Chương 14: Đủ
hiểu biết để cự tuyệt nhưng lời khuyên răn, đủ lời lẽ để tô vẽ cho những sai
lầm
|
Chiều 26-10-1958, đoàn tàu riêng
chở Mao Trạch Đông dừng lại ở đường nhánh ga Hiếu Cảm tỉnh Hồ Bắc. Chính uỷ
Quân đoàn 15 đổ bộ đường không Liêu Quan Hiền đã bố trí cảnh giới dày đặc khu
vực xung quanh. Mao tiếp cán bộ lãnh đạo Quân đoàn 15, rồi gặp gỡ đại diện
lãnh đạo tỉnh Hồ Bắc, chuyên khu Hiếu Cảm, một đội trưởng sản xuất và một cán
bộ Hội Phụ nữ ở cơ sở, nhằm tìm hiểu tình hình thực tế. Được động viên số cán
bộ trên đã mạnh dạn phản ánh hiện trạng nông thôn. Về chỉ tiêu 30 triệu tấn
lương thực Trung ương giao cho Hồ Bắc năm 1958, đại diện Tỉnh uỷ nói chỉ làm
được 10 triệu, nhiều nhất là 11 triệu tấn. Mao tỏ ra đau lòng, nói ông ta “có
lỗi với nhân dân”.
Nhưng Mao là con người rất phức tạp
và nhiều mâu thuẫn, chỉ ít ngày sau, ông không còn là Mao Trạch Đông trên
đoàn tàu ở ga Hiếu Cảm nữa. Trong 8 tháng từ 11-1958 đến tháng 6-1959, Mao
triệu tập Hội nghị Trung ương 6 và Hội nghị Trung ương 7 khoá 8, các Hội nghị
Trịnh Châu, Vũ Xương, Thượng Hải. Tổng hợp những phát biểu của Mao tại các
cuộc họp trên, có 5 điểm chinh:
1. Quan hệ giữa 9 ngón tay và 1
ngón tay (9 ngón đúng, chỉ có 1 ngón sai). Đông đảo quần chúng tận mắt thấy
năm 1958 đã thu thành tích vĩ đại, vấn đề chỉ là chế độ sở hữu của công xã đi
quá xa một chút.
2. Sai lầm của “một ngón tay” là
điều không tránh khỏi trung phong trào quần chúng.
Dựng tấm lá chắn “phong tráo quần
chúng”, Mao đã lảng tránh trách nhiệm của mình.
3. Với tư thế nhà lý luận mác xít,
Mao chỉ đạo cán bộ và nhân dân cả nước uốn nắn những lệch lạc nóng vội.
4. Giải thích sự cần thiết phải
cưỡng chế mấy chục triệu người làm gang thép.
5. Không cho nêu ý kiến khác đối
với nhà ăn tập thể, ăn không phải trả tiền.
Trong một loạt hội nghị do Mao đích
thân chủ trì nói trên, nhận thức của phần lớn các uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ
viên Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ bị gò trong khuôn khổ “9 ngón tay và một ngón
tay”, không dám nhích ra ngoài một bước. Chỉ có Bành Đức Hoài nói lên nỗi cực
khổ và tâm nguyện của nhân dân.
Tại Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng
họp ở Thượng Hải từ 25-3 đến 1-4-1959, Bành Đức Hoài đã tổng hợp những điều
mắt thấy tai nghe ở 6 Đại quân khu 10 tỉnh và thành phố. Ông nói thẳng:
- Các đồng chí đừng cho là tôi nói quá lời. Chính sách Đại
tiến vọt phải chăng đã sai từ gốc rễ? Tôi cho rằng sai rồi. Cái sai không thể
chỉ nói trong hội nghị, nếu không có biện pháp sửa đổi, hậu quả của nó chẳng
những ảnh hưởng đến việc không có cách nào huấn luyện quân đội chuẩn bị chiến
tranh, mà nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến vận mệnh và tương lai của đất
nước. Đến lúc ấy, e rằng nhân dân không còn tin vào chủ nghĩa cộng sản nữa.
