KỲ 1: LỜI NÓI ĐẦU
(PHẦN 2)
|
(TNBĐ) - Thành tựu lớn lao của cải cách-mở
cửa 27 năm qua đã đặt cơ sở hợp pháp cho ĐCSTQ cầm quyền. Nhắc lại giọng điệu
“tả” khuynh là tự phủ nhận mình. Bảo vệ những sai lầm của Mao Thạch Đông, tìm
kiếm tiếng nói chung với “phái tả”, thực hiện chính sách kinh tế “hữu khuynh”
đi đôi với ý thức hệ “tả khuynh thì chỉ chứng minh lược rằng 27 năm qua mình đã
làm sai, không tăng cường mà chỉ có thể làm suy yếu vi trí cầm quyền của ĐCSTQ;
không thể mang lại tính hợp pháp cho cải cách mở cửa, mà chỉ có thể mang lại
tính hợp pháp cho chủ trương chính trị phản đôi cải cách mở cửa. Thách thức vị
trí cầm quyền của ĐCSTQ không phải các thế lực phương Tây ở chốn xa xôi, mà là
“phái tả” trong đảng vung vẩy ngọn cờ sai lầm của Mao Trạch Đông bên trong bức
tường của Đảng. Xin hãy đọc những lời lẽ sát khí đằng đằng, mê hoặc lòng người
trên lá cờ của chúng. Trong bài “Chỉ có Tư tưởng Mao Trạch Đông mới cứu được
Trung Quốc”, chúng viết:
“Không phải Đại cách mạng văn hoá
sai, mà là Đặng Tiểu Bình hoàn toàn phủ định Đại cách mạng văn hoá. Những người
kế thừa Đặng đã theo đuổi đường lối xét lại, và chính vì thế cần phát động cuộc
Đại cách mạng vãn hoá nữa để loại trừ”. Lúc lâm chung, Đặng Tiểu Bình dặn dò
phải cảnh giác hữu, chủ yếu phản đối “tả”, ông thật có tầm nhìn lịch sử sâu xa.
Mưu toan cùng “phái tả” bảo vệ những sai lầm của Mao để đổi lấy việc họ ủng hộ
cải cách-mở cửa chỉ khiến họ càng hung hăng phản đối cải cách-mở cửa. Sách lược
“bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải” đã đi đến điểm tận cùng.
Tháng 3-2004, kỳ họp thứ 2 Quốc
hội Trung Quốc khoá 10 đã đưa điều khoản quan trọng bảo vệ chế độ tư hữu vào
hiến pháp, tiếp nối quỹ đạo với “Cương lĩnh chung Hội nghị hiệp thương chính
trị nhân dân Trung Quốc” năm 1949, đánh dấu sau khi trải qua chặng đường quanh
co, Trung Quốc đã trở lại điểm xuất phát đúng đắn, đi lên con đường chủ nghĩa
xã hội dân chủ.
Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc
Trung Quốc là sản phẩm kết hợp giữa tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ của
Mác-Ăng-ghen những năm cuối đời và thực tiễn cụ thể cải cách-mở cửa của Trung
Quốc, sẽ xây dựng Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ giàu có,
văn minh, công bằng và hài hoà như châu Âu ngày nay. Đảng Cộng sản Trung Quốc
chuyển sang chủ nghĩa xã hội dân chủ là tuân theo lời dạy của Mác và Ăng-ghen
những năm cuối đời, kế thừa truyền thống cách mạng dân chủ mới, triệt để thoát
khỏi mô hình Liên Xô, trở lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng thời đại. Đó là định
vị lịch sử của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Thời kỳ đầu cải cách-mở cửa để
phát triển kinh tế nhiều thành phần, phái cải cách đưa vị trí chủ đạo của kinh
tế quốc doanh vào hiến pháp nhằm làm yên lòng phái “tả” đến nay thành ra tự
tròng dây vào cổ mình, phái “tả” đứng ra “bảo vệ hiến pháp”, dựa vào hiến pháp
để chống lại. Tháng 3-2006, trong thời gian họp Quốc hội và Hội nghị hiệp
thương chính trị toàn quốc, có uỷ viên Hội nghị hiệp thương chính trị chất vấn:
“Điều 6 hiến pháp qui định cơ sở chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa nước CHND
Trung Hoa là chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tức chế độ
sở hữu toàn dân và chế độ sở hữu tập thể của quần chúng lao động. Kinh tế quốc
doanh năm 1992 chiếm 48% kinh tế quốc dân Trung Quốc, nay còn chiếm tỉ trọng
bao nhiêu? Những năm qua, kinh tế quốc doanh ào ạt bản rẻ cho tư nhân, hoặc
chuyển thành sở hữu tư nhân. như vậy có vi phạm hiến pháp không?” Chính phủ tự
biết mình đuối lý, chẳng ai dám đứng ra đối đáp.
Từ ngày cải cách-mở cửa đến nay,
các khoá lãnh đạo các cấp ra sức tìm cách giữ cho được vị trí chủ đạo của kinh
tế quốc doanh, đây là “trận địa cuối cùng của chủ nghĩa xã hội”. Tuy kinh tế cá
thể và kinh tế tư nhân đã ra đời, các xí nghiệp vốn nước ngoài cũng đã len chân
vào, song phái cải cách vẫn phải nắm chặt con bài “xí nghiệp quốc doanh chiếm
vai trò chủ đạo” để đối phó phái “tả” coi mình là “người bảo vệ đường lối cách
mạng của Mao Chủ tịch”. Song các xí nghiệp quốc doanh thể hiện tính ưu việt của
chủ nghĩa xã hội này làm ăn chẳng ra gì, liên tục thua lỗ. Thế là tài chính nhà
nước và địa phương cấp vốn không hoàn lại, dùng tiền thuế do nông dân và các xí
nghiệp tư nhân đóng góp để nuôi xí nghiệp quốc doanh. Khi nhà nước nuôi không
nổi, liền đẩy cho ngân hàng.
Ngân hàng mỗi năm cho vay khoảng
1.500 tỉ NDT (Nhân dân tệ - đơn vị tiền tệ của Trung Quốc), 70% số này rót vào
các xí nghiệp quốc doanh. Do các xí nghiệp quốc doanh chỉ vay không trả, nợ
đọng một khoản tiền khổng lồ, hễ bùng nổ sóng gió tiền tệ, thể chế nhà nước tất
sẽ lung lay, thế là nhà nước lại đẩy các xí nghiệp quốc doanh sang thị trường
chứng khoán. Các công ty lên sàn mấy năm trước hầu như toàn là xí nghiệp quốc
doanh. Những người chơi cổ phiếu ham phát tài, bị cuốn phăng 1.500 tỉ NDT để tiếp
máu cho các xí nghiệp quốc doanh, nhưng cũng không cứu sống nổi các xí nghiệp
này. Theo báo cáo của người phụ trách Uỷ ban kinh tế thương mại ba tỉnh Cát
Lâm, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, có xí nghiệp quốc doanh máy móc khởi động, chi
phí than - điện - nước rót vào rồi, nhưng tiền lương công nhân viên chức, tiền
lãi các khoản vay và lợi nhuận sau thuế đều không lo nổi, đành giảm tài sản
tịnh để duy trì đời sống của công nhân viên.
Có xí nghiệp đi vay để chi trả
lương công nhân viên và tiền lãi ngân hàng. Có xí nghiệp máy móc, nhà xưởng dần
dần giảm giá, thống kê trong sổ sách trên thực tế trở thành “tài sản khống”. Có
xí nghiệp tỉ lệ lợi nhuận chỉ có 1 đến 3%, cơ bản ngang tiền lãi công trái kỳ
hạn 5 năm, có nơi còn thấp hơn.
Để chuyển lỗ thành lãi, các
phương án cải cách lần lượt được đưa ra, cơ cấu quản lý nhiều lần chấn chỉnh,
làm trong 20 năm mà vẫn thua lỗ, do đó mới có phương án cải cách, cổ phần hoá,
tư hữu hoá.
Con đường cải cách các xí nghiệp
quốc doanh sau Đại hội 15 ĐCSTQ là “nắm cái lớn, thả lỏng cái nhỏ”. Các xí
nghiệp lớn nhập vốn tư nhân và vốn nước ngoài, thực hiện chế độ cổ phần; các xí
nghiệp nhỏ thực hiện tư hữu hoá, nay Chính phủ trung ương chỉ nắm 1.200 (trước
đây là 9.000) xí nghiệp quốc doanh cỡ lớn liên quan đến vận mệnh và an ninh
quốc gia.
Cách làm này tương tự các nước
tiên tiến trên thế giới. Các nước phát triển trên thế giới thực hiện thể chế
kinh tế hỗn hợp đều có các xí nghiệp quốc doanh, chủ yếu là các nhà máy do nhà
nước độc quyền (như đường sắt, hàng không, ngân hàng), các xí nghiệp tư nhân
không đủ sức xây dựng (như điện hạt nhân, dầu khí), cùng các xí nghiệp mang
tính công ích (như giao thông công cộng, điện nước). Các xí nghiệp này không
lấy lãi làm chính, một số xí nghiệp mang tính phúc lợi toàn dân, phải dựa vào
nhà nước đầu tư và trợ giá. Nhưng các xí nghiệp này không được chiếm tỉ trọng
lớn, càng không thể chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân, mà đại thể
chỉ 15 đến 20%. Theo Công ty Tài chính-tiền tệ quốc tế, năm 1996, Trung Quốc có
114.000 xí nghiệp quốc doanh, năm 2005 còn 27.000. 77% số công ty đã tư hữu hoá
một phần hoặc toàn bộ. Tỉ trọng kinh tế quốc doanh tụt xuống còn 23%, gần bằng
quan hệ tỉ trọng các nước phát triển. Đây là việc từ không bình thường chuyển
sang bình thường, nhưng theo phái “tả” nó đã đụng chạm đến mạng sống của chủ
nghĩa xã hội.
Phải sửa đổi hiến pháp. Lý do là:
năm 1978, kinh tế quốc doanh Trung Quốc chiếm 99,1%, nhưng tổng sản phẩm quốc
nội chỉ có 362,4 tỉ NDT. Năm 2005, kinh tế quốc doanh không chiếm vị trí chủ
đạo nữa, song tổng sản phẩm quốc nội cả năm đạt 18,230 tỉ NDT. Chúng ta đứng
trước sự lựa chọn cần 17.867,6 tỉ NDT, hay cần cái hư danh vị trí “chủ đạo”
kia?
Đừng nhìn nhận quan hệ tỉ lệ đó
quan trọng đến thế, ngày nay, chủ nghĩa tư bản mới và chủ nghĩa xã hội dân chủ
đã trớ thành hai mặt của đồng tiền vàng, đều theo thể chế kinh tế hỗn hợp,
chúng ta cần thoát khỏi xiềng xích xí nghiệp quốc doanh chiếm vị trí chủ đạo do
mình tạo ra.
Phải nói thẳng là công cuộc cải
cách thể chế xí nghiệp quốc doanh cũng nảy sinh một số vấn đề, như hàng loạt
công nhân viên mất việc, quần thể yếu kém gặp nhiều khó khăn trong việc khám
chữa bệnh, học hành, dưỡng lão, quan chức tham nhũng, nhất là phân phối không
công bầng dẫn đến phân hoá hai cực, khiến lòng người xôn xao.