TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

(NLLS)- Chính VNCH dâng Hoàng Sa cho Trung Quốc

(TNBĐ) - Năm 1977, Thủ tướng Phạm Văn Đồng công bố xác nhận quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đến năm 2000, khi có tin Việt Nam ký kết hiệp ước về biên giới với Trung quốc, thì ở hải ngoại nổi lên phong trào rủa xả Phạm Văn Đồng đã ký công hàm ngày 14-9-1958, dâng đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc để lấy viện trợ khí giới.

Tôi ngạc nhiên, ông Đồng đã dâng Hoàng Sa, Trường Sa cho Tàu từ năm 1958, sao còn lại công nhận chủ quyền vào năm 1977. Tôi cũng ngạc nhiên, năm 1958, Đông Dương im tiếng súng sao lại xin Trung Cộng viện trợ vũ khí vì nếu có xin họ cũng không cho vì họ đâu muốn Việt Nam mạnh đâu, họ còn chia Đại Hàn và Việt Nam ra làm đôi để họ dễ sai khiến. Tôi cố gắng đi tìm cái Công hàm, ông Phạm Văn Đồng ký dâng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc và không làm sao sao tìm thấy được, xin cũng chẳng ai có. Sau đó tôi tìm được bức thư của ông Phạm Văn Đồng gửi cho ông Tổng lý Chu Ân Lai “triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc” ký ngày 14-9-1958. Trong bức thư đó không có chữ nào là dâng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc cả. Một hải lý là 1km 85, vậy 12 hải lý là 22 km. Quần đảo Hoàng Sa cách đảo Hải Nam của Trung quốc là 190 hải lý, cách bờ biển Việt Nam khoảng 200 hải lý hay 300 km. Thưa quý vị, trong 12 hải lý làm gì có Hoàng Sa và Trường Sa ở trong đó mà quý vị lớn lối rủa xả.
Việt Nam Cộng Hòa cũng công nhận 12 hải lý của Trung quốc.
Mới đây tôi được nghe nói, đọc bài của quý vị sau đây: Vũ Quang Ninh, Đinh Quang Anh Thái, Xuân Hồng, Vĩnh Phúc, sử gia Trần Gia Phụng (sic), Hoàng Long Hải, Phương Hoa Vũ Thị Hòa (VOVN), Mường Giang, Hà Sĩ Phu, Quỳnh Thi…rủa xả Phạm Văn Đồng. Nhưng số báo Việt Tide 335 ra ngày 14-12-2007, chủ nhiệm Vũ Quang Ninh, Tổng thư ký Đinh Quang Anh Thái cho đăng ngay trang bìa cái thư gọi là công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng với hàng chữ lớn “VĂN KIỆN CHỨNG MINH CỘNG SẢN HÀ NỘI DÂNG ĐẤT CHO CỘNG SẢN BẮC KINH”. Tôi cố gắng đọc lại từng chữ vẫn không thấy chữ nào là dâng đất cho Bắc Kinh, cũng chẳng thấy mấy chử Hoàng Sa và Trường Sa nào cả, đặc biệt trong số này có bài viết của Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại xác nhận “Việt Nam Cộng Hòa tuyên bố là 12 hải lý cách bờ biển, quốc tế thường công nhận 3 hải lý” trang 41. Chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam Công. Hòa, chỉ công nhận có 12 hải lý mà gọi là dâng đất cho Trung quốc, thì chính ông Việt Nam Cộng Hòa dâng đất cho Trung quốc, trong đó có sử gia Trần Gia Phụng, Phương Hoa vũ Thị Hòa…dâng đất cho Trung quốc chứ còn ai nữa.
