TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

(NLLS)- Cuộc chiến tranh 28 phút trên biển – cái nhìn từ TQ

(TNBĐ) - Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, nước VN luôn đối mặt với các cuộc xâm lược từ phương Bắc. Cho dù có đánh thắng họ rồi, các vua VN vẫn cứ phải cử sứ thần sang TQ triều cống, tỏ ra thần phục để giữ quan hệ lâu dài. Đó là một trong những kế sách giữ nước của một nước nhỏ nằm sát nách một nước rất lớn và tàn bạo. Nhưng, ông cha ta không hề một phút mơ hồ đối với dã tâm của TQ. Hơn một ngàn năm Bắc thuộc, TQ đã không thể đồng hóa được dân tộc VN ta đó sao?


Quan hệ với TQ là một vấn đề khó nhất trong chính sách đối ngoại của VN – hiện nay, cũng như những năm đánh Mỹ. Cân bằng tốt hai mối quan hệ giữa VN với TQ và Liên Xô là thành công lớn nhất của ngoại giao VNDCCH thời đó. Quan hệ Việt – Trung luôn luôn là lúc nóng, lúc lạnh, ngay cả thời kỳ “trăng mật”. Khi giao nhiệm vụ cho Đoàn cố vấn TQ sang giúp VN đánh Pháp, Mao Trạch Đông nói: “Trong lịch sử từ đời Hán trở đi, TQ đã từng ức hiệp VN. 80 năm trước chính phủ Mãn Thanh cắt nhượng VN cho Pháp. Dân tộc VN là một dân tộc tốt, bị nước ngoài cai trị và áp bức lâu dài, họ căm thù người Pháp, rất nhạy cảm với người nước ngoài. Các đồng chí có thể nói với các đồng chí VN: tổ tông xưa của chúng tôi đã từng ức hiếp các đồng chí, chúng tôi xin tạ lỗi các đồng chí”.
Giữ được quan hệ tốt với TQ, chúng ta thấy Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn. Có dịp, chúng ta sẽ đề cập thêm vấn đề này trong đề tài Ngoại giao VN thời đánh Mỹ.
Sau cuộc chiến biên giới năm 1979, TQ thực hiện rất nhiều chính sách thâm độc hòng làm “chảy máu” VN, làm cho VN suy yếu, kiệt quệ. Trên đất liền, tiếp tục quấy nhiễu biên giới, đánh nhau giằng co hơn 1.800 ngày. Năm 1984, TQ bất ngờ tấn công điểm cao 1509, Vị Xuyên của VN mà TQ gọi là Lão Sơn, gây nhiều thương vong cho quân VN.
Trên biển, ngày 14.3.1988 (cách đây 22 năm), đã diễn ra một trận đánh ở Trường Sa giữa VN và TQ, tức là cuộc chiến tranh 28 phút trên biển, kết thúc bằng việc TQ lại giành thêm một số đảo nữa ở Trường Sa, sau khi đã chiếm trọn Hoàng Sa.
Theo cái nhìn từ TQ, ngày 14.3.1988, trong khi nhân viên khảo sát khoa học của TQ đang tiến hành công việc bình thường trên 2 đảo đá thuộc quần đảo Trường Sa, thừa lúc tàu thuyền bảo vệ hoạt động khảo sát khoa học của Hải quân TQ quay về đảo Hải Nam, Hải quân VN đã tập kích bất ngờ, nổ súng, bắn pháo vào nhân viên khoa học TQ, hòng chiếm những hòn đảo này. Ngoài ra, Hải quân VN còn nã pháo vào tàu thuyền tuần tiễu của TQ, làm bị thương một số người. Trong khoảnh khắc, trên biển tối sầm, tiếng pháo đùng đúng, bốn bề tiếng súng râm ran. Toàn bộ nhân viên khảo sát khoa học, tính mạng và tài sản của họ bỗng dưng bị đe dọa nghiêm trọng.
Vẫn theo cái nhìn từ TQ, trước tình thế khẩn cấp, bộ đội Hải quân TQ lập tức xuất kích, với 3 tàu hộ vệ làm chủ lực, hướng thẳng về phía tàu VN. Chiến hạm kiểu mới được trang bị tên lửa biển đối biển, pháo tự hành 100 ly hợp đồng tác chiến với tàu ngầm và các loại hạm tàu kiểu mới khác, hình thành lưới lửa dày đặc, khiến quân VN lâm vào thế trận bị động chịu đòn. Tàu đổ bộ 505 của Hải quân VN đang tấn công vào đảo vội vã ứng chiến, còn hai tài vận tải 604, 605 cũng tổ chức bắn trả, vừa đánh vừa tìm cách rút lui. Trong tiếng pháo đùng đùng, tàu vận tải 604 của Hải quân VN bị bắn chìm tại chỗ, tàu đổ bộ 505 bị bắn trọng thương và chìm trên đường về, còn tàu vận tải 605 bị mắc cạn.

