TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Việt Nam huấn luyện chiếm đảo



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Hải quân Việt Nam trang bị tên lửa EXTRA và UAV Orbiter 2 của Israel

(TNBĐ) - Trang tin quân sự bmpd.livejournal của Nga ngày 28.11 cho biết loại tên lửa bờ biển EXTRA và máy bay không người lái Orbiter 2 của Israel được trang bị cho Đoàn 685, Vùng 4 Hải quân Việt Nam, qua phóng sự bắn thử tên lửa vừa phát trên kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Qua phóng sự truyền hình này (phát ngày 26.11), trang tin bmpd nhận định đây là loại tên lửa EXTRA do tập đoàn IMI của Israel sản xuất, thường được trang bị trên các giàn phóng tên lửa hàng loạt Lynx (pháo phản lực). EXTRA là loại tên lửa có thiết bị dẫn đường (thường là GPS), tầm bắn xa 150 km, đầu đạn 300 mm, nặng 120 kg, độ chính xác cao (chỉ lệch mục tiêu trong khoảng 10 m).




Trong phóng sự truyền hình nói trên có cảnh các chiến sĩ Đoàn 685 lắp ráp và triển khai UAV loại Orbital 2. Đây là máy bay của Israel, do hãng ADS (Israel) sản xuất. Loại máy bay này dùng trinh sát mục tiêu và hướng dẫn hỏa lực nhắm bắn chính xác.
Loại UAV cực nhỏ này (dài chỉ 1 m, sải cánh 3 m, nặng 10 kg, bay cao 500 - 600 m, tối đa 3.200 m và bán kính hoạt động 80 km, liên tục 4 giờ) khi hoạt động hầu như không thể nhìn thấy vì quá nhỏ, thậm chí radar cũng không phân biệt được nó với 1 con chim.
Orbiter 2 phóng đi bằng một giàn phóng, và quay về đáp xuống bằng dù. Hãng chế tạo Orbiter là ADS cho biết loại UAV này còn có thể mang được tên lửa chống tăng Spike (cũng của Israel).
Nhiều nước đang sử dụng Orbiter 2 như Anh, Mỹ, Mexico, Phần Lan… để tuần tra biên giới và lãnh hải. Giá thành của loại UAV mini này chưa tới 1 triệu USD/chiếc.
Theo bmpd, trước đây có nhiều nguồn tin cho biết Việt Nam muốn mua loại tên lửa dẫn đường có độ chính xác cao này của Israel cùng UAV, đến nay người ta mới thấy được tên lửa EXTRA và UAV Orbital 2 đã có mặt trong trang bị của lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam.
Tên lửa EXTRA (Extended Range Artillery, pháo tầm xa) do hai hãng IMI và IAI của Israel hợp tác sản xuất từ năm 2007, dài 3,97 m, đường kính 306 mm, nặng 450 kg, mang đầu đạn nặng tối đa 120 kg, tầm bắn tối đa 150 km. Tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS. Israel trước đó đã xuất khẩu tên lửa này sang Kazakhstan và Azerbaijan.
Trước đó, một bản tin của Reuters phát ngày 9.1.2012 cho biết tập đoàn IAI của Israel đang xúc tiến hợp đồng bán vũ khí trị giá 1,1 tỉ USD "cho một nước châu Á" trong vòng 4 năm. Hợp đồng này bao gồm máy bay, tên lửa và công nghệ trinh sát. Trước đó IAI đã bán cho Hải quân Ấn Độ hệ thống chống máy bay trị giá 1,1 tỉ USD vào năm 2009.
Xem clip phóng sự trên kênh Quốc phòng Việt Nam về Đoàn 685 thực hành bắn tên lửa bờ biển EXTRA:


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

CHIẾN CÔNG THẦM LẶNG

(TNBĐ) - Khi phát động cuộc tổng tấn công giải phóng sài Gòn, Bộ tư lệnh tối cao của đất nước đã phải cân nhắc tới tình huống Hoa Kỳ can thiệp trở lại bảo vệ chính quyền Sài Gòn. Các chiến sỹ tình báo của ta được giao nhiệm vụ phải trả lời được câu hỏi này .

