TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

(TNBĐ)-Uy lực vòi rồng của tàu kiểm ngư KN-781 hiện đại nhất Việt Nam

(TNBĐ) - Liên tiếp trong những ngày vừa qua, tàu KN-781 đã có những chuyến hải trình ngắn trên vùng biển Quảng Ninh nhằm kiểm tra kỹ năng "tác chiến" và điều khiển thuần thục các trang thiết bị trên tàu. Chỉ còn ít ngày nữa tàu KN-781 sẽ được đơn vị đóng tàu Hạ Long và nhà thầu Damen (Hà Lan) bàn giao cho Cục Kiểm ngư VN làm nhiệm vụ trên vùng biển giàn khoan Hải Dương 981 và các tàu của Trung Quốc đang hoạt động trái phép.


Đây là 1 trong 2 con tàu kiểm ngư đầu tiên do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế và chuyển giao kỹ thuật đóng mới theo tiêu chuẩn Châu Âu. KN-781 có chiều dài 90,50 mét, rộng 14 mét, trang bị 4 máy công suất lớn 12.016 mã lực và có lượng choán nước lên đến 2.400 tấn. Tàu có tốc độ lý thuyết đạt hơn 21 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục trong điều kiện bình thường 5.000 hải lý cho một hành trình và chịu đựng được các cấp độ sóng lớn.
PV Lao Động đã có những bức hình ghi lại những khoảnh khắc vòi rồng của KN-781 thể hiện uy lực trong buổi thử nghiệm trên vùng biển Quảng Ninh mới đây.







 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Lý sự cùn kiểu Trung Quốc: Người TQ nhìn thấy đảo thì đảo đó là của TQ!- Bài 2

Xem Bài 1- Lý sự cùn kiểu TQ: Người TQ đã đặt tên đảo nên đảo phải là của TQ!

Kỳ 2: “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền

Căn cứ vào nguyên tắc pháp lý trên, đối chiếu với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để phản bác quan điểm mà phía Trung Quốc đưa ra, Tiến sĩ Trần Công Trục nhấn mạnh: Trước hết, Trung Quốc đã và đang tìm mọi cách viện dẫn nhiều sách, tài liệu địa lý, lịch sử để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm pháp lý về quá trình xác lập và thực thi cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với “Tây Sa” và “Nam Sa” (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam-PV).
Những nội dung lịch sử, địa lý… mà phía Trung Quốc thường xuyên tuyên truyền trên mọi phương tiện, mọi lúc, mọi nơi thực hư như thế nào? Giá trị của chúng đến đâu? 
Tầu cá VN bị tầu TQ đâm

