TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí ẩn và Danh Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bí ẩn và Danh Nhân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

(NLLS)-Lịch sử Nam tiến của Việt Nam qua góc nhìn quốc tế

(TNBĐ) - Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành chủ yếu về phía Nam bởi hai nguyên nhân chính là dùng triết lý sức mạnh và do yếu tố địa chính học. Nguyên nhân thứ nhất cụ thể là sự hùng mạnh của Trung Quốc, nguyên nhân thứ hai là dãy Trường Sơn
Khảo cứu của GS.TS.  Song Jung Nam - Trường Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc.

Với mục đích chính trị – kinh tế, khi tiến hành quá trình mở mang lãnh thổ và tăng cường sức mạnh của mình, Việt Nam đã không thể tiến lên phía Bắc vì có Trung Quốc mạnh hơn mình. Vô hình trung, Việt Nam không còn cách nào khác là phải chống lại quá trình mở mang lãnh thổ về phía Nam của Trung Quốc và kết quả là Việt Nam đã phải trải qua một quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài.
Mặt khác, Việt Nam cũng đã mấy lần thử tiến về phía Tây là nước Lào với mục đích và nguyên nhân như đã nêu trên nhưng giữa hai nước có dãy núi dài hiểm trở nên không được như mong muốn. Kết quả là Việt Nam và Lào tiếp tục duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống bất chấp quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt”.

Dù thế, trong lịch sử, quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Lào không hẳn đều tốt đẹp. Dưới triều đại Hậu Lê hay triều đại nhà Nguyễn, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ ở phía Đông Bắc Lào với vùng biên giới của mình. Tuy nhiên, mức độ và số lần căng thẳng về chính trị không nhiều và sâu sắc, đất chiếm lĩnh thì chưa được khai thác, dân số của Lào ít nên sau khi chiếm lĩnh được cũng không đủ lực lượng lao động tại chỗ để khai thác. Hơn nữa, có nhiều lý do nên không thu hút được dân nước mình khai thác vùng đất đó nên việc tiến sang Lào của Việt Nam không dễ dàng. Tương tự, triều Nguyễn đã lấy đất của Lào và nhập vào lãnh thổ của mình 6 trấn là Trấn Man, Trấn Biên, Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định, Lạc Biên và rồi trả lại cho Lào khi Pháp tiến vào (2).
Vì khó tiến lên phía Tây Bắc nên Việt Nam tiến về phía Nam là một kết quả tất yếu. Ở đây, so với các nước ở phía Nam, Việt Nam chiếm ưu thế về sức mạnh, so với phía Tây Bắc thì không tồn tại trở ngại nào, sau khi chiếm lĩnh có thể khai thác mở rộng bằng lực lượng lao động phong phú tại chỗ. Không những thế, về mặt địa lý, phía Nam nối liền với đường biển rất thuận tiện nên dễ tiến hơn đường bộ. Việc chinh phục được Champa hiếu chiến là đỉnh cao của vị thế và sự phát triển của Việt Nam.
 
Cũng như lịch sử trường kỳ của Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ mất thời gian dài. Trong thời gian đó, việc mở rộng lãnh thổ bắt đầu từ triều nhà Lý. Bài nghiên cứu này xem xét việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam của triều đại hậu Lê, thời kỳ mà công cuộc mở mang lãnh thổ được tiến hành sâu rộng và mạnh mẽ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhà Lý là triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam, ngoại trừ 100 năm hưng thịnh, còn lại đều là thời kỳ bất ổn. Việc mở rộng lãnh thổ dưới triều đại Lý được hoàn thành trong 260 năm, thời kỳ bất ổn định bởi Trịnh – Nguyễn phân tranh, tức là thời kỳ đối lập và phân chia Nam Bắc.

Tài liệu tham khảo của bài nghiên cứu này là Đất nước Việt Nam qua các đời của Đào Duy Anh, Việt Nam quốc hiệu và cương vực qua các thời đại của Nguyễn Đình Đầu, Khảo sát chế độ đất đai và mở rộng lãnh thổ phía Nam Việt Nam và Quốc hiệu và lãnh thổ của Việt Nam của  Jung Nam (3).
Khác với các bài nghiên cứu trước, bài nghiên cứu này mang tính phức hợp và xem xét đến các vấn đề lịch sử trong giới hạn một thời đại và một chủ đề, đồng thời có mục đích phân tích tính chất thời đại trong việc mở rộng lãnh thổ – vấn đề chưa được đề cập trong các bài nghiên cứu trước. Để thực hiện mục đích này, bài viết phân chia thời kỳ trước và sau khi chúa Trịnh và chúa Nguyễn – 2 nhà quyền lực dưới 1 triều đại trong 1 quốc gia – phân tranh quyền lực và xem xét bối cảnh, quá trình triển khai, tính chất của việc mở rộng lãnh thổ trong từng thời kỳ. Ở thời kỳ trước khi Trịnh Nguyễn phân tranh, trong mối liên hệ với thời kỳ sau, chúng tôi xem xét đến thời điểm việc mở rộng lãnh thổ được triển khai; Thời kỳ sau Trịnh Nguyễn phân tranh, bài viết sẽ xem xét đến khi Pháp tiến vào ngăn chặn việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam.
THỜI KỲ TRƯỚC KHI PHÂN CHIA NAM BẮC
Ngay sau thời kỳ Bắc thuộc tức là sau thời kỳ thuộc địa của Trung Quốc thì ranh giới phía Nam của Việt Nam là Hà Tĩnh. Lợi dụng lúc nước Đường khó giữ được An Nam bởi tình hình hỗn loạn nghiêm trọng cuối thời Đường như sự xâm chiếm , Chiêm Thành, Nam Triều, Campuchia và sự nổi dậy của An Nam… cũng là lúc mà Chiêm Thành đang ở trong thời kỳ hưng thịnh mở rộng lãnh thổ từ Ai Vân (còn gọi là Hải Vân) đến Hoành Sơn, nay được phỏng đoán là đã quyết định Indrapura của huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam làm thủ đô (4).