Việt Nam Công Hòa dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc
Năm 1973, phái đoàn Việt Nam và Nhật Bản đi sưu khảo Hoàng Sa trong phái đoàn có Kỹ sư Lưu. Khi tới quần đảo Hoàng Sa thì đã thấy cờ Trung quốc ở nhiều đảo rồi nên không vào được, chỉ còn vài đảo có quân Việt Nam thôi. Tin tức này VNCH im thin thít không công bố Đến 19-1-1974 thì Trung quốc chiếm hết.
Trong bài viết của nhà văn Duy Lam, anh của nhà văn Thế Uyên lúc đó là Trung tá Nguyễn Kim Tuấn, chánh văn phòng của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, vào ngày 19-1-1974 có nhận được điện thoại bên bộ tư lệnh Hải quân vùng I Duyên hải xin phi cơ chiến đấu ra yểm trợ cho Hoàng Sa, Trung tá Tuấn gọi điện thoại cho tướng Khánh biệt danh là Khánh Khỉ cho biết tất cả máy bay chiến đấu Mỹ cung cấp cho không có loại nào đủ xăng để trở về đất liền, nên từ chối. Trong khi đó, máy bay Mig của Trung quốc vần vũ trong vòm trời Hoàng Sa. Đọc bài của phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại người ra lệnh tác chiến. Đọc bài “Trận Hải chiến lịch sử Hoàng Sa” của Đại tá Hà Văn Ngạc, người ra lệnh khai hỏa, đứng chờ máy bay F5 ra tiếp ứng. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo VNCH chẳng có kế hoạch phòng thủ, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa gì cả, vì đến phương tiện phi cơ cũng không có phối hợp với bên Không quân bảo vệ bầu trời hải đảo có không, cũng không biết, cũng không áp dụng binh thư biết người biết ta, trăm trận trăm thắng hay Địch yếu ta đánh, Địch manh ta rút để bảo toàn lực lượng. Nghe lệnh Tổng thống, ngài Kỳ Thoại cho lênh đánh đại để nướng quân, thật vô trách nhiệm, bao nhiêu người chết oan. Thiết lập kế hoạch tái chiếm, rồi bỏ luôn. Nói theo giọng điệu chống Cộng ở hải ngoại thì Việt Nam Cộng Hòa đã dâng đảo Hoàng Sa cho Trung quốc. Nói như vậy có sai không? không sai sau đây.
Trong bài Trần Phong Vũ phỏng vấn Nguyễn Văn Ngân cố vấn của Tổng thống Thiệu đã cho biết như sau:
“Cũng tương tự như vậy, việc Trung Cộng chiếm Hoàng vào đầu năm 1974 đã được sự thỏa thuận ngầm của Mỹ để đặt Cộng Sản Hà nội sau này trước một “fait accompli”. Ông Thiệu biết Hải quân Việt Nam không đủ sức đương đầu với hải quân Trung Cộng và hạm đội 7 Hoa Kỳ sẽ không can thiệp nhưng ông vẫn ra lệnh tác chiến như một chứng liệu về chủ quyền lãnh thổ sau này”
Đánh để cho Trung Cộng chiếm, đặt Cộng sản Hà Nội chuyện đã rồi. Thế có nghĩa là cho Trung Cộng chiếm còn hơn để thằng Cộng sản Hà Nội cai trị, không ăn thì đạp đổ - Ai dâng đất cho Trung Cộng đây - Việt Nam Cộng Hòa chứ còn ai nữa.

Nhân dịp viết thêm: Việt Nam bị mất đất
Trong lịch sử Việt Nam, thời đại Vua Minh Mạng, diện tích Việt Nam rộng lớn nhất, miền Bắc có vùng mỏ đồng Tụ Long, miền Nam tiến tới hải cảng Shihanuok Ville, ông Trương Minh Giảng đóng đô tại Nam Vang. Nếu quân Pháp không sang thì chỉ trong vòng 50 năm nữa Lào và Cam Bốt đã thuộc về ta.
Khi quân Pháp qua, họ đã vì quyền lợi kinh tế đem 800 km2 đất vùng mỏ đồng Tụ Long dâng cho Trung quốc (diện tích lớn hơn Tân Gia Ba), vùng đất này ở phía bắc tỉnh Hà Giạng (Từ mỏ đồng Tụ Long cho tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam của Hà Mai Phương - Chu Thu Hằng).
Pháp cho Trung quốc từ 100m – 200m từ cửa Ải Nam Quan đến cây số “0” bây giờ.
Trong bản đồ Việt Nam thời Pháp thuộc, sông Kỳ Cùng ở trong địa phận Việt Nam cách biên giới 1km. Người Tàu làm nhà ngay trên đường biên giới, họ trồng chuối, chuối mọc lan đến đâu thì biên giới ở đó. Đến bây giờ chuối mọc đến bờ sông Kỳ Cùng. Nên biên giới hiện nay là giữa dòng sông Kỳ Cùng. Những gia đình Việt sống ở khu vực đó bị chuối che phải thành dân Tàu cả rồi.
Bản đồ Trung quốc, của Tưởng Giới Thạch cho đến Mao Thạch Đông, họ tự vẽ biên giới của họ xuống tận Tân Gia Ba. Nay họ chấp nhận ký hiệp ước biên giới với Việt Nam tức là họ chấp nhận hủy bỏ biên giới trước đây trên bản đồ đến tận Tân Gia Ba. Đó là thành công lớn của lãnh đạo Việt Nam. Họ không chịu ký mới là kẹt cho mình.
Giới Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam hèn (?)
Chính quyền Việt Nam không chấp nhận cho sinh viên biểu tình chống Trung quốc về sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa. Nhiều bài viết đã rủa xả chính quyền Việt Nam là hèn hạ, nhục nhã. Viết ra như vậy là chứng tỏ không thuộc sử, vả lại chính quyền Việt Nam đã nắm vững đường đi sắp tới là sẽ có hội nghị Quốc tế về biên giới trên biển họp tại Việt Nam. Lê Lợi chém đầu Liễu Thăng rồi hằng năm phải đúc người Vàng sang Tàu triều cống, Quang Trung đại phá quân Thanh, phải cử sứ giả sang xin hòa để cho đất nước tránh nạn binh đao, sao gọi là hèn.
Tấn công Ngoại giao để có hòa bình
Mới đây linh mục Trần Văn Kiệm (?), tác giả tự điển Hán Nôm, nói trên đài truyền hình khuyên người dân Việt Nam học tiếng Tàu, học không khó và rất có ích, vì là ngôn ngữ quốc tế quan trọng tương lai. Ông cũng cho biết trong Văn khố Tòa Thánh rất nhiều tài liệu về chữ Tàu chẳng có ai biết vào khai thác cả. Trước đây tác giả Lý Đương Nhiên viết trong bài “Góp Ý Dịch chử Soldat”, cũng cho biết nếu không có giáo sĩ và Pháp qua thì không có chữ Quốc ngữ, Việt Nam vẫn xử dụng chử Tàu đến bây giờ rất có lợi. Theo chiều hướng này, nhà nước Việt Nam vận động với chính quyền Trung Quốc, xin cho học sinh Việt Nam sang du học, xin viện trợ giáo viên sang dạy cho các trường 1 tuần 2 buổi. Châu Âu đã mở cửa biên giới 25 nước qua lại. Trung quốc và Đông Nam Á cũng sẽ tiến tới như Âu Châu. Đường Cao tốc từ Côn Minh đến Hà Nội sẽ dễ dàng, ngôn ngữ sẽ dễ dàng liên hệ với nhau nếu Trung quốc viện trợ giáo viên sang giúpViệt Nam. Đề nghị đó dù được chấp thuận hay không cũng rất có lợi về bang giao.

Đặng Văn Hoa (Sách hiếm.net)
ĐDTB, ngày 16/1/08


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC - VỊ CHỦ CHĂN KHÔNG BIẾT ĐẾN HAI CHỮ “ÂN NHÂN”

(BTCPĐ)-Có lẽ rằng Giáo phận Vinh chưa bao giờ bất ổn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây phức tạp cho xã hội như hiện tại khi ngày càng xuất hiện những thầy tu khoác áo chủ chăn nhưng lòng lại chứa đựng đầy quỷ dữ. Nối gót linh mục Anton Đặng Hữu Nam vào năm 2016 với chiêu trò lợi dụng vấn nạn Formosa, linh mục Nguyễn Đình Thục (Quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Lưu) tiếp tục dùng cách này kích động bà con giáo dân tuần hành, biểu tình để gây rối trật tự vào đầu năm 2017. Nhưng, điều đáng nói dù là một vị chủ chăn nhưng Nguyễn Đình Thục lại là người sống thiếu nhân nghĩa, một đức tính mà người Công giáo luôn đề cao và giảng dạy. Một con người không chịu chăm lo việc đạo, cứ đậu chỗ nào thì bao nhiêu phức tạp, bao nhiêu khó khăn lại được đổ lên nơi mà ông ta xuất hiện.
Trong vụ việc kích động biểu tình vừa qua, chúng ta khoan bàn đến hành vi hay những lời lẽ của linh mục Thục vì những cái đó truyền thông đã cho chúng ta hiểu rõ. Mà chúng ta sẽ cùng nhìn nhận đến cách mà ông ta trả ơn cho người từng giải cứu mình, người đã cứu ông ta khỏi lỗi lầm mà ông ta gây ra 5 năm trước. Đó là Đại tá Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc CA tỉnh Nghệ An hiện tại, người từng giải cứu cho Nguyễn Đình Thục trong cơn phẫn nộ của người dân trong vụ việc tại Con Cuông (Nghệ An) 5 năm về trước.
Cách đây 5 năm, tại thôn Trung Hương, xã Yên Khê, huyện Con Cuông Nghệ An đã xảy ra một vụ bắt giữ người trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và cố ý gây thương tích. Tác giả của một loạt cách hành động được quy kết vào các nhóm tội này không chính ai khác là linh mục Nguyễn Đình Thục (lúc đó là quản xứ Đồng Lam, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An). Trước những hành vi sai trái công khai và những hành động vượt quá sự kiềm chế, một bộ phận nhân dân đã bức xúc và có các hành động tấn công đối với nhóm người trong đó có Nguyễn Đình Thục. Đứng trước tình hình nguy hiểm đó, người đứng ra vận động bà con nhân dân giải cứu Nguyễn Đình Thục cùng các giáo dân khỏi “cơn thịnh nộ” không ai khác là Đại tá Nguyễn Hữu Cầu (Phó Giám đốc CA tỉnh khi đó).
Ảnh: Một số giáo dân bị kích động đã ném đá về phía lực lượng chức năng đang thi hành nhiệm vụ trong vụ việc vừa qua dưới sự chỉ đạo của linh mục Nguyễn Đình Thục. (Nguồn: Báo Nghệ An)
Ấy vậy mà, chứng nào tật nấy, “ngựa quen đường cũ”, vừa qua Nguyễn Đình Thục lại tiếp tục kích động, xúi giục giáo dân khiếu kiện đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ. Điều đáng nói ở đây là bà con giáo dân dưới sự kích động và chỉ đạo của Nguyễn Đình Thục lại hành hung và gây thương tích đối với ân nhân là Đại tá Nguyễn Hữu Cầu. Theo đó, trong vụ xô xát và hành hung lực lượng thực thi nhiệm vụ, đại tá Nguyễn Hữu Cầu đã lĩnh trọn 03 viên đá vào vùng đầu vào cổ từ những giáo dân quá khích, hung hãn. Nhưng, ngay sau khi báo chí đưa tin, nhận biết sự việc nhưng linh mục Nguyễn Đình Thục không hề có lời xin lỗi công khai đối với người từng cứu mạng mình. Trái lại còn tiếp tục vu cáo, kích động bà con âm mưu tiếp tục hoạt động này trong thời gian tới.
Đó là nhân nghĩa, là nhân cách khốn nạn mà một con người luôn nhân danh Chúa, nhân danh vô vàn điều tốt đẹp để dạy dỗ, truyền thụ cho bà con giáo dân mang tên Nguyễn Đình Thục. Sẽ là đấu tranh cho công bình thế nào, chính nghĩa thế nào khi bản thân Nguyên Đình Thục sống bất nhân, bất nghĩa và vô ơn đối với “ân nhân” của mình như thế. Nhiều người nói rằng con người dù từng sai lầm nào cũng sẽ quay lại được chính nghĩa nếu họ còn có chữ tâm. Nhưng với Nguyễn Đình Thục thì sẽ không bao giờ quay lại được bởi trong con người ông ta không có tâm, không có nghĩa thì cuộc đời ông ta sẽ cứ mang đến nhiều sai lầm, bất nghĩa hơn là mang đến sự thật, công bình lẫn yêu thương.
Có lẽ rằng, một con người nhiều hành vi sai trái nối tiếp sai trái và không có tâm, nghĩa như Nguyễn Đình Thục thì sẽ không có gì giáo dục và cảnh tỉnh nổi ngoài hai chữ pháp luật. Tình người không thể cảnh tỉnh và chèo kéo được một con người thì pháp luật là lựa chọn tất yếu và cần thiết nhất để giáo dục họ. Và điều bây giờ quần chúng nhân dân quan tâm nhất là Công an Nghệ An sẽ dành cho Nguyễn Đình Thục một bản án như thế nào để giáo dục con người nhiều hành động sai trái công khai như thế này. Sự thiếu hụt những bản án pháp luật chính là những “điểm yếu” khiến cho chính quyền không thể quản những con người như Nguyễn Đình Thục. Và đã đến lúc, Chính quyền, Công an Nghệ An nên dành cho Nguyễn Đình Thục một bản án thích đáng để môi trường nhà tù giáo dục lại con người này cho xã hội!
Hiểu Minh

- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2017

(BTCPĐ)- Linh mục Nguyễn Đình Thục sợ hay đang bày trò gì tiếp theo?

(TNBĐ) - Đã 2/3 thời gian của ngày Thứ bảy 18/2/2017 trôi qua mà không có bất cứ một cuộc biểu tình nào tiếp theo của giáo dân xứ Song Ngọc (Quỳnh Lưu, Nghệ An) xảy ra. Điều này trở nên bất thường bởi: 

Mặc dù thất bại trong cuộc tuần hành đông giáo dân xứ Song Ngọc vào Hà Tĩnh khởi kiện Formosa vào ngày 14/2/2017 và buộc dừng chân tại huyện Diễn Châu, Nghệ An (khi đoàn mới đi được 1/3 quãng đường). Tuy nhiên, tinh thần của linh mục và giáo dân xứ Song Ngọc lại nhanh chóng được phục hồi sau chuyến thăm đột xuất và hết sức bất ngờ từ nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum Hoàng Đức Oanh và nguyên Giám tỉnh Dòng chúa cứu thế Việt Nam Phạm Trung Thành... Không chỉ đến tại nơi đoàn của Gx Song Ngọc tá túc qua đêm sau khi sự việc xảy ra, những chức sắc nghỉ hưu có tiền sử chống đối này đã cùng Linh mục Nguyễn Đình Thục về tại Nhà thờ giáo xứ Song Ngọc. 
Linh mục Nguyễn Đình Thục nhận tiền từ tay một giáo dân (nguồn: Internet). 

Tại đây, đích thân Giám mục Hoàng Đức Oanh, Linh mục Thành và Lm Thục đã tổ chức một thánh lễ để củng cố tinh thần cho giáo dân. Ý định về một cuộc tuần hành tiếp theo với quy mô lớn hơn được hình thành từ đây. Và theo ý đồ của những chức sắc này sẽ tổ chức một cuộc kéo vào với quy mô lớn hơn vào ngày 18/2/2017 (tức hôm nay) và sẽ không chỉ mỗi giáo dân xứ Song Ngọc tham gia mà còn có những giáo xứ lân cận khác như Mành Sơn, Phú Yên, Vĩnh Yên...