Cuộc chiến đấu không cân sức chỉ diễn ra vẻn vẹn 28 phút, đã kết thúc với phía VN bị thiệt hại: một tàu chìm tại chỗ, 02 tàu bị thương, 20 người chết, mất tích 74 người. Phía TQ chỉ có một số người bị thương, ngoài ra không tổn thất gì.
Sự thực dĩ nhiên tất cả không phải như cái nhìn từ TQ. Chúng ta thấy đầy rẫy sự mâu thuẫn và dối trá khi TQ mô tả nguyên nhân của trận đánh. Làm sao mà TQ bỗng dưng có ngay 3 tàu hộ vệ làm chủ lực, chiến hạm kiểu mới được trang bị tên lửa biển đối biển, pháo tự hành 100 ly hợp đồng tác chiến với tàu ngầm và các loại hạm tàu kiểu mới khác đế tấn công tàu VN? Lại nói, chỉ có một số nhân viên khảo sát khoa học trên đảo, nhân lúc Hải quân TQ quay về đảo Hải Nam, Hải quân VN đã tập kích bất ngờ, nổ súng?
Sự thực là tàu VN chở vật liệu ra xây dựng ở đảo, khi đó Hải quân TQ đã dàn trận sẵn, chỉ chờ cơ hội là lập tức nổ súng. So sánh lực lượng, chúng ta thấy sự hơn hẳn của TQ và TQ còn dành luôn ưu thế bất ngờ trong trận đánh.
Tại thời điểm nổ ra trận đánh đó, một số nhà nghiên cứu TQ cho rằng: Hải quân TQ muốn giành lại tất cả các đảo của quần đảo Trường Sa không phải là khó khăn lắm. Song, vấn đề là làm sao giữ được những hòn đảo này, vì chúng cách đất liền quá xa, điều kiện cố thủ kém, là sơ hở mà người VN có thể lợi dụng. Vậy, muốn giữ phải có sự yểm trợ và phối hợp của không quân. Trước mắt, liệu máy bay quân sự của TQ có thể cất cảnh ở Hải Nam, bay đi làm nhiệm vụ ở Trường Sa rồi trở về được không? Muốn vậy, phải có tàu sân bay và tiếp dầu trên không.
Đến nay thì quân đội TQ nói chung, Hải quân TQ nói riêng, đã rất lớn mạnh, có đầy đủ điều kiện. Rõ ràng, dã tâm từ xưa đến nay của TQ là rất lớn và sự cảnh giác của VN phải luôn luôn đặt trong trạng thái thường trực – đặc biệt trong việc giữ nguyên trạng Trường Sa.
Tháng Ba 13, 2010 — Lê Mai


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(Trung Quốc)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (chương 22)


