dựa trên quan điểm này của TQ về chủ quyền biển và Hoàng Sa, một bản đồ do nhà vẽ bản đồ nổi tiếng Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville (người Pháp) vẽ và được in ở Đức hồi thế kỷ 18, chỉ cho thấy điểm xa nhất của lãnh thổ TQ dưới thời vua Càn Long (1736-1795) là đảo Hải Nam, chứ không có các đảo trên biển Đông như Hoàng Sa. 
Tấm bản đồ này đã được nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch TQ Tập Cận Bình, khi ông thăm Đức hồi tháng 3.2014. 
Đại sứ Thành còn nêu các tài liệu TQ cũng công nhận chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam, như bộ HaiwaiJishi (1696) hoặc Hailu (1820) và trên các tạp chí quốc tế, như Journal of the Asiatic Society of Bengal (1837) hoặc Journal of the Geographical Society of London (1849).
Còn có các tài liệu không chính thức nêu TQ đoạt Hoàng Sa khỏi tay Nhật Bản năm 1946, như Đại sứ Fukui nêu trong bài báo của ông ta.
Nhưng mâu thuẫn ở chỗ: tại Hội nghị San Francisco 1951, lời đề nghị Nhật công nhận TQ có chủ quyền Hoàng Sa đã bị 46/51 quốc gia tham dự hội nghị bác.
Cũng tại hội nghị trên, trưởng đoàn Việt Nam là Thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố Việt Nam có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và không có sự phản đối nào.
Sau này, Hội nghị Geneve 1954 để phục hồi hòa bình ở Đông Dương, tuyên bố các bên liên quan sẽ tôn trọng nền độc và quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Điều khoản này gồm cả quần đảo Hoàng Sa lúc đó do quân đội Pháp và Việt Nam Cộng hòa kiểm soát.
Việc TQ tuyên bố đã đánh bật quân Việt Nam Cộng hòa khỏi Hoàng Sa là đi ngược lại tinh thần Hội nghị Geneve 1954 vốn công nhận chủ quyền toàn vẹn  lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và TQ chỉ là một bên liên quan.
Hơn nữa, đó là một hành vi xâm lược của TQ bằng cách sử dụng vũ lực, đã bị chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Mặt trận giải phóng miền Nam cực lực lên án. Và vì thế, không thể xem đó là chứng cứ cho TQ tuyên bố chủ quyền như họ đã nêu trong Bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao TQ ngày 12.5.1988.
Đại sứ Fukui tuyên bố hoạt động của giàn khoan Haiyang Shiyou 981 hồi tháng 5.2014 là sự kéo dài quá trình khoan dầu đã tiến hành trong 10 năm qua, trong vùng chủ quyền của TQ . Nhưng việc TQ nói Việt Nam không có quyền bình luận cũng như không có quyền phản đối,  chính là một tuyên bố sai trái và phi pháp.
Việt Nam luôn phản đối các hành vi sai trái của TQ như thăm dò, khai thác bằng nhiều phương cách và ở các mức độ khác nhau. Trong thực tế, TQ hạ đặt phi pháp Haiyang Shiyou 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khoảng 60-80 hải lý.  Như thế là vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, như đã nêu trong UNCLOS 1982 mà Việt Nam và TQ đều tham gia.
Đại sứ Fukui tuyên bố giàn khoan Haiyan Shiyou 981 nằm trong hải phận đảo “Tây Sa” (Hoàng Sa của Việt Nam), nhưng tuyên bố này phi hiệu lực, đi ngược lại UNCLOS 1982.
Hồi tháng 9.1975, ông Đặng Tiểu Bình ra một tuyên bố, trong đó ông nêu cả TQ và Việt Nam nên thương lượng để giải quyết vấn đề chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Nhưng Bản ghi ngớ của Bộ Ngoại giao TQ ngày 12.5.1988 không nhắc lại sự kiện này.
