Mao
Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay
Kỳ 10: “Bớt vài tấn đất” ngọn
Chomolungma vẫn cao như thế?!
|
“Sấm sét” nổ lớn ngay những giờ đầu của “Đại hội
7.000 người” bởi các đại biểu tập trung phản đối nội dung bản báo cáo do Ủy
ban khởi thảo của Mao Trạch Đông soạn ra…
Nguyên do: dự thảo báo cáo đó muốn trút hết lỗi
lầm trong những năm thực hiện “bước tiến nhảy vọt” cho lãnh đạo các địa
phương từ cấp tỉnh trở xuống. Trong lúc Mao Trạch Đông mới chính là người gây
hậu quả thảm khốc, đưa số người chết đói chiếm tỷ lệ 5,11% dân số cả nước và
dẫn đến tình trạng rối bời khắp nơi. Có những trường hợp cố gắng “tự tháo
gỡ”, như Bí thư tỉnh ủy An Huy là Trương Khải Phong ra lệnh giải tán toàn bộ
hơn 4.000 nhà ăn tập thể ở huyện Vô Vi, bị Mao Trạch Đông phê bình là đã: “đứng
trên lập trường giai cấp tư sản, mưu toan phá hoại nền chuyên chính vô sản,
chia rẽ đảng Cộng sản”. Ông chỉ thị phải tiếp tục duy trì thiết chế “công
xã nhân dân” với “bếp ăn tập thể”, đẩy An Huy trở thành tỉnh có tỷ lệ người
chết đói cao nhất nước (chiếm 18,37% - tiếp đến là Tứ Xuyên 13,07%, Quý Châu
10,23%, Hồ Nam 6,81%, Cam Túc 6,45%, Hà Nam 6,12%, Hà Bắc 11%, Giang Tây
1,06%, Thiểm Tây 1,02%, Cát Lâm 0,94%, Chiết Giang 0,55%, Sơn Tây 0,37%...).
Tài liệu Tân Tử Lăng:
Từ mùa hè 1958, do sức ép từ trên xuống, các nơi đều phải khai tăng
sản lượng lương thực lên gấp bội: “Dựa vào con số lương thực tự báo đó,
trên lại giao mức lương thực phải bán cho nhà nước. Cán bộ cơ sở và nông dân
đứng trước một thực tế gay gắt: nếu bán lương thực theo chỉ tiêu, thì không
còn cái ăn và cũng hết sạch cả hạt giống”. Vì thế nông dân tìm mọi cách
cất giấu lúa gạo khắp nơi: “Chôn dưới hầm, dưới gốc cây, chân tường, vùi
trong thức ăn gia súc, thậm chí chia thành gói nhỏ, cài trong tổ chim trên
cây cao, hoặc đặt dưới hố nước tiểu”. Để truy bức, các đội công tác
đặc biệt được phái xuống nông thôn phát động mọi người tố giác lẫn nhau.
Không khí nghi kỵ, rình rập, tố cáo bao trùm lên đời sống của 500 triệu nông
dân. Kể cả các đội trưởng sản xuất bị quy tội che chở hoặc đứng về phía nông
dân trong cuộc cất giấu lương thực ấy cũng phải chịu bắt bớ, tra khảo, vùi
dập tàn nhẫn.
Dư luận thế giới chú ý đến tuyên bố của Mao Trạch Đông ngày 3.9.1958
về “bước nhảy vọt” thần kỳ: “Sản lượng lương thực năm nay có thể tăng
xấp xỉ gấp hai lần năm ngoái: từ 185 triệu tấn lên khoảng 370 triệu tấn - nếu
năm 1959 tới lại tăng gấp hai lần năm nay, thì sẽ lên 750 triệu tấn”. Song
lãnh đạo các tỉnh báo cáo không đủ lương thực để nộp theo dự tính, làm Mao
Trạch Đông sốt ruột “bởi đây là việc thật bẽ mặt” với quốc
tế. Ông tự mình viết thông tri gởi khắp nơi nhấn mạnh“vấn đề phổ biến
trong cả nước là các công xã, đội trưởng sản xuất che giấu sản lượng, chia
nhau lương thực, tình hình nghiêm trọng phải giải quyết ngay” và cần
thiết “phải tiến hành một đợt kiên quyết mới giải quyết được”. Kiên
quyết như thế nào Mao Trạch Đông không chỉ rõ, cứ để lửng lơ “cho cấp
dưới đầy đủ không gian tha hồ tưởng tượng, phát huy”. Tân Tử Lăng
nhận định: “thủ đoạn “giáo dục kiên quyết” moi cả khẩu phần lương
thực của nông dân là nguyên nhân chủ yếu gây chết đói trên quy mô lớn” và
nêu ra trường hợp điển hình sau:
“Tỉnh Hà Nam vụ thu 1958 có tới 50% mùa màng bị hư hỏng ngoài đồng.
