Chương 8
Đường lối Đại hội 8 sát thực tế
Đại
hội 8 ĐCSTQ họp tháng 9-1956 trong tình hình quốc tế và trong nước phức tạp.
Đại hội 20 Đảng Cộng sản Liên Xô phê phán Stalin làm cho Mao Trạch Đông rất
vui vì Stalin từng ủng hộ Vương Minh chống lại Mao, nhưng cũng khiến ông ta
lo ngại làn sóng chống tệ sùng bái cá nhân trên thế giới sẽ ảnh hưởng đến vị
trí của mình trong ĐCSTQ. Mao cho rằng sau khi Stalin qua đời, không ai đáng
ngồi vào chiếc ghế lãnh tụ Phong trào cộng sản quốc tế hơn ông ta, Nhưng với
sự kiện trên, một số cách nghĩ và cách làm của ông ta phải chậm lại.
Muốn
làm lãnh tụ thế giới, làm người cầm cờ của Phong trào cộng sản, phải làm tốt
mọi việc của Trung Quốc, tạo ra kỳ tích chấn động thế giới trong thời gian
ngắn.
Đại
hội đã đề ra đường lối thực tế xây dựng chủ nghĩa xã hội gồm 10 chính sách
lớn với đặc điểm lấy mô hình phát triển kế hoạch 5 năm của Liên Xô làm mẫu,
lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm.
Theo
chỉ thị của Mao, Điều lệ đảng không nêu “Tư tưởng Mao Trạch Đông” nữa, bởi
nội dung của nó đồng nhất với chủ nghĩa Mác-Lenin. Mao làm như vậy không phải
do khiêm tốn, mà vì ông sợ bên ngoài hiểu lầm, cản trở ông ta trở thành lãnh
tụ thế giới bởi sau thế chiến II, danh tiếng của Stalin lớn hơn Mao nhiều, mà
Stalin chỉ nêu chủ nghĩa Mác-Lenin, không nêu chủ nghĩa hoặc “tư tưởng
Stalin”.
Đại
hội đã bầu ra Ban chấp hành trung ương mới gồm 97 uỷ viên chính thức, 73 uỷ
viên dự khuyết. Ban chấp hành trung ương đã bầu ra Bộ Chính trị gồm 37 uỷ
viên chính thức, 6 uỷ viên dự khuyết. Thường vụ Bộ Chính trị gồm Chủ tịch
Đảng Mao Trạch Đông, 4 phó Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu: Đức, Trần
Vân. Tống Bí thư Đặng Tiểu Bình.
Khi
bầu Chủ tịch Đảng, Mao không được 100% số phiếu, kiểm tra nét chữ trên các lá
phiếu, phát hiện Mao không bầu mình, mà bỏ phiếu cho Lâm Bưu, dẫn đến nhiều
phỏng đoán. 20 tháng sau, tại Hội nghị Trung ương 5 khoá 8, Lâm Bưu được bầu
làm Phó Chủ tịch Đảng và Thường vụ Bộ chính trị.
Điều
đáng tiếc nhất là Mao đã quay lưng lại với đường lối thực tế của Đại hội 8.
Trong mấy năm sau đó, Mao lần lượt lật đổ 10 chính sách lớn, thay bằng 10
chính sách tương phản, hình thành đường lối chủ nghĩa xã hội không tưởng của
ông ta.
♦ ♦ ♦
Chương 9
Địa ngục văn chương lớn nhất trong lịch sử loài người
Tháng
11-1956, Mao Trạch Đông tuyên bố chuẩn bị chỉnh phong, chống các bệnh chủ
quan, bè phái, quan liêu.
