TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

(TNBĐ)- Tấm giấy khai sinh quý ở Hoàng Sa




Bản gốc giấy khai sinh do người Pháp cấp cho cụ bà Mai Kim Quy đã được bổ sung vào kho tư liệu quý khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa.




(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Cụ ông gốc Việt tự thiêu để phản đối giàn khoan 981 của Trung Quốc


(TNBĐ)- Cụ ông 71 tuổi đã tẩm xăng tự thiêu tại Florida, Mỹ và để lại tờ giấy yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam. 

Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Manatee, California thông báo: “Nạn nhân đổ xăng lên người và châm lửa nhằm tự sát”. Ông ta để lại hai tờ giấy tại hiện trường. Tờ giấy dán trên tường viết chữ tiếng Việt, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vùng biển Việt Nam. Bên dưới lời yêu cầu, người tự thiêu viết dòng chữ “Anh hùng tử, chí hùng nào tử” trước khi ký tên, trang mạng Bradenton đưa tin.




(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Quốc hội mạnh mẽ lên án Trung Quốc:

(TNBĐ) - Chủ tịch Quốc hội nói: Với ý đồ lấn chiếm biển Đông, Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

“Độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng”, chủ tịch Quốc hội nói.

Quốc hội khẳng định hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Đông, làm tổn hại sâu sắc tới tình hữu nghị, đoàn kết láng giềng của nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Đến diễn đàn này, hòa chung với nhịp đập trái tim với đồng bào, chiến sỹ cả nước, các vị đại biểu Quốc hội đã mạnh mẽ lên án hành động sai trái của Trung Quốc.

“Quốc hội đã thảo luận sâu sắc, ra thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam, kiên quyết phản đối hành động sai phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không được có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Quốc hội đánh cao những phát biểu tâm huyết, thể hiện lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của các vị đại biểu Quốc hội và của toàn dân ta. Quốc hội kêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí, hành động ủng hộ và thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, gìn giữ quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước láng giềng Việt Nam - Trung Quốc”.

“Quốc hội Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quốc hội, nghị sỹ Quốc hội, các tổ chức, cá nhân và bạn bè trên thế giới đã và đang tiếp tục đồng tình ủng hộ Việt Nam, lên tiếng bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc đình chỉ ngay những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”, chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng phát biểu.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Thơ)- THAO THỨC TRƯỜNG SA


(TNBĐ) - Bài thơ được viết cách đây hơn hai năm (4/2012), nhân chuyến thăm Trường Sa của Nhà báo Nguyễn Thế Kỉ. Khi đó, cảm nhận về một tương lại không bình lặng, tác giả viết: “Biển dẫu yên mà lòng ta lại động - Lắng tin xa những cơn bão chập chờn - Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi - Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn”.


THAO THC TRƯỜNG SA 

Trường Sa ơi, ngày mai tàu cập bến
Ta lại về phố thị thân thương
Vòng tay ấm, bữa cơm sum họp
Và riêng, chung bao chuyện vui buồn.

Biển dẫu yên mà lòng ta lại động
Lắng tin xa những cơn bão chập chờn
Bỗng hiển hiện trang sử thời mở cõi
Máu cha ông còn bầm đỏ hoàng hôn.

Ôm lính đảo yêu tin bao gương mặt
Tuổi đôi mươi lồng lộng biển trời
Mắt trong vắt chưa một lần hò hẹn
Đêm mơ còn nũng nịu gọi “Mẹ ơi !”

Muốn ôm ghì bãi san hô - chiến lũy
Những pháo đài vươn sóng Bạch Đằng Giang
Khi Đá Lát, Sinh Tồn, Song Tử
Lúc dịu dàng Tiên Nữ, An Bang…

Trước Trường Sa thấy mình bé nhỏ
Tựa cột mốc chủ quyền thêm vững lòng hơn
Ngắm rặng mồng tơi, nghe gà cục tác
Tổ quốc giữa trùng khơi sinh nở, trường tồn.

Đêm không ngủ Trường Sa, đêm trở gió
Gió hồng hoang ào ạt phía Hoàng Sa
Bao xương máu đắp hình hài Tổ quốc
Ấp cờ đỏ lên tim mắt bỗng lệ nhòa.
Nguyễn Thế Kỷ




 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Hãy nhìn “hữu nghị kiểu… Trung Hoa”!


