Mao
Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay
Về bốn người vợ của Mao Trạch Đông (1)
|
Sau 41 năm nắm quyền lãnh đạo cao
nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông qua đời lúc 0 giờ 10 phút
ngày 9.9.1976, thọ 83 tuổi, để lại không ít sóng gió trên chính trường Trung
Quốc cùng những “trang tình sử” trong chuyện đời riêng của ông đang dần dần
được sách báo Trung Quốc ngày nay viết đến…
Cuốn Bốn người vợ của
Mao Trạch Đông do hai nhà văn Trung Quốc Tôn Hồng Quân và Lương
Tú Hà chấp bút, Trung tâm tư liệu - Đại học Nhân dân Trung Quốc giới thiệu
(Võ Toán biên dịch, NXB Lao Động, Hà Nội 2012) nhắc đến cuộc hôn nhân đầu
tiên trong đời Mao Trạch Đông với La tiểu thư - một cô gái xinh đẹp sinh
trưởng trong một gia đình phú hộ ở thôn Xích Vệ, xã Dương Lâm, huyện Tương
Đàm (Hồ Nam) vào năm Mao Trạch Đông mới… 14 tuổi (1907). Năm ấy La tiểu thư
lên 18 (sinh 1889, hơn Mao Trạch Đông 4 tuổi).
Mối duyên đầu đời này do cha mẹ hai
bên tác thành nhưng Mao Trạch Đông phản đối. Song cuối cùng lễ cưới rất linh
đình, trang trọng vẫn được tổ chức dầu Mao thề rằng sẽ không bao giờ đụng đến
người La tiểu thư dù chỉ là “chạm một ngón tay”. Cuộc ép gả
này đã “khiến cho hai con tim trong trắng của họ (Mao và La tiểu thư)
không có cách gì chấp nối lại cùng nhau” (sđd, tr.11).
Ba năm sau ngày cưới, Mao Trạch
Đông 17 tuổi, từ biệt gia đình đi học xa, La tiểu thư ở lại quê nhà, mang
bệnh và qua đời ngày 10 tháng 2 năm ấy, lúc mới 21 tuổi - độ tuổi thanh xuân
phơi phới nhưng chưa bao giờ được mãn nguyện vì yêu và không bao giờ ngờ rằng
chồng mình sau này trở thành lãnh tụ Đảng Cộng sản, nắm trong tay quyền lực
cao nhất ở nước Trung Hoa bao la
Cùng Giang Thanh - người vợ bị đưa
ra tòa án tối cao xét xử gây chấn động năm 1980
La tiểu thư mất, cảnh giới ái
nghiệp của Mao Trạch Đông hầu như vẫn lặng đi suốt bảy tám năm liền. Đến 25
tuổi (1918) trái tim ông lần đầu tiên mới thật sự rung động trước “thiên
kim tiểu thư” Dương Khai Tuệ - con gái duy nhất của nhà nho lỗi lạc
đương thời Dương Xương Tế - thầy dạy của mình. Họ yêu nhau.
Với Mao Trạch Đông: “Người
đời tri kỷ chỉ ta với nàng” (sđd, tr. 25). Dương Khai Tuệ thì:“Mình
cảm thấy mình được sinh ra trên cõi đời này vì mẹ mình một phần, phần nữa
cũng là vì anh ấy” (sđd, tr.14). Cưới nhau vào mùa đông năm 1920, họ động
phòng hoa chúc ở “ngôi đền Thanh Sơn dưới ngọn núi Diên Cao”, nơi
đó mọi thứ như giường, chăn, gối, ghế tựa đan bằng mây đều cũ, duy chỉ
có “chậu hoa sơn trà đặt bên cửa sổ, với những phiến lá màu xanh sẫm
cùng nhiều nụ hoa chúm chím, là mang lại cho căn phòng tân hôn này một nguồn
sinh khí bất tận” (sđd, tr.23).
Từ đó đến suốt bảy năm sau, Khai Tuệ đã “dùng đôi vai mảnh
khảnh của mình gánh vác cùng một lúc mấy trách nhiệm liền, vừa làm vợ, làm
thư ký riêng, vừa làm trợ lý cho Mao Trạch Đông” (sđd, tr.23). Đến tháng 9.1927,
theo chỉ định của Mao Trạch Đông, Dương Khai Tuệ bí mật về lại quê nhà ở bản
Thương để lãnh đạo phong trào cách mạng ở vùng ấy cho đến ngày bị bắt
đã “ung dung bình thản bước ra pháp trường” trong cuộc hành
quyết ngày 14.11.1930, lúc mới 29 tuổi.