Thay vào đó, TQ tỏ ra ngang ngược và hỗ trợ các hoạt động phi pháp của giàn khoan Haiyan Shiyou 981, bằng cách triển khai 140 tàu và máy bay, gồm các tàu chiến hiện đại có trang bị vũ khí, để cản trở lực lượng cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam hoạt động trong lãnh hải Việt Nam.
Tàu TQ còn đâm va, xịt vòi nước vào tàu Việt Nam, gây thương tích cho hàng chục nhân viên kiểm ngư và ngư dân Việt Nam, gây tổn hại nhiều tàu chấp pháp Việt Nam. Tất cả các hành vi ngang ngược này diễn ra chỉ cách giàn khoan khoảng 10 hải lý.
Các hành vi phi nhân văn của TQ càng đáng lên án, sau khi họ đâm chìm một tàu đánh cá của ngư dân trong EEZ của Việt Nam rồi không cho các tàu Việt Nam vớt cứu 10 ngư dân của chiếc tàu bị đâm chìm. 
Dân tộc Việt Nam sẽ không ngồi yên 
Những trò bắt nạt này sẽ luôn bị bất kỳ nền văn minh nào lên án, và hành vi của TQ là không văn minh.
Hành vi này không chỉ vi phạm luật quốc tế gồm UNCLOS 1982, DOC cùng các thỏa thuận giữa lãnh đạo Việt-Trung, vụ việc không còn là một vấn đề song phương giữa Việt Nam và TQ nữa, mà nay là một sự đe dọa sự an ninh, tự do hàng hải và ổn định khu vực.
Vì thế, các nước khác trên thế giới đều ủng hộ quan điểm của Việt Nam, bày tỏ sự lo ngại và yêu cầu TQ lập tức chấm dứt các hành vi khiêu khích. TQ là nước lớn, phải có trách nhiệm lớn đối với sự ổn định của khu vực. Họ phải có các biện pháp kéo giảm căng thẳng do chính họ tạo ra.
Để làm thế, TQ phải rút ngay giàn khoan Haiyang Shiyou 981 và tàu hộ tống ra khỏi lãnh hải Việt Nam và hợp tác với Việt Nam để có giải pháp xử lý các vấn đề tranh chấp. Để làm thế, mỗi nước phải trình chứng cứ lịch sử và lý lẽ pháp lý lên một cấp tòa quốc tế để có một quyết định.
Nếu TQ chấp nhận các biện pháp hòa bình để giải quyết xích mích và tuân thủ phán quyết của một cấp tòa để thỏa mãn các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines và Thái Lan, thì lúc đó chỉ có TQ có thể chứng minh là một nước lớn có tinh thần trách nhiệm.
TQ phải từ bỏ tinh thần nước lớn đi dọa nạt các nước nhỏ hơn bằng cách biểu dương cơ bắp quân sự.
TQ phải đừng đánh giá thấp khả năng trã đũa của Việt Nam, khi hành vi của họ làm nhiều người Việt Nam có truyền thống yêu  nước nhiệt thành phải bức xúc, phẫn nộ. Họ sẽ không để yên khi chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, người Việt Nam sẽ đoàn kết một lòng bảo vệ Tổ quốc của họ.
TQ cần phải học vài bài học và có biện pháp sửa sai, để tránh tình hình xấu bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng khu vực khác.
Nếu TQ chân thành không muốn hòa bình khu vực châu Á bị rối loạn, họ phải rút ngay giàn khoan khỏi lãnh hải Việt Nam. 90 triệu dân Việt Nam không ngồi yên chứng kiến bất công từ việc một nước châu Á khác dùng cơ bắp quân sự mới có để xâm lược nước họ, để đe dọa các nước nhỏ và vi phạm luật quốc tế mà không bị trừng phạt….
Tôi muốn kết thúc bài phân tích này với việc thuật lại lời Chủ tịch Trương Tấn Sang nói với Việt Nam thông tấn xã ngày 20.6.2014. Ông Sang trích dẫn lời Vua Lê Thánh Tông nói với các quan triều đình, được ghi lại trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di!”.
Đó là quan điểm chính thức của Việt Nam. TQ có lắng nghe?"



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

(TNBĐ)- CHXHCN Việt Nam co bị ràng buộc bởi công thư 1958 không?

(TNBĐ) -Cho dù những suy diễn về ý nghĩa của Công thư 1958 có đi xa như thế nào, cũng như phía Trung Quốc có đưa thêm bất kỳ bằng chứng gì, thì những gì liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa xảy ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước 24.6.1976 không hề ràng buộc CHXHCN Việt Nam.

Những ngày vừa qua, trên báo chí nổi lên cuộc tranh luận về Công thư năm 1958 của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng cũng như về một vài tư liệu khác (bản đồ, sách giáo khoa…) mà ngày 9.6.2014 Trung Quốc đề nghị cho lưu hành tại Liên Hiệp Quốc.

Sau khi đọc những tài liệu trên và một số bài của các học giả Trung Quốc, tôi thấy cần phải trao đổi đôi điều về vấn đề thừa kế quốc gia của Việt Nam - một trong những luận cứ chính mà phía Trung Quốc muốn dùng để bào chữa cho hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Một số khái niệm cơ bản về thừa kế quốc gia
1. Thừa kế quốc gia là một chế định luật pháp quốc tế khá phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn. Cho đến khi ra đời 2 Công ước của Liên Hiệp Quốc (LHQ): Công ước về thừa kế quốc gia đối với điều ước quốc tế năm 1978; Công ước về thừa kế quốc gia đối với tài sản, lưu trữ và nợ quốc gia năm 1983, các luật gia trên thế giới đã tranh luận rất nhiều về vấn đề này.
Căn cứ vào hai Công ước nói trên, có 3 trường hơp làm phát sinh thừa kế quốc gia, đó là: Thừa kế khi thuộc địa trở thành quốc gia mới độc lập; Thừa kế khi có sự sáp nhập hoặc tách rời quốc gia; Thừa kế khi chuyển giao một bộ phận lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác. 
Nhiều luật gia còn nêu ra trường hợp thừa kế quốc gia sau cách mạng xã hội, nhưng hai Công ước 1978 và 1983 đã không coi cách mạng xã hội là một trường hợp dẫn đến thừa kế quốc gia. Như vậy, luật pháp quốc tế coi cách mạng xã hội chỉ làm thay đổi chế độ chính trị (chính phủ) trong một quốc gia chứ không hình thành nên một quốc gia - chủ thể mới của luật pháp quốc tế. Trong 3 trường hợp trên, về khách quan chúng ta đều thấy có sự hiện diện của hai quốc gia là quốc gia tiền bối (predecessor state) và quốc gia thừa kế (successor state) khác nhau (với đầy đủ các tiêu chuẩn quốc gia theo Công ước Montevideo, bao gồm: dân cư, lãnh thổ và một chính quyền độc lập trong quan hệ đối ngoại), còn trong trường hợp cách mạng xã hội thì tương đối khó chứng minh điều này.
2. Hai Công ước của LHQ đều định nghĩa: “Thừa kế quốc gia” là sự thay đổi đối với trách nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ từ một quốc gia này sang một quốc gia khác. (Succession of states” means the replacement of one state by another in the responsibility for the international relations of territory).
Đồng thời với việc xác định ba trường hợp thừa kế quốc gia, hai Công ước cũng quy định những nguyên tắc pháp lý áp dụng cho từng trường hợp thừa kế nói trên. Khác với nguyên tắc “thừa kế đương nhiên và toàn bộ” trong trường hợp sáp nhập hoặc tách rời quốc gia, trường hợp các quốc gia mới độc lập, nguyên tắc thừa kế quốc gia đối với điều ước quốc tế cũng như nợ quốc gia được áp dụng trong hai Công ước về cơ bản là nguyên tắc “xóa sạch” (tabula rasa) hay còn gọi là thừa kế có chọn lọc.
Việt Nam là quốc gia mới độc lập đã áp dụng nguyên tắc này trong Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945: “Chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn khỏi quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những Hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. 
3. Mặc dù vậy, vẫn có một nguyên tắc được áp dụng chung cho tất cả mọi trường hợp thừa kế quốc gia - đó là khi thừa kế quốc gia liên quan đến biên giới và lãnh thổ. Đ.11 và 12 của Công ước 1978 về thừa kế quốc gia quy định: thừa kế quốc gia không làm ảnh hưởng đến đường biên giới, chế độ biên giới hoặc quy chế các vùng lãnh thổ được quy đinh trong các điều ước quốc tế. Nói cách khác tức là các quốc gia thừa kế (ngay cả trường hợp quốc gia mới độc lập), đều không thể đơn phương hủy bỏ, thay đổi các điều ước về biên giới, về chế độ biên giới hoặc về quy chế một vùng lãnh thổ nào đó. Nếu điều ước đó là bất hợp lý thì quốc gia mới được thành lập (quốc gia thừa kế), trong bất kỳ trường hợp nào, cũng phải đàm phán với các quốc gia liên quan để sửa đổi.
Đ.11 và 12 làm rõ thêm quy định của luật pháp quốc tế: tranh chấp về biên giới lãnh thổ không thể giải quyết bằng các hành động đơn phương, đặc biệt là bằng vũ lực. Điều này vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế: nguyên tắc cấm sử dụng vũ lưc và đe dọa sử dụng vũ lưc, nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng các biện pháp hòa bình…
Thừa kế quốc gia của Nhà nước Việt Nam
1. Trước khi bị Pháp xâm lược, nước Việt Nam, mà người đại diện là Triều đình của các Hoàng đế nhà Nguyễn, đã là một quốc gia - chủ thể của luật pháp quốc tế. Các vua chúa nhà Nguyễn là người đã xác lập và thực thi chủ quyền của quốc gia Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Thông qua việc ký Hiệp ước 1884 với Triều đình Huế, về phương diện pháp lý quốc tế, Pháp đã hoàn tất quá trình biến Việt Nam thành thuộc địa của mình. Từ thời điểm này, Việt Nam mất độc lập chủ quyền, không có quan hệ đối ngoại, không phải là chủ thể luật pháp quốc tế.
Theo luật pháp quốc tế thời bấy giờ thì Pháp là quốc gia thừa kế của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Với tư cách đó, Pháp đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ với Triều đình nhà Thanh và khi phân chia các đơn vị hành chính Việt Nam, Pháp đã đưa Hoàng Sa vào quản lý hành chính của tỉnh Quảng Nam, Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa. Cũng với tư cách là quốc gia thừa kế của Việt Nam, chính phủ Pháp đã cho xây dựng trạm khí tượng trên Hoàng Sa và cấp phép cho các công ty khai thác phân dơi trên quần đảo này…
Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, chiếm độc quyền cai trị Việt Nam dẫn đến sự kiện Hoàng đế Bảo Đại tuyên bố xóa bỏ các điều ước bất bình đẳng 1862, 1874, 1884 giữa Việt Nam và Pháp, xóa bỏ quy chế thuộc địa và việc chia cắt Việt Nam thành ba Kỳ. Nhưng sẽ sai lầm nếu cho rằng với sự kiện này Việt Nam trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền. Tuyên cáo của Bảo Đại ngày 11.3.1945 nói “nước Việt Nam khôi phục quyền độc lập” không thể coi là văn kiện làm phát sinh thừa kế quốc gia, nếu có chăng chỉ là việc Nhật thừa kế các quyền lợi của Pháp tại Việt Nam. Nhật đã thay thế Pháp quản lý Hoàng Sa và Trường Sa.
2. Với Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam trở thành quốc gia độc lập có chủ quyền, chủ thể của luật pháp quốc tế. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Tuyên ngôn Độc lập: “Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ để lập nên chế độ dân chủ công hòa… Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập”.
Câu nói trên đã khái quát một cách hết sức cô đọng vấn đề thừa kế quốc gia của Việt Nam. Bởi vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) xuất hiện như một quốc gia mới độc lập - chủ thể luật pháp quốc tế, nhưng không phải tách ra từ thuộc địa của Pháp, vì “Pháp đã chạy”, những điều ước của Pháp đã bị xóa bỏ. Nước Việt Nam cũng không phải là quốc gia thừa kế trực tiếp của Nhật, vì lúc đó Nhật đã đầu hàng Đồng minh. VNDCCH lại càng không phải là quốc gia thừa kế của Triều đình Huế, bởi vì không thể có thừa kế quốc gia đối với triều đình bù nhìn.
Việc ngày 23.9.1945, Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam và trong thời gian đầu chiếm được phần lớn lãnh thổ Việt Nam không đem lại địa vị pháp lý quốc tế mà Pháp đã có ở Việt Nam trước năm 1945. Đó chỉ là hành động xâm lược đối với một quốc gia đã có độc lập chủ quyền là VNDCCH. Với sách lược hòa hoãn, VNDCCH đã ký Hiệp định sơ bộ 6.3.1946 cho nên, về khách quan, giữa VNDCCH và Pháp chưa thể diễn ra việc chuyển giao những quyền và nghĩa vụ quốc tế cụ thể theo thừa kế quốc gia.