Nhưng xem chừng ý đồ này đã không được thực hiện dù họ (các chức sắc này) đã bàn bạc khá kỹ lưỡng. Vậy, câu hỏi đặt ra Linh mục Thục và các chức sắc này sợ hay chính họ đang bày trò nghi binh kiểu tung cầu đo gió hòng thử phản ứng của chính quyền? 

Nhận định về điều này, Mõ nghiêng nhiều hơn về khả năng linh mục Nguyễn Đình Thục cùng đám đồng đảng sợ hơn là khả năng thứ nhất. 

Ai cũng biết, sau cuộc tuần hành đông người (Mõ không gọi đó là đi khởi kiện bởi những gì xảy ra không cho thấy đó là người dân đang đi khởi kiện) ngày 14/2/2017 vừa qua và cái kết thất bại, dù lớn tiếng cho rằng, chính quyền đã chủ động gây hấn và tìm mọi cách ngăn chặn đoàn người đi khởi kiện đòi công lý và quyền lợi cho bản thân. Song ai cũng biết, những gì sau đó khiến vị chủ chăn này không khỏi phải lo sợ nếu tiến hành cuộc biểu tình tiếp theo!

Đầu tiên phải kể đến sự lên án truyền thông và công luận. Sau sự việc cơ quan báo chí, truyền thông tỉnh Nghệ An và có cả cơ quan truyền thông toàn quốc đối với hành động của Linh mục Nguyễn Đình Thục. Và không chỉ dừng lại việc làm rõ, chỉ rõ những yếu tố bất minh, khó hiểu và cả những hành vi vi phạm pháp luật - giáo luật của Linh mục Thục, các cơ quan này còn dựng dậy một quá khứ bất hảo của Linh mục này! 

Và xem chừng, đây là lần đầu tiên cơ quan truyền thông tỉnh Nghệ An và trong nước có một sự tấn công quyêt liệt và không khoan nhượng đến thế! Và dù bao biện như thế nào thì có một thực tế là hình ảnh, danh dự của Lm Nguyễn Đình Thục đã xuống dốc một cách thảm hại trong dư luận, kể cả giáo dân và lương dân. 

Trong khi những lương dân thì thẳng thừng gọi Lm Thục bằng "thằng" và không ngần ngại chỉ đích danh chính Linh mục Thục là phản động, nhận sự chỉ đạo của tổ chức phả động Việt Tân mà trực tiếp là Lm Nguyễn Văn Hùng trong chuyến thăm Đài Loan vào cuối năm 2016 vừa qua. Những giáo dân, tuy không chỉ trích, mắng mỏ trực diện bởi ở họ còn có đức tin, đức vâng lời nhưng họ không quên đặt ra những nghi ngại xung quanh các dấu hiệu bất thường trong chuyến đi khởi kiện công ty Formosa vừa qua như (1) Tại sao phải đi đông người khi mà chính quyền khuyến cáo có thể thực hiện việc khởi kiện theo cơ chế cử người đại diện? (2) Tại sao phải mang theo băng rôn, khẩu hiệu cờ trống khi mục đích chính vẫn là khởi kiện chứ không phải là cái gì đó khác? (3) Họ cũng lật lại những chuyện xảy ra trước thềm chuyến đi như tại sao việc khởi kiện là tự nguyện, tự thân của mỗi người nhưng Cha xứ lại cử Hội đồng mục vụ đến để đe dọa, ép buộc tham gia, kể cả khi gia đình đó, hộ cá nhân đó không mưu sinh từ biển....

Và tất nhiên, tất thảy những luồng dư luận liên quan bản thân, Lm Thục đều biết. Ông ta cũng hiểu rằng, xã hội, lương dân nhận ra bản chất của mình chưa phải là vấn đề gì đó quá lớn nhưng khi chủ thể đó là giáo dân thì lại là chuyện khác.  Dừng việc tuần hành đông người thay vì thực hiện như ý đồ trước đó vì thế là lựa chọn được Lm này lựa chọn để bảo vệ bản thân mình trước những nguy cơ đang cận kề! 

Nguồn: Mõ làng
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...