Người vợ tiếp theo của Mao Trạch Đông cũng hết
sức xinh đẹp, sinh năm 1909 (kém Mao Trạch Đông 16 tuổi) là Hạ Tử Trân, có
ngót 10 năm chung sống với 6 lần sinh nở. Đến năm 1936, Hạ Tử Trân đã bước ra
khỏi cuộc đời của Mao Trạch Đông từ một “nghịch duyên” như thế nào xin được
kể sau.
Bây giờ nói đến người vợ thứ tư là Giang Thanh.
Giang Thanh sinh năm Giáp Dần 1914, cầm tinh con Cọp (Mao Trạch Đông sinh năm
Quý Tỵ 1893, cầm tinh con Rắn). Khi Mao Trạch Đông tiến về Bắc Kinh, tự tay
kéo lá cờ đỏ năm sao lên Thiên An Môn trịnh trọng tuyên bố thành lập nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10.1949, lúc ấy Giang Thanh 35 tuổi
nghiễm nhiên trở thành “đệ nhất phu nhân”. Đến 31 năm sau (tháng 11.1980), sự
đời thay đổi, Giang Thanh bị đưa ra Tòa án nhân dân tối cao xét xử và đã làm
dư luận thế giới giật mình bởi những lời tuyên bố đầy “ấn tượng” như:
- “Tôi là con chó của Chủ tịch Mao Trạch
Đông. Ông ấy bảo tôi cắn ai thì tôi phải cắn người đó”.
Một trong những người bị “cắn” đau
nhất là nguyên soái Bành Đức Hoài - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa - từng được Mao Trạch Đông quý trọng ân cần gọi: “Bành
đại tướng của tôi”. Nhưng Giang Thanh sai Hồng vệ binh đánh gãy
xương sườn nguyên soái, rồi dắt đi rêu rao nhục mạ khắp phố phường trước khi
giam 8 năm cho đến ngày ông chết trong bóng tối ra sao? (còn nữa)
|
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
(Trung Quốc)- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay (1)
(TNBĐ) -
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
(TNBĐ)- Chuyện về "Đại gia" Sài Gòn sắm 2 trực thăng, 100 tàu "khủng" ra Hoàng Sa
![]() |
Đây là 45 con tàu đầu tiên (trong số 100 tàu) mua từ Hàn Quốc sẽ về Việt Nam vào cuối tháng 8 tới |
1. Căm tức hành động ngang ngược của “láng giềng”
Từ đầu tháng 5, ngay khi vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) trái phép trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các tàu của TQ liên tục gây hấn, ức hiếp gây thiệt hại nặng về tài sản của ngư dân, ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT CTCP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu…khá thành đạt ở TP HCM) cảm thấy bứt rứt, căm tức hành động ngang ngược của Trung Quốc đã không thể thờ ơ.
Vậy là ngay sau đó, một kế hoạch “kinh doanh” táo bạo chưa từng có đã được vị chủ tịch HĐQT lập ra và nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông công ty cổ phần Đức Khải.
Chỉ trong khoảng thời gian 2 tháng, ông Lâm cùng những người tâm huyết của công ty Đức Khải đã xuôi ngược khắp nơi hết trong nước rồi ra đến nước ngoài làm mọi thủ tục, tìm kiếm, hợp đồng với đối tác để mua bằng được 100 con tàu đánh cá có công suất từ 500 đến 1500 mã lực tại các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt như Hàn Quốc, Nhật, Úc
“Đây là những con tàu hiện đại được trang bị đầy đủ thiết bị để ra khơi đánh bắt cá xa bờ và sẵn sàng đối phó với bất cứ thế lực, phương tiện gây hấn nào dù là vòi rồng hay cố tình lao đâm, va chạm”, ông Lâm tuyên bố.
Ngoài ra, với số vốn đầu tư khoảng 1500 tỷ đồng, công ty Đức Khải còn mua sắm thêm 2 máy bay trực thăng từ các nước Châu Âu, 2 ụ nổi với sức chứa 5000 tấn/ụ…để chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch “chiếm lĩnh” ngư trường Hoàng Sa truyền thống, đánh bắt thủy, hải sản ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
“Ngoài việc kinh doanh thu lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, 100 con tàu ra khơi và chắc chắn sẽ còn làm được nhiều việc hơn thế nữa để cùng ngư dân bám biển”, vị chủ tịch HĐQT khẳng định.
2. Mới nghe đã… “sướng”!
Đó là lời chia sẻ chân thành của những phóng viên trong buổi tiếp chuyện cùng ông Phạm Ngọc Lâm, tại văn phòng công ty Đức Khải vào chiều 2/7.
Ông Lâm khẳng định: “Đến thời điểm này công ty đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc và dự kiến cuối tháng 8 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại (của các nước Úc và Nhật) cũng sẽ lần lượt nhập về trong thời gian sớm nhất để bằng mọi giá đầu năm 2015 sẽ chính thức hoạt động”.
Theo ông Lâm, sở dĩ ông chọn giải pháp mua tàu cũ từ các nước phát triển và có kỹ thuật cao về công nghiệp đóng tàu và đánh bắt để có thể triển khai ngay kế hoạch nhanh chóng ra Hoàng Sa cùng ngư dân bám biển vì đóng mới tàu sẽ rất mất thời gian.
“95 chiếc tàu có công suất từ 500 đến 1500 mã lực được trang bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt, khai thác thủy, hải sản ở 5 ngư trường Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa); 5 chiếc còn lại dùng trong công việc cứu hộ, cứu nạn, hậu cần (như tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu…) cung cấp cho các tàu đánh bắt và nhận sản phẩm các tàu khai thác được đưa về đất liền. Ngoài ra 2 chiếc ụ nổi (mua từ Đài Loan) với sức chứa 5000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.”, ông Lâm cho biết.
![]() |
Con tầu sẽ sơn lại theo mô hình |
“Các ụ nổi cũng được đầu tư trang thiết bị phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc sức khỏe cho các thuyền viên. Đồng thời nó cũng thực hiện nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa cho các tàu đánh bắt hư hỏng nhỏ”, ông Lâm thông tin thêm.
Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng đang được công ty Đức Khải đàm phán với đối tác ở Châu Âu để sớm đưa về nhằm phục vụ việc cứu hộ, cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp cho các ngư dân trên biển. Theo ông Lâm, 2 chiếc trực thăng sẽ đỗ ở các đảo do cơ quan nhà nước quản lý và sử dụng trong công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên cả nước.
“Điều đáng mừng là hiện các đối tác Nhật Bản đã cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản (nhất là cá Ngừ, sản phẩm khai thác lên đến 70% trong kế hoạch của Đức Khải). Chúng tôi cũng đã có kế hoạch phân loại để sơ chế, bảo quản sản phẩm đủ tiêu chuẩn ngay trên ụ nổi giữa đại dương có sự kiểm tra của đối tác và đưa lên tàu xuất khẩu trực tiếp đi nước ngoài.”, ông Lâm phấn khởi chia sẻ.
=== Được biết đến thời điểm này, mọi trở ngại về việc nhập 100 chiếc tàu đánh bắt cá có công suất lớn cơ bản đã được công ty cổ phần Đức Khải giải quyết nhờ chế độ hỗ trợ, ưu đãi của Chính phủ. Theo kế hoạch, từ nay đến cuối tháng 11, Đức Khải sẽ hoàn tất việc mua sắm, tàu, trực thăng, ụ nổi, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng…, đến cuối năm sẽ đưa vào vận hành thử và đầu năm 2015, 100 con tàu sẽ tiến ra vùng biển Hoàng Sa chính thức hoạt động đánh bắt cá.
Theo ông Phạm Ngọc Lâm, với việc đi vào hoạt động của 100 tàu đánh bắt thủy, hải sản sắp tới, ngoài số lượng lao động sẵn có, công ty Đức Khải còn giải quyết việc làm cho hơn 2000 lao động của 5 tỉnh, thành Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa.“Công ty sẽ tổ chức các đợt đào tạo về đánh bắt, sơ chế. Tất cả thuyền viên sẽ được hưởng lương phân chia theo tỷ lệ người lao động được 65%; công ty 34% và 1% đóng góp vào quỹ kiểm ngư để hỗ trợ. Ngoài ra nếu vào mùa biển động, bão tố…không hoạt động được, thuyền viên vẫn nhận trợ cấp không dưới 5 triệu đồng/người/tháng. Chúng tôi cũng khuyến khích thuyền viên mua lại cổ phần để sau vài năm họ sẽ trở thành chủ tàu”, ông Lâm cho biết.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...