TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

(NLLS)- Tháng Ba Di Tản (Tác giả: Trọng Đạt)

(TNBĐ)
Lời BBT: Đại thắng mùa xuân 1975 đã đem đến sự thống nhất non sông đất nước ta. Cách đây 42 năm, cuộc đại di tản của Quân lực VNCH và Đế Quốc Mỹ đã diễn ra ngay từ đầu chiến dịch giải phóng Tây Nguyên. Chúng ta hãy thử xem "phía bên kia" nới gì về cuocj đại di tản này?

===Kỳ 1: Bối cảnh lịch sử
Đề tài này tôi đã viết vài lần trước đây nên sẽ không đề cập nhiều về chi tiết, trong phần nhận xét sẽ đánh giá lại hậu quả của di tản, xin được trình bầy lại trong dịp 42 năm biến cố bi thảm này
Đầu tháng 2 năm 1968, trận đánh Tết Mậu thân nổ ra ngay giữa mấy chục tỉnh và thị xã lớn tại miền nam VN, người ta cho là chiến tranh đã tới giai đoạn tàn khốc nhất và sẽ phải có hòa bình. Nhưng mấy năm sau đó dưới thời tân Tổng thống Nixon, cuộc chiến lại khốc liệt hơn gấp bội lần, những trận đánh lớn qui ước cấp sư đoàn, quân đoàn diễn ra liên tiếp. Mặc dù Mỹ-Việt Nam Cộng Hòa thắng lợi về quân sự nhưng nó không đóng vai trò quyết định mà thực ra trận Mậu Thân tuy cường độ khiêm tốn hơn nhưng đã thay đổi khúc quành cuộc chiến. Miền Nam đánh thắng một trận lớn nhưng thua trận, số phận bi thảm của Đông Dương đã được quyết định từ đây. Người Mỹ quá chán nản mệt mỏi cuộc chiến, họ chống đối dữ dội đòi chính phủ phải rút ra khỏi Đông Dương
Đầu năm 1969, Nixon nhậm chức Tổng thống và bắt tay vào việc mang lại hòa bình giữa khi phong trào phản chiến bùng phát tới chỗ bạo động, đổ máu, chết người… (1). Trong khi tại miền Bắc, Tổng bí thư Lê Duẫn với lập trường sắt đá quyết chiếm được miền Nam dù phải đẩy hàng triệu cán binh vào tử địa. TT Nixon cứng rắn kiên quyết không nhượng bộ địch nhưng cũng không chế ngự được cuộc chiến tại đất nhà.

