TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 7)


Chương 7
Các nhà tư bản gióng trống, khua chiêng đi lên chủ nghĩa cộng sản
Sau mùa mùa hè năm 1955, “cao trào” hợp tác hoá nông nghiệp ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong ngành thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh. Đến cuối năm 1956, ngành này đã cơ bản hoàn thành việc chuyển sang kinh tế tập thể, 92% số người làm nghề thủ công đã được tổ chức trong gần 10.000 hợp tác xã. Từ cuối năm 1955, Thượng Hải, tiếp đó là Bắc Kinh, Thiên Tân, cùng nhiều tỉnh và thành phố khác đã xuất hiện cao trào công ty hợp doanh trong toàn ngành công thương. Đến tháng 6-1956, đã hoàn thành toàn diện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản trong cả nước.
Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ở nước Trung Hoa 600 triệu dân, một biến đổi xã hội long trời lở đất như vậy mà Mao Trạch Đông đã làm xong trong thời gian ngắn ngủi. Sức hấp dẫn chính trị của ông ta quả đáng thán phục. Tạo ra được một tình thế chính trị đặc biệt, trào lưu xã hội đặc biệt, để các nhà tư sản “gióng trống, khua chiêng” đi lên chủ nghĩa cộng sản, Mao Trạch Đông quả là một cao thủ trong đấu tranh chính trị.
Xét về chính trị, công cuộc cải tạo XHCN đối với công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa và cải tạo các nhà tư sản của ĐCSTQ rất thành công: không đổ máu; không “tước đoạt”, mà thực hiện chính sách “trưng mua”, đều là việc chưa từng có trong lịch sử. ĐCSTQ tự hào về điều đó. Nhưng người ta nghi ngờ tính tất yếu và tiến bộ của biện pháp này, xét về kinh tế về giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất về sáng tạo văn minh vật chất và thúc đẩy tiến bộ xã hội…
Kinh điển để Mao cải tạo xã hội chủ yếu là “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Tư tường chủ nghĩa xã hội không tưởng của “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” kết hợp với quan diềm “đại đồng” của Trung Quốc hình thành mô hình chủ nghĩa xã hội không tưởng Mao Trạch Đông. Sự phát triển của nó là Mác + Tần Thuỷ Hoàng, thêm thắt nhiều thứ mang tính chất phong kiến, cuối cùng biến chất thành chủ nghĩa xã hội phong kiến.
Vừa cầm quyền liền tính chuyện tiêu diệt chế độ tư hữu, tiêu diệt giai cấp tư sản, tiêu diệt phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, vội vã tiến hành ba cuộc cải tạo, dựa vào chính quyền nhà nước lấy bạo lực làm hậu thuẫn, không sợ giai cấp tư sản dân tộc chống lại, không sợ nông dân không nghe lời. Một số ý kiến và quan điểm của Mao về cải tạo xã hội chủ nghĩa và cách mạng xã hội chủ nghĩa có vẻ đúng đắn, song khảo sát tổng hợp thì đây là hệ thống tư tưởng chủ nghĩa xã hội không tưởng. Sai lầm cơ bản là nghiêm trọng xa rời thực tế, đi ngược lại quy luật kinh tế, chủ quan muốn đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất, trên thực tế đã phá hoại và huỷ diệt hàng loạt lực lượng sản xuất, bóp nghẹt, cản trở lực lượng sản xuất ra đời và phát triển. Tuy chế độ tư bản chủ nghĩa có hàng ngàn, hàng vạn tội ác, đáng bị lật đổ hàng trăm lần, nhưng nó có cái hay như đã nêu trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” là sáng tạo ra lực lượng sản xuất cao hơn tổng lực lượng sản xuất của mọi thời đại trước đây. Mao muốn làm tuyệt chủng chủ nghĩa tư bản và sản xuất nhỏ, nhưng không làm nổi. Mao có thể tổ chức quân tình nguyện đánh bại người Mỹ trên chiến trường Triều Tiên, có thể dùng chính quyền trong tay tước đoạt tài sản của các nhà tư sản và những người sản xuất nhỏ, nhưng ông ta không tạo ra được lực lượng sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư bản. Thậm chí không tạo ra được lực lượng sản xuất cao hơn sản xuất nhỏ ở nông thôn, nên không thể làm tuyệt chủng chủ nghĩa tư bản và sản xuất nhỏ. Bất cứ nhân vật vĩ đại nào cũng bất lực trước qui luật kinh tế, chỉ có thể thuận theo, không thể chống lại.
Động cơ cá nhân khiến Mao Trạch Đông vội vã từ bỏ lý luận đúng đắn của chủ nghĩa dân chủ mới và đường lối đúng đắn của Hội nghị Trung ương 2 khoá 7 là ông ta nôn nóng muốn làm lãnh tụ của Phong trào Cộng sản quốc tế. Sau khi Stalin từ trần, Mao cho rằng Trời sẽ trao nhiệm vụ lớn cho ông ta, chỉ có Mao đủ tư cách lấp chỗ trống do Stalin để lại. Muốn lãnh đạo Phong trào cộng sản và phe xã hội chủ nghĩa, mà nước mình lại thực hiện chủ nghĩa dân chủ mới, hình thái xã hội lạc hậu một thời đại so với các nước xã hội chủ nghĩa, thì không đủ tư cách lãnh tụ, do đó, phải nhanh chóng trở thành một nước XHCN hùng mạnh. Đó là nguồn gốc tư tưởng khiến Mao mắc phải chứng bệnh nóng vội trong vấn đề xây dựng.
“Ba cuộc cải tạo lớn” là việc làm rất sai lầm và ngu xuẩn của Mao với động cơ cao cả và lý luận thiêng liêng.
Cả đời Mao chưa hề đến thế giới tư bản chủ nghĩa chưa nhìn thấy phương thức sản xuất qui mô lớn và nền văn minh vật chất của chủ nghĩa tư bản. Khái niệm của ông về chủ nghĩa tư bản cố định ở mỏ than An Nguyên năm 1921. Ông chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận cho xây dựng kinh tế. Là những người tham gia quyết sách tối cao, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai cung có phần trách nhiệm về những sai lầm của Mao làm cho đất nước rối tung lên.