Tháng 2-1964, Kim Nhật Thành thăm Trung Quốc. Hội đàm với Kim, Mao đã phủ định sạch trơn các chính sách điều chỉnh trong thời kỳ khó khăn, phê phán Lưu Thiếu Kỳ muốn đánh sập chủ nghĩa xã hội, với cương lĩnh đối nội “ba tự một bao”, cương lĩnh đối ngoại “ba hoà một ít” (hoà hoãn với đế quốc xét lại và chủ nghĩa dân tộc phản động, ít ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc). Nội dung trên được truyền đạt trong cán bộ cấp cao, Lưu Thiếu Kỳ liền trở nên mờ nhạt.
Chương 22: Bộ tư lệnh thứ hai trong đảng
Thất bại trong ba năm Đại tiến vọt trở thành cơn ác mộng của Mao Trạch Đông. Làm 37,55 triệu người chết đói, tổn thất 120 tỉ NDT là một chính sách bạo ngược mà không một hôn quân, bạo chúa nào trong lịch sử có thể theo kịp. Bất kể trước đây sáng suốt, vĩ đại đến đâu, có cống hiến lớn lao đèn chừng nào, cũng không thể bù đắp được sai lầm khủng khiếp này. Mao không thể quên được quang cảnh Đại hội 7.000 người, một hình ảnh thu nhỏ của toàn đảng, sự tin cậy, yêu mến và ủng hộ đối với Mao lung lay rõ rệt. Chỉ cần Lưu Thiếu Kỳ giơ tay hô to “Ba ngọn cờ hồng là sai lầm đường lối!”, thì toàn đảng, toàn dân sẽ cùng hỏi tội Mao. Không thể tiêu cực ngồi chờ Lưu Thiếu Kỳ triệu tập Đại hội 9 thanh toán sai lầm của “ba ngọn cờ hồng”, Mao phải tích cực, chủ động tấn công, lợi dụng ưu thế nắm quyền phát ngôn, đổi trắng thay đen, thanh toán “sai lầm ba tự một bao”.
Tháng 2-1964, Kim Nhật Thành thăm Trung Quốc. Hội đàm với Kim, Mao đã phủ định sạch trơn các chính sách điều chỉnh trong thời kỳ khó khăn, phê phán Lưu Thiếu Kỳ muốn đánh sập chủ nghĩa xã hội, với cương lĩnh đối nội “ba tự một bao”, cương lĩnh đối ngoại “ba hoà một ít” (hoà hoãn với đế quốc xét lại và chủ nghĩa dân tộc phản động, ít ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc). Nội dung trên được truyền đạt trong cán bộ cấp cao, Lưu Thiếu Kỳ liền trở nên mờ nhạt.
Phản đối “ba tự một bao” và “ba hoà một ít” là căn cứ lý luận và cương lĩnh chính trị để Mao đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ. Không một ai trong ĐCSTQ dárn đứng ra bênh vực Lưu, mặc dù họ đều biết các chính sách tlo Lưu thực hiện đã cứu vãn cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị ở Trung Quốc, giữ vững chính quyền cộng sản.
Mao cần trợ thủ để tác chiến với hệ thống đảng và chính quyền do Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình đại diện. Lâm Bưu và quân đội chỉ có vai trò phối hợp về chiến lược. Tiến hành một cuộc đấu tranh lớn như vậy cần một đấu sĩ xông pha trận mạc trong chiến dịch và chiến đấu. Chân lý đã tuột khỏi tay Mao, chỉ dựa vào quyền thế ép người nên rất khó tìm được bạn tri kỷ tâm đầu ý hợp. Trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư có nhiều chính khách tài trí hơn người như vậy mà chẳng dùng được ai, phần lớn họ theo Lưu, Đặng, đứng về phía đối lập với Mao cả rồi. Thế là Mao quyết tâm bồi dưỡng Giang Thanh, hình thành một phái do Giang Thanh làm trung tâm xuất hiện trên vũ đài chính trị Trung Quốc, bản thân Mao đứng sau Giang, tăng cường mạnh mẽ sức mạnh hô phong hoán vũ của phái này.
