TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

(BTCPĐ)-Một số giáo dân quá khích đã có hành vi vi phạm pháp luật

(TNBĐ) - Một số giáo dân quá khích đã ném đá về phía lực lượng chức năng, gây thương vong cho một số chiến sỹ công an và người dân tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A. 
Ngày 14/2/2017, ông Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc đã kích động hàng trăm giáo dân tụ tập tại giáo xứ Song Ngọc, để đi vào huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh khiếu kiện Công ty Formosa. 
Trong suốt nhiều giờ đồng hồ, các giáo dân này đã dàn hàng ngang, căng khẩu hiệu, cờ phướn, người đi bộ, người đi xe, gây ách tắc giao thông trên nhiều tuyến đường ở huyện Quỳnh Lưu và trên tuyến Quốc lộ 1A.
Quá trình di chuyển, ông Nguyễn Đình Thục đã dùng loa có những lời lẽ xúi giục, kích động giáo dân kéo vào Hà Tĩnh, mặc cho thời tiết mưa rét.
Quạ đen Nguyễn Đình Thục đang kích động bạo loạn
Khi đến địa bàn xã Diễn Hồng huyện Diễn Châu, hàng trăm giáo dân đã tụ tập gây mất trật tự và cản trở giao thông đi lại trên tuyến Quốc lộ 1A. Thậm chí có giáo dân còn dừng xe ô tô chặn đường Quốc lộ 1A, buộc cảnh sát giao thông phải dùng xe cứu hộ di chuyển đi nơi khác.
Trong khi đại diện lãnh đạo tỉnh, chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng giải thích để bà con hiểu rõ sự việc, không tụ tập trái pháp luật, làm mất an ninh trật tự trên địa bàn, thì ông Nguyễn Đình Thục vẫn ngoan cố, kích động giáo dân tiếp tục đi kiện. 
Cán bộ chính quyền Nghệ An giải thích cho bà con giáo dân
Cán bộ chính quyền giải thích cho giáo dân
Một số giáo dân quá khích đã ném đá về phía lực lượng chức năng, gây thương tích cho một số chiến sỹ công an và người dân tham gia giao thông trên Quốc lộ 1A. Một số phương tiện của các lực lượng chức năng và người dân qua lại trên Quốc lộ 1A cũng bị các đối tượng quá khích đập phá hư hỏng./.
Nguồn báo Nghệ An

=== Xung quanh sự việc Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, xã Quỳnh Ngọc rao giảng tại nhà thờ và trên một số trang mạng xã hội về việc sẽ tổ chức cho giáo dân đi vào huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để khiếu kiện Công ty Formosa liên quan đến việc đòi bồi thường cho ngư dân do sự cố môi trường biển xẩy ra trong năm 2016, Tiến sỹ, Luật sư Nguyễn Trọng Hải, Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An có ý kiến:
“Người dân cần tỉnh táo để lựa chọn cách thức hợp pháp, hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đối với thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường biển ở bốn tỉnh miền Trung, đến nay, giá trị và cách thức bồi thường thiệt hại đã được các bên thống nhất. Trên thực tế, người dân bị thiệt hại trực tiếp đã bước đầu nhận được bồi thường.
Nếu không tỉnh táo, lựa chọn cách hành xử như diễu hành tụ tập, gây rối hoặc có những hành vi khác ảnh hưởng đến trật tự chung thì những người tham gia dễ rơi vào những hệ lụy pháp lý như cấu thành “Tội gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự (1999) hoặc “Tội chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Hình sự (1999) cũng như những tội danh khác được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Theo chúng tôi, vấn đề thiệt hại môi trường biển ở miền Trung đang được các bên thống nhất xử lý, Chính phủ cũng đang quan tâm chỉ đạo giải quyết. Những vấn đề pháp lý (nếu có) thì người dân nên tỉnh táo để có những kiến nghị rõ ràng, hợp pháp, có như vậy yêu cầu chính đáng mới được xem xét giải quyết, từ đó tránh những xử sự không phù hợp với quy định của pháp luật”.
 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)-Chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979



(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(NLLS)-Ký ức 17/2/1979: Cao Bằng tan hoang và vụ thảm sát man rợ của quân Trung Quốc ở Tổng Chúp

(TNBĐ) - Ký ức hãi hùng

“Tại sao lại có chiến tranh, chúng tôi chỉ là dân thôi mà, sao họ lại giết chóc như thế?”, với bà Nông Thị Nương (Trùng Khánh, Cao Bằng),17/2 năm đó, lúc Trung Quốc bắn pháo sang, bà mới 15 tuổi, nhờ chạy vào khu rừng gần đó nên thoát chết.

Nhà cửa, đồ đạc vẫn còn để nguyên như vậy, trong chuồng lợn gà vẫn ủn ỉn, chú chó và con mèo vẫn nằm trông nhà mà không biết là sẽ phải xa chủ mãi mãi.