(TNBĐ) - Sau khi triển khai giàn khoan thứ 2 vào biển Đông, Trung Quốc tăng cường trên 130 tàu các loại để uy hiếp lực lượng thực thi pháp luật và ngư dân Việt Nam. Cái trò dùng biển người, biển tàu tràn qua vùng biển Việt Nam để vơ vét hải sản Trung Quốc đã làm quá nhiều nhưng lần này, cái trò dàn dựng của Trung Quốc còn trơ trẽn hơn, đó là lấy số đông tàu thuyền, xếp hàng ngang với chiều dài 14-15 hải lý theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, sử dụng tốc độ cao để ngăn cản không cho ngư dân Việt Nam ra Hoàng Sa.

Hữu nghị đấy, láng giềng tốt đấy, anh em cùng một hướng là như thế đấy.

Khi ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam thì cái giàn khoan thứ hai được điều ra biển. Cùng lúc đó, Trung Quốc đưa cái gọi là “thành phố Tam Sa”, bao gồm các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới.

Lãnh thổ của Việt Nam mà “người anh em” Trung Quốc ngang nhiên lấy làm của riêng. Hữu nghị đấy, láng giềng tốt đấy, anh em cùng một hướng là như thế đấy.

Còn gì nữa, báo chí Trung Quốc còn láo xược nói Việt Nam là “đứa con hoang”, họ xúc phạm cả một dân tộc có truyền thống và bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời - Việt Nam. Món nợ này không thể không đòi và không thể không trả.

Đến bây giờ thì không ai có thể ngồi yên để nhìn Trung Quốc càn quấy, cũng không ai mê lú đến mức chờ đợi một sự chia sẻ tình anh em từ Trung Quốc. Nếu như có ai đó còn như thế, thì nói như hoàng đế Lê Thánh Tông: “Tội tru di”.


Trả lời TTXVN, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trích lại lời của vị Hoàng đế Đại Việt để nhắc chúng ta ngày hôm nay không được cho giặc cướp một thước núi, một tấc sông. Và Chủ tịch Trương Tấn Sang nói như lập một lời thề trước tổ tiên và con cháu: “Chúng ta không chấp nhận việc bất cứ ai, bất cứ nước nào, dù mạnh đến đâu, bắt ta phải nhượng bộ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Chúng ta kiên quyết không để một tấc đất, tấc biển nào của Tổ quốc bị xâm phạm”.

Trên thực tế, thước núi tấc sông của chúng ta đang bị xâm phạm, kẻ thực hiện hành động xâm phạm đó là Trung Quốc chứ không ai khác. Hãy chỉ thẳng mặt mà gọi, không ngại ngần “lạ” hay “quen” nữa.

Đến nước này, nếu như không đứng thẳng dậy để lấy lại giang sơn của Đại Việt – Việt Nam thì bất cứ ai là con dân nước Việt cũng đều xứng đáng nhận tội tru di.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)-Ca khúc: "Biển Đông dậy sóng"- Phạm Khánh Nam


“Biển Đông dậy sóng” – khúc ca yêu nước của một kiều bào xa xứ
Bài hát là lời tỏ bày tình yêu với quê hương Việt Nam của kiều bào xa xứ, đồng thời tỏ thái độ bất bình trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc.
“Dòng máu Lạc Hồng luôn chảy trong huyết quản, cho dù có ở chân trời nào thì trái tim tôi và trái tim của những người con Việt, luôn hoà cùng nhịp đập với trái tim của Tổ Quốc thân yêu. Để tôi và những người con Việt xa xứ luôn tự hào là người Việt Nam”, đó là lời chia sẻ của Phạm Khánh Nam - Tổng biên tập (TBT) Tạp chí Hương Việt, trong cuộc trò chuyện về cảm hứng của anh khi sáng tác bài hát: “Biển Đông dậy sóng”.