Mao Trạch Đông sợ ý kiến của Bành
Đức Hoài ảnh hưởng đến người khác, vội chen vào:
- Ông nắm quân đội, không nên can
thiệp nhiều như vậy, can thiệp nhiều quá, các đồng chí khác nhìn nhận ra sao?
Những vấn đề một số đồng chí nói, tôi thấy chỉ là vụn vặt, chỉ là vấn đề bên
dưới quán triệt không đầy đủ
Bành Đức Hoài vội tuyên bố:
- Thưa Chủ tịch, tôi không có ý gì
khác, tôi nói như vậy là thật lòng vì uy tín của Chủ tịch và của Đảng ta.
Mao mỉm cười:
- Tôi hiểu, tôi hiểu, ông xưa nay
vẫn vậy.
Sau cuộc họp, Chu Ân Lai sợ Bành
Đức Hoài quá thẳng thắn mang vạ vào thân, đã gặp riêng Bành, lưu ý tình hình
bây giờ không còn như thời kỳ chiến tranh nữa, phương pháp công tác phương
pháp tư tưởng đều phải thay đổi cho phù hợp.
Từ 2 đến 5-4-1959, chuyển sang Hội
nghị Trung ương 7 khoá 8, thông qua “Dự thảo kế hoạch kinh tế quốc dân năm
1959” 18 vấn đề về công xã nhân dân”, “Phương án bộ máy nhà nước và nhân sự“,
“Kế hoạch hùng vĩ kinh tế quốc dân tiếp tục Đại tiến vọt” với chỉ tiêu 18
triệu tấn thép, 525 triệu tấn lương thực.
Ngày 5, Mao phát biểu “16 điều về
phương pháp công tác”, trong đó vẫn nhấn mạnh ông ta đại diện cho “đường lối
đúng đắn” có lúc “chân lý không nằm ở phía số đông, mà nằm ở phía số ít hoặc
một người”. Mao còn cảnh cáo những người từng phản đối ông ta. Mao đề cao Hải
Thụy, một viên quan đời Mình đã dũng cảm phê bình, can ngăn hoàng đế. Mao đề
xướng tinh thần Hải Thụy nhằm buông mồi dụ Bành Đức Hoài và Chu Ân Lai thẳng
thắn nói hết ý kiến riêng, để kiếm cớ trừng trị vào lúc thích hợp.
Theo đề nghị của Mao, Hội nghị
Trung ương 6 khoá 8 đã có quyết định tán thành để Mao thôi chức Chủ tịch nước
CHND Trung Hoa khoá tới. Theo dự kiến danh sách lãnh đạo bộ máy nhà nước do
Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị theo sự uỷ thác của Ban Bí thư, nguyên soái
Chu Đức sẽ lên làm Chủ tịch nước, Lưu Thiếu Kỳ tiếp tục giữ chức Chủ tịch
Quốc hội. Nhưng Chu Đức đã gửi thư cho Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình xin rút
lui, và tiến cử Lưu Thiếu Kỳ. Trung ương ĐCSTQ và Mao Trạch Đông chấp nhận đề
nghị trên. Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khoá 2 đã bầu Lưu Hiếu Kỳ làm
Chủ tịch nước, Chu Đức làm Chủ tịch Quốc hội. Mao Trạch Đông về hình thức rút
về tuyến 2, Chu Ân Lai tlêp tục được cử làm Thủ tưởng. Nhưng mãi đến Hội nghị
Bộ Chính trị mở rộng tháng 6-1960, khi Mao thừa nhận ông ta mắc sai lầm, thì
Chu Ân Lai mới được phục hồi danh dự, chính thức gánh vác trách nhiệm Thủ
tướng.
|
(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét