TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Dụng “bài cũ” với VNCH và Philippines, Trung Quốc ắt sẽ thảm bại



(TNBĐ) Với những động thái lâu nay trên biển Đông, tựa như “bài cũ” từng dùng với VNCH và Philippines, phải chăng Trung Quốc đang “giăng bẫy”, chờ Việt Nam sử dụng vũ lực là có cớ để ra tay.

Sử dụng “nước cờ” dùng tàu đánh cá để “làm mồi” với chính quyền Việt Nam Công hòa (VNCH) , sau đó ra tay chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và cũng tương tự vào năm 2012 để chiếm lấy bãi cạn Scaborough của Philippines, Trung Quốc đang nhăm nhe dùng “nước cờ cũ”, nhưng có cải biên khi đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam để “bẫy” nước chủ nhà một lần nữa.
Áp “chiêu” với VNCH và thêm sự tráo trở, Trung Quốc chiếm bãi cạn Scaborough
Bãi cạn Scaborough hay đảo Hoàng Nham (theo cách gọi của Trung Quốc) là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ Tây đảo lớn của Philippines 230km và cách Trung Quốc hơn 800km về phía Bắc. Thế nhưng Trung Quốc vẫn “khăng khăng” rằng, nó là của mình.
Trước tháng 4/2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Các ngư dân của cả Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản.
Nhưng đầu tháng 4/2012, Trung Quốc đã dùng tiếp chiến thuật “chiếc mộc sống ngư dân” trong cuộc tranh chấp này, với hơn 100 tàu đánh cá cùng 4-5 tàu Ngư chính (hay Hải giám) Trung Quốc có nhiệm vụ chỉ huy, dàn trận. Khi Philippines phát hiện các ngư dân Trung Quốc ở bên trong bãi cạn Scarborough và dồn đuổi, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines dần tăng lên.
Vụ tranh chấp đã kéo theo nhiều quốc gia liên quan, trong đó có Mỹ. Nhưng kết cục, Trung Quốc đã chiếm được bãi cạn này.
Philippines cáo buộc Trung Quốc lên Tòa án Quốc tế
Hãng AFP đưa tin, Philippines ngày 26/4 đã cáo buộc Trung Quốc “chiếm đóng trên thực tế” bãi đá ngầm Scarborough (Bắc Kinh gọi là Hoàng Nham ở biển Hoa Nam) trên biển Đông kể từ sau cuộc đối đầu vào năm ngoái giữa hai nước, khi Trung Quốc điều tàu chiến ngăn cản Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển này.
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết ba tàu của Trung Quốc hiện vẫn có mặt trong vùng biển xung quanh bãi đá ngầm Scarborough và xua đuổi các ngư dân Philippines. “Người Trung Quốc đang cố gắng áp đặt sự chiếm đóng trên thực tế” – Ông Rosario chỉ rõ.
Philippines cho rằng bãi đá ngầm trên nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này, và được luật pháp quốc tế công nhận.
Theo ông Rosario, Philippines đã tìm cách giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua đàm phán nhưng thất bại, buộc họ phải đề nghị tòa án của Liên hợp quốc bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.
Lật tẩy “chiêu bài cũ” trong vụ giàn khoan Hải Dương 981
Quen lối ăn được từ “nước cờ” Hoàng Sa và Scarborough, Trung Quốc đang muốn áp dụng tiếp cho Việt Nam khi đưa giàn khoan trái phépHải Dương 981cùng đội tàu hộ tống, máy bay,… trong đó có cả tàu đánh cá (của ngư dân Trung Quốc) để xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Xét về mặt “dụng binh”, cuộc đụng độ tại bãi cạn Scarborough (với Philippines) và hành động xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam hiện nay đều có nhiều điểm tương đồng trong chiến lược hành động, khi Trung Quốc sử dụng các biện pháp phi quân sự, dùng cách gây hấn và chọc tức lực lượng chấp pháp, bảo vệ biển Đông của Việt Nam trên biển, nhằm tiến tới thực hiện mưu đồ áp đặt chủ quyền, bất kể tính trơ trẽ, tráo trở, bất nhất trong hành xử (nói và làm khác nhau), và lật lọng trên nhiều phương diện.

(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Kỳ 1-P1)



Như chúng tôi đã đăng ở kỳ trước, kỳ này chúng tôi sẽ đăng toàn văn tác phẩm này trên trang Tin Nóng Biển Đông.
KỲ 1: LỜI NÓI ĐẦU (PHẦN 1)


Nhà cách mạng vĩ đại - người xây dựng thất bại
Cuốn sách này tiếp theo cuốn “Mao Trạch Đông toàn truyện" (Nhà xuất bản Lợi Văn, Hồng Công. Bản in đầu tiên năm 1993), bổ sung sử liệu về Đại tiến vọt và Đại cách mạng văn hoá, tăng thêm phần bình luận, nhằm ủng hộ việc Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào cam kết sẽ đánh giá lại Mao Trạch Đông trong nhiệm kỳ của ông.
Cuộc đời Mao Trạch Đông dựng nước có công, xây dựng mắc sai lầm, Đại cách mạng văn hoá có tội. Đó là lời Trần Vân, bậc nguyên lão chỉ nói chân lý, không nói thể diện, rất được kính trọng trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đánh giá Mao sai lầm lớn hơn công lao đó có cơ sở quần chúng. Năm 1994, Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương, Phòng Nghiên cứu chính sách Viện Khoa học Xã hội và Uỷ ban Giáo dục quốc gia đã phối hợp tiến hành một cuộc thăm dò dư luận về hai vấn đề. Một là Mao Trạch Đông công lao lớn hơn sai lầm, hay ngược lại? Hai là cơn sốt Mao Trạch Đông có bình thường không? Kết quả là:
a- Cán bộ cấp cao: 37% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao. 30% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm. 33% không trả lời.
b- Trí thức cấp cao: 67% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 8% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 25% không trả lời.
c- Nhà báo và những người làm công tác lý luận: 48% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao 18% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 34% không trả lời.
d- Giáo chức và học sinh: 40% cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, 34% cho rằng công lao lớn hơn sai lầm, 26% không trả lời.
Khái niệm chung là sai lầm lớn hơn công lao
Về vấn đề cơn sốt Mao Trạch Đông, 63% đến 72% cho rằng không bình thường.
Những người không trả lời trên thực tế cho rằng sai lầm lớn hơn công lao, nhưng họ sợ công khai bày tỏ sẽ gặp rủi ro. Nếu gộp những người không trả lời vào số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm lớn hơn công lao, thì số người này chiếm 70% cán bộ cấp cao, 92% tri thức cấp cao, 82% nhà báo và những người làm công tác lý luận, 66% giáo chức và học sinh, bình quân số người cho rằng Mao Trạch Đông sai lầm nhiều hơn công lao là 77,5%. Khái niệm chung là 3 phần công lao, 7 phần sai lầm.
Mao Trạch Đông là nhà cách mạng vĩ đại và người xây dựng thất bại. Trách nhiệm lịch sử của chúng ta là khẳng định và phát triển công lao của Mao thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ mới, phủ định và uốn nắn sai lầm của ông khiến đất nước lạc lối vào chủ nghĩa xã hội không tưởng.

(TNBĐ) - Vị sứ thần Việt nào dám giương cung bắn… Mặt Trời?



(TNBĐ) - Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần Mạc Đĩnh Chi, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! 

Đó chính là Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346) đời nhà Trần. Ông quê ở làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương (nay là làng Long Động, xã Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương), đỗ Trạng nguyên vào năm 1304 triều vua Trần Anh Tông.
Sau khi thi đỗ, Mạc Đĩnh Chi được ban chức Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung làm Nội thư gia tức quản lý kho sách của thư viện Hoàng gia. Sau đó thăng dần lên Hàn lâm Đại học sĩ, Nhập nội hành khiển, Hữu ty lang trung, Tả ty lang trung.
Ông làm quan trải bốn triều vua Trần: Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông. Ông được cử đi sứ 2 lần sang nhà Nguyên vào các năm 1308 và 1324. Quanh chuyện đi sứ của ông có nhiều điều thú vị.
Một lần, đoàn sứ bộ đi đến cửa quan thì đã muộn, cửa quan đã đóng. Sứ bộ ta gọi cửa mãi mà không được. Một lúc sau thấy từ trên vọng lâu thòng xuống một mảnh giấy, trên đó là một vế đối, thách sứ giả ta đối được thì mới mở cửa quan cho đi. Vế ra như sau: Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan (Tới cửa quan trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua).
Đây là một vế đối khó, phải tìm được một câu trong đó một từ phải được lặp lại 4 lần và một từ phải được lặp lại 3 lần tương ứng với hai từ ở vế ra. Mạc Đĩnh Chi đã rất nhanh ý, lấy ngay hoàn cảnh của mình lúc này để đối lại: Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối (Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời tiên sinh đối trước).
Nói là mời tiên sinh đối trước (ý nhún nhường) nhưng bản thân đây đã là một vế đối hoàn hảo rồi. Câu này cũng có chữ đối được lặp lại 4 lần và chữ tiên được lặp lại 3 lần, ý tứ rất chỉnh. Những người giữ cửa quan đành phải mở cho đoàn sứ bộ của ta đi qua.
Khi Mạc Đĩnh Chi được diện kiến vua Nguyên, vua ra vế đối: “Nhật: hoả, vân: yên, bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ (mặt trời là lửa, mây là khói, ban ngày đốt cháy vầng trăng). Có ý tự phụ ta đây là vua của Thiên triều, là bậc Thiên tử, như mặt trời đỏ có thể thiêu cháy tất cả, còn các nước chư hầu như mặt trăng yếu ớt, chỉ dám sáng vào ban đêm, còn ban ngày sẽ bị mặt trời thiêu cháy.
Với sự thông minh, mẫn tiệp và dũng cảm, Mạc Đĩnh Chi đã khẳng khái đối lại: “Nguyệt: cung, tinh: đạn, hoàng hôn xạ lạc kim ô (Mặt Trăng là cung, sao là đạn, hoàng hôn bắn rơi mặt trời). Vế đối lại của Mạc Đĩnh Chi rất chỉnh, ý tứ rất mạnh mẽ. Câu đối tỏ rõ bản lĩnh của sứ thần, chẳng khác gì nói rằng mình có thể bắn thẳng vào mặt vua Nguyên! Quả thật là táo bạo. Vua Nguyên dù hậm hực nhưng đành chịu tài sứ giả, chẳng bắt bẻ vào đâu được.
Mạc Đĩnh Chi suốt đời sống liêm khiết, vì vậy tuy làm quan mà vẫn nghèo. Có lần đang đêm vua sai người lén bỏ 10 quan tiền trước cửa nhà ông. Sáng ra ông thấy tiền liền đem nộp triều đình, nhưng không ai nhận cả.
Vua nói: Tiền đó không ai nhận thì là của nhà ngươi, ngươi hãy cầm lấy mà dùng. Thật ra đây chỉ là một hình thức trợ cấp mà nhà vua có ý dành cho Mạc Đĩnh Chi. Về sau ông được cháu 7 đời là Mạc Đăng Dung truy tôn là Kiến Thủy Khâm Ninh Văn Hoàng đế.
(Theo Kiến Thức)

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...