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Nhận định của Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc đã hết lối ra biển:

Đường ra biển của Trung Quốc đều bị vây kín bởi các chuỗi đảo của những quốc gia khác

(TNBĐ) -Nhìn bản đồ Đông Á có thể thấy rõ các mặt giáp biển của Trung Quốc đều là những nước có nền kinh tế mạnh và quyết tâm bảo vệ chủ quyền. Trung Quốc như bị vây lại bởi các cánh cung và không có một lối ra biển thực sự.

1. Lý do Trung Quốc tạm “kiêng” Nhật Bản, Đài Loan
Trong xu thế phát triển tới đây đường biển sẽ tiếp tục giữ vai trò chiến lược, vì thế một “cửa ngõ” thông thoáng ra biển là yêu cầu gần như bắt buộc của các cường quốc. Đó là lý do buộc Trung Quốc phải tìm cách “gây hấn” với các nước có chung đường biển để có được cửa ngõ này, nhưng tại sao Trung Quốc lại chọn cách gia tăng căng thẳng ở Biển Đông thay vì Biển Hoa Đông hay eo biển Đài Loan.
Trả lời Infonet về vấn đề này, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm – nguyên Giám đốc Học viện Hải quân đã đưa ra những nhận định rất đáng chú ý. Theo ông phía Đông của biển Hoa Đông là Nhật Bản – một quốc gia với tiềm lực kinh tế, nguồn lực khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới. Ngay cả trong chiến tranh thế giới thứ II và ngày nay Nhật Bản vẫn là một cường quốc biển với sức mạnh tổng hợp có thể đương đầu với bất cứ mối đe dọa nào.

Trên thực tế Trung Quốc còn phải học hỏi người Nhật ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về chiến tranh trên biển. Thêm vào đó, không những có thể tự lực cánh sinh, Nhật Bản còn dễ dàng hình thành một liên minh quân sự với Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Do đó Trung Quốc hiểu rõ họ không thể đột phá tại vị trí này.

Trong khi đó xuôi xuống phía Nam là vị trí do Đài Loan án ngữ. Tuy Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình nhưng người Đài Loan chưa bao giờ công nhận ý định này. Trên thực tế trong lịch sử Trung Quốc đã từng tấn công vào hai nhóm đảo Kim Môn và Mã Tổ (Đài Loan quản lý) tuy nhiên sau đó đã phải dừng lại.

Hiện nay, dù không được nhiều quốc gia công nhận là một nhà nước độc lập nhưng Đài Loan vẫn có một tiềm lực riêng biệt không thể xem thường. Bên cạnh đó Hoa Kỳ vẫn luôn “chống lưng” cho Đài Loan bằng việc cung cấp các hợp đồng vũ khí, khí tài quân sự.

Xét về mặt lịch sử, người dân Đài Loan vốn dĩ di cư từ đại lục sau năm 1949, do đó Trung Quốc hy vọng dùng chiêu bài “hòa thống” (hòa bình thống nhất) với Đài Loan theo kiểu “một nước hai chế độ” như đã làm với Hong Kong và Ma Cau. Cuối cùng nếu không được mới dùng đến “vũ thống” (đánh chiếm bằng vũ lực)

2. Chỉ còn có thể ở Biển Đông

Vị chuẩn đô đốc cho rằng chính vì những lẽ trên mà Trung Quốc đã chọn cách gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông – nơi có khối ASEAN với 10 nước nhưng chỉ có 5 nước (Việt Nam, Philippin, Indonesia, Malaysia, Bruney) liên quan trực tiếp tới vùng biển này.

Ông cho rằng hiện nay 5 nước liên quan đến vùng biển này đều là những nước đang phát triển với tiềm lực kinh tế và quốc phòng hạn chế, thêm vào đó sự liên kết giữa các quốc gia này còn khá lỏng lẻo, thậm chí có cả những tranh chấp về chủ quyền trên biển (dù không lớn).

Từ đó Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm nơi “đột phá”, và mục tiêu trọng điểm trước tiên của họ tại đây là các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Để thực hiện điều này Trung Quốc đang áp dụng một tư duy bất chấp luật pháp quốc tế và sự thật lịch sử, tôn thờ tư duy “mạnh được yếu thua”.