Lãnh thổ VN năm 1100
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ thời kỳ Việt Nam có vương triều độc lập. Nhưng vì thời gian tồn tại của Ngô, Đinh, Tiền Lê ngắn và chưa được vững vàng, thiếu chuẩn bị nên lãnh thổ không có thay đổi gì kể cả phía Nam. Trong 3 triều đại kể trên thì triều đại Tiền Lê đã viễn chinh đến thủ đô của Chiêm Thành nhưng không thể mở rộng được lãnh thổ. Nhưng kể từ đấy, Chiêm Thành đã trở thành nước triều cống của Việt Nam (5).
Trong lịch sử Việt Nam, việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam được bắt đầu từ năm 1069 dưới triều đại Lý – triều đại đầu tiên có thời gian tồn tại lâu nhất. Kết quả là Chiêm Thành đã nhường 3 châu Bố Chánh, Địa Lý, Ma Linh (6). Căn cứ vùng đất thuộc Địa Lý ở huyện Lê Ninh, tỉnh Quảng Bình, Ma Linh ở huyện Bến Hải, tỉnh Quảng Trị, Bố Chính ở huyện Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa tỉnh Quảng Bình thì có thể nói là triều đại Lý đã mở rộng lãnh thổ phía Nam đến tỉnh Quảng Trị ngày nay. Năm 1075, Địa Lý và Ma Linh đã đổi tên thành châu Lâm Bình và Minh Linh (7). Năm 1104, với sự xâm lược của Chiêm Thành 3 châu này bị chiếm mất nhưng ngay sau đó với sự tấn công của Lý Thường Kiệt, Việt Nam đã giành lại được (8).
Năm 1307, thông qua cuộc hôn nhân với Chế Mân –vua của Chiêm Thành, Trần Nhân Tông đã nhận được châu Ô, Lý. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Trước đây vua Chiêm Thành là Chế Mân đem đất đó làm lễ vật dẫn cưới, dân các thôn La Thủy, Tác Hồng, Đà Bồng không phục, vua bèn sai Đoàn Nhữ Hài đến đó để tuyên thị đức ý của triều đình, chọn dân ở đấy ban cho chức quan, cấp cho ruộng vườn, miễn tô thuế 3 năm để vỗ về” (9).
Trong lịch sử chinh phục Chiêm Thành của Việt Nam, việc nhận được lãnh thổ do nhà trai cho nhà gái là việc lấy lãnh thổ thông qua quan hệ hữu nghị (10). Chúng tôi sẽ đề cập sau, trong lịch sử cũng có sự kiện tương tự như thế nhưng lại kết thúc bởi sự di trú của người dân thông qua quan hệ hôn nhân. Năm sau đó, triều đại nhà Trần đã đổi vùng đất này thành Thuận Châu (bây giờ là Quảng Trị), Hóa Châu (bây giờ là Thừa Thiên Huế) (11). Triều đại nhà Trần vì phải đương đầu với 3 cuộc xâm lược kéo dài và quyết liệt của quân Mông Cổ nên cũng như các triều đại trước và sau đó, ngoài trường hợp trên, Việt Nam không nhận được một tất đất nào từ Champa. Ngược lại, do bị tổn thất nặng nề trong thời kỳ chiến tranh chống Mông Cổ và sự mạnh lên của Chiêm Thành, Thăng Long đã vài lần phải lâm vào thế tự vệ và thậm chí năm 1368 còn bị Chiêm Thành yêu cầu trả lại châu Hóa – một phần trong lãnh thổ là lễ vật hôn thú trước đây.
Tháng 2 năm 1368, Chiêm Thành sai Mục Bà Ma sang đòi lại đất biên giới Hóa Châu” (12).
Với yêu cầu này của Chiêm Thành, trước hết nhờ sức mạnh sẵn có nhưng Việt Nam còn có tư cách đòi phạt hay bồi thường đối với một phần lễ hôn thú bị mất. Kết hôn chưa được một năm thì vua Chiêm Thành mất, theo phong tục Suttee của Ấn Độ, công chúa phải chết cùng với vua, phía Việt Nam đã dùng mưu lược phục thù nhằm cứu công chúa (13).
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam cũng được tiếp tục với triều Hồ. Năm 1402, nhà Hồ xâm chiếm Chiêm Thành và nhận được Chiêm Động chia thành hai châu Thăng và Hóa; đồng thời nhận được Cổ Lũy chia thành 2 châu Tư và Nghĩa 14. Châu Thăng và Hóa ngày nay thuộc huyện Duy Sơn, Quế Sơn, Tam Kỳ Thăng Bình của tỉnh Quảng Nam, Châu Tư và Nghĩa nay thuộc huyện Đức Phổ, Mộ Đức, Tư Nghĩa, Sơn Tịnh, Bình Sơn của tỉnh Quảng Ngãi. Điều này có nghĩa là lãnh thổ phía Nam Việt Nam được mở rộng đến Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Nhưng khi nhà Minh cai trị thì khu vực này bị Chiêm Thành chiếm lại. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi “Minh Vĩnh Lạc thứ 12, Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan, nhưng Chiêm Thành vẫn có trưởng lộ chiếm giữ, nên nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi (15). Đào Duy Anh đã lấy ở Hoàng Minh thực lực và đưa ra bằng chứng về điều này “Năm Vĩnh Lạc thứ 13, tháng 11, vua nước Chiêm Thành là Chiêm Ba Dịch Lai… lại xâm đoạt đất 4 châu 11 huyện thuộc phủ Thăng Hoa đuổi cướp nhân dân” (16).
Trong lịch sử Việt Nam, triều đại hậu Lê là triều đại có được nhiều lãnh thổ nhất. Kết quả là Việt Nam có lãnh thổ gồm phần phía Nam ngày nay. Việc mở rộng lãnh thổ của triều đại hậu Lê có thể chia thành 100 năm hưng thịnh và 260 năm suy vong. Ở chương này chủ yếu tập trung vào thời kỳ hưng thịnh.
Năm 1470, Lê Thánh Tông đem 26 vạn đại quân chiếm Chiêm Thành và năm 1471 đã lấy lại 4 châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa bị mất trong thời gian cai trị của nhà Minh đặt tên gọi là Quãng Nam thừa tuyên (17). Ngoài ra, qua cuộc viễn chinh này, vua Lê Thánh Tông đã chiếm được vùng đất từ Hoài Nhân đến đèo Cù Mông (18). Do đó, Việt Nam đã mở rộng lãnh thổ đến Bình Định ngày nay, và năm 1490 đưa Quảng Nam và Thăng Hoa nhập vào lãnh thổ đã chiếm được (19).
Cuộc viễn chinh lớn vào năm 1470 đã giúp cho Việt Nam sau này có bàn đạp để có thể dễ dàng hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài lãnh thổ chiếm được, Việt Nam chia Chiêm Thành thành 3 khu vực Nam Bàn, Hoa Anh, Phiên Lung vốn đã chịu nhiều thất bại nặng nề (20) để có thể dễ dàng hợp nhất khu vực này vào bất cứ lúc nào. Cụ thể là Việt Nam cho Nam Bàn nhập vào Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc; Hòa Anh vào Phú Yên, Khánh Hòa; Phiên Luân vào Ninh Thuận thuộc Phan Rang. Việt Nam đã phân ly Chiêm Thành thành 3 vùng ban sắc phong cho 3 vua và đặt nền móng cho việc hợp nhất Chiêm Thành. Ngoài ra, trong thời kỳ hưng thịnh triều đại hậu Lê cũng đã mở rộng lãnh thổ về phía Tây. Khác với cách xâm lược và hợp nhất như khi mở rộng lãnh thổ ở phía Nam, ở đây có tính chất lệ thuộc và hợp nhất nhiều hơn.