Cơn lốc Đại cách mạng văn hoá bùng lên năm 1966 khiến nhân dân toàn Trung Quốc chóng mặt, cũng làm cho các nhà quan sát trên toàn thế giới sững sờ, không biết Mao định làm gì. Các nhà trí thức lương thiện thường hiểu Mao theo ý nghĩa chính diện, cho rằng Mao muốn phát động quần chúng cải tạo đảng, giám sát đảng, khiến đảng cách mạng hoá và dân chủ hoá. Bốn mươi năm sau khi màn kịch lịch sử đó qua đi, những gì để lại vẫn khiến người ta hoa mắt. Có người nói Mao muốn phòng ngừa và chống xét lại, nhưng chọn nhầm đối tượng đả kích; có người nói Mao vẫn theo đuổi một xã hội mới công bằng hợp lý, nhưng phương pháp có vấn đề; có người nói Mao đầy động cơ cao thượng, nhưng hai tập đoàn chống đảng Lâm Bưu, Giang Thanh làm cho mọi việc rối tung lên. Thật ra, sự việc rất giản đơn. Muốn che đậy sai lầm trong 3 năm “Đại tiến vọt” (chủ yếu là làm 37,55 triệu người chết đói), Mao lại mắc sai lầm 10 năm Đại cách mạng văn hoá. Muốn không bị thanh toán sau khi chết, không thể dựa vào Lưu Thiếu Kỳ. Còn Lâm Bưu chỉ là chiếc gậy để đánh đổ Lưu thôi. Mao chơi con bài “người kế tục” cuối cùng muốn truyền ngôi cho Giang Thanh, rối Mao Viễn Tân. Chỉ có thể dựa vào vợ và cháu. Đại cách mạng văn hoá là dùng cái “lý luận tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản” cấp tiến nhất để che đậy thực chất quá độ từ đảng trị sang gia đình trị. Điều này đã được chứng minh bởi các sử liệu đáng tin cậy do Diêu Văn Nguyên và Trương Ngọc Phượng tiết lộ.
Năm 1938 khi Giang Thanh kết hôn với Mao Trạch Đông, Bộ Chính trị đã có quyết định cấm Giang Thanh trong 20 năm không được giữ chức vụ nào trong đảng, không được dính líu đến vấn đề nhân sự và tham gia sinh hoạt chính trị.
24 năm qua đi, tháng 9-1962, Hội nghị Trung ương 10 khoá 8 vừa họp, Mao từ rút lui về kinh tế chuyển sang tấn công về chính trị, miệng niệm chú đấu tranh giai cấp giành lại quyền chủ động về chính trị. Vừa lúc đó, phu nhân Tổng thống Indonesia Sukarno thăm Trung Quốc. Theo nghi lễ ngoại giao, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ và phu nhân Vương Quang Mỹ tiếp đón, báo chí đã đăng in ảnh. Đột nhiên, Mao Trạch Đông quyết định ông ta phải tiếp bà Sukarno. Thế là trên đầu trang nhất “Nhân dân nhật báo” ngày 30-9 năm đó nổi bật tấm ảnh Giang Thanh tươi cười bên Mao, khi Mao bắt tay bà Sukarno. Mao đã khéo léo đứa Giang lên vũ đài chính trị.
Nhiệm vụ đầu tiên Mao trao cho Giang Thanh là tổ chức viết bài phê phán vớ kịch “Hải Thụy bãi quan” của Ngô Hàm làm đột phá khẩu cho Đại cách mạng văn hoá. Sau Tết nguyên đán 1965, Giang đi chuyến xe lửa riêng xuống Thượng Hải. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thứ nhất Thành uỷ Thượng Hải Kha Khánh Thi vốn là phần tử tích cực trong “Đại tiến vọt”.
Được biết Mao cần tổ chức viết bài phê phán Ngô Hàm nhằm tiếp tục thanh toán Bành Đức Hoài, Kha mừng lắm, giới thiệu với Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Bí thư kiêm Trưởng ban tuyên truyền Thành uỷ, Trương Xuân Kiều lại giới thiệu một thuộc hạ là Diêu Văn Nguyên. Công việc này được giữ kín với cả Thường vụ Bộ Chính trị.
Sau Quốc khánh năm 1965. Bành Chân gặp Mao báo cáo công việc của Tổ cách mạng văn hoá (được thành lập từ tháng 7-1964, phụ trách chỉnh phong và triển khai phê bình học thuật trong giới văn nghệ, do Bành Chân làm Tổ trưởng, Lục Định Nhất làm Tổ phó, ba thành viên còn lại: Khang Sinh, Chu Dương, Ngô Lãnh Tây), nhân đó can ngăn Mao đừng phê phán Ngô Hàm, chuyên gia sử học, Phó Thị trưởng Bắc Kinh, một trí thức được Bành Chân đánh giá là trung thành với ĐCSTQ, hơn nữa, Ngô Hàm viết tác phẩm đề cao khí tiết của Hải Thụy chính là hưởng ứng việc Mao đề xướng cán bộ cấp cao học tập tinh thần Hải Thụy, nói thẳng, nói thật (Hội nghị Trung ương 7 khoá 8 tháng 4-1959). Nhưng Mao bác bỏ ý kiến của Bành Chân.