3. Trung Quốc đang thực hiện chiến lược “bẻ đũa

Theo Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm thì trước khi Trung Quốc gia tăng gây hấn, nước này đã dùng “quyền lực mềm” để ép các nước thuộc khu vực phải đi theo quỹ đạo và sự điều khiển của họ. Tuy vậy kế hoạch thất bại khiến họ phải chuyển sang chiến lược “bẻ từng chiếc đũa” để phân hóa nội bộ khối ASEAN.
Có thể thấy rõ chiến lược này khi nhìn vào những gì Trung Quốc đã làm với khối ASEAN trong thời gian vừa qua. Tại Hội nghị Ngoại trưởng được tổ chức năm 2012 tại Campuchia, ASEAN đã không ra được tuyên bố chung về Biển Đông mà nguyên nhân phần lớn đến từ thái độ kiên quyết của nước chủ nhà mà kẻ hậu thuẫn không ai khác ngoài Trung Quốc.

Trong những ngày gần đây sự “ve vãn” của Trung Quốc với những nước không liên quan hoặc liên quan ít tới tranh chấp Biển Đông ngày một rõ. Cụ thể cuối tháng 6 vừa qua Thủ tướng Malaysia đã có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, và ngay sau đó ông Wang Chungui - cựu Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia đã tranh thủ “ngọt ngào” với quốc gia này rằng “Trung Quốc và Malaysia có chung một góc nhìn về vấn đề Biển Đông”.

Cũng chỉ mới cách đây ít ngày một đoàn quân sự cấp cao của Thái Lan đã sang Trung Quốc để “tham vấn”. Trong bối cảnh các nước phương Tây đang chỉ trích Thái Lan vì cuộc đảo chính, thì động thái này cho thấy Trung Quốc đã ngay lập tức lợi dụng tình hình để tranh thủ tìm kiếm sự đồng tình.

Để đối phó với những hành động trên của Trung Quốc vị Chuẩn đô đốc cho rằng hơn lúc nào hết các nước cần phải đoàn kết chặt chẽ bởi mục đích duy của Trung Quốc không phải chỉ là Biển Đông

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Cập nhật ngày 23/6: Tàu Kiểm ngư 951 bị tàu Trung Quốc đâm va, gây biến ...







(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 2)