Vào năm 1353, Angcowat độc lập, ở vương quốc Lan Xang của Lào có bộ lạc Bồn Man ở khu vực trung tâm Quảng Bình thuộc Sơn La – vùng tiếp giáp với biên giới Việt Nam. Tộc họ Câm cai trị khu vực này nhiều đời và có quan hệ đối ngoại với Việt Nam từ thế kỷ 15. Năm 1447, theo đề nghị quy phục của Bồn Man, Việt Nam đã tiếp thu điều này và đổi thành châu Quy Hợp (21) nhập vào phủ Lâm An (22). Cho dù bị quy phục Việt Nam nhưng cũng như lúc quy phục Lan Xang, vùng này vẫn được công nhận là tự trị như trước (23). Đất này bị hợp nhất cho đến khi Việt Nam bị Pháp xâm chiếm.
Sau vương triều độc lập, đến thời kỳ hưng thịnh của triều đại hậu Lê, việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được tiến hành trong điều kiện năng lực quốc gia yếu kém. Cho dù là triều đại độc lập, nhưng thời kỳ Ngô, Đinh, tiền Lê ở trong tình thế bị đóng khung trong một quốc gia, thời nhà Trần thì tuy là một đất nước có một không hai trên thế giới có khả năng đẩy lùi quân Mông Cổ 3 lần nhưng vì hậu quả chiến tranh, gặp phải nhiều khó khăn nên không thể tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng vũ lực.
Việc mở rộng lãnh thổ có tính cách hợp nhất vĩnh viễn đã đẩy mạnh sự phát triển của Việt Nam thông qua sự di trú của người Việt và chính sách phái quan lại người Việt làm quản lý và tiến hành Việt Nam hóa người bản địa. Với sự lệ thuộc của Bồn Man, lãnh thổ của Lào được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam và tuy chính sách phát triển thông qua sự di trú của người dân như ở phía Nam cho dù không được thực hiện nhưng Việt Nam phái người quản lý tới địa phương để trực tiếp quản lý đã cho thấy tính chất chiếm lĩnh vĩnh viễn ở đây. Để dàn xếp sự chống đối của Bồn Man, từ năm 1460 Lê Thánh Tông đã nhiều lần gửi quân đội đến trấn áp, thậm chí tháng 8 năm 1479 đã điều động 18 vạn đại quân bình định đến Luang Prahang (24). Năm 1474, chính sách di trú người Việt tới khu vực Chiêm Thành ra sắc chỉ rằng: Tù nhân bị tội lưu, ở châu gần thì sung làm quân vệ Thăng Hoa, ở châu ngoài thì sung làm quân vệ Tư Nghĩa, ở châu gần thì sung làm quân vệ Hoài Nhân, những kẻ được tha tội cũng sung làm quân vệ Hoài Nhân (25).
Đặc trưng của việc mở rộng lãnh thổ trong thời gian này có khác với thời kỳ suy thoái là đối tượng mở rộng lãnh thổ là ngoài một phần của Lào ra chỉ giới hạn trong khu vực Chiêm Thành. Kết quả là Chiêm Thành ở vùng đệm nên có thể duy trì quan hệ đối ngoại giữa Thái Lan, Campuchia với Việt Nam. Nhưng thời kỳ sau, đối tượng mở rộng lãnh thổ đến cả Campuchia, quan hệ giữa Việt Nam – Campuchia hay Việt Nam – Thái Lan trở thành mối quan hệ đối lập sâu sắc, thậm chí Campuchia là trục chiến lược trong sự cạnh tranh của Việt Nam và Thái Lan.
THỜI KỲ SAU PHÂN CHIA NAM BẮC
Việc mở rộng lãnh thổ trong lịch sử Việt Nam được thực hiện sôi động, nhanh và trong phạm vi rộng lớn nhất là vào thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Việc mở rộng lãnh thổ trong thời kỳ này hay được triển khai với mục đích cơ bản vốn có nhưng có thể thấy được sự khác nhau với thời kỳ trước ở chỗ được tiến hành trong sự chia rẽ và đối lập sâu sắc về quyền lực. Việc mở rộng lãnh thổ trong thời gian này không được triển khai qua thời gian lâu dài như thời kỳ trước mà được thực hiện trong thời gian ngắn khoảng 250 năm. Dĩ nhiên có khả năng là vì đã chuẩn bị bàn đạp trong thời kỳ trước. Giống như khi xem xét thời gian tồn tại dài hay ngắn của một vương quốc, thông qua việc mở rộng lãnh thổ cũng có thể nhìn thấy được sức mạnh của quốc gia và tổn thất của Chiêm Thành.
Một mặt, việc mở rộng lãnh thổ ở thời kỳ sau phân chia Nam Bắc được thực hiện thông qua việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành và sự mở rộng về phía Campuchia đã kéo theo sự căng thẳng sâu sắc trong quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia và dĩ nhiên ảnh hưởng tới cả quan hệ Campuchia và Thái Lan. Kết quả là ngày nay, đối ngoại giữa 3 nước, đặc biệt Việt Nam – Campuchia hay Thái Lan – Campuchia vẫn còn chịu ảnh hưởng không nhỏ (26).
Để thoát khỏi sự uy hiếp của chúa Trịnh, chúa Nguyễn đi xuống phía Nam thúc đẩy chính sách một cách năng động như chính sách đối ngoại thông thương, chính sách mở rộng lãnh thổ để xây dựng sức mạnh nhằm khôi phục quyền lực đã mất(27).
Do đó, việc mở rộng lãnh thổ của chúa Nguyễn tiếp tục được thúc đẩy không quan tâm đến thời gian 7 lần phân tranh với chúa Trịnh như trích đoạn dưới đây.
Năm 1611, quân Chiêm Thành xâm lấn biên giới. Chúa sai chủ sự là Văn Phong (không rõ họ) đem quân đi đánh lấy được đất ấy, bèn đặt làm một phủ, cho hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa lệ thuộc vào. Nhân sai Văn Phong làm lưu thủ đất ấy (28).
Sự kiện năm 1611 đã chứng minh rằng khác với thời kỳ đầu, đặc trưng của thời kỳ sau là chiếm lĩnh đồng thời sát nhập và hợp nhất lãnh thổ. Đặc trưng này cũng có thể thấy được qua sự kiện xảy ra vào năm 1653. “Vua nước Chiêm Thành là Bà Tấm quấy rối đất Phú Yên. Sai cai cơ Hùng Lộc hầu làm tổng binh và xá sai Minh võ làm tham mưu đem 3000 quân đi đánh. Đến phủ Phú Yên, ngày 3 tháng 4, nhân đêm qua đèo Hổ Dương núi Thạch Bi, ruổi thẳng đến trại của Bà Tấm, phóng lửa đánh gấp, phá tan, đuổi dài đến sông Phan Lang. Bà Tấm sai con là Xác Bà Ân nộp lễ xin hàng. Phúc Tần cho, bắt chia đại giới, lấy đất tự phía đông sông ấy đến Phú Yên đặt làm hai phủ Thái Khang và Diên Ninh, đặt dinh trấn thủ Thái Khang, phía Tây sông vẫn là nước Chiêm Thành, khiến giữ bờ cõi mà nộp cống”. (29) Thái Khang và Diên Ninh bây giờ là Ninh Hòa và Diên Khánh, lúc này lãnh thổ của Việt Nam được mở rộng đến Khánh Hòa.
Tháng 8 năm 1692, chúa Nguyễn chiếm Chiêm Thành và nhân cơ hội chiếm Diên Ninh của Chiêm Thành và tháng 3 năm sau đã bắt được vua Chiêm Thành là Bà Tranh. Lúc này, chúa Nguyễn đã đổi tên Chiêm Thành là Thuận Thành. Chúa Nguyễn đã sai cai đội Nguyễn Trí Thắng, cai cơ Nguyễn Tân Lễ, cai đội Chu Kiêm Thắng đến Phố Hài, Phan Rí, Phan Rang thuộc Bình Thuận ngày này để phòng ngự tàn đảng của Thuận Thành (30).
Đất nước Chiêm Thành đến bây giờ đã hoàn toàn bị biến mất trên bản đồ. Chiêm Thành đã bị hợp nhất hoàn toàn vào Việt Nam năm 1697 nhưng trên thực tế, với tư cách là một quốc gia thì đã bị xóa bỏ vào năm 1693.
VN năm 1650

Tháng 8 năm 1693, đổi trấn Thuận Thành làm phủ Bình Thuận, lấy tả trà viên Kế Bà Tử làm khám lý, ba người con Bà Ân làm đề đốc, đề lãnh và cai phủ, bắt mặc quần áo theo lối người kinh và sai về để vỗ yên lòng dân” (31) Việc lấy người Chiêm Thành cai trị người Chiêm Thành thế này là hình thức mà lịch sử Việt Nam đã đối xử với tất cả các dân tộc thiểu số từ trước đến nay. Công nhận sự tự trị nhưng có nghĩa là tự trị dưới cơ cấu cai trị dạng piramid trong quốc gia. Do đó, kể từ bây giờ Chiêm Thành đã trở thành một dân tộc thiểu số của Việt Nam.
Nhưng việc loại trừ hoàn toàn Chiêm Thành làm chúa Nguyễn gặp nhiều khó khăn và trở thành gánh nặng. Từ tháng 12 năm 1693 đến tháng 2 năm sau, người Thanh A Ban và người Chiêm Thành Oc Nha That liên kết với nhau gây ra phản loạn ở Thuận Thành; Tháng 9 năm 1695 người lái buôn Lính đã liên kết Quy Ninh và Quảng Phú ở Quảng Ngãi gây phản loạn; tháng 3 năm 1697, 5 sách huyện Phú Vang nổi dậy… là những ví dụ có thật gây khó khăn cho chúa Nguyễn (32).
Sau khi chiếm Chiêm Thành vào năm 1693, chúa Nguyễn đã thi hành một số chính sách để giảm thiểu gánh nặng và những mối lo lắng đó. Thứ nhất, hợp nhất hoàn toàn đất chiếm lĩnh Thuận Thành vào lãnh thổ của mình, đặt theo hình thức trấn hơn là đơn vị hành chính. Cho dù đã đặt lãnh, phủ, huyện, tổng, tư là đơn vị hành chính địa phương đối với khu vực đồng bằng của chúa Nguyễn lúc đó nhưng chúa Nguyễn đã không áp đặt mà đặt Thuận Thành là trấn. Đây cũng là hình thức cai trị dân tộc thiểu số trong quá khứ. Do đó, ngoài việc dùng phương pháp cực đoan là đàn áp phản loạn, vào tháng 8 năm 1693, chúa Nguyễn đã đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận rồi tháng năm năm sau lại đổi thành trấn Thuận Thành (33).
Thứ hai, như đã viết ở trên, chúa Nguyễn đã thi hành chính sách đồng hóa hay lấy người Chiêm Thành cai trị người Chiêm Thành. Với phương pháp cụ thể hơn đối với điều này chúa Nguyễn đã dùng Kế Ba Tư làm tả đô đốc của phủ Thuận Thành và tiếp tục cai trị nơi này, đã nộp cống ông ta bởi phiên vương của trấn Thuận Thành và thu thập quân dân nộp cống hằng năm, và đã trả lại những vật lấy được trong cuộc chiến như ấn, gươm, yên, ngựa và những người bị bắt trước đây. Lúc này chúa Nguyễn đã chỉ định những danh sách nộp cống cho Việt Nam là voi đức 2 thớt, bò vàng 20 con, ngà voi 6 cái, sừng tê 10 tòa, khăn vải trắng 500 bức, sáp  50 cân, da cá 20 tấm, cát sủi 400 thúng, chiếu tre trắng 500 lá, gỗ mun 200 cây, thuyền dài 1 chiếc (34).
Việc quy định đối với các vật nộp cống và dâng phiên vương có thể nói là một điển hình trong việc nâng cao vị thế so với các nước nhỏ xung quanh của Việt Nam. Cho đến bây giờ khi xem xét đến thông lệ ban sắc phong cho các tù trưởng các dân tộc thiểu số thì có thể thấy đó là mắt xích trong chính sách hợp nhất Chiêm Thành như đã nêu. Khi so sánh thời gian tồn tại hay diện tích lãnh thổ, chính sách thôn tính một quốc gia có thế lực không thua kém mình là một sách lược chính trị khổ nhục.
Nhưng vào năm 1697, Việt Nam đổi trấn Thuận Thành thành Bình Thuận và sát nhập vào một đơn vị hành chính của Việt Nam đồng thời hợp nhất lãnh thổ còn lại của Chiêm Thành từ Phan Rang đến Phan Rí đổi thành 2 huyện An Phuc và Hoa Da rồi sát nhập vào Bình Thuận nên dấu tích của Chiêm Thành hoàn toàn đã bị xóa bỏ trên bản đồ (35).
Việc hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành thể hiện sự vững vàng của một quốc gia thống trị nhưng cũng cho thấy đây là một mắt xích trong việc thực hiện ý định hợp nhất Campuchia có chung đường biên giới. Kể từ trước đó rất lâu, khi trấn Thuận Thành và Phan Rang, Phan Rí vẫn còn là khu vực tự trị của Chiêm Thành, sự tiến vào Campuchia của Việt Nam đã được thúc đẩy qua việc lợi dụng những người di cư của nước Minh để phát triển lãnh thổ Campuchia nhưng lúc này thì Việt Nam không còn lý do gì để tiếp tục giữ chế độ tự trị ở khu vực này. Việc chia rẽ mục đích chính sách này mất cân bằng đối với nhiều dân tộc thiểu số và dân tộc Khơme của Campuchia.
Tham vọng mở rộng lãnh thổ của Chúa Nguyễn không dừng lại ở Chiêm Thành. Điều đó có thể nhìn thấy được vào năm 1621, chúa Nguyễn đã có quan hệ hôn thú với đời thứ 2 Chey Chettha của Campuchia (36). Lúc đó, chúa Nguyễn đã yêu cầu vua Campuchia cho người Việt Nam di trú tự nhiên, di trú Thủy Chấn Lạp với những hình thức miễn thuế, thương mại, phát triển. Kết quả là việc di trú đến Campuchia của người Việt Nam được bắt đầu từ tỉnh Đồng Nai và Mỗi Xoài thuộc Bà Rịa, Vũng Tàu bây giờ (37).
Lúc đó Campuchia lệ thuộc vào vương quốc Ayuthaya của Thái Lan đã mượn sức mạnh của Việt Nam để thoát khỏi sự cai trị của Thái, Việt Nam đã có được cơ hội tiến vào Campuchia một cách hợp pháp và đồng thời trên cơ sở đó, đã có được cơ hội tuyệt vời để có thể cản trở sự tiến vào Campuchia của Thái và xâm chiếm lãnh thổ Campuchia (38). Sau đó, dưới chính sách ngoại giao cận Việt viễn Thái của Campuchia (chữ Hán), năm 1658, lần đầu tiên Việt Nam có cơ hội gửi quân đội theo yêu cầu của Campuchia để giải quyết phân tranh vương vị và kết quả là nhận được sự cư trú hợp pháp ở Mỗi Xoài, Đồng Nai và nộp cống, thần phục từ Campuchia (39).
Vào năm 1674, Việt Nam đã gửi quân đội đến Campuchia lần thứ hai để giải quyết tranh chấp vương vị và có thể bước một bước sâu hơn vào việc hợp nhất lãnh thổ Campuchia bằng cách đặt ra chế độ chính vương và phó vương (chữ Hán). Lúc này, phó vương sống ở Sài Gòn. Trên cơ sở này, vào tháng 1 năm 1679 Việt Nam đã đem 50 chiến thuyền với hơn 3 nghìn quân, lợi dụng những người quản lý của nước Minh Trung Quốc đầu hàng như Dương Ngan Địch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên, Trần An Bình … tiến hành thực hiện việc phát triển Mỹ Tho và Biên Hòa (40). Những khu vực này là kết quả chiến thắng trong cuộc phân tranh vũ lực với Thái trên lãnh thổ Campuchia của Việt Nam, vì một phần thuộc khu vực mà Nạc Ông Nộn được bổ nhiệm cai trị, nên Việt Nam có thể định cư ở đó. Năm 1679, do chính vương và phó vương của Campuchia xung đột, Việt Nam và Thái đều gửi quân đội  thiệp nên chiến tranh đã xảy ra, Việt Nam đã hoàn toàn không thể đưa ra các giải quyết vấn đề này.
Những người có thế lực khai phá đất, xây dựng thành Đông Phố và biến nơi đây thành nơi thương mại quốc tế đông đúc với những chiếc thuyền của nhà Thanh – phương Tây – Nhật – . Thời điểm này, có thể nói ngoài người Việt Nam ra, người Trung Quốc cũng phát triển Thủy Chân Lạp. Vào năm 1680, việc phát triển Thủy Chân Lạp dựa vào Mạc Cửu người Quảng Đông Trung Quốc. Ông ta được bổ nhiệm làm quản lý của Campuchia và đã phát triển Phú Quốc, Cần Bọt, Gia Khê, Luỗng Cây, Hương Úc, Cà Mau (41). Ở đây, vào năm 1810 đã đổi thành trấn Hà Tiên rồi năm 1831 đổi thành tỉnh Hà Tiên.
Năm 1688, với cuộc phản loạn của Hoàng Tiến đã trở thành cơ hội cho Việt Nam thực hiện hợp nhất lãnh thổ Campuchia. Hoàng Tiến gây ra phản loạn, quốc vương của Campuchia Nặc Ông Thu đã từ chối thần phục và nộp cống cho Việt Nam và dương ngọn cờ phản loạn. Việt Nam đã gửi quân vào Sài Gòn để bình định việc này nhưng không thành công. Tuy nhiên, trong trong một thời gian dài nắm giữ, Việt Nam thực sự đã có ảnh hưởng ở khu vực này. Tiếp đó, năm 1691, người có thực quyền ở đây là phó vương Nặc Ông Nộn tử vong đã tạo ra một khoảng trống quyền lực đã xúc tiến quá trình hợp nhất của Việt Nam ở khu vực này. Trên cơ sở đó, từ năm 1698, bắt đầu hợp nhất khu vực Gia Định khai thác được dựa vào người Trung Quốc và người bản xứ trước đây.
Năm 1698 là năm sau khi Việt Nam hoàn toàn hợp nhất Chiêm Thành. Điều này rất quan trọng vì thể hiện được tính quan hệ tương hỗ trong việc hợp nhất Chiêm Thành và Campuchia của Việt Nam. Tức là, trước năm 1698, Việt Nam có thể lợi dụng khoảng trống cai trị của Campuchia trên mảnh đất do người Trung Quốc và người bản xứ khai phát và hợp nhất nhưng trong khi chưa hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành nên có thể gặp nhiều khó khăn; hoặc trong trường hợp đã hợp nhất hoàn toàn Chiêm Thành nhưng có khả năng xảy ra phản loạn và chống đối nên có thể cho rằng sức lực sẽ bị phân tán nên đã không thực hiện và chuẩn bị cho đến năm 1698 mới tiến hành hợp nhất Campuchia.
Bắt đầu đặt phủ Gia Định. Sai thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp, chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phúc Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn, mỗi dinh đều đặt các chức lưu thủ, cai bạ, ký lục và cơ độ thuyền thủy bộ tinh binh và thuộc binh. Mở rộng đất được nghìn dặm, được hơn 4 vạn hộ, bèn chiêu mộ những dân xiêu dạt từ Bố Chính trở về nam cho đến ở cho đông. Thiết lập xã thôn phường ấp, chia cắt giới phận, khai khẩn ruộng nương, định lệ thuế to dung, làm sổ đinh điền. Lại lấy người Thanh đến buôn bán ở xã Minh Hương. Từ đó người Thanh ở buôn bán đều thành dân hộ của ta” (42).
Nội dung trên cho thấy việc hợp nhất lãnh thổ Campuchia của Việt Nam khác với phương pháp hợp nhất Chiêm Thành trong thời kỳ trước. Khi hợp nhất lãnh thổ của Chiêm Thành, đa số dùng phương pháp chiếm bằng vũ lực nhưng khi hợp nhất lãnh thổ Campuchia thì lợi dụng người trong nước hay người nước ngoài trước hết là khai thác rồi lợi dụng khi quyền lực cai trị của Campuchia yếu đi thì hợp nhất một cách tự nhiên. Không những thế, ở đây còn cho thấy sự ưu tiên phương pháp nhận lãnh thổ bằng cách hỗ trợ giải quyết nội chiến của Campuchia hơn là dùng vũ lực trực tiếp.
Vào năm 1708, Mạc Cửu cảm thấy bất an với nội tình của Campuchia, nhờ thần phục Việt Nam mới có được đường biên giới của Campuchia bây giờ còn Việt Nam thì có được khu vực ở phía cực nam bao gồm đảo Phú Quốc, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu (43). Khu vực này là một trong 6 tỉnh thuộc tỉnh Hà Tiên thời nhà Nguyễn. Điều này cũng như đã đề cập ở trên cho thấy hình thức hợp nhất không liên quan đến vũ lực của Việt Nam.
Do đó, trong 6 tỉnh, Việt Nam đã hợp nhất 3 tỉnh là Biên Hòa, Gia Định, Hà Tiên. Ba tỉnh còn lại vẫn trong tình trạng chưa hợp nhất được là Định Tường, Vĩnh Long, An Giang. Ba tỉnh này ở trong địa thế hình răng cưa, nằm xem kẽ giữa hai tỉnh Biên Hòa – Gia Định và tỉnh Hà Tiên. Vì thế, để bảo tồn tỉnh Hà Tiên ở vị trí xa nên việc hợp nhất 3 tỉnh còn lại là một việc cần thiết. Do đó qua 3 lần liên tiếp thực hiện hợp nhất, khu vực này được hợp nhất với phương pháp khác với trước đây là bằng vũ lực.
Lần thứ 1, năm 1732, Việt Nam đã gửi quân đội tới, lấy Mỹ Tho, Sa Đéc ở phía Tây Gia Định, và đặt châu Định Viễn, lĩnh Long Hồ (44). Những khu vực này thuộc tỉnh Định Tường. Những khu vực này bây giờ thuộc tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp. Với cơ hội này, vào năm 1744 chúa Nguyễn đã xác lập khu vực hành chính với cơ cấu 12 lĩnh và 1 trấn (45).
Lần thứ 2 cũng dành được thành quả bằng vũ lực. Chúa Nguyễn đã hai lần viễn chinh Campuchia vào năm 1753 và 1755 do hiệp ước quan hệ của chúa Trịnh và YuRin Côn Man của Nạc Ông Nguyên là vua Campuchia. Lúc này Nạc Ông Nguyên tị nạn ở Hà Tiên và năm 1756, đưa Mạc Thiên Tứ đề nghị thần phục và nộp cống cho chúa Nguyễn và đã dâng 2 phủ Tam Bon, Loi Lap (46). Nơi này giáp với tỉnh Định Tường thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Lần cuối cùng, năm 1757, trong quá trình lên ngôi, vua Cao Miên nhận sự giúp đỡ đã nhận từ Nạc Ông Tôn 2 phủ Trà Vinh, Ba Thắc và Tầm Phong Long (47). Trong 6 tỉnh, những khu vực này thuộc tỉnh An Giang. Do đó, Việt Nam đã xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ.
Đối với sự kiện của năm 1757, khi xem xét biên giới lãnh thổ Việt Nam qua ghi chép là “Năm 1757, Nạc Ông Nguyên nước Chân Lạp chết. Người chú họ là Nạc Nhuân Tạm coi việc nước. Biên thần tâu xin nhân đó lập Nhuận để tỏ ân nghĩa, cho vững biên cương. Chúa bắt phải hiến hai phủ Trà Vinh, Ba Thắc, rồi sau mới y cho …” (48) chúng ta có thể thấy rõ hơn. Nói cách khác, cho dù đã hợp nhất Định Tường và Vĩnh Long nhưng dưới thời chúa Nguyễn, không có tỉnh An Giang nên Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng có địa thế như răng rụng nên Việt Nam cần có được vùng này với cái giá là phải  thiệp chính trị.
Ngoài ra, cùng năm 1757, Việt Nam đã được vua Camphuchia Nạc Ông Tôn dâng 5 phủ Hương Úc, Cần Bọt, Chân, Sài Mạt, Linh Quỳnh (49). Khu vực này tiếp giáp với Hà Tiên nhưng trong thời gian vua Tự Đức tại vị đã trả lại cho Campuchia (50).
Việc mở rộng lãnh thổ phía Nam của chúa Nguyễn đã gặp phải một số yếu tố nên phải tạm dừng ở đây. Thứ nhất, do sức lực quốc gia của chúa Nguyễn bị yếu đi nên không đủ nội lực để mở rộng lãnh thổ hơn nữa. Thứ hai, trong thời gian ngắn không đủ năng lực để khai thác quản lý lãnh thổ tăng nhiều (51).
Việc mở rộng lãnh thổ về phía nam của Việt Nam cũng được tiếp tục dưới triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam là triều đại nhà Nguyễn. Như đã đề cập ở trên, Việt Nam đã hợp nhất một phần lãnh thổ của Lào tiếp giáp với khu vực từ Quảng Bình tới Lạng Sơn, đã gửi quân đi 6 phủ và bổ nhiệm làm tộc trưởng ở đây theo hình thức cai trị gián tiếp. Khi xem xét đến nhiều điều kiện như chính trị – kinh tế – địa chính học, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy hợp nhất Cao Miên để dành lợi cho quốc gia, và kết quả là năm 1835, Chân Lạp – quốc hiệu của Cao Miên đã đổi thành Chân Tây Thành và lập 2 huyện, 32 phủ (52). Nhưng cuộc xung đột dành quyền cai trị Campuchia giữa Việt Nam và Thái kéo dài, cộng với việc phản đối sự cai trị của Việt Nam trên toàn Campuchia và các cuộc phản loạn trong nước nên đã đẩy Việt Nam vào thế bất lợi. Cho nên, năm 1847, Việt Nam đã ký hiệp định với Thái và rút quân. Do đó, cho đến khi Việt Nam và Campuchia đều trở thành thuộc địa của Pháp thì Campuchia chỉ duy trì mối quan hệ nộp cống cho Việt Nam (53). Qua đây, có thể thấy việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam được điều khiển bởi Thái và Pháp. Nếu giả định trường hợp Pháp không tiến hành xâm lược hay không có mâu thuẫn với Thái thì Việt Nam đã có được một vùng rộng lớn trong lãnh thổ của Lào và Campuchia.
VN mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam
KẾT LUẬN
Việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cho thấy một quy luật điển hình trong lịch sử nhân loại là cá lớn nuốt cá bé. Việt Nam đã không ngừng đấu tranh trong trường kỳ lịch sử để sinh tồn bên cạnh một Trung Quốc mạnh hơn mình nhưng ngược lại cũng tiến hành chinh phục Chiêm Thành và Campuchia yếu hơn. Điều này thể hiện hai mặt trong đặc trưng lịch sử của Việt Nam là chủ nghĩa dân chủ đấu tranh và chủ nghĩa dân chủ xâm lược.
Việt Nam đã trải qua quá trình dân chủ đấu tranh và bồi dưỡng sức mạnh quốc gia rồi trên cơ sở đó hướng đến chủ nghĩa dân chủ xâm lược và kết quả là xác lập được lãnh thổ phía Nam bây giờ.
Việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là trong việc sản xuất ngũ cốc. Ngoài khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa và lượng nắng nhiều thì vùng này còn có tài nguyên phong phú và đất đai màu mỡ và rộng lớn.
Ở đây cũng không thể bỏ qua sự đóng góp của người dân di trú Trung Quốc. Trong khi không đủ nhân lực phát triển thì việc tham gia của người dân Trung Quốc đã giảm bớt đi gánh nặng cho người dân Việt Nam, thúc đẩy sự phát triển thương mại của phía Nam và đã tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam.
Liên quan đến việc tăng cường tính đặc trưng đa văn hóa – đa dân tộc của Việt Nam không thể loại trừ vai trò của Campuchia. Việc hợp nhất Thủy Chân Lạp tức 6 tỉnh phía Nam dành được ngoài mảnh đất màu mỡ và rộng lớn còn có được dân tộc Khơme đông nhất trong 54 dân tộc đã biến Việt Nam từ một nước có văn hóa Phật giáo Đại thừa sang một nước văn hóa Phật giáo Tiểu thừa.
Đồng thời, việc mở rộng lãnh thổ của Việt Nam cũng là một trường hợp điển hình minh chứng cho quy luật lịch sử “giữa các nước láng giềng không có quan hệ tốt ”. Nếu như quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc mới được tái lập vào năm 1991 thì quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Campuchia cũng không được mặn mà khi 20 vạn quân Việt Nam rút lui khỏi Campuchia dưới áp lực của chủ nghĩa tư bản đứng đầu là Mỹ vào năm 1989. Quan hệ giữa Việt Nam và Thái cũng đối lập sâu sắc trong việc gây ảnh hưởng trên đất Campuchia. Xét trên quan điểm địa chính học, quan hệ giữa Việt Nam và Lào có thể là một dị biệt nhưng xét cho cùng thì có thể cũng không khác với những mối quan hệ nước láng giềng đã nêu trên.
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

