(TNBĐ) - Chuyện thiền sư Từ Đạo Hạnh lặn lội sang Tây Thiên học phép để trả thù cho cha, sau đó thác sinh, trở thành vua Lý Thiền Tông cho tới nay vẫn còn là một huyền thoại mê hoặc và đầy cảm hứng đối với nhiều người.
Tuy nhiên, đằng sau lớp vỏ huyền thoại ấy, người ta vẫn có thể tìm thấy những nét chân thực nhất về câu chuyện đời vị thiền sư lừng danh nước Việt này…
Học phép để trả thù cho cha
Thiền sư Từ Đạo Hạnh sinh năm 1072, vốn tên là Lộ, tự là Đạo Hạnh, sống vào thời vua Lý Nhân Tông, tu ở chùa Thiên Phúc trên núi Sài Sơn, thuộc phủ Quốc Oai, Sơn Tây ngày nay. Theo những gì sử sách còn ghi chép lại được thì cha của Từ Đạo Hạnh tên là Từ Vinh, thuở nhỏ xuất gia theo học Phật nhưng về sau thì hoàn tục và làm quan tới chức Tăng Đô Sát trong triều đình nhà Lý.
Vào những lúc rỗi rãi, Từ Vinh thường đến làng An Lãng ở phía Tây kinh thành, tức làng Láng bây giờ, dạo chơi rồi quen biết và lấy một người con gái làng ấy tên là Tăng Thị Loan. Từ Vinh và bà Tăng Thị Loan sinh được hai người con, một gái và một trai, Từ Đạo Hạnh là con trai thứ hai nhà họ Từ. Hai ông bà làm nhà trên mảnh đất phía Nam của làng ấy, nay chính là chùa Láng.
Nhiều người nói rằng, thế đất mà ông Từ Vinh chọn để dựng nhà là kiểu đất quý nên ông sinh được quý tử là Từ Đạo Hạnh, từ nhỏ đã có khí cốt tiên Phật. Tuy nhiên, khi đến tuổi đi học Từ Đạo Hạnh cũng giống như những đứa trẻ khác, suốt ngày chỉ thích giao du, chơi bời, không mấy chăm chú gì đến việc học hành. Chỉ có một điều khác lạ là mọi hành động và lời nói của Từ không ai có thể lường đoán được.
Ông Từ Vinh vốn quan tâm đến sự học hành và sự nghiệp tương lai của cậu con trai duy nhất, thấy thế thì buồn phiền và nhiều lần trách mắng Đạo Hạnh, tuy nhiên Từ Đạo Hạnh nghe xong thì đâu lại hoàn đấy, dường như chẳng có biến chuyển gì.
Mãi tới một đêm, trời đã rất khuya, ông Từ Vinh tình cờ đi qua buồng học của Từ Đạo Hạnh, thấy sách vở bày la liệt, ngọn đèn dầu lạc đã cháy gần tàn mà Từ Đạo Hạnh vẫn cầm cuốn sách trên tay, vừa đọc sách vừa mệt mỏi mà ngủ gật. Từ Vinh thấy vậy thì hài lòng lắm, biết rằng, Đạo Hạnh ban ngày chỉ thích đá cầu, đàn hát nhưng ban đêm thì lại dành thời gian chuyên tâm đọc sách.
Đến khoa thi tăng đồ, Đạo Hạnh tham dự và đỗ đầu trong khoa thi ấy. Tuy nhiên, trong thời gian Đạo Hạnh đi thi thì chuyện không may xảy đến với gia đình họ Từ. Nguyên nhân là vì ông Từ Vinh có xích mích với nhà Diên Thành Hầu ở mạn cầu An Quyến, cạnh sông Tô Lịch. Trong nhà Diên Thành Hầu có nuôi một pháp sư pháp thuật rất cao cường tên là Đại Điên. Do xích mích với Từ Vinh, Diên Thành Hầu đã sai Đại Điên tới nhà họ Từ dùng phép đánh chết Từ Vinh rồi vứt xác xuống sông Tô Lịch ngay cạnh nhà.
Từ Vinh chết oan nên xác vứt xuống dòng Tô Lịch trôi đến cửa nhà Diên Thành Hầu thì dựng đứng dậy không chịu trôi đi nữa. Đại Điên thấy vậy, xuống tận nơi hét to lên rằng: “Người tu hành không được giận mãn kiếp. Sống chỉ là một trò đùa bỡn, chết mới thành đạo Bồ đề!”. Đại Điên dứt lời, xác Từ Vinh trôi đi liền nhưng đến xã Nhân Mục thì lại dừng lại thêm một lần nữa. Người làng này thấy vậy, cho là linh thiêng, bèn vớt lên hậu táng, rồi sau đó dựng lăng miếu và đắp tượng thờ, hàng năm tổ chức tế lễ vào ngày mồng 10 tháng giêng, là ngày giỗ của Từ Vinh.
Từ Đạo Hạnh sau khi biết chuyện cha mình bị Đại Điên hại chết thì nuôi ý định báo thù vì vậy mặc dù đỗ đạt nhưng vẫn không ra làm quan. Một hôm, Đạo Hạnh rình lúc Đại Điên đi ra ngoài đường, cầm gậy xông đến định đánh chết Đại Điên, song đương lúc định ra tay thì bỗng nghe trên không có tiếng hét lớn: “Không được! Thôi ngay đi!”. Từ Đạo Hạnh nghe thấy tiếng hét, sợ hãi đành bỏ gậy ra về.
Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014
(TNBĐ)-Uy lực vòi rồng của tàu kiểm ngư KN-781 hiện đại nhất Việt Nam
(TNBĐ) - Liên tiếp trong những ngày vừa qua, tàu KN-781 đã có những chuyến hải trình ngắn trên vùng biển Quảng Ninh nhằm kiểm tra kỹ năng "tác chiến" và điều khiển thuần thục các trang thiết bị trên tàu. Chỉ còn ít ngày nữa tàu KN-781 sẽ được đơn vị đóng tàu Hạ Long và nhà thầu Damen (Hà Lan) bàn giao cho Cục Kiểm ngư VN làm nhiệm vụ trên vùng biển giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc đang hoạt động trái phép.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đây là 1 trong 2 con tàu kiểm ngư đầu tiên do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và chuyển giao kỹ thuật đóng mới theo tiêu chuẩn Châu Âu. KN-781 có chiều dài 90,50 mét, rộng 14 mét, trang bị 4 máy công suất lớn 12.016 mã lực và có lượng choán nước lên đến 2.400 tấn. Tàu có tốc độ lý thuyết đạt hơn 21 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được các cấp độ sóng lớn.
PV Lao Động đã có những bức hình ghi lại những khoảnh khắc vòi rồng của KN-781 thể hiện uy lực trong buổi thử nghiệm trên vùng biển Quảng Ninh mới đây.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
(TNBĐ) - Lý sự cùn kiểu Trung Quốc: Người TQ nhìn thấy đảo thì đảo đó là của TQ!- Bài 2
Xem Bài 1- Lý sự cùn kiểu TQ: Người TQ đã đặt tên đảo nên đảo phải là của TQ!
Kỳ 2: “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền
Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên, đối chiếu
với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa, để phản bác quan điểm mà phía Trung Quốc đưa ra, Tiến sĩ Trần Công Trục
nhấn mạnh: Trước hết, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách,
tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá
trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với
“Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).
Những nội dung lịch sử, địa lý… mà phía
Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền trên mọi phương tiện, mọi lúc, mọi nơi
thực hư như thế nào? Giá trị của chúng đến đâu?
![]() |
Tầu cá VN bị tầu TQ đâm |
Trao đổi với phóng viên, ông Trục cho
biết: Qua nghiên cứu thấy rằng, đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả
trong đó, nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc ghi chép những hiểu biết của người
Trung Quốc đương thời về địa lý, lịch sử, phong tục… các nước thuộc khu vực
Đông Nam Á và Nam Á cùng đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, mà không
có bất kỳ sự ghi chép nào về việc Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu và thực thi
chủ quyền và việc người dân Trung Quốc "đến hai quần đảo (Hoàng Sa và
Trường Sa) để đi biển và sản xuất". Các tác phẩm đó chỉ được xem như các
tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung về các địa điểm chứ không có ý nghĩa
đáng kể trong pháp lý. Vì vậy, việc Trung Quốc qua đó mà viện dẫn, nói quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở.
Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này ghi nhận rằng,
đã gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và khẳng định đây là những mô tả về quần
đảo Trường Sa. Tuy nhiên, đoạn trích này rất mơ hồ, rất thiếu chính xác, không
thể căn cứ vào đó để nói rằng, đó chính là Trường Sa.
Tiến sĩ Trục chỉ rõ các tư liệu đã chứng
minh sự sai trái, ngộ nhận từ phía Trung Quốc như: Nam Châu dị vật chí của Vạn
Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn
hàng hải trong Biển Đông nhưng rất không chính xác, không thể căn cứ vào đó để
xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay
đang bị tranh chấp.
Các tác phẩm khác như Lĩnh ngoại đại đáp
của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát (đời Tống,
1225), Đảo di chí lược của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương
khảo của Trương Nhiếp (1618), Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải quốc
văn kiến lục viết dưới đời Thanh, Hải Lục của Vương Bính Nam (1820), Hải quốc
đồ chí của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược của Bành Ôn Chương
(1848),… là một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến
khảo cứu địa lý, sách hàng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc.
Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Trục chỉ ra
một nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học
Việt Nam cho rằng, thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ
rút ra từ đó kết luận: Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Trung
Quốc: “Bản đồ cổ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XV ghi rõ
địa điểm của Việt Nam là Giao chỉ quốc, nước Giao chỉ và biển thì ghi rõ là
Giao chỉ dương, tức là ghi rõ đất liền là Giao chỉ quốc và biển là biển của
Giao chỉ.
Hàng trăm bản đồ quốc tế khác cũng đều chỉ
rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tất cả đều rất thống nhất với nhau.
Chỉ rõ sự sai trái, biện minh vô lý của
ông Dương Trạch Vỹ, Tiến sĩ Trục cho biết thêm: Trong các tài liệu, tư liệu mà
Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền từ lâu đời của mình đối với hai quần
đảo này, có đề cập việc dưới thời Bắc Tống (thế kỷ thứ X-XII), các cuộc
tuần tra quân sự của nước này đã được tổ chức, xuất phát từ Quảng Đông đi tới
Hoàng Sa, rồi kết luận rằng "triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa
vào phạm vi cai quản của mình", "hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra
đến vùng quần đảo Tây Sa". “Tuy nhiên, khi phân tích kỹ dữ liệu này thấy
rằng, đó không phải là cuộc tuần tra mà chỉ là chuyến thăm dò địa lý cho tới
tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào”, ông Trục khẳng định.
Ông Trục cũng chỉ rõ sai trái của chính
quyền Trung Quốc hiện thời, đó là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn sự kiện đo
đạc thiên văn đầu đời Nguyên ở "Nam Hải" để nói rằng "quần đảo
Tây Sa đã nằm trong cương vực Trung Quốc đời Nguyên".
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...