Sau khi Mao Trạch Đông sửa đến ba lần, ngày 7-11-1965 bài bình vở kịch lịch sử mới “Hải Thụy bãi quan” ký tên Diêu Văn Nguyên được đăng trên tờ “Văn Hối” Thượng Hải. Từ Hàng Châu, Mao lặng lẽ quan sát thái độ của Bắc Kinh đối với Diêu Văn Nguyên, nhưng đến 20-11, các báo phát hành ở Bắc Kinh vẫn im lặng. Mao chỉ thị cho Giang Thanh in bài của Diêu Văn Nguyên thành sách nhỏ, phát hành trong cả nước.
Ngày 24, hiệu sách Tân Hoa Thượng Hải điện khẩn yêu cầu cả nước đặt mua. Cơ quan phát hành sách Bắc Kinh xin ý kiến Thành uỷ, Bành Chân nói dứt khoát:
- Bắc Kinh một cuốn cũng không mua. Then chốt là xem chân lý ở phía nào. Trung ương nhiều lần họp, năm uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị không ai nói phải phê phán Ngô Hàm”.
Hai ngày sau, Bành Chân nhận được điện thoại của Chu Ân Lai:
- Mao Chủ tịch chỉ thị báo chí ở Bắc Kinh phải đăng ngay bài của đồng chí Diêu Văn Nguyên, kèm theo lời nhà xuất bản.
Theo gợi ý của Chu, Bành Chân triệu tập hội nghị công tác tuyên truyền, quyết định các báo ở Bắc Kinh đăng lại bài của Diêu Văn Nguyên, nêu rõ đây là thảo luận học thuật. Để bảo vệ Ngô Hàm, Bành Chân xuống Hàng Châu, hai lần gặp Mao Trạch Đông can gián. Đến lúc này, Mao vẫn muốn lôi kéo Bành Chân, vì cần một chính khách có trọng lượng tham gia Đại cách mạng vãn hoá. Mao khuyên Bành nên gặp Trương Xuân Kiều, và hẹn gặp lại Bành tại Thượng Hải vào 26-12, đúng ngày sinh nhật thứ 72 của ông ta. Hôm ấy, Bành được xếp ngồi đối diện Mao tại bàn tiệc chính. Mao gọi Trương Xuân Kiều đến ngồi cạnh, giới thiệu Trương là “tú tài đỏ” “nhà lý luận” đã cùng Diêu Văn Nguyên tổ chức viết bài phê phán Ngô Hàm. Khi Bành nâng cốc chúc thọ, Mao uống cạn, rồi nói bằng giọng Hồ Nam the thé:
- Đồng chi Bành Chân, tôi cũng kính ông một cốc, hy vọng ông học tập các đồng chí Thượng Hải, đưa cuộc đấu tranh phê phán “Hải Thụy bãi quan” vào chiều sâu, đây là cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản trong lĩnh vực ý thức hệ, mong ông vượt qua cửa ải này.
Trở lại Bắc Kinh, Bành Chân tiếp tục đưa cuộc phê phán “Hải Thụy bãi quan” vào lĩnh vực thảo luận học thuật. Đầu tháng 2-1966, Tổ cách mạng văn hoá 5 người soạn thảo “Đề cương hội báo” được Hội nghị thường vụ Bộ Chính trị dưới sự chủ trì của Lưa Thiếu Kỳ chấp nhận, ngày 8-2, 5 người mang theo bản đề cương lên gặp Mao Trạch Đông. Mao xem xong nói “không có ý kiến gì”. Do đó, ngày 12-2, Đặng Tiều Bình phê chuẩn cho phân phát đề cương trên (gọi tắt là Đề cương tháng Hai) tới cấp huyện và trung đoàn trở lên trong cả nước.
Động thái trên khiến Lưu Thiếu Kỳ lầm tưởng Mao vẫn công nhận vị trí Trung ương của Bắc Kinh. Lưu liền đề nghị đi thăm nước ngoài theo kế hoạch đã định, Mao cũng đồng ý, có nghĩa là đối ngoại, Lưu vẫn đại diện nhà nước Trung Quốc. Thế là Lưu cùng Trần Nghị đi thăm Pakistan, Afganistan và Myanma từ 22-3 đến 19-4.
Bất ngờ, ngày 30-3, Mao đùng đùng nổi giận gọi điện chất vấn Chu Ân Lai:
- Vị Hoàng đế nào quyết định dùng danh nghĩa văn kiện trung ương phân phát đề cương hội báo của Bành Chân trong toàn Đảng?
Chu báo cáo quá trình Thường vụ Bộ chính trị thảo luận, quyết định, và nhận trách nhiệm về mình.
Mao dặn Chu:
- Trước tiên hãy giữ kín, xử lý thế nào chờ ý kiến tôi”.