(NLLS)- 60 năm ký kết Hiệp định Genève (Kỳ 1)

(TNBĐ) -Nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan nhìn lại và phân tích về sự kiện này.



60 năm ký kết Hiệp định Genève
 Kỳ 1: Cuộc dàn xếp giữa các nước lớn
Nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève, Tuổi Trẻ giới thiệu bài viết của nguyên phó thủ tướng Vũ Khoan nhìn lại và phân tích về sự kiện này.
Như bất kỳ sự kiện lịch sử nào, Hiệp định Genève (ký kết ngày 20-7-1954) cũng có nét đậm, nét nhạt. Thời gian càng lùi xa thì những nét ấy càng nổi rõ hơn nhờ những tư liệu mới được công bố, nhờ những cách nhìn sáng rõ hơn và nhất là được cuộc sống kiểm nghiệm.
Có một thực tế là bên cạnh sự đồng thuận về những kết quả nhãn tiền của hội nghị, suốt 60 năm qua vẫn dai dẳng một số suy tư, thắc mắc. Ta hãy thử nhìn lại xem đó là những điều gì?
Vai trò của Trung Quốc
Lúc đầu Hội nghị Genève do các nước lớn là Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ triệu tập để bàn về các vấn đề châu Âu là chính.
Vào đầu những năm 1950, cuộc “chiến tranh lạnh” ở vào đỉnh điểm với cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng, nhất là về vũ khí hạt nhân. Hai nhà nước Đức: Cộng hòa dân chủ ở phía đông, Cộng hòa liên bang ở phía tây ra đời; các nước phương Tây lập ra khối NATO, các nước xã hội chủ nghĩa lập ra khối Vacxava...
Nói một cách khác, hình hài cục diện “hai phe, hai cực” đã lộ rõ và an bài. Cũng vào lúc này đã diễn ra hai cuộc “chiến tranh nóng” là chiến tranh Triều Tiên (1951-1953) và chiến tranh Đông Dương (từ năm 1946) phần nào phản ánh sự đối đầu giữa hai phe.
Vào nửa đầu những năm 1950, ở cả hai phe đều diễn ra một số thay đổi quan trọng.
Ở Liên Xô, nhà lãnh đạo tối cao Stalin từ trần vào năm 1953, tình hình chính trị và kinh tế khó khăn, ban lãnh đạo mới chủ trương hòa hoãn với phương Tây, đề ra chính sách đối ngoại “chung sống hòa bình, thi đua hòa bình và quá độ hòa bình” (tức là các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa chung sống hòa bình với nhau, hai bên thi đua hòa bình để phát triển, sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội thực hiện bằng con đường hòa bình).
Pháp chịu thất bại ngày càng nghiêm trọng trong cuộc chiến Đông Dương đưa tới khủng hoảng nội bộ hết sức sâu sắc, đòi hỏi phải tìm ra lối thoát. Nước Anh suy yếu nhiều, lại phải đối mặt với phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa của Anh nên cũng có yêu cầu hòa hoãn ở châu Âu.
Riêng Mỹ muốn thao túng Tây Âu, duy trì đối đầu căng thẳng với Liên Xô nhưng cũng không thể đứng ngoài những thu xếp giữa Liên Xô và Tây Âu.
Trong bối cảnh đó, Liên Xô và Tây Âu, sau đó cả Mỹ thỏa thuận triệu tập Hội nghị Berlin (từ ngày 25-1-1954 đến 18-2-1954) để giải quyết các vấn đề ở châu Âu, chủ yếu là vấn đề Đức. Tham gia Hội nghị Berlin có ngoại trưởng Mỹ, ngoại trưởng Anh, ngoại trưởng Pháp và ngoại trưởng Liên Xô.
Tuy nhiên, do lập trường quá khác nhau nên họ không đi đến thỏa thuận nào, bèn quay sang bàn hai vấn đề ở “ngoại vi” là vấn đề Triều Tiên và vấn đề Đông Dương. Sau khi kết thúc Hội nghị Berlin không đạt được kết quả, Liên Xô, Anh, Pháp và Mỹ đã lên kế hoạch tổ chức tiếp Hội nghị Genève.
Và vai trò của Trung Quốc xuất hiện ở đây. Với lập luận không thể thảo luận các vấn đề Viễn Đông nếu không có Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Liên Xô yêu cầu mời Trung Quốc tham dự. Các nước phương Tây cần Trung Quốc để giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Riêng Anh có vấn đề Hong Kong và cần thị trường Trung Quốc. Pháp cần vai trò Trung Quốc trong một giải pháp cho vấn đề Đông Dương. Mỹ miễn cưỡng phải chấp nhận để Trung Quốc tham gia hội nghị nhưng “không bắt tay” với Trung Quốc theo cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen (trưởng đoàn Mỹ John Foster Dulles không bắt tay trưởng đoàn Trung Quốc Chu Ân Lai).
Được chính thức tham dự một hội nghị quốc tế như vậy quả là một món quà vô giá đối với Trung Quốc lúc đó còn bị cô lập về chính trị, chưa lấy lại được vị trí ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nên Trung Quốc chủ trương tích cực tham gia nhằm “tạo thuận lợi cho việc mở ra con đường hiệp thương giữa các nước lớn để giải quyết các tranh chấp quốc tế” như đề án tham dự Hội nghị Genève của ban lãnh đạo Trung Quốc đã xác định.
Nói nôm na thì Trung Quốc tham dự hội nghị để xác lập vai trò nước lớn của mình trong việc giải quyết các công việc quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao và kinh tế với các nước phương Tây.
Nhân đây cần phải nói rằng qua các tư liệu có được có thể thấy lúc ấy Liên Xô kiên định ủng hộ ta nhưng chú trọng nhiều hơn tới các vấn đề châu Âu, có phần thụ động và “khoán” các vấn đề Viễn Đông cho Trung Quốc.
Như vậy Hội nghị Genève về Đông Dương xuất phát từ nhu cầu của các nước lớn. Vấn đề Việt Nam, Lào, Campuchia đã được sử dụng để phục vụ những lợi ích và sự dàn xếp của họ.
Việt Nam bị chia làm 2 miền
Căn cứ vào các văn kiện chính thức và phát biểu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta thời kỳ đó, có thể thấy ta cũng chủ trương mở ra mặt trận ngoại giao bên cạnh mặt trận quân sự và tiến hành cải cách ruộng đất.
Bài trả lời phỏng vấn ngày 26-11-1953 của Hồ Chủ tịch cho tờ báo Expressen của Thụy Điển đã gây tiếng vang lớn, trong đó Người nói rõ: “Nếu Chính phủ Pháp đã rút ra được bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”.
Sự điều chỉnh sách lược ấy bắt nguồn từ chỗ phân tích tương quan lực lượng trên chiến trường và tình hình quốc tế, trong đó nội bộ nước Pháp chính quyền khủng hoảng sâu sắc, phong trào phản chiến dâng cao, Mỹ lăm le trực tiếp tham chiến ở Đông Dương, Liên Xô và Trung Quốc là hai nước chủ yếu cung cấp viện trợ cho ta muốn “làm tình hình thế giới bớt căng thẳng, đó là lo lắng chính của phe ta hiện nay...” như Tổng bí thư Trường Chinh lúc bấy giờ đánh giá.
Chủ trương đi vào thương lượng, ta kiên trì lập trường “bốn điểm như những cái khâu của một sợi dây chuyền ngoắc vào nhau, không thể tách rời nhau” như Tổng bí thư Trường Chinh nhấn mạnh.
Đó là: “Độc lập là độc lập thật sự và hoàn toàn của dân tộc”, “Thống nhất là thống nhất quốc gia, toàn bộ lãnh thổ nước ta là của ta (Miên, Lào cũng vậy vì Miên - Lào cũng thống nhất trong độc lập và hòa bình)”, “Chế độ dân chủ cộng hòa có tính chất dân chủ, không thể xâm phạm được” và “Hòa bình là hòa bình chân chính”.
Vì sao đất nước bị chia cắt do kết quả của Hội nghị Genève? Có lẽ đây là câu hỏi day dứt nhất khi nói tới sự kiện lịch sử này.
Điều đó cũng dễ hiểu vì tình trạng đất nước bị chia cắt đã gây ra biết bao đau thương, mất mát cho dân tộc ta, chỉ 20 năm sau nước nhà mới thống nhất, giang sơn mới được thu về một mối.
Trong lịch sử, mỗi khi thỏa thuận về một cuộc đình chiến hoặc phân chia vùng ảnh hưởng người ta thường phải thỏa thuận khu vực chiếm đóng của các bên liên quan.
Thực tế ấy đã diễn ra ở nhiều nơi, trong đó có việc chia cắt nước Đức, bán đảo Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Về Việt Nam lúc bấy giờ có ba phương án được xem xét: một là quân Pháp rút về những vị trí họ đóng quân trước khi nổ ra chiến tranh cuối năm 1946, hai là các bên ở đâu đóng ở đấy với một số sự điều chỉnh và ba là phân chia vùng tập kết.
Các nước lớn chọn phương án theo hình mẫu Triều Tiên, trong đó Trung Quốc đóng vai trò lớn. Bằng chứng là tháng 8-2008, Nhà xuất bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản cuốn Chu Ân Lai và Hội nghị Genève của tác giả Tiền Giang công bố rất nhiều tư liệu mới, trong đó tác giả đã trích đăng bức điện ngày 2-3-1954 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi Trung ương Đảng ta đề nghị: “Nếu muốn đình chiến, tốt nhất nên có một giới tuyến tương đối cố định, có thể bảo đảm được một khu vực tương đối hoàn chỉnh. Trên thực tế, giới tuyến đình chiến hôm nay có thể trở thành ranh giới chia cắt trong ngày mai... Đường giới tuyến này càng xuống phía Nam càng tốt. Có thể tham khảo vĩ tuyến 16 độ bắc” (tư liệu này còn được trích dẫn trong cuốn Cuộc đời Chu Ân Lai do Nhà xuất bản Nhân Dân Trung Quốc xuất bản năm 1997).
Trong quá trình chuẩn bị và tiến hành đàm phán, phía ta từng đưa ra các phương án về khu vực đình chiến và tập kết quân như giới tuyến tạm thời chạy theo vĩ tuyến 13 (khoảng tỉnh Phú Yên) hoặc vĩ tuyến 14 (khoảng Bình Định). Lúc đầu, Trung Quốc đưa ra vĩ tuyến 16 như trên đã nói (khoảng dưới Đà Nẵng) nhưng cuối cùng đã lấy vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) làm giới tuyến.
Qua những tư liệu trên có thể thấy ý tưởng vạch giới tuyến xuất phát từ đâu và thậm chí ngay từ đầu người ta đã quan niệm đó không phải là giới tuyến tạm thời, mà là ranh giới chia cắt!
(còn nữa)
VŨ KHOAN  (nguyên phó thủ tướng)


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Hai, 14 tháng 7, 2014

60 năm Hiệp định Genève (1954 - 2014) Kỳ 1: Trung Quốc ngỏ lời 'đi đêm' với Pháp

(TNBĐ) - Nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève về Đông Dương (21.7.1954 - 21.7.2014), Báo Thanh Niên xin giới thiệu với bạn đọc những hồi ức của luật gia Hoàng Nguyên (1924 - 2007), người trực tiếp tham gia Hội nghị Genève với tư cách thư ký phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tòa soạn chân thành cám ơn gia đình ông Hoàng Nguyên đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu.