Có ba người đã gửi về Trung tâm câu trả lời: " Mỹ sẽ không can thiệp khi ta tấn công giải phóng Sài Gòn ". Trong đó 2 người chúng ta đã biết là Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn là phóng viên Tạp chí Time tại Sài Gòn, người thứ 2 là Hạ nghị sỹ Đinh Văn Đệ là Chủ tịch Ủy ban Quân lực của Quốc hội Việt Nam cộng hòa. Người thứ 3 ít được biết đến là Thiếu tướng GS-TSKH Nguyễn Đình Ngọc (1932-2006) hoạt đông với vỏ bọc là Giáo sư Đại học khoa học Sài Gòn.
Tin tức mà Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc nắm được là qua cuộc đàm thoại giữa Phó đề đốc Hải quân Sài Gòn Nghiêm Văn Phú với Đô đốc No-el Gây-lơ ở Hạm đội 7. Nhà tình báo Nguyễn Đình Ngọc còn thuyết phục được Phó Đề đốc Nghiêm Văn Phú ra lệnh cho cấp dưới án binh bất động khi lực lượng của ta từ miền Tây tiến về Sài Gòn bằng đường thủy để tránh đổ máu không cần thiết.
Tin Mỹ sẽ không can thiệp của Thiếu tướng Nguyễn Đình Ngọc được gửi về Hà Nội trước 24 giờ khi cuộc tổng tiến công giải phóng Sài Gòn mở màn. Năm tháng đã lùi xa nhưng chiến công của Thiếu tướng tình báo GS-TSKH Nguyễn Đình Ngọc mãi mãi là niềm tự hào của mỗi thế hệ cán bộ chiến sỹ tình báo một lòng, một dạ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân cùng dân tộc làm nên chiến thắng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Nguyễn Đình Cự


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Hoàng Sa là của Việt Nam

(TNBĐ) -Đúng như vậy, chỉ 5 tháng sau ngày giải phóng miền Nam, đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam do Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn dẫn đầu sang thăm Trung Quốc, và trong hội đàm với Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình ngày 24/9/1975 đã đặt vấn đề phải giải quyết về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Nửa tháng sau (10/11/1975), Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Từ đó đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam liên tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo này, như công bố sách trắng “Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế”, phản đối mọi lời tuyên bố chủ quyền và những hoạt động của Trung Quốc trên quần đảo; tăng cường công tác quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa bằng việc thành lập huyện đảo vào ngày 9/12/1982 thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó đặt dưới quyền quản lý của TP. Đà Nẵng kể từ ngày 1/1/1997. Đồng thời, Nhà nước không ngừng thực hiện các hoạt động đấu tranh pháp lý, ngoại giao và trên mặt trận tuyên truyền nhằm khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nhìn lại lịch sử, sau 1.000 năm mất nước (43 – 938) người Việt Nam vẫn khôi phục được “nghiệp xưa họ Hùng”, bởi trong suốt 1.000 năm đó người Việt không hề mất ý chí về chủ quyền đất nước, và 1.000 năm Bắc thuộc cũng đồng thời là 1.000 năm chống Bắc thuộc. Điều đó cho chúng ta vững tin rằng, dù giải quyết vấn đề Hoàng Sa không thể một sớm một chiều, nhưng chắc chắn sẽ có ngày chúng ta thực hiện được sự quản lý thực sự trên quần đảo này.
Còn với Trung Quốc, tuy đã chiếm đóng Hoàng Sa suốt 40 năm qua, nhưng vẫn mãi mãi không thể nào có được một tư cách hợp pháp đối với vùng lãnh thổ cưỡng chiếm bằng vũ lực. Ferrier Jean Pierre tại trường Đại học Luật kinh tế và khoa học xã hội ở Paris thẳng thừng chỉ ra rằng: “Đó là hành động vi phạm trắng trợn các quy tắc ngăn cản việc dùng vũ lực và việc xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực… Việc xâm chiếm này về nguyên tắc là phi pháp”.
Monique Chemillier – Gendreau, Chủ tịch Hội Luật gia châu Âu cũng căn cứ vào Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên hiệp quốc khẳng định: “Sự chinh phục bằng vũ lực kéo theo một tình trạng chiếm đóng quân sự luôn luôn là trái phép và sự chiếm đóng quân sự này, trừ khi có một thỏa thuận giữa các quốc gia liên quan, không thể tự chuyển thành quyền, dù có thời gian dài”.
[ Nguyễn Đình Cự - Nguồn IT ]






 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

CSB Việt Nam nhận tàu tuần tra Nhật Bản viện trợ

(TNBĐ) - Tàu tuần tra mà Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam được đóng năm 1991, lượng giãn nước đầy tải 725 tấn. Sáng 5/2/2015, tại Tp. Đà Nẵng, BTL Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu tuần tra CSB 6001 (Syokaku) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ.


Đây là chiếc tàu tuần tra đầu tiên trong số 3 tàu đã qua sử dụng mà Chính phủ Nhật Bản tuyên bố viện trợ không hoàn lại phi dự án cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cho Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Tàu tuần tra Nhật Bản viện trợ có chiều dài 56,7m, chiều rộng 8,8m, lượng dãn nước đầy tải 725 tấn, tốc độ 12,5 hải lý/giờ, được đóng tại Nhật Bản năm 1991.
Sau khi tàu được hoán cải, bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp trang thiết bị sẽ phù hợp cho Lực lượng CSB sử dụng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, giữ gìn an ninh an toàn hàng hải và cứu hộ cứu nạn.
Việc Chính phủ Nhật Bản viện trợ tàu tuần tra biển cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam không những góp phần nâng cao năng lực duy trì thực thi pháp luật nhằm đảm bảo an toàn và an ninh trên biển mà còn thể hiện tình cảm chân thành và mối quan hệ tốt đẹp phát triển giữa Lực lượng Cảnh sát biển hai nước.







 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...