Năm 1972 mặc dù TT Nixon (Cộng Hòa) tái đắc cử nhiệm kỳ hai với đại đa số phiếu cử tri đoàn 96% (520/17), hơn đối thủ McGovern (Dân Chủ) 18 triệu phiếu nhưng đảng đối lập vẫn giữ đa số tại Quốc hội với 56% Hạ viện và 57% Thượng viện. Hiệp định Paris ký kết vào cuối tháng 1-1973 khi người dân, Quốc hội Dân Chủ thúc ép phải ký gấp nên VNCH có một số điều khoản bất lợi, Cộng quân vẫn được đóng tại dưới Khu phi quân sự.
Sáu tháng sau Hiệp định Paris, Quốc hội Dân Chủ ra luật cắt tất cả các ngân khoản quân sự cho Hành pháp về những hoạt động quân sự tại Đông Dương có hiệu lực từ giữa tháng 8-1973 (2) và cắt giảm viện trợ từ 2, 2 tỷ năm 1973 xuống còn 1 tỷ tài khóa 1974 và chỉ còn 700 triệu tài khóa 1975 (3). TT Nixon cho biết ngày 23 -9-1974, Lưỡng viện Quốc Hội (DC) Mỹ chỉ chấp thuận viện trợ cho miền nam VN 500 triệu (4), ông nói các vị dân cử phản chiến đã xóa sổ đồng minh miền nam VN.
Ngày 9-8-1974 Nixon từ chức vì Watergate, Gerald Ford lên thay, tình hình chính trị VN ngày càng xấu. Vụ tai tiếng Watergate khiến Dân Chủ lấy thêm được 49 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện đầu tháng 11-74, chiếm 291 ghế, tỷ lệ 66.9%
Họ cũng lấy thêm được 4 ghế Thượng viện thành 60 ghế tỷ lệ 60%, những đảng viên Dân Chủ mới vào kỳ này chống chiến tranh VN tích cực (5)
Trong khi CS quốc tế viện trợ quân sự dồi dào cho Hà Nội, giai đoạn 1972-1975 hàng viện trợ 649, 246 tấn hàng vũ khí tương đương với giai đoạn1969-72 (6). Cuối năm 1974 Nga tăng viện trợ cho BV gấp 4 lần so với những tháng trước đó (7)
Ngược lại miền Nam lại lâm vào tình trạng kiệt quệ nhất trong cuộc chiến 1964-1975 vì bị cắt viện trợ. TTMT Cao Văn Viên cho biết đạn dược súng lớn nhỏ tháng 2-75 chỉ đủ xử dụng cho 30 ngày, tháng 4 chỉ còn đủ cho khoảng hai tuần (8). Xe tăng, máy bay thiếu cơ phận thay thế khoảng 1/3 nằm ụ. Theo Tướng TL Nguyễn Văn Minh vì thiếu săng nhiếu máy bay không cất cánh được, chính BV cũng đã biết tình trạng bi đát của VNCH (9)
Cũng theo lời ông Cao Văn Viên, trước tình hình thiếu thốn tiếp liệu đạn dược do cắt giảm viện trợ, nhiều nhà Chiến lược gia đã đề nghị với TT Thiệu thu hẹp lãnh thổ vì không đủ hỏa lực để bảo vệ cả 4 Quân khu, bỏ Quân khu I và Quân khu II rút về bảo vệ QK III và QK IV (10)
1- Vào năm 1974, Tướng Đồng Văn Khuyên, TMT đệ trình lên tổng thống ý niệm phải thu hẹp lãnh thổ VNCH thế nào tương xứng với sự cắt giảm viện trợ quân sự.
2- Thiếu tướng John Murray thuộc phòng tùy viên quốc phòng Hoa Kỳ (Defense Attache Office-Vietnam) có cung cấp cho tổng thống Thiệu qua Tòa Đại Sứ Mỹ một sơ đồ tương tự.
(3- Chuẩn tướng Úc Đại Lợi Ted Sarong cũng đề nghị qua một giới chức Phủ Tổng Thống một kế hoạch tương tự
Các kế hoạch trên rất khó thực hiện vì nếu rút cả hai QK I, II về phần đất còn lại (QK III, IV) người dân sẽ chạy ùa theo. Ít nhất QK III, QK IV sẽ phải tiếp nhận từ 3 tới 4 triệu người tỵ nạn, chính phủ rất khó nuôi thêm một số dân quá đông.
Giữa tháng 12-1974 ba sư đoàn CSBV tấn công Phước Long, ngày 7-1-1975 họ đã chiếm được toàn bộ tỉnh. BV đánh thăm dò phản ứng Mỹ, TT Ford chỉ phản đối xuông. Trước đó chỉ vài ngày, trong một phiên họp quân sự cao cấp tại Dinh Độc Lập TT Thiệu vẫn lạc quan tin rằng BV chưa phục hồi sau trận đánh lớn 1972, chưa đủ sức tấn công các thị xã, thành phố lớn.
Tám mươi phần trăm quân chính qui BV đã hiện diện tại QK I và QK II của VNCH tháng 3-75, họ giữ lại 3 sư đoàn tổng trừ bị (thuộc quân đoàn I) tại miển Băc. Tại QK I Theo tác giả Nguyễn Đức Phương Bắc việt có 7 sư đoàn (324B, 325, 320B, 312, 304, 711, 2) và 3 Trung đoàn độc lập tổng cộng vào khoảng 8 sư đoàn (11)
Theo TTMT Cao Văn Viên, tại đây BV có 5 sư đoàn (341, 325C, 324B, 304, 711), 10 trung đoàn độc lập (52, 4, 5, 6, 27, 31, 48, 51, 270, 271), 3 Trung đoàn đặc công (5, 45, 126), toàn bộ vào khoảng hơn 8 Sư đoàn. (12)
Tại QK II họ để một lực lượng tương đương 6 sư đoàn (13).
Trong khi đó tại QK I, VNCH có 3 sư đoàn cơ hữu (1,2,3) và 2 sư đoàn tổng trừ bị (Dù, TQLC), 4 liên đoàn Biệt động quân; QK II có 2 sư đoàn cơ hữu (22,23) và 7 Liên đoàn BĐQ.
Kỳ sau: Diễn biến cuộc di tản



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Không có nhận xét nào:

Loading...