60 năm Hiệp định Genève (1954 - 2014)
 Kỳ 1: Trung Quốc ngỏ lời 'đi đêm' với Pháp

Nhân kỷ niệm 60 năm ký kết Hiệp định Genève về Đông Dương (21.7.1954 - 21.7.2014), Báo Thanh Niên xin giới thiệu với bạn đọc những hồi ức của luật gia Hoàng Nguyên (1924 - 2007), người trực tiếp tham gia Hội nghị Genève với tư cách thư ký phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tòa soạn chân thành cám ơn gia đình ông Hoàng Nguyên đã giúp đỡ và cung cấp tư liệu.


Hội nghị Genève về Đông Dương khai mạc ngày 8.5.1954, bế mạc ngày 21.7.1954 được chia làm 3 thời kỳ đàm phán. Thời kỳ thứ nhất, từ ngày 8.5.1954 tới ngày 19.6.1954. Thời kỳ thứ hai, từ ngày 20.6.1954 tới ngày 10.7.1954: coi như hội nghị tạm nghỉ. Các trưởng đoàn về nước báo cáo, chỉ có các cuộc họp hẹp và các đoàn quân sự họp với nhau. Thời kỳ thứ ba, từ ngày 11.7.1954 đến khi kết thúc hội nghị.
Đoàn Liên Xô do Viacheslav Molotov, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn. Đoàn Trung Quốc do Chu Ân Lai, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, làm trưởng đoàn. Đoàn Mỹ do Ngoại trưởng Dulles làm trưởng đoàn nhưng chỉ dự phần Triều Tiên, còn phần Đông Dương giao lại cho Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bedell Smith tham dự. Đoàn Anh do Ngoại trưởng Anthony Eden lãnh đạo. Đoàn Pháp, giai đoạn đầu là Ngoại trưởng Georges Bidault; giai đoạn sau là Pierre Mendès France - Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng lãnh đạo. Đoàn quốc gia Việt Nam do Ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định, sau đó Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ sang thay. Đoàn Hoàng gia Lào do Phủi Sananikone làm Ngoại trưởng lãnh đạo. Đoàn Hoàng gia Campuchia do Ngoại trưởng Nhiêk Tiêu Long rồi Ngoại trưởng Tep Phan lãnh đạo. Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.
Ngoài Trưởng đoàn Phạm Văn Đồng, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn có 4 cố vấn, bao gồm: Hoàng Văn Hoan - Đại sứ tại Bắc Kinh, cố vấn và là người phát ngôn của đoàn, chủ trì các cuộc họp báo; Tạ Quang Bửu - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cố vấn về quân sự kiêm Trưởng bộ phận quân sự; Phan Anh - Bộ trưởng Bộ Công thương, cố vấn về luật pháp; Trần Công Tường - Thứ trưởng Bộ Tư pháp, cố vấn giúp đoàn dịch và duyệt các văn bản bằng tiếng Pháp.
Trong thời kỳ thứ nhất hội nghị, các bên trình bày lập trường của mình về cách giải quyết vấn đề Đông Dương, tranh luận về các vấn đề lớn có liên quan tới mục tiêu của hội nghị và còn có quan điểm khác nhau, như bàn chung hay bàn riêng các vấn đề quân sự và vấn đề chính trị, bàn chung hay bàn riêng vấn đề Việt Nam và các vấn đề Lào và Campuchia.
Tại phiên họp đầu tiên, đại biểu Pháp trình bày lập trường của Pháp: tập kết quân đội hai bên vào vùng quy định; giải giáp lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế; đình chỉ chiến sự. Về Lào và Campuchia, họ nêu: rút tất cả các lực lượng Việt Nam; giải giáp các lực lượng dân quân du kích; trao trả tù quân sự và dân sự; kiểm soát quốc tế. Bidault tuyên bố thêm: “Nếu sự có mặt trong hội nghị này của một bên đã tổ chức các lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia Việt Nam đã được chấp nhận như một sự cần thiết để đi tới một sự thỏa thuận ngừng chiến sự, thì sự có mặt đó không thể được giải thích là bao hàm một sự công nhận có tính chất nào đó”.
Phạm Văn Đồng đứng ngay lên, yêu cầu để đại diện hai chính phủ kháng chiến Pathét Lào và Khơ me Issarak được tham dự hội nghị, vì họ đang kiểm soát những vùng rộng lớn trong mỗi nước và thiết lập các chính quyền dân chủ. Đại biểu Mỹ Bedell Smith và Bidault kiên quyết bác bỏ. Chủ tịch hội nghị Eden (Anh) tuyên bố nghỉ họp và gác vấn đề lại.
Ngày 16.5.1954, một viên chức Trung Quốc của Văn phòng Lao công quốc tế là Hu Tsiao Fong, đã từng làm việc cho chính phủ Đài Loan, nhưng có quan hệ mật thiết với Bắc Kinh, đến liên hệ trực tiếp với người Pháp, để cho biết ý của đoàn đại biểu Trung Quốc rồi đây muốn có quan hệ càng sớm càng tốt với đoàn đại biểu Pháp. Nếu đoàn Pháp đồng ý cử một viên chức ngoại giao làm việc thì đoàn Trung Quốc cũng chỉ định một viên chức có cấp bậc tương đương để đáp lại. Nhưng các cuộc nói chuyện giữa hai bên cần giữ bí mật triệt để. Theo Hu Tsiao Fong, đoàn đại biểu Trung Quốc muốn các cuộc nói chuyện này không chỉ giới hạn vào vấn đề Đông Dương, mà cả toàn bộ vấn đề quan hệ Đông - Tây, ví dụ, việc Pháp có thể góp phần làm cho chính phủ Mỹ thay đổi thái độ về việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc mà Bắc Kinh rất quan tâm.
Các cuộc gặp gỡ Trung - Pháp sẽ bắt đầu từ ngày 16.5, giữa một bên là Vương Bính Nam, Tổng thư ký của đoàn đại biểu Trung Quốc, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao, và một bên là Jean Paul Boncour, trước đây là đại diện Pháp tại Trung Quốc và Thái Lan, nay là thành viên đoàn Pháp (kiêm chức Tổng thư ký Hội nghị Genève) và Guillermaz, trước là Tùy viên quân sự Pháp tại Nam Kinh và Bangkok, nói thạo tiếng Trung Quốc và rất quen Vương Bính Nam. Ngoài các vấn đề thuần túy về Đông Dương, Vương Bính Nam còn đề cập đến các vấn đề tiếp xúc của nước CHND Trung Hoa với các nước mà Trung Quốc chưa có quan hệ, như Anh - Pháp, có lẽ sẽ là những cuộc tiếp xúc có tầm quan trọng lớn đối với Trung Quốc (đặc biệt là về quan hệ mậu dịch).
Các cuộc đàm phán ngày một nhiều giữa Trung Quốc và Pháp, tổng cộng có tới 5 cuộc từ ngày 30.5 tới ngày 7.6, kể cả giữa Chu Ân Lai và Bidault, hoặc giữa Vương Bính Nam và Chauvel, Đại sứ Pháp ở Thụy Sĩ. Trong các cuộc hội đàm này, điều đặc biệt là Chu Ân Lai tránh đi vào những vấn đề thuộc về quyền lợi của Trung Quốc như nhờ Paris vận động cho Trung Quốc vào Liên Hiệp Quốc hay cả việc lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Paris. Chu Ân Lai chỉ đi vào việc giải quyết vấn đề Đông Dương, bao gồm cả việc loại trừ sự đe dọa của Mỹ tại ba nước Đông Dương.
Sau 4 phiên họp công khai, Chủ tịch hội nghị A.Eden đề nghị họp hẹp. Phe ta tán thành, và Molotov đề nghị vấn đề quân sự và chính trị và vấn đề ba nước sẽ bàn song song. Anh, Pháp đồng ý, Mỹ đành phải chịu. Trong cuộc họp hẹp ngày 19.5, Pháp than phiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ thả các thương binh quốc tịch Pháp. Sau một đợt tranh luận giữa Molotov, Smith, Bidault, Phạm Văn Đồng và Nguyễn Quốc Định, Chu Ân Lai lại nói: “Mọi sự cản trở bất kể từ nguồn gốc nào đều đáng lên án”. Pháp hài lòng vì thấy Trung Quốc có thái độ xây dựng. Ngày 19.5, Hà Văn Lâu (thành viên phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đồng ý giải quyết vấn đề thương binh mà không phân biệt quốc tịch.
Giữa lúc đó, ngày 12.6.1954, quốc hội Pháp đánh đổ chính phủ Laniel - Bidault. Một tuần sau, ngày 19.6, chính phủ Mendès France lên cầm quyền ở Pháp. 
Hoàng Nguyên
Kiều Mai Sơn 
(lược trích)- Còn nữa

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

(TNBĐ) - Chuyện chưa biết về trận hải chiến với giặc phương Bắc trên Vịnh Bắc Bộ (Kỳ 1)





