TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

(Thơ)- Nụ hôn lính đảo



N hôn lính đảo

Anh hôn em đâu phải riêng em
Giữa đồng đội anh không hề che giấu
Cô văn công lần đầu tiên ra thăm đảo
Bỗng ngỡ ngàng lính đảo hồn nhiên.
Em đừng vội hờn trách anh nghe em
Bởi lính đảo thật tình thế đấy
Đã từng quen với bão dông, sóng dậy
Xa bến bờ, bám chốt biển tiền tiêu
Nơi rét run người, nắng đốt như thiêu
Súng vẫn chắc tay canh giữ biển trời Tổ quốc
Nhận một cánh thư, mừng rơi nước mắt
Bỗng thấy gần, hậu phương ở kề bên
Em đứng đây, đâu chỉ của riêng em
Anh gặp qua em, dáng hình của mẹ
Của người chị, người yêu, của đứa em bé nhỏ
Và những gì anh thầm nhắc ngày đêm.
Anh hôn em, đâu phải của riêng em
Anh hôn cả tình quê em mang đến
Để mai ngày em trở lại hậu phương
Cho anh gửi chiếc hôn đầy tình nghĩa
Trong tâm hồn rồi đây em sẽ hiểu
Để thương người lính đảo, phải không em?
                                      
                                         Ngọc Tráng


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Trung Quốc thò bàn tay bẩn tới chính phủ Tây Ban Nha




(TNBĐ) - Bàn tay bẩn của TQ thò vào tới quốc hội Tây Ban Nha

Trung Quốc thò bàn tay bẩn tới chính phủ Tây Ban Nha:

1. Sơ lược một số diễn biến chính về vụ toà án TBN ra lệnh bắt ông Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Lý Bằng:
- Ngày 19.11 một toà án tại TBN đã tuyên lệnh bắt giữ đối với cựu Chủ tịch TrungQuốc Giang Trạch Dân và cựu Thủ tướng Lí Bằng vì những chính sách về Tây Tạng. ( do hai nhóm tự cho là ủng hộ Tây Tạng và một nhà sư có quốc tịch Tây Ban Nha đã khởi kiện các vị cựu nguyên thủ trên ra tòa án Tây Ban Nha từ năm 2006).
- Theo pháp luật TBN, bất cứ công dân TBN hoặc người nào sinh sống trên đất TBN đều có thể kiện một người khác ở bất kỳ đâu và vụ việc xảy ra ngoài lãnh thổ TBN.
Một phán lệnh của Tòa án Hiến định Tây Ban Nha ban hành tháng 6-2006, ra lệnh các tòa án nước này thực thi các quyền pháp lý phổ quát. Nguyên tắc pháp lý này cho phép các tòa án ở Tây Ban Nha tiếp nhận các vụ kiện về tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại không phân biệt nơi chúng xảy ra, cũng như quốc tịch của bị đơn.
2. Các quan chức TQ bị kiện vì tội gì?
Ông Giang Trạch Dân và ông Lí Bằng (ảnh trên), cùng ba quan chức cấp cao khác đã điều hành Trung Quốc trong thập niên 1980 và 1990, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền ở khu vực Himalaya.

Trung Quốc kiểm soát khu vực Tây Tạng từ thập niên 1950. Chính quyền nước này luôn khẳng định đã “giải phóng hòa bình” khu vực vùng núi hẻo lánh này, khi đó còn đang trong tình trạng đói nghèo và kinh tế trì trệ
3. Làm thế nào để thực thi lệnh của toàn án?
Với quyết định của tòa án Tây Ban Nha, hai vị cựu lãnh đạo và cựu quan chức Trung Quốc có thể bị bắt giữ khi họ đi tới Tây Ban Nha hay bất kỳ quốc gia nào công nhận lệnh bắt giữ của Tây Ban Nha.
4. Toàn án đã phán quyết như thế nào?
Sau 7 năm điều tra, ngày 18/11/2013, Tòa án quốc gia Tây Ban Nha phán quyết rằng họ có nhiều chứng cứ cho thấy hai nhà cựu lãnh đạo Trung Quốc can dự vào những hành vi bị nguyên đơn thưa kiện. Mỗi người đều có trách nhiệm về chính trị và quân sự trong giai đoạn điều tra kể trên... và toàn án đã ra lệnh truy nã quốc tế. Thẩm phán yêu cầu Interpol phát lệnh bắt để bỏ tù đối với ông Giang Trạch Dân, Lý Bằng và các quan chức Trung Quốc khác trong những năm 1980 và 1990.
5. Bàn tay nhơ nhuốc:
Một ngày sau khi tòa án Tây Ban Nha phát lệnh truy nã quốc tế đối với các cựu lãnh đạo Trung Quốc vì tội diệt chủng, quốc hội Tây Ban Nha đã thông qua một điều luật hạn chế quyền pháp lý phổ quát của tư pháp nước này.
Theo đó, Tòa án Tây Ban Nha sẽ chỉ ra lệnh tiến hành tố tụng tội ác chống nhân loại phạm tội ở nước ngoài nếu người bị tố cáo là công dân Tây Ban Nha.
Theo một vị dân biểu TBN, TQ đã có những phản ứng bất bình gay gắt đối với chính quyền Madrid với những lời nói bóng gió đe dọa quan hệ kinh tế song phương.... và cuối cùng Madrid đã cuối đầu trước những lời nói bóng gió của TQ.



- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Trung Quốc ngang ngược vẽ lại bản đồ theo chiều dọc

(TNBĐ) - Sự thật lịch sử về Hoàng Sa



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 3&4)



Chương 3
Giang Thanh bước đầu tỏ ra lợi hại
Mao Trạch Đông lên làm Chủ tịch nước, Giang Thanh khi ấy 35 tuổi thật sự trở thành đệ nhất phu nhân, nhưng Mao vẫn không cho bà ta xuất hiện trên vũ đài chính trị. Cùng sống ở khu Phong Trạch Viên trong Trung Nam Hải, song mỗi người một phòng, vì Mao đã đam mê những người đàn bà khác.
Mục tiêu lớn của Giang là giữ vững vị trí của mình, muốn vậy, phải góp phần củng cố và phát triển quyền lực tối cao của Mao. Giang đã từng bước thành công trong 20 năm sau đó. Được Mao công khai và ngấm ngầm ủng hộ, Giang đã từ lĩnh vực văn nghệ đi vào chính trị từ phê phán các bộ phim “Chuyện kín trong cung nhà Thanh” (1950), “Truyện Vũ Huấn” (1951), phê phán “Hồng Lâu Mộng” (1953), vụ án Hồ Phong (1955)…, giúp Mao loại trừ hoặc kiềm chế các nhà lãnh đạo khác. Mao thỉnh thoảng cũng giả vờ phê bình Giang trên thực tế ngày càng tin cậy, cho đến khi Giang được cử giữ chức Tổ phó thứ nhất Tổ Cách mạng văn hoá trung ương, có quyền lực thực tế hơn cả Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ tướng.
♦ ♦ ♦
Chương 4
Vận dụng thuật cầm quyền của vua chúa
Mọi sai lầm lớn của Mao những năm cuối đời, như giết hại công thần, gây bè phái trong đảng, bám chặt lấy chế độ lãnh đạo suốt đời và gia đình trị, dung túng phe đảng Giang Thanh, đều thuộc thuật cầm quyền của vua chúa.
Từ Đại hội 7 ĐCSTQ (1945), Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai là trợ thủ chủ yếu của Mao. Họ hiểu nhau, nhất trí về tư tưởng và đường lối, phối hợp rất ăn ý, vinh nhục có nhau. Nhưng sau khi vào Trung Nam Hải, môi quan hệ thân thiết ấy dần dần thay đổi. Lưu và Chu ngày càng thấy khó nắm bắt được ý đồ của Mao, ngày càng thấy lo ngại, phải thận trọng giữ gìn từng ly một. Cao Cương phụ trách 3 tỉnh Đông Bắc, là ngôi sao mới nổi lên thời kỳ đầu thành lập CHND Trung Hoa, thuộc phái thân Liên Xô, Mao cần dựa vào ông ta để khai thông quan hệ với Stalin. Tháng 6-1949, khi cùng Lưu Thiếu Kỳ và Vương Gia Tường sang Liên Xô thông báo tình hình và xin viện trợ, Cao Cương đã đề nghị sáp nhập 3 tỉnh Đông Bắc thành nước cộng hoà thứ 17 của Liên Xô. Nhận được báo cáo của Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông nổi giận, gọi Cao Cương về nước ngay.
Nhưng khi họ Cao có mặt tại Trung Nam Hải, Mao lại vỗ về, hứa cho Cao giữ chức Phó Chủ tịch nước. Tiếp đó Mao điều Cao Cương lên trung ương, cử giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch nhà nước, đưa 15 cán bộ cấp cao như Trần Vân, Bành Đức Hoài, Lâm Bưu, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, Lý Phú Xuân… về Uỷ ban này làm việc dưới quyền Cao Cương.
Trong khi đó, Mao vẫn cho Cao Cương kiêm nhiệm 4 chức vụ chủ chốt ở Đông Bắc (Bí thư thứ nhất đảng uỷ, Chủ tịch Uỷ ban quân chính, Tư lệnh kiêm Chính uỷ Quân khu). Mao lại cho phổ biến rộng rãi “kinh nghiệm Đông Bắc”, tỏ ra ngày càng không tin cậy Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai… Tất cả những động thái đó khiến Cao Cương lầm tưởng rằng ông ta có vị trí và vai trò đủ để thay thế Lưu Thiếu Kỳ, khi Mao đi theo đường lối thân Liên Xô. Ông ta vẫn mưu toan dựa vào Stalin để củng cố thế đứng cho mình. Cao Cương và bạn đồng minh chủ yếu là Trưởng ban Tổ chức Trung ương Nhiêu Thấu Thạch tưởng đã nắm được ý đồ của Mao, họ trở thành những nhân vật quan trọng trong làn sóng ngầm chống Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai do Mao phát động. Nào ngờ, Stalin vừa qua đời, Mao liền tính sổ họ ngay với vụ án “Tập đoàn chống Đảng Cao Cương - Nhiêu Thấu Thạch”. Mao chẳng những trừ khử Cao-Nhiêu, mà còn làm suy yếu Lưu Thiếu Kỳ-Chu Ân Lai. Thủ đoạn của Mao lợi hại và đáng sợ đến mức các cán bộ cấp cao run rẩy, dù được tin cậy hay bị nghi ngờ, chỉ có tuyệt đối trung thành với Mao mới có thể giữ mình.

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...