Lợi dụng thời cơ Lưu Thiếu Kỳ ở nước ngoài, với thế sấm vang, chớp giật, Mao Trạch Đông đã đánh đổ Bành Chân và Lục Định Nhất, vô hiệu hoá Ban Bí thư Trung ương, làm cho Thành uỷ Bắc Kinh và Ban Tuyên truyền Trung ương tê liệt.
Cuối tháng 3 tại Thượng Hải, Mao đã gặp Khang Sinh, Nguỵ Văn Bá, Triệu Nghị Mẫn, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, phê phán Bành Chân, Lục Định Nhất và “Đề cương tháng Hai” với lời lẽ gay gắt chưa từng thấy:
- “Đề cương tháng Hai” không phân rõ phải trái, Thành uỷ Bắc Kinh và Ban Tuyên truyền Trung ương bao che kẻ xấu, không ủng hộ phái “tả”; Bắc Kinh kim châm không vào, giọt nước không lọt, phải giải tán Thành uỷ; Ban Tuyên truyền Trung ương là điện Diêm vương, phải đánh đổ Diêm vương, giải phóng tiểu quỷ; Ngô Hàm, Tiệm Bá Tán là học phiệt, được đại đảng phiệt bên trên bao che; “Thôn na nhà” do Đặng Thác, Ngô Hàm, Liêu Mạt Sa viết và “Yên Sơn dạ thoại” của Đặng Thác là ngọn cỏ độc lớn chống Đảng, chống Chủ nghĩa xã hội.
Mao mượn lực lượng của Lâm Bưu để nâng Giang Thanh trên vũ đài chính trị. Từ 2 đến 20-2-1966, Giang Thanh mời một số cán bộ phụ trách công tác văn hoá, tuyên truyền thuộc Tổng cục Chính trị tổ chức 4 cuộc toạ đàm về tình hình văn nghệ trong quân đội. Gọi là toạ đảm, thực tế là nghe Giang Thanh nói. Bản tổng hợp “những ý kiến cực kỳ quan trọng” của Giang Thanh trong cuộc toạ đàm này dài khoảng 3.000 chữ, theo lệnh của Mao, Trần Bá Đạt, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên sửa chữa, bổ sung, nâng cao, dài thêm 7.000 chữ nữa. Cuối cùng Mao sửa thêm mấy lần, đặt tên là “Kỷ yếu cuộc toạ đàm về công tác văn nghệ quân đội do đồng chí Giang Thanh triệu tập theo uỷ thác của đồng chí Lâm Bưư”.
Mao triệu tập cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng từ 16 đến 24-4 tại Hàng Châu. Ngày 19-4, Lưu Thiếu Kỳ từ Yangun về đến Côn Minh thì nhận được thông báo đến Hàng Châu dự họp. Sự thật đặt ra trước mắt Lưu lúc đó là: Bành Chân và Lục Định Nhất đã bị đánh đổ, Thành uỷ Bắc Kinh và Ban Tuyên truyền Trung ương tê liệt, Tổ Cách mạng văn hoá 5 người bị giải tán, “Thông tri của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ” đốt lên ngọn lửa Đại cách mạng văn hoá đã định hình, Tổ Cách mạng văn hoá mới đã được thành lập với 13 thành viên, gồm Tổ trưởng Trần Bá Đạt, cố vấn Khang Sinh, Tổ phó thứ nhất Giang Thanh, Tổ phó Vương Nhiệm Trọng, Lưu Chí Kiên, Trương Xuân Kiều… Nhân vật trung tâm trong Tổ Cách mạng văn hoá trung ương là Giang Thanh. Để toàn đảng hiểu rõ điều này, một thông tri mang danh nghĩa Ban chấp hành trung ương ngày 30-8-1966 viết:
“Đồng chí Trần Bá Đạt do ốm đau được Trung ương cho nghỉ ngơi. Trong thời gian đồng chí Trần Bá Đạt nghỉ ốm hoặc đi công tác, đồng chí Giang Thanh làm Quyền Tổ trưởng”.
Bá Đạt là anh đồ gàn, khi có mặt cũng nghe theo Giang Thanh thôi. Khang Sinh từ lâu đã là cố vấn riêng của Giang Thanh, về sau qua mấy lần đào thải, Giang Thanh đã đuổi hết những người không vừa ý, chỉ còn lại Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Vương Lực, Quan Phong, Thích Bản Vũ. Thế là hình thành “Đảng Hoàng hậu” của Giang Thanh. Cái Tổ Cách mạng văn hoá trung ương này ban đầu cũng không làm người ta chú ý lắm, nhưng về sau nó đã thay thế cả Ban Bí thư và Bộ Chính trị, trở thành cốt lõi chủ thể trạng “Bộ Tư lệnh vô sản” của Mao Trạch Đông, Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ trở thành “Cửa hàng Mao-Giang”, Giang Thanh leo lên đỉnh cao quyền lực.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