Chương 2
Sai lầm của Mao Trạch Đông về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ban lãnh đạo Trung Quốc chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhược điểm lớn nhất của Mao là “không đọc có hệ thống Tư bản luận, đó là chứng bệnh phổ biến của lãnh đạo cấp cao”. Chịu ảnh hưởng của cố vấn lý luận Trần Bá Đạt, Mao đưa ra quan điểm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thể dựa vào phân công để nâng cao năng suất lao động như các công trường thủ công thế kỷ 17. Theo lý luận đó, Mao lãnh đạo toàn dân thực hiện hợp tác hoá, công xã hoá, đại tiến vọt. Trong giai đoạn cách mạng dân chủ, Mao đã sáng tạo con đường nông thôn bao vây thành thị. giải quyết vấn đề các nước tiền tư bản chu nghĩa công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân quá nhỏ yếu làm thế nào tiến hành cách mạng, giành chính quyền, những người cộng sản Trung Quốc và toàn thế giới đều cho rằng đây là sự phát triển trọng đại đối với chủ nghĩa Mác. Nếu trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Mao có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, một bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nên một nước Trung Hoa hùng mạnh, giàu có, văn minh trên biển cả mênh mông của nền kinh tế tiểu nông, thì không nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là sự phát triển trọng đại hơn đối với chủ nghĩa Mác. Có hai cống hiến lý luận này, Mao có thể làm lu mờ Stalin, mà sánh vai Lenin, trở thành người thầy và lãnh tụ vĩ đại của Phong trào cộng sản quốc tế. Đến khi phong trào cưỡng bức nông dân vào hợp tác xã bị nông dân phản kháng tiêu cực, dẫn đến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, Mao vẫn không hiểu vì sao các hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc thế kỷ 20 lại không thể dựa vào phân công tạo ra lực lượng sản xuất mới cao hơn như các công trường thủ công Âu Mỹ thế kỷ 17.
Thật ra, hai hình thái tổ chức sản xuất trên bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau về bản chất.
Làm việc trong các công trường thủ công là những người lao động làm thuê với hai bàn tay trắng. Họ vào đây là tự nguyện, là biện pháp mưu sinh, không có sự lựa chọn nào khác. Nông dân Trung Quốc là những người tư hữu nhỏ có ruộng đất, nông cụ thậm chi cả gia súc kéo, có tư liệu sản xuất và khả năng kinh doanh độc lập, gia nhập hợp tác xã đồng nghĩa với việc họ bị tước đoạt (ngay lập tức hoặc từng bước) tư liệu sản xuất, không được phép giàu lên. Mác coi nông dân, những người làm việc trong ngành chế tạo và thương nhân là sự phân công lớn, tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, nông dân cá thể nắm trong khái niệm phân công lớn, tức phân công trong nội bộ xã hội, nó khác với phân công trong nội bộ công trường thủ công. Hai sự phân công này khác nhau cả về mức độ và bản chất. Tiền đề của phân công trong công trường thủ công là tư liệu sản xuất tích tụ trong tay một nhà tư bản, nhà tư bản có quyền uy tuyệt đối đối với con người, con người chỉ là một phần trong tổng cơ cấu mà nhà tư bản chiếm hữu. Tiền đề của phân công xã hội là tư liệu sản xuất phân tán trong tay nhiều người sản xuất hàng hoá không dựa vào nhau, họ chỉ thừa nhận quyền uy cạnh tranh, không thừa nhận bất cứ quyền uy nào khác.
Qua nghiên cứu, Trần Bá Đạt nhận thấy xã viên hợp tác xã và công nhân công trường thủ công khác nhau ở chỗ một bên là người tư hữu nhỏ, một bên là người lao động làm thuê hai bàn tay trắng, vậy chỉ cần đẩy nhanh cải tạo XHCN đối với xã viên, cắt bỏ “cái đuôi” người tư hữu nhỏ, biến họ thành công nhân nông nghiệp không có ruộng đất, thành người vô sản từ đầu đến chân, cộng thêm tuyên truyền giáo dục lâu dài trên qui mô lớn, để họ “phá tư, lập công”, thì chắc chắn có thể làm cho các hợp tác xã nông nghiệp tạo ra kỳ tích nâng cao hiệu suất lao động như các công trường thủ công thế kỷ 17, bởi tập thể hoá đẻ ra phân công, phân công sẽ nâng cao hiệu suất. Trần Bá Đạt nói với Mao phát hiện trên. Mao liền gấp rút đẩy nhanh tiến trình “cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với nông nghiệp, từ tổ đổi công tới hợp tác xã bậc thấp, từ bậc thấp lên bậc cao, rồi công xã nhân dân, chỉ trong 3 năm đã tách nông dân khỏi ruộng đất, thu lại toàn bộ những ân huệ mà cải cách ruộng đất mang lại cho họ. Theo kế hoạch của Mao Trạch Đông và Trần Bá Đạt, chuyến này nông dân trần như nhộng, chỉ còn mỗi con đường hùng hục làm việc trong các đội sản xuất. Để tạo hiệu quả sản xuất, người ta cho tổ chức “hội thảo”, cờ đỏ rợp trời, trống chiêng dậy đất, các tiểu đội “cô gái thép”, “lão Hoàng Trung” ngày đông giá rét bắt xã viên trần đôi vai run rẩy làm việc. Nhưng hình thức tổ chức càng cao, năng suất càng thấp, lương thực làm ra càng ít, xã viên càng nghèo thêm. Mao không ý thức được rằng phong trào hợp tác hoá đã tách rời quần chúng cơ bản ở nông thôn từng theo ông ta làm cách mạng. Động cơ, nguyện vọng của Mao là cao cả, nhưng ông đã cản trở, bóp nghẹt sự phát triển của lực lượng sản xuất ở nông thôn, chẳng thấy đâu một xã hội thái bình, an khang, thịnh vượng, mà chỉ thấy cảnh nghèo nàn, bệnh phù thủng và đầy rẫy người chết đói. Sự hạn chế của lịch sử và thiên kiến ý thức hệ hẹp hòi khiến Mao vẫn say sưa với cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng.




(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...