3. Để đối phó với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, ngày 8.3.1949 Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Élysée, công nhận “nền độc lập của Việt Nam”, trên cơ sở đó Bảo Đại về nước thành lập Quốc gia Việt Nam (từ 1956 đổi thành Việt Nam Cộng hòa - dưới dây gọi chung là VNCH). Hiệp định Élysée 1949 cùng với Hiệp ước trao trao trả độc lập cho Việt Nam ngày 4.6.1954 được nhiều luật gia miền Nam trước đây coi là hai văn kiện pháp lý quốc tế đánh dấu sự ra đời của môt quốc gia Việt Nam độc lập - chủ thể luật pháp quốc tế và là văn kiện quy định về thừa kế quốc gia của Việt Nam sau khi chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp. Về khoa học pháp lý quốc tế, những khẳng định này là không đúng.
Từ thời điểm này trên lãnh thổ Việt Nam song song tồn tại hai chính phủ là VNDCCH và VNCH, cả hai chính phủ này đều coi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau thuộc quyền quản lý của mình và chỉ có mình là người đại diện chân chính, hợp pháp duy nhất của Việt Nam.
Trên thực tế, Pháp đã sử dụng khá thành công hai văn kiện 1949 và 1954 nói trên để từ chối quan hệ với VNDCCH và chuyển giao những quyền và nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam cho VNCH với tư cách là quốc gia thừa kế của Pháp. Với sự vận động của Pháp, VNCH đã gia nhập nhiều tổ chức quốc tế thuộc hệ thống của LHQ như Tổ chức Lao động quốc tế (ILO - tháng 6.1950), Tổ chức Lương nông quốc tế (FAO - tháng 11.1950), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO - tháng 6.1951), Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA - tháng 9.1961)… Phần lớn các nước phương Tây, trong khi không công nhận VNDCCH, đã thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi Đại sứ với VNCH. Họ coi VNCH như là người đại diện cho quốc gia Việt Nam.
VNCH tham dự Hội nghi San Francisco 1951, tại đây đã chính thức khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa  và sau đó đã tiếp quản và quản lý hai quần đảo này từ tay Pháp với tư cách quốc gia thừa kế.
Đáp ứng lời kêu gọi của Chính phủ VNDCCH, bắt đầu từ tháng 1.1950 Trung Quốc, Liên Xô rồi sau đó là một loạt các nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với VNDCCH. Các nước XHCN công nhận VNDCCH như là người đại diện hợp pháp và chân chính duy nhất của Việt Nam, từ chối quan hệ chính thức với VNCH.
4. Hiệp định Genève 1954 là văn kiện pháp lý quốc tế đa phương quan trọng đầu tiên công nhận “chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ” của Việt Nam. Bên cạnh Pháp và VNDCCH, tham dự Hội nghị Genève cùng với các cường quốc Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Anh và Campuchia, Lào còn có đại diện của Quốc gia Việt Nam. Đại diện của Chính phủ Bảo Đại đã từ chối ký Hiệp định Genève với lý do chính đưa ra là phản đối việc Hiệp định này chia cắt Việt Nam thành hai miền.
Theo Hiệp định Genève, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết (chính quyền và quân đội VNDCCH tập trung về miền Bắc; chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam). Mặc dù “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ”. (Đ.6 Tuyên bố chung), nhưng Đ.14 (k.a) lại quy định "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy (TG nhấn mạnh)". 
5. Sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng đưa đến việc thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN) vào ngày 8 tháng 6 năm 1969. Từ tháng 6.1969 đến cuối năm 1975, CHMNVN đã được hơn 50 nước trên thế giới công nhận và lập quan hệ ngoại giao. 
Trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện thêm một chính phủ, nhưng khác với VNDCCH và VNCH, CHMNVN chỉ khẳng định chủ quyền của mình đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam (tức là từ phía Nam vĩ tuyến 17) và coi mình là “đại diện hợp pháp và chân chính duy nhất cho nhân dân miền Nam Việt Nam”. CHMNVN được VNDCCH công nhận là chính quyền hợp pháp ở miền Nam Việt Nam và thiết lập Văn phòng Đại diện có quy chế ngoại giao tại Hà Nội.
Cho đến ngày 30.4.1975, bên cạnh việc tham dự Hội nghi Paris bốn bên về Việt Nam, CHMNVN vận động để được tham gia các tổ chức quốc tế liên chính phủ. Đầu tiên là việc gia nhập Phong trào Không Liên kết tại Hội nghị cấp cao Alger 1973; sau đó là cuộc vận động để tham dự Hội nghị Ngoại giao về Luật quốc tế Nhân đạo tai Genève năm 1974; CHMNVN đã gửi Công thư cho Tổng thư ký LHQ yêu cầu được hưởng quy chế Quan sát viên tại tổ chức này (sau ngày 30.4.1975 CHMNVN tiếp quản quy chế Quan sát viên của VNCH tại LHQ)…