(TNBĐ)- Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa: Việt Nam Cộng hòa thực thi ra sao? (kỳ 1)

(TNBĐ) -  Ngày 23/5/2014, tại cuộc họp báo quốc tế của Bộ Ngoại giao về chủ quyền Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, trả lời báo chí về việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, Bộ Ngoại giao khẳng định “Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa”.
Biểu tình phản đối Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974


Kỳ I: Khẳng định chủ quyền


Lý giải vấn đề này, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, Trường Sa vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa. Giá trị công thư phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Công thư gửi Trung Quốc lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc quản lý của Việt Nam cộng hòa, Trung Quốc chỉ là một bên tham gia. Không thể cho người khác cái gì mà bạn chưa có được”.
Chính quyền Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa trước năm 1975 như thế nào? Phóng viên Tiền Phong có bài viết cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc.

Kế thừa

Trong thế kỷ 19 và thế kỷ 20 đầy biến động, Việt Nam cũng như nhiều nước khác bị thực dân đế quốc đô hộ, nhưng nhà nước phong kiến Việt Nam đã khéo léo trong việc thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là việc kế thừa văn hóa biển lâu đời của người Việt, mà bằng chứng thể hiện trên Trống Đồng Ngọc Lũ hay các di chỉ ven biển Đông cũng như các di tích khảo cổ ven bờ và các hòn đảo. 
Triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận sự quản lý đối với Hoàng Sa từ triều Lê với nhiều văn bản cấp quốc gia quản lý Hoàng Sa. Năm 1802 dưới thời vua Gia Long đã thiết lập Đội Hoàng Sa đã kiểm soát và khai khẩn quần đảo. 
Tàu Nhật Tảo tham gia bảo vệ Hoàng Sa và bị chìm

Mặc dù đất nước chịu họa xâm lăng của người Pháp, nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn là nhà nước nắm giữ chính quyền, đặc biệt là sự kiểm soát chặt chẽ địa lý hành chính khu vực miền Trung nơi có kinh đô Huế. Nghị định ra ngày 15/6/1932 toàn quyền Đông Dương đã đặt Hoàng Sa thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thừa Thiên, tức là dưới sự quản lý trực tiếp của Triều đình Huế. Binh lính được đưa ra đảo đồn trú. Năm 1938 có chỉ dụ của Đại Nam Hoàng Đế Bảo Đại số 10, ngày 30/3/1938 về Hoàng Sa. 
Việc quản lý vẫn tiếp tục ngay cả khi phát xít Nhật chiếm đóng trái phép (Năm 1939 chính phủ Pháp đã phản đối việc chiếm đóng của phát xít Nhật). Phát xít thua trận, Hội nghị San Francisco được tổ chức với 51 nước tham dự. Điều 2 của hòa ước San Francisco năm 1951 có hiệu lực tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia từng bị phát xít Nhật chiếm đóng. Đoàn đại biểu Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và nhận được sự đồng ý của 48/51 đại biểu của các nước tham dự và tiếp tục sự quản lý hoàn toàn hợp pháp của mình với Hoàng Sa và Trường Sa. 

Sau năm 1954, tăng cường luật pháp

Hiệp định Geneve lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời, ghi: “Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy”. Bản Tuyên bố chung, được phổ biến rộng rãi tại miền Nam khi đó cũng ghi rõ: “Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ”. Việc tổng tuyển cử thống nhất hai miền vì nhiều lý do bị trì hoãn, nhưng việc thực thi chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa luôn được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chú ý.