Trao đổi với phóng viên, ông Trục cho biết: Qua nghiên cứu thấy rằng, đúng là các đảo này đã được ghi nhận và mô tả trong đó, nhưng chúng chỉ dừng lại ở việc ghi chép những hiểu biết của người Trung Quốc đương thời về địa lý, lịch sử, phong tục… các nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Nam Á cùng đường hàng hải từ Trung Quốc ra nước ngoài, mà không có bất kỳ sự ghi chép nào về việc Nhà nước Trung Quốc đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền và việc người dân Trung Quốc "đến hai quần đảo (Hoàng Sa và Trường Sa) để đi biển và sản xuất". Các tác phẩm đó chỉ được xem như các tài liệu chứng minh sự hiểu biết chung về các địa điểm chứ không có ý nghĩa đáng kể trong pháp lý. Vì vậy, việc Trung Quốc qua đó mà viện dẫn, nói quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc là không có cơ sở.
Phù Nam truyện của Khang Thái viết cùng thời kỳ này ghi nhận rằng, đã gặp trong Trướng Hải các đảo san hô và khẳng định đây là những mô tả về quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, đoạn trích này rất mơ hồ, rất thiếu chính xác, không thể căn cứ vào đó để nói rằng, đó chính là Trường Sa.
Tiến sĩ Trục chỉ rõ các tư liệu đã chứng minh sự sai trái, ngộ nhận từ phía Trung Quốc như: Nam Châu dị vật chí của Vạn Chấn (thời Tam Quốc, 220-265) viết dưới triều Hán Vũ Đế là cuốn sách hướng dẫn hàng hải trong Biển Đông nhưng rất không chính xác, không thể căn cứ vào đó để xác minh được quần đảo này hay quần đảo khác trong số hai quần đảo ngày nay đang bị tranh chấp.
Các tác phẩm khác như Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi (đời Tống, 1178), Chư phiên chí của Triệu Nhữ Quát (đời Tống, 1225), Đảo di chí lược của Vương Đại Uyên (đời Nguyên, 1349), Đông Tây dương khảo của Trương Nhiếp (1618), Vũ bị chí của Mao Nguyên Nghi (1628), Hải quốc văn kiến lục viết dưới đời Thanh, Hải Lục của Vương Bính Nam (1820), Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên (1848) và Doanh hoàn chí lược của Bành Ôn Chương (1848),… là một tập hợp các tác phẩm liên quan đến các chuyến đi, các chuyến khảo cứu địa lý, sách hàng hải liên quan tới các nước bên ngoài Trung Quốc.
Để làm rõ hơn vấn đề này, ông Trục chỉ ra một nghiên cứu của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, Ủy viên Ban chấp hành Hội Sử học Việt Nam cho rằng, thật khó có thể chấp nhận với các tác giả Trung Quốc khi họ rút ra từ đó kết luận: Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu đã là lãnh thổ của Trung Quốc: “Bản đồ cổ của Trung Hoa vẽ về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XV ghi rõ địa điểm của Việt Nam là Giao chỉ quốc, nước Giao chỉ và biển thì ghi rõ là Giao chỉ dương, tức là ghi rõ đất liền là Giao chỉ quốc và biển là biển của Giao chỉ.
Hàng trăm bản đồ quốc tế khác cũng đều chỉ rõ Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Tất cả đều rất thống nhất với nhau.
Chỉ rõ sự sai trái, biện minh vô lý của ông Dương Trạch Vỹ, Tiến sĩ Trục cho biết thêm: Trong các tài liệu, tư liệu mà Trung Quốc đưa ra để chứng minh chủ quyền từ lâu đời của mình đối với hai quần đảo này, có đề cập việc dưới thời Bắc Tống (thế kỷ thứ X-XII), các cuộc tuần tra quân sự của nước này đã được tổ chức, xuất phát từ Quảng Đông đi tới Hoàng Sa, rồi kết luận rằng "triều đình Bắc Tống đã đặt quần đảo Tây Sa vào phạm vi cai quản của mình", "hải quân Trung Quốc đã đi tuần tra đến vùng quần đảo Tây Sa". “Tuy nhiên, khi phân tích kỹ dữ liệu này thấy rằng, đó không phải là cuộc tuần tra mà chỉ là chuyến thăm dò địa lý cho tới tận Ấn Độ Dương, không minh chứng một sự chiếm hữu nào”, ông Trục khẳng định.

Ông Trục cũng chỉ rõ sai trái của chính quyền Trung Quốc hiện thời, đó là việc Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn sự kiện đo đạc thiên văn đầu đời Nguyên ở "Nam Hải" để nói rằng "quần đảo Tây Sa đã nằm trong cương vực Trung Quốc đời Nguyên".

(TNBĐ)-Tin Biển Đông 14/6/2014: Tàu pháo TQ giả dạng tàu hải cảnh đuổi tàu VN



(TNBĐ) -Sáng nay (14/6) tàu pháo của TQ gắn 4 buồng pháo loại 76 li giả dạng tàu hải cảnh đã áp sát tàu của VN.
Sáng nay, mặc dù biển động, gió Tây Nam cấp 5, giật cấp 6 nhưng các biên đội tàu kiểm ngư, cảnh sát biển Việt Nam vẫn tiếp tục cơ động tìm cách đi sâu vào khu vực giàn khoan Hải Dương-981.
Khi các biên đội 8 tàu kiểm ngư và cảnh sát biển, trong đó có tàu KN 22 nhận lệnh theo hướng Đông Đông Nam tiến vào giàn khoan đã gặp đội tàu hơn 10 chiếc của Trung Quốc lao ra cản trở.
Các tàu này ngang ngược dùng loa phát thông tin cho rằng tàu Việt Nam đang xâm phạm lãnh hải của Trung Quốc, thông tin từ báo Tuổi trẻ.
Sau đó, tàu hải cảnh số hiệu 13 đã tìm cách áp sát, đe đọa tàu CSB-4032 của Việt Nam.
Đáng nói, tàu hải cảnh 13 thực chất là tàu pháo giả dạng, bởi trên tàu này có gắn 4 buồng pháo loại 76 li.
Trong một diễn biến khác, cách khu vực giàn khoan 4 hải lý, một tốp các tàu hải cảnh lớn của Trung Quốc tự bật vòi rồng phun lẫn nhau không rõ lý do.
Trong sáng nay, tàu CSB-4032 là tàu tiến sâu nhất vào khu vực giàn khoan với khoảng cách chừng 8,5 hải lý.
Tuy nhiên, sau đó tàu này đã bị 2 tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát.
Sau một hồi rượt đuổi bất thành, các tàu Trung Quốc rút lui trở lại khu vực giàn khoan.
Trong khi đó các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư trong biên đội của tàu KN 22 được lệnh rút ra khỏi khu vực giàn khoan khoảng 13 hải lý.
 - https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...