Đầu năm 1974, khi Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, CHMNVN đã có Tuyên bố chính thức phản đối hành động này vì coi mình là người quản lý lãnh thổ miền Nam Việt Nam.
6. Ngay sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam 30.4.1975, CHMNVN đã có một loạt Tuyên bố khẳng định quyền thừa kế đối với tài sản quốc gia của miền Nam Việt Nam ở nước ngoài. Ví du như:  Tuyên bố ngày 1.5.1975 của Bộ Ngoại giao CHMNVN khẳng định mọi tài sản, bao gồm cả tài liệu, hồ sơ lưu trữ, tài khoản ngân hàng, trụ sở, phương tiện giao thông và tất cả những tài sản khác của các cơ quan đại diện của VNCH ở nước ngoài (Đại sứ quán, Lãnh sự quán, Cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế…) là tài sản của nhân dân miền Nam Việt Nam và phải do CHMNVN quản lý…
Cũng với cách tiếp cận tương tự, CHMNVN đã đòi quyền đại diện tại hầu như tất cả các tổ chức quốc tế trong và ngoài hệ thống LHQ mà trước đó VNCH đã tham gia (WHO, ILO, UNESCO, ICAO,  IAEA, IMF, WB…).
Việc CHMNVN tiếp quản các cơ quan đại diện và tài sản của chính phủ VNCH cũng như quy chế hội viên tại các TCQT diễn ra thuận lợi, không gặp một trở ngại nào về pháp lý vì các quốc gia và tổ chức quốc tế đều quan niệm rằng đây chỉ là sự thay đổi chính quyền trên lãnh thổ miền Nam Việt Nam, không làm phát sinh chủ thể mới luật pháp quốc tế. Theo họ đây là thừa kế chính phủ chứ không phải thừa kế quốc gia. Việc tuyệt đại đa số thành viên Hội đồng Bảo an và Đại Hội đồng LHQ khóa XXX (1975) biểu quyết ủng hộ kết nạp CHMNVN cùng với VNDCCH làm thành viên LHQ càng chứng minh rõ việc này (năm 1975 không được kết nạp là do phiếu phủ quyết của Mỹ).
Về đối nội, các văn kiện Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất tổ quốc diễn ra tại TP.HCM ngày 21.11.1975 đã khẳng định CHMNVN thi hành quyền lực pháp lý ở miền Nam, còn VNDCCH thi hành quyền lực ở miền Bắc. Chính quyền CHMNVN đã tổ chức các cuộc bầu cử ở cấp địa phương, và ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền.
Trên biển, quân giải phóng MNVN đã tiếp thu tất cả các đảo trên biển Đông phía Nam vĩ tuyến 17 do quân đội VNCH đồn trú mà không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào trong cũng như ngoài khu vực.
7. Tổng tuyển cử bầu quốc hội của nước Việt Nam thống nhất diễn ra trên toàn lãnh thổ VNDCCH và CHMNVN vào ngày 25.4.1976. Ngày 24.6.1976, Quốc hội Việt Nam thống nhất họp kỳ đầu tiên quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) với Thủ đô là Hà Nội.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao CHXHCNVN có Công thư gửi cho các quốc gia và tổ chức quốc tế thông báo về những quyết định của Quốc hôi nước Việt Nam thống nhất và về việc hợp nhất cơ quan đại diện đối ngoại của VNDCCH và CHMNVN ở nước ngoài thành cơ quan đại diện của CHXHCNVN.
Tuy vậy, vấn đề thừa kế quốc gia của Việt Nam lúc này diễn ra không hoàn toàn thuận lợi như trước đây. Quan điểm của CHXHCNVN không công nhận sự ràng buộc đối với những Hiệp định vay nợ mà VNCH đã ký trước ngày 30.4.1975 đã không được các quốc gia và tổ chức quốc tế chấp nhận. Quan điểm của các luật gia Việt Nam đấu tranh đòi áp dụng nguyên tắc thừa kế quốc gia đối với quốc gia mới độc lập cũng không thuyết phục được đối tác trong các cuộc đàm phán. Các quốc gia và tổ chức quốc tế nhất quán quan điểm coi CHXHCNVN là chủ thể mới của luật pháp quốc tế, hình thành trên cơ sở sát nhập VNDCCH và CHMNVN. Ba trường hợp sau sẽ cho thấy thực tiễn giải quyết vấn đề thừa kế quốc gia của CHXHCNVN.
- VNCH là hội viện sáng lập của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) từ 1966. Trong gần 10 năm, ADB đã dành cho VNCH 11 khoản vay để thực hiện 9 dự án phát triển. Cho đến 30.4.1975, VNCH còn nợ ADB 5.580.000 USD (gần như tương đương với 5.360.000 USD là khoản đóng góp mà VNCH đang có tại ADB). Sau khi giải phóng miền Nam, ADB đương nhiên coi CHMNVN là hội viên thay thế cho VNCH. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, để có thể thừa kế quyền hội viên của CHMNVN thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải có Công thư ngày 30.8.1976 gửi cho Chủ tịch ADB tuyên bố thay mặt Chính phủ CHXHCNVN nhận tất cả những nghĩa vụ đối với các khoản tín dụng mà ADB dành cho miền Nam Việt Nam trước ngày 24.6.1976.