Chuyện chưa biết về trận hải chiến với giặc phương Bắc trên Vịnh Bắc Bộ
Kỳ 1: Ba vị tướng họ Phạm
Trận hải chiến đã nhấn chìm 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương, vô số khí giới, cùng hàng vạn quân tiếp viện.
Trong một lần trò chuyện với nhà sử học Đặng Hùng (Hội sử học Thái Bình), ông Hùng cao hứng nói: “Người Việt tuy ít, nước Việt tuy nhỏ, nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước người phương Bắc. Đừng tưởng họ có nhiều tàu, tàu to mà có thể khiến người nước Nam khiếp sợ. Bằng chứng là rất nhiều trận thủy chiến, đặc biệt là trận hải chiến ngoài Vịnh Bắc Bộ cách nay hơn 700 năm, đã tỏ rõ tài trí dũng mãnh vượt bậc của người Việt”.
Nghe nhà sử học Đặng Hùng nhắc đến chuyện hải chiến, quả thực tôi cũng thấy ngạc nhiên. Sử sách vốn nói nhiều đến những trận thủy chiến trên sông, những bãi cọc chôn xác thuyền bè của quân thù, chứ đâu có thấy nói đến chuyện hải chiến ngoài biển cả.
Nhà sử học Đặng Hùng tiết lộ thêm: “Tôi nghiên cứu nhiều về trận đánh trên sông Bạch Đằng trong lần thứ ba chống quân Nguyên, tức năm 1288, và tôi nhận ra rằng, điều kiện tiên quyết để nhà Trần chiến thắng lừng lẫy trên sông Bạch Đằng, đó là do thắng lợi của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Tôi đánh giá vai trò của trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ quan trọng hơn thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Chính trận hải chiến này đã quyết định sự thành công của cuộc chiến chống quân Nguyên lần thứ ba”.
Điều ông Hùng nói thật lạ. Vậy là tôi lên đường tìm ra vùng vịnh mù khơi. Con tàu cao tốc lao vun vút trên mặt biển hướng ra đảo Quan Lạn. Đảo Quan Lạn gồm xã Quan Lạn và Minh Châu nằm trong vịnh Bắc Bộ, cách thị trấn Cái Rồng (huyện đảo Vân Đồn) chừng 1 giờ tàu chạy. 
Từ xa, đảo Quan Lạn hình con thuyền khổng lồ hiện ra mờ ảo giữa sương mù giăng giăng khắp ngả. Ông Nguyễn Văn Đương, người dân trên đảo Quan Lạn, lái phụ tàu cao tốc chỉ tay về phía tây đảo Quan Lạn bảo: “Tôi vẫn nghe các cụ truyền lại rằng, vùng biển phía tây đảo Quan Lạn là nơi ông Trần Khánh Dư cùng ba tướng họ Phạm chỉ huy đánh tan hải quân, thuyền lương của giặc phương Bắc. Các cụ kể, vùng biển ấy thường xuyên có sương mù, che khuất tầm nhìn. Ông Trần Khánh dư đã biết lợi dụng sương mù để đánh tìm các tàu chiến của giặc.
Mấy chục năm nay, giới săn đồ cổ lặn tìm ở đó kiếm được nhiều cổ vật lắm. Họ bảo, dưới đáy biển có nhiều xác tàu đắm, giáo mác, cung nỏ cũng vớt được nhiều, nhưng lâu năm quá nên phần lớn đã han gỉ”.
Ngôi đền Quan Lạn ngày cuối tuần đón nhiều du khách từ đất liền ra thắp nhang, khấn vái. Người ta rỉ tai nhau rằng, ngôi đền thờ ba anh em họ Phạm, có công đánh giặc Nguyên rất thiêng, cầu gì được nấy, nên ai ra đảo cũng tìm đến. 
Đền Quan Lạn, cùng với ngôi đình, là chốn linh thiêng bậc nhất của đảo. Ông Nguyễn Hữu Thuận, thủ từ đền tất tả tiếp khách, rồi tranh thủ trò chuyện với tôi. Ông bảo: “Vào ngày 18/6 (âm lịch) hàng năm, Quan Lạn lại tổ chức lễ hội rất lớn. Lễ hội sắp đến rồi, du khách ra đông hơn, chúng tôi cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng”.
Theo ông Thuận, từ xa xưa, các cụ ở Quan Lạn đã tổ chức lễ hội này, với ý nghĩa kỷ niệm ngày chiến thắng giặc Nguyên năm 1288 trên biển Vân Đồn, tức trận hải chiến trên Vịnh Bắc Bộ. Đền Quan Lạn thờ ba anh em họ Phạm, là phó tướng của Trần Khánh Dư, nên là nơi chính của ngày hội.
Lễ hội Quan Lạn quả thực rất độc đáo vì diễn ra trên biển, với thuyền rồng, với màn đánh trận giả giữa hai đội Đông Nam văn và Đoài Bắc võ, tái hiện lịch sử của cư dân trên đảo, thể hiện tinh thần thượng võ của hậu duệ nghĩa quân.
Hỏi về lai lịch của ba vị tướng họ Phạm, ông Thuận dẫn tôi đến chỗ tấm bia đá có vẻ như mới dựng vài năm nay, khắc chữ quốc ngữ. Tấm bia ghi rõ danh tính ba vị tướng họ Phạm, gồm Phạm Công Chính, Phạm Quý Công và Phạm Thuần Dụng. Ba ông là anh em một nhà. 


Theo đó, ba ông là người xã Quan Lạn, đều lập công lớn trong ba lần chiến thắng Nguyên Mông. Đặc biệt là trong lần thứ ba (tháng 1/1288), dưới sự chỉ huy tài tình của Trần Khánh Dư, ba tướng họ Phạm đã cùng với quân dân Vân Đồn tiêu diệt toàn bộ 500 chiến thuyền và trên 70 vạn hộc lương thực, cùng toàn bộ khí giới của triều đình nhà Nguyên.
Trận thắng trên biển Vân Đồn đóng góp to lớn để làm nên chiến thắng Bạch Đằng lịch sử tháng 4/1288. Bia đá viết: “Ba danh tướng tài năng, ba nhà quân sự sắc bén của quê hương Quan Lạn đã từng gắn bó sinh tử, ra sống vào chết để trấn giữ nơi cửa biển tiền tiêu phía đông bắc Tổ quốc và lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc võ công vệ quốc”.
Bia đá ghi ngắn gọn như vậy, còn dân gian thì truyền nhiều câu chuyện liêu trai. Duy có điều khá đặc biệt, dù ba ông tướng này có đền thờ chung và đền thờ riêng trên đảo Quan Lạn, nhưng thân thế và sự nghiệp thì đến ông từ Nguyễn Hữu Thuận trông giữ, hương khói, kiêm cả hướng dẫn viên cũng không nắm được gì nhiều. 
Lược bỏ những chi tiết thần thánh hóa, thì chỉ biết rằng, ba ông là anh em ruột, sinh ra và lớn lên trên hòn đảo này. Tổ tiên đã ở đây, lấy nghề đánh cá làm kế sinh nhai, nên cả ba anh em đều giỏi nghề đi biển, hiểu từng luồng lạch, con nước. 
Trong lần thứ ba chống quân Nguyên, vị tướng Trần Khánh Dư mấy phen thất bại, nên bị triều đình vời về trị tội. Tướng Trần Khánh Dư đã nguyện mang tính mạng của mình để lấy công chuộc tội. Tướng Trần Khánh Dư đã đề xuất xin được mang quân thực hiện trận hải chiến ở cửa biển Vân Đồn. 
Đem quân ra Vân Đồn, nhưng Trần Khánh Dư cũng hoang mang lắm. Quân địch thì đông, tàu địch thì lớn, mà khí thế ngút trời, khiến cả thế giới phải khiếp sợ. Đúng lúc đó, ba anh em họ Phạm đến gặp Trần Khánh Dư, nguyện đem hết tài năng, kinh nghiệm biển cả của mình để phục vụ nhà Trần. Ba anh em họ Phạm đã thề nguyện rằng, nếu không đánh chìm được các chiến thuyền của giặc Nguyên, thì sẽ gieo mình xuống biển cho cá mập ăn, chứ nhất quyết không đem mạng sống của mình vào bờ để phải hổ thẹn với nhân dân.
Nhân huệ vương, tướng trấn ải đông bắc Trần Khánh Dư gặp được ba anh em họ Phạm thì khí thế như rồng gặp nước. 
Truyền thuyết kể rằng, ba vị tướng họ Phạm bằng kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, đã đề xuất đem thuyền giấu vào sương mờ dày đặc trên biển. Đoàn thuyền vận chuyển lương và quân tiếp vận của tướng giặc Trương Văn Hổ đi vào vùng biển Quan Lạn, đã bị những mũi tấn công thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù cắt đội hình, đánh cho tan tác. Toàn bộ 500 chiến thuyền, 70 vạn hộc lương và hàng vạn quân địch đã bị nhấn chìm xuống đáy biển. 
Trận hải chiến thắng lợi lẫy lừng, nhưng cả ba vị tướng họ Phạm đều đã hy sinh. Xác ba ông trôi dạt vào bờ, được người dân vớt lên, chôn tại đảo và ba địa điểm chôn xác tướng họ Phạm đều đã dựng đền thờ.

Còn tiếp…


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...