Ngày
27-4-1957, Trung ương ĐCSTQ chính thức ra chỉ thị tiến hành chỉnh phong. Ngày
30-4, Mao gặp gỡ các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ và đại diện giới trí
thức, động viên họ góp ý kiến với ĐCSTQ, giúp chỉnh phong, sửa chữa khuyết
điểm, sai lầm. Nhiều cuộc họp đã được tổ chức để lấy ý kiến phê bình. Đông
đảo trí thức ngoài đảng từ giáo viên tiểu học tới giáo sư đại học, nhiều nhân
vật có tên tuổi không những ở Trung Quốc mà cả trên thế giới đã thẳng thắn,
chân thành, thiện chí vạch ra những yếu kém, sai lầm của ĐCSTQ từ trung ương
đến địa phương. Thông tin về các cuộc họp này được đăng tải trên báo chí hàng
ngày. Trưởng ban Mặt trận thống nhất trung ương Lý Duy Hán ba ngày một lần
báo cáo Mao và Thường vụ Bộ Chinh trị. Tình hình diễn biến xem ra không như
Mao mong đợi. Đến khi Lý phản ánh ý kiến của La Long Cơ rằng ở Trung Quốc
hiện nay “tiểu trí thức của chủ nghĩa Mác-Lenin lãnh đạo đại trí thức của
giai cấp tiểu tư sản, người mù chỉ đường người sáng mắt”, thì Mao nổi giận dữ
dội. Mao vốn định thông qua cuộc vận động này để từng bước xác lập vị trí
lãnh đạo tư tưởng của mình trong giới trí thức, nay thấy họ khác công nông,
trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao đều coi Mao là nhà lý luận và nhà tư tưởng
vĩ đại, thì họ lại coi ông là “tiểu trí thức”. Xem ra không thể làm cho những
người này sùng bái mình. Thế là Mao quyết tâm đánh đổ “những phần tử đại trí
thức của giai cấp tư sản”, dùng quyền lực tạo dựng quyền uy của bản thân. Ông
ta tiếp tục cho tổ chức các cuộc hội đàm nhằm “dụ rắn ra khỏi hang”, khiến
phong trào chỉnh phong nửa đường biến chất, không còn là thành tâm phát động
quần chúng góp ý kiến cho đảng cầm quyền, mà là trị những quần chúng góp ý
kiến, lùng bắt phái hữu trong số đó. Mao dựng lên “vụ án chống đảng
Chương-La”, (Chương Bá Quân, Chủ tịch Đảng Dân chủ Công Nông, Bộ trưởng Giao
thông; và La Long Cơ, Phó Chủ tịch Đồng minh Dân chủ, Bộ trưởng Lâm nghiệp,
lãnh tụ tinh thần của giới trí thức từ Âu Mỹ về). Theo thống kê chính thức,
trong cuộc đấu tranh này, có 552.877 trí thức bị qui là phái hữu, bị đầy đoạ
trong 20 năm trời. Đến khi sửa sai (1980), chỉ có 96 người thật sự là phái
hữu, chiếm 1,8 phần vạn, nghĩa là trong 1 vạn người chưa đến 2 người.
|
Chủ Nhật, 29 tháng 6, 2014
(TNBĐ) - Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 8&9)
Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014
(TNBĐ) - Tấm bản đồ Việt Nam với kích thước kỷ lục 680m2
(TNBĐ) - Tấm bản đồ Việt Nam với kích thước kỷ lục 680m2:
Tấm bản đồ Việt Nam với diện tích 680m2 với hàng ngàn chữ ký của đồng bào đại diện cho 32 dân tộc đến từ 8 tỉnh thành phố và lực lượng sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; lực lượng học sinh, sinh viên các dân tộc, cùng hơn 300 Đoàn viên Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương về xác lập kỷ lục quốc gia cho “ Tấm bản đồ Việt Nam lớn nhất và được tổ chức lấy nhiều chữ ký nhất”.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Tấm bản đồ Việt Nam với diện tích 680m2 với hàng ngàn chữ ký của đồng bào đại diện cho 32 dân tộc đến từ 8 tỉnh thành phố và lực lượng sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; lực lượng học sinh, sinh viên các dân tộc, cùng hơn 300 Đoàn viên Thanh niên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được Hội đồng xác lập kỷ lục Việt Nam trao Giấy chứng nhận và kỷ niệm chương về xác lập kỷ lục quốc gia cho “ Tấm bản đồ Việt Nam lớn nhất và được tổ chức lấy nhiều chữ ký nhất”.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
(TNBĐ) - Phát hiện mới: Trung Quốc “nuốt” cả một bang của Ấn Độ trên bản đồ dọc
(TNBĐ) - Trung Quốc đã phát hành bản đồ dọc với cả đường 10 đoạn để khẳng định tuyên bố chủ quyền vô lý trên biển Đông. Mọi người chỉ chú ý đến đường lưỡi bò thè rộng xuống liếm tại biển Đông gây bức xúc cho ASEAN, mà không để ý thêm rằng bản đồ này còn là một “cú ngoạm” vào lãnh thổ Ấn Độ.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Bản đồ TQ trùm lên cả lãnh thổ Ấn Độ
Sau khi đưa ra thứ bản đồ nhảm nhí, tờ Nhân dân nhật báo của Bắc Kinh hồ hởi nói: “Bây giờ, người dân Trung Quốc có thể “hoàn toàn, trực tiếp biết toàn bộ bản đồ của Trung Quốc”.