- Đối với các Hiệp định tín dụng mà Chính phủ Nhật cho VNCH vay trước 1975, cách giải quyết có khác hơn, nhưng về nguyên tắc vẫn không thay đổi. Sau những cuộc đàm phán khó khăn và kéo dài, đầu năm 1978 hai bên đã đi đến thỏa thuận: CHXHCNVN đồng ý trả khoản nợ của VNCH trong thời hạn 25 năm, để đổi lại, trong vòng 3 năm Nhật viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam một khoản tiền tương đương với khoản nợ của VNCH, đồng thời trong 2 năm tài khóa 1978 - 1979 Nhật sẽ cung cấp cho CHXHCNVN một khoản tín dụng 20 tỉ Yên với lãi xuất ưu đãi là 2,78% và thời gian trả nợ là 30 năm.
- Cuộc đàm phán đi đến bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vào những năm 90 của thế kỷ trước cũng không phải là ngọai lệ, cuối cùng CHXHCNVN cũng đồng ý trả, tuy không phải là tất cả, những khoản tín dụng hợp lý mà Chính phủ Hoa Kỳ đã ký kết với VNCH.
Công thư 1958 có ràng buộc CHXHCNVN hay không ?
1. Từ những dẫn chứng trên có thể kết luận: VNCH là một quốc gia chủ thể của luật pháp quốc tế và những hành động với tư cách quốc gia phù hợp với luật pháp quốc tế của VNCH cần phải được tôn trọng. Thực tế lịch sử cho thấy, tất cả những quốc gia bị chia cắt sau Chiến tranh Thế giới II, đều trở thành các quốc gia độc lập - chủ thể luật pháp quốc tế (CHLB Đức, CHDC Đức, Triều Tiên, Hàn Quốc…). Việt Nam không phải là ngoại lệ. Chẳng phải trước kia nhiều quốc gia cũng đã từng không công nhận Hàn Quốc hoặc Triều Tiên nhưng nay đã có quan hệ ngoại giao với hai quốc gia này. Thực tế này không cản trở việc thống nhất Hàn Quốc và Triều Tiên trong tương lai (như trường hợp Việt Nam và Đức).
Chính phủ và các học giả Trung Quốc đang tìm cách không công nhận thực tế này với ý đồ tranh chấp chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa liệu có thể chối cãi được việc họ đã công nhận trên lãnh thổ Việt Nam giai đoạn 1954 - 6.1976 tồn tại hai quốc gia chủ thể luật pháp quốc tế thông qua việc bỏ phiếu ủng hộ VNDCCH và CHMNVN cùng gia nhập LHQ với tư cách là quốc gia hội viên? Và còn nhiều bằng chứng không thể bác bỏ khác.
2. Với tư cách là quốc gia chủ thể luật pháp quốc tế, VNCH đã tiếp quản và quản lý Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mặc dù năm 1974 Trung Quốc chiếm được Hoàng Sa, nhưng luật pháp quốc tế đã khẳng định rõ ràng, xâm chiếm bằng vũ lực vĩnh viễn không đem lai danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia đã tiến hành những hành động vi phạm luật pháp quốc tế.
3. Công thư năm 1958 của Thủ tướng VNDCCH  Phạm Văn Đồng không nói đến hai quần đảo, không thể dùng Công thư này để khẳng định VNDCCH công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy vậy, nếu không có Công thư này thì sẽ tránh được những sự lợi dụng ác ý.
Cho dù những suy diễn về ý nghĩa của Công thư 1958 có đi xa như thế nào, cũng như phía Trung Quốc có đưa thêm bất kỳ bằng chứng gì để vu cáo Việt Nam, thì những gì liên quan tới Hoàng Sa và Trường Sa xảy ra ngoài lãnh thổ miền Nam Việt Nam trước 24.6.1976 không hề ràng buộc CHXHCNVN. Với tư cách là quốc gia thừa kế của VNDCCH và CHMNVN, những gì liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa nếu có sự mâu thuẫn giữa hai quốc gia tiền bối thì những hành động (hơn nữa, đó là những hành động rõ ràng, kiên quyết và phù hợp với luật pháp quốc tế) của CHMNVN và Chính phủ tiền nhiệm của nó là VNCH, người thực sự quản lý hai quần đảo này một cách hợp pháp, sẽ có hiệu lực ràng buộc đối với CHXHCNVN. Điều này được luật pháp quốc tế quy định rõ ràng. Xương máu bao đời của cả dân tộc Việt nam đã đổ ra để bảo vệ chủ quyền hai quần đảo sẽ không bao giờ trở thành vô ích.
4. Nếu có ai còn có những định kiến về học thuật (và cả chính trị, nếu có) thì cũng cần phải nhìn nhận thực tế khách quan được cả thế giới công nhận trên để đi đến những kết luận đúng đắn về thừa kế quốc gia của Việt Nam. Như G.V.Goethe, thi hào vĩ đại và là nhà tư tưởng của nước Đức đã từng nói: “Mọi lý thuyết đều màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi”.
Quốc Pháp