Vấn đề hải phận đã được cụ thể hóa bằng Sắc lệnh số 81-NG của Thủ tướng chính phủ VNCH ngày 27/5/1965 ấn định hai khu vực: Một khu vực gọi là Khu vực phòng vệ trong giới hạn 03 Hải lý kể từ bờ. Một khu vực gọi là Khu vực kế cận kể từ ranh giới ngoài hải phận đến giới hạn 12 hải lý kể từ bờ. Trong khu vực kế cận, văn kiện ấn định cho quốc gia những thẩm quyền tương đương với quyền mà thỏa ước Geneve quy định cho một quốc gia ven biển, đối với vùng kế cận hải phận của mình. 
Năm 1969, VNCH đã thành lập một Ủy ban Liên bộ soạn thảo dự luật quy định hải phận quốc gia. 
Vấn đề thềm lục địa cũng nóng lên cùng với những hoạt động con thoi: Một bản tuyên cáo của Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia ngày 7/9/1967 xác định phần lòng đất và đáy biển thềm lục địa là một phần lãnh thổ quốc gia, và thuộc thẩm quyền của Chính phủ VNCH.
Năm 1968, VNCH thành lập một Ủy ban nghiên cứu thềm lục địa, sau đó giao công việc lại cho Ủy ban Quốc gia dầu hỏa 2/6/1971.
Ngày 13/7/1961 dưới thời Đệ nhất cộng hòa, Tổng thống VNCH đã ban hành sắc lệnh 174NV đặt quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam thay vì tỉnh Thừa Thiên và thành lập lại quần đảo này thành xã Định Hải, quận Hòa Vang.
Dưới thời Đệ nhị cộng hòa, Nghị định số 709-BNV/HC ngày 21/10/1969 của Thủ tướng chính phủ VNCH đã sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

Tìm tiếng nói quốc tế

Hội nghị Liên Hợp Quốc (LHQ) lần 1 về Luật Biển được tổ chức vào năm 1958 tại Geneve với 86 quốc gia tham dự, trong đó có VNCH. Hội nghị này đã chấp thuận bốn công ước về luật biển.
-Công ước về lãnh hải và vùng tiếp cận 
-Công ước về biển cả 
-Công ước về đánh cá và bảo toàn tài nguyên sinh vật ở biển cả 
-Công ước về thềm lục địa
Tất cả các công ước này có hiệu lực vào các năm khác nhau sau đó, với số quốc gia kết ước trung bình vào khoảng 40 mỗi công ước. Kỹ sư Trần Văn Khởi, Tổng cục trưởng Dầu hỏa và Khoáng sản của VNCH đánh giá rằng: “Hai khuyết điểm vô cùng quan trọng của các công ước này là không định được giới hạn của lãnh hải, và không định nghĩa rõ ràng về thềm lục địa”.
Cuối năm 1974, sau khi Trung Quốc đánh chiếm trái phép Hoàng Sa, Đoàn VNCH cũng tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ 3 của LHQ tại Caracas ngày 2/7/1974. Hội nghị này có gần 150 quốc gia được mời tham dự. 
Hội nghị Luật biển tại Caracas bàn nhiều về quyền khảo cứu và khai thác tài nguyên biển. Một số nước đưa quan điểm mọi quốc gia đều có quyền khảo cứu và khai thác trong khu vực biển quốc tế miễn là tuân hành theo những quy định và điều kiện do cơ quan quốc tế ấn định. Song, người ta tính rằng vào thời điểm đó “chỉ có chưa được 10 quốc gia trên thế giới có khả năng và phương tiện khai thác”.
Đoàn Việt Nam, trưởng phái đoàn VNCH là ngoại trưởng Vương Văn Bắc, ngày 30/7/1974 đã chính thức trình bày lập trường: “Chính phủ VNCH đặc biệt chú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên ở phần phía Nam của thềm lục địa liên hệ. Lập trường của VNCH về ranh giới thềm lục địa là phải áp dụng tiêu chuẩn khoảng cách 200 hải lý kể từ đường căn bản nhưng khi thềm lục địa rộng hơn khoảng cách trên bề rộng của thềm lục địa sẽ được ấn định ra đến cạnh ngoài cùng thấp nhất của bờ lục địa”. 
Chính phủ VNCH cũng bày tỏ rằng hoàn toàn ủng hộ lập trường đã được đề nghị, theo đó việc phân tranh thềm lục địa phải được giải quyết bằng những cuộc thương thuyết trực tiếp và song phương theo nguyên tắc công bằng hay mọi tranh chấp nếu có, sẽ được giải quyết bằng mọi phương cách hòa bình bởi những cơ quan tài phán quốc tế.
Cũng trong hội nghị này, ngày 28/8/1974 tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc, Trưởng phái đoàn VNCH đã lên diễn đàn long trọng tuyên bố rằng: “Chính phủ VNCH không chấp nhận mọi xâm phạm đến sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia bất kể trên đất liền hay khoảng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Cũng như đã có thông báo với Tổng thư ký LHQ và Hội đồng An ninh, Phái đoàn VNCH xác nhận một lần nữa rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những thành phần bất khả phân của lãnh thổ VNCH”.
(Còn nữa)



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...