Nói vậy chẳng khác nào trước đây người dân Trung Quốc không được xem đúng và đủ về bản đồ Trung Quốc cả.
Trong một tuyên bố khác, biên tập viên của nhà xuất bản – bản đồ nói: “Người xem sẽ không bao giờ phải băn khoăn về các tuyên bố chính và phụ về lãnh thổ của Trung Quốc”.
Thật ra cũng không có gì lạ về cái bản đồ mới và nhảm nhí này. Điểm ‘nổi bật’ đầy khó chịu là đường 10 đoạn bao trùm lên biển Đông chà đạp luật pháp quốc tế, vi phạm lãnh hải rất nhiều nước tại ASEAN trong đó có Việt Nam.
Nhưng tờ Washington Post vừa nêu ra thêm một chi tiết hay ngoài đường lưỡi bò là “vết cắn” của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được thể hiện trên bản đồ dọc: “Bản đồ mới cũng cho thấy tuyên bố của Trung Quốc đối với bang Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát.
Trung Quốc và Ấn Độ có những tranh chấp biên giới dai dẳng nhất và cao trào là cuộc chiến đẫm máu vào năm 1962. Hiện Arunachal Pradesh được tích hợp đầy đủ vào hệ thống liên bang của Ấn Độ, với cuộc bầu cử nhà nước thường xuyên. Ấy vậy mà Trung Quốc tuyên bố hầu hết phần lãnh thổ đó như là một phần của cái gọi là “Nam Tây Tạng”.
Lộ rõ mặt tráo trở
Điều đáng nói là bản đồ dọc với “cú ngoạm in rõ dấu răng” của Trung Quốc vào lãnh thổ Ấn Độ được đưa ra, chỉ vài tuần sau khi Ngoại trưởng Vương Nghị tới thăm Ấn Độ. Tại đây, ông Vương Nghị dùng những lời đầy mật ve vãn người dân Ấn Độ và chính quyền của ông Modi.
Hãy thử nghe lại những điều ông Vương Nghị nói:
“Qua nhiều năm đàm phán, chúng tôi đã đi đến thỏa thuận về những điều cơ bản về chuyện biên giới và chúng tôi đang chuẩn bị để đạt được một giải pháp cuối cùng”, Bộ trưởng Ngoại giao Vương cho biết tại New Delhi. “Hợp tác Trung Quốc-Ấn Độ giống như một kho báu khổng lồ đang chờ được phát hiện”, ông Vương nói. “Tiềm năng là rất lớn”.
Có thể thấy, sở dĩ Trung Quốc đột ngột dịu giọng với Ấn Độ, là do nước này đang bị các nước láng giềng khác, đặc biệt là Nhật Bản và ASEAN cô lập sau khi Bắc Kinh có những hành động hung hăng trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Còn trên thực tế thì Bắc Kinh vẫn coi lãnh thổ Ấn Độ là vùng đất mà họ có chủ quyền lịch sử dù chẳng được nước nào công nhận. Cho tới giờ, Ấn Độ vẫn cáo buộc Trung Quốc đã chiếm đóng 38.000 km vuông ở tỉnh Jammu và Kashmir, trong khi chính quyền Bắc Kinh tuyên bố 90.000 km vuông đất ở bang Arunachal Pradesh là của họ.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...