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ)- Cụ ông tự thiêu tại Mỹ để phản đối TQ qua lời kể của con gái




(TNBĐ) - Khi chia tay cha mình ngày 16.6 để về Việt Nam thăm gia đình, chị Hoàng Thục Oanh không bao giờ nghĩ rằng đó là lần cuối cùng chị gặp ông Hoàng Thu. Vừa về đến Việt Nam 2 ngày, chị nhận tin dữ cha mình đã tự thiêu. Tất tả trở về Mỹ, chị chỉ được gặp cha mình 20 phút trước khi ông Hoàng Thu qua đời vì vết bỏng quá nặng. 
"Cảnh sát đến báo tin dữ cho mẹ tôi ngay sau khi cha tôi được đưa vào bệnh viện, lúc đó mẹ tôi chỉ ở nhà một mình," chị Oanh nói với Một Thế Giới qua điện thoại từ Mỹ. "Mẹ tôi gọi cho tôi, lúc đó đang ở Việt Nam, sau khi trao đổi với cảnh sát qua điện thoại thì tôi vội vã đặt vé trở về ngay lập tức". 
Chị Oanh nhận cuộc điện thoại đó vào ngày khuya 20.6, khi mới vừa về Việt Nam được 2 ngày. Ông Hoàng Thu, 71 tuổi, đã tẩm xăng tự thiêu trước một khu dân cư vào ngày thứ Sáu 18.6 để bày tỏ sự phản đối việc Trung Quốc kéo giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam. 
Theo lời những nhân chứng tại hiện trường được báo chí tường thuật, thấy ông bùng cháy họ đã cố gắng cứu ông bằng cách tạt nước và dùng mền dập lửa, nhưng ông Thu la lớn : "Tôi muốn chết, để tôi chết". 
Tại hiện trường, ngoài những vật dụng đã cháy đen, người đàn ông quả cảm này còn để lại tấm biểu ngữ viết bằng tiếng Việt có nội dung: "Hai Yang 981 phải rời khỏi Việt Nam hải phận. Anh hùng tử. Chí hùng nào tử".  

Ông Thu được con cái bảo lãnh sang Mỹ vào năm 2008. Trước năm 1975, ông Thu là một quân nhân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trước khi quyết định tưới xăng tự thiêu, ông Hoàng Thu gọi điện cho vợ mình và căn dặn :"Bà ở lại trông chừng mấy đứa nhỏ. Tôi đi nghe".  
Qua điện thoại, giọng vẫn còn xúc động, chị Thục Oanh nói rằng ông Hoàng Thu có sức khỏe và tinh thần "hoàn toàn bình thường và minh mẫn" trước khi quyết định tự thiêu để bày tỏ sự phản đối Trung Quốc. Chị Oanh có một tiệm nail ở thành phố Tampa, Florida. Hằng ngày, khi chị Oanh đi làm, ông Thu và vợ ở nhà phụ giúp trông coi nhà cửa như bất kỳ một người Việt Nam lớn tuổi nào khác. 
"Trước đây khi xem tin tức về việc Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, ba tôi cũng tỏ ra bức xúc nhưng cũng chỉ bình luận như mọi người thông thường khác", chị Oanh nói với Một Thế Giới. "Khi tôi về đến Mỹ, vào bệnh viện gặp ba, tôi hỏi: 'Sao ba bỏ con đi', ba tôi lúc đó không nói gì được, chỉ hình như có chảy nước mắt". 

Khi chúng tôi gọi điện cho chị Oanh, lúc đầu chị tỏ ra ngại ngần vì Một Thế Giới là tờ báo trong nước đầu tiên tiếp xúc với chị. "Tôi không hiểu gì về chính trị nên những việc ba tôi làm tôi sợ rằng không thể trả lời được", chị Oanh nói. 
Trong một thông cáo báo chí của cộng đồng người Việt Nam tại khu vực Tampa nói rằng đang chuẩn bị để giúp đỡ cho gia đình cử hành tang lễ cho ông Hoàng Thu bởi trước đó chị Oanh có ý định không tổ chức lễ tang vì gia đình neo đơn mà sẽ "thiêu rồi đưa vào chùa". Thông tin của Một Thế Giới tại khu vực Little Saigon ở Nam California, nơi có đông người Việt sinh sống, cho biết một số ngôi chùa trong khu vực này cũng đang muốn tổ chức lễ cầu siêu cho ông Hoàng Thu để đáp tạ tấm lòng vì non nước của ông. 
Trước đó, ngày 23.5, bà Lê Thị Tuyết Mai, 68 tuổi, cũng đã tự thiêu tại TP.HCM để lại 6 biểu ngữ phản đối sự xâm phạm vùng biển Việt Nam của chính quyền Trung Quốc. 
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Tàu chiến Trung Quốc dùng sóng âm cao tần uy hiếp tàu Việt Nam



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...