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

(TNBĐ)-3 thủ đoạn chính trong ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc

(TNBĐ) - Để thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã và đang dùng những mưu kế gì? Có thể nói nhà cầm quyền Bắc Kinh đã và đang dùng tất cả 36 mưu kế mà Tôn Tử đã truyền lại cho họ và còn hơn thế nữa. Có thể khái quát theo logic gồm 3 thủ đoạn chính của họ và đề xuất cách phòng chống.

Thứ nhất, thủ đoạn từ không mà làm thành có

Trung Quốc đã và sẽ không bao giờ có thể đưa ra các bằng chứng lịch sử cũng như pháp lý về chủ quyền của họ tại Biển Đông. Theo Hiến chương Liên hợp quốc thì việc dùng vũ lực chiếm đoạt một vùng lãnh thổ không đem lại chủ quyền cho bên chiếm đoạt. 

Chính vì không có lý, nên Trung Quốc đã dùng kế "biến không thành có”. Họ nhận bừa rằng mình có chủ quyền với Biển Đông từ 2000 năm trước. Về mặt pháp lý quốc tế, Trung Quốc nói rằng UNCLOS 1982 không áp dụng được với Biển Đông vì vùng biển này thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ trước khi UNCLOS 1982 ra đời (trên cơ sở thống nhất với sự ngụy tạo, nhận bừa chủ quyền với biển Đông từ 2000 năm trước). Ở đây, nhà cầm quyền Trung Quốc sử dụng các mưu kế như: "Vô trung sinh hữu” (từ không mà làm thành có), "Phản khách vi chủ” (từ khách thành chủ), "Kim thiền thoát xác” (ve sầu lột xác)…

Giải pháp ở đây là chúng ta phải đưa ra công luận quốc tế các bằng chứng chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông; đồng thời vạch trần việc "nhận bừa” của Trung Quốc, như các loại bản đồ mang tính bành trướng (bản đồ ngang 9 đoạn, bản đồ dọc 11 đoạn)... 

Cũng cần vạch rõ, về việc Trung Quốc nói rằng UNCLOS 1982 không áp dụng được với Biển Đông, có khác nào nói Hiến chương Liên hợp quốc ra đời sau khi nước Mỹ ra đời thì Hiến chương Liên hợp quốc không áp dụng được với lãnh thổ nước Mỹ, hay nước Mỹ không cần tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc?!... Việc Trung Quốc không tham gia vụ Philippines kiện nước này ra Tòa án quốc tế, chứng tỏ Trung Quốc biết rõ điểm yếu của mình, nên đã dùng kế "Tẩu vi thượng sách” (tốt nhất là trốn chạy). Do đó, các nước ASEAN liên quan đến quyền lợi trên Biển Đông cần tấn công thật mạnh vào điểm yếu pháp lý của Trung Quốc, vạch trần cho cộng đồng quốc tế thấy rõ tính phi pháp trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.
    
Thứ hai, thủ đoạn cô lập đối phương và vô hiệu hóa cộng đồng quốc tế

Đuối lý, Trung Quốc thực sự lo lắng bị kiện ra tòa án quốc tế. Từ đó, họ đã nghĩ ra "mẹo” là tiến hành cô lập Việt Nam, Philippines cũng như các nước trong ASEAN; vô hiệu hóa cộng đồng quốc tế theo cách "viễn giao cận công”.

Vì thế, Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương, đồng thời tiến hành các hành động xâm chiếm trên thực địa với từng nước, trong các thời điểm có "khoảng trống quyền lực” do các nước lớn khác đang "bận rộn” với các vấn đề khác. Ở đây, nhà cầm quyền Trung Quốc dùng các mưu kế như "Sấn hỏa đả kiếp” (nhân cháy nhà mà cướp của), "Thuận thủ khiên dương” (thuận tay dắt dê), "Hỗn thủy mạc ngư” (đục nước bắt cá),…

Trung Quốc bằng nhiều chiêu bài ngoại giao rất muốn cộng đồng quốc tế im lặng và khoanh tay đứng nhìn; làm cho cộng đồng quốc tế mất cảnh giác về các ý đồ và hành động nham hiểm của Trung Quốc, ngộ nhận về sự "trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Ở đây, nhà cầm quyền Trung Quốc sử dụng các mưu kế như: "Man thiên quá hải” (giấu trời qua biển), "Tiếu lý tàng đao” (cười nụ giấu dao), "Viễn giao cận công” (xa thì giao thiệp, gần thì dùng vũ lực), "Phao chuyên dẫn ngọc” (ném gạch đi đưa ngọc tới)…

Chính vì thế, các nước ASEAN cần đoàn kết trong một mục đích chung; cần để các quốc gia gần gũi khác như như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... thấy được rằng nếu họ khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc "cận công” Việt Nam và Philippines xong sẽ đến lượt Trung Quốc "cận công” Malaysia, Bruney, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ… Vì với tư tưởng bành trướng "bình thiên hạ” thì Trung Quốc sẽ "cận công” không ngừng, cho đến khi nào thiên hạ nằm dưới sự kiểm soát của "thiên triều” mới thôi. Từ đó, phải làm cho cộng đồng quốc tế nhận rõ âm mưu của Trung Quốc để cùng nhau đoàn kết, chống lại mưu đồ bành trướng bá quyền Trung Quốc.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Phóng sự ảnh: Đẫm nước mắt tiễn đưa 18 chiến sỹ hy sinh

(TNBĐ) -Phút tiễn đưa các chiến sĩ hy sinh về đất mẹ: Nước mắt hòa trong mưa:
18 chiếc xe tang lần lượt rời khỏi nhà tang lễ cũng là lúc trời đổ cơn mưa tầm tã. Nhiều người đã òa khóc trong đau đớn khi linh cữu đi qua

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam





















Loading...