Lúc về tới thành phố Cao Bằng, mọi người cứ tưởng bình yên nên tụ tập lại, bàn tính sẽ kéo về Bắc Kạn lánh nạn, chờ tình hình yên ổn mới trở về nhà. Ai ngờ đoàn người mới đi được một quãng thì lại rơi vào bẫy phục kích.

Lính Trung Quốc cứ thế lia thẳng đạn vào đám đông, kèm theo những thi thể đổ gục xuống như cây chuối. Tất cả bỗng chốc tán loạn, bà Nương cắm đầu cắm cổ chạy cho đến khi người thân trong gia đình không còn ai bên cạnh mình.
Bà sống sót nhờ chui sâu vào trong hang đá chỗ đèo Tài Hồ Sìn. Ngày ngồi im trong hang, đêm mò ra hái lá rừng, đào củ sắn, củ mài. Mãi cho đến khi nghe quân Trung Quốc rút, bà mới tìm về, thì bản làng của bà chỉ còn là đống ngổn ngang, vết cháy xém cùng xác người vương vãi khắp nơi.
Cảnh đổ nát trong trận chiến Biên giới phía Bắc năm 1979 tại Cao Bằng



Và còn nhiều trường hợp như và Nương nữa. Với những người đã trải qua ký ức kinh hoàng 38 năm trước, thì ký ức ngày 17/2/1979, chiến tranh đồng nghĩa với tàn phá, với đau thương mất mát, là cảnh quân địch tràn vào và đốt hết, giết hết, sạch sẽ từng ngôi nhà.

Chúng ốp mìn nổ tung từng cột điện, rồi sục sạo khắp nơi. Những xác người cháy đen, những tiếng khóc la ai oán vang lên khắp nơi. Giờ hòa bình trở lại, hận thù đã cởi bỏ, họ chỉ mong một cuộc sống yên ổn, không bao giờ tái diễn một sự việc đau buồn như thế nữa.

“Ngày 5/3, Bắc Kinh tuyên bố đã thực hiện được mục tiêu ban đầu đề ra và rút quân. Vậy mục tiêu ban đầu của chúng là gì? Nếu ngon ăn thì tại sao không thể tiến qua nổi đèo Tài Hồ Sìn, thẳng xuống hướng nam luôn?”, ông Nguyễn Văn Dịch, năm nay đã 80 tuổi (xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng), tự đặt câu hỏi.

Lúc quân Trung Quốc sang xâm lược, ông Dịch cũng là dân quân, nhưng súng đạn chả có nhiều, chỉ biết đánh du kích, may mắn thần kỳ mới giúp ông thoát chết và chứng kiến những tội ác khủng khiếp ấy. Ông Dịch vẫn luôn chờ mong sự xuất hiện của bộ đội chính quy Việt Nam.
Cho đến lúc hết sạch cả súng đạn, quân địch tràn ngập Cao Bằng, đông như kiến cỏ, không còn cách nào khác, ông Dịch mới tìm đường chạy về Bắc Kạn. Đầu tháng 3, ông cùng những người chạy loạn mới lần đầu tiên được thấy bộ đội chính quy “xịn” hành quân ra chiến trường, lên thẳng hướng bắc.

“Thật hùng dũng, anh nào anh nấy trông thật phong sương từng trải, áo rằn ri, súng đạn đeo đầy người… rồi từng đoàn xe kéo pháo chạy qua mà cách xa hàng mấy km đã nghe tiếng gầm của chiến xa kéo pháo. Tôi cũng mang máng thấy nói là kéo cả pháo 175mm và pháo 105mm, rồi xe tăng chạy trực tiếp lên tuyến trên, xích sắt nghiền nát cả mặt đường...

Lúc đó mọi người đều khẳng định, bọn Tàu biết ta đem quân tinh nhuệ vừa đánh cho Pôn Pốt phải chạy re kèn sang Thái Lan, ra Bắc để quyết dạy lại cho chúng một bài học, nên phải vội vã ra lệnh rút quân, chứ không thì còn nhiều ma bành trướng phải vơ vẩn trên đất Việt Nam nữa”, ông Dịch tâm sự.

Quân Trung Quốc rút, Cao Bằng chẳng còn lại gì ngoài những đống đổ nát. Chiến tranh đã qua, cuộc sống mới có nhiều thay đổi, đã yên bình được 38 năm. Ở mảnh đất phên dậu này, có những con người mới chuyển đến. Có thể họ không biết hay không còn nhớ nhiều đến những ngày kinh hoàng 38 năm trước.

Nhưng khi chúng tôi đi dọc miền biên viễn này, vẫn không thiếu những cơn đau, những tiếng thở dài hay những giọt nước mắt khi nhắc đến ký ức tháng 2. Có những căn nhà nhỏ chưa bao giờ có được bữa cơm trọn vẹn.

Chiến tranh đã lùi xa từ lâu, 38 năm nhưng nỗi đau vẫn còn đó…
Tác giả bài viết: Hải Minh


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...