Năm 1959 sản lượng lương thực giảm, chỉ có 9,75 triệu tấn, nhưng các nơi báo
lên không thực: tới 22,5 triệu tấn!. Bí thư tỉnh ủy Ngô Chi Phí lấy đó làm cơ
sở giao chỉ tiêu cưỡng bức thu mua lương thực, cán bộ không hoàn thành nhiệm
vụ bị coi là “Bành Đức Hoài con”. Chuyên khu Tín Dương thực sản chỉ có 2
triệu tấn, Bí thư Khu ủy Lộ Hiến Văn vống lên 4,15 triệu tấn, tỉnh giao chi
tiết thu mua 48 vạn tấn đã là quá cao, Khu ủy xung phong nhận 52 vạn tấn.
Khẩu phần lương thực, hạt giống và thức ăn gia súc của nông dân bị cướp đi
rất nhiều, bình quân đầu người chỉ còn hơn 50kg, đủ ăn trong 4 tháng, một số
huyện thậm chí không đủ 3 tháng. (…) Để quán triệt tinh thần “kiên quyết giáo
dục” của Mao Trạch Đông, Khu ủy đã tổ chức cuộc họp 6.000 người ở huyện Hoàng
Xuyên, lôi hơn 60 người ra đấu tố, lại lôi thêm 4 người từ nhà tù ra xét xử
công khai. Những nông dân đến dự đều gầy gò, vàng vọt, khoảng 40% mắc bệnh
phù thũng, một người chết đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. (…)
Mùa xuân 1960, có làng 80 ngày người dân không được một hạt lương thực vào
bụng. Nhiều người bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Vậy mà Bí thư Khu ủy Lộ Hiến
Văn vẫn lên giọng: “Không phải thiếu lương thực, mà lương thực rất nhiều, 90%
là vấn đề… tư tưởng” (!). Ông ta chỉ thị cho cán bộ cơ sở và dân quân phong
tỏa mọi nẻo đường, không cho dân chúng bỏ đi nơi khác”.Điểm lại quá khứ
đó, “đại hội 7.000 người” không đồng ý với nội dung dự thảo làm Mao Trạch
Đông trực nhận một điều không vui đối với mình: “đại đa số cốt cán
không còn ủng hộ ông ta”như trước kia nữa. Mao Trạch Đông phải giao một
ủy ban 21 người trong đó có Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình và Bành Chân chỉnh sửa
lại báo cáo.
Sau 4 ngày soạn thảo, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu
Bình đều nhận trách nhiệm về mình để làm nhẹ bớt sai lầm của Mao Trạch Đông.
Còn Bành Chân (một trong “bát đại nguyên lão” của Đảng Cộng sản Trung Quốc -
từng làm Thị trưởng thành phố Bắc Kinh) phát biểu một câu làm Mao Trạch Đông
sững người, để bụng: “Uy tín của Mao chủ tịch nếu không cao như ngọn
Chomolungma của dãy Hy Mã Lạp Sơn thì cũng cao tựa Thái Sơn, nên dù có “bớt
đi vài tấn đất” vẫn cao như thế. Cũng chẳng phải Mao Chủ tịch không có khuyết
điểm gì. Nếu một phần trăm, một phần nghìn sai lầm của Chủ tịch mà không được
kiểm điểm, thì sẽ để lại ảnh hưởng xấu trong Đảng ta”. Về sau Bành
Chân bị thất sủng… (còn nữa)
|
Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014
(Trung Quốc)- Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay (kỳ 10)
(TNBĐ) - “Sấm sét” nổ lớn ngay những giờ đầu của “Đại hội 7.000 người” bởi các đại biểu tập trung phản đối nội dung bản báo cáo do Ủy ban khởi thảo của Mao Trạch Đông soạn ra…
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014
(Trung Quốc) - Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc ngày nay (Kỳ 9)
(TNBĐ) - Lần đầu tiên dưới “triều đại” Mao Trạch Đông, hơn 7.000 đại biểu cả nước đã về dự một đại hội hiếm có vì được phép bàn tới những sai lầm của Chủ tịch đảng Mao Trạch Đông - để rồi sau đó không ít người trong số họ phải đứng trước họng súng tra hỏi bởi phái tạo phản của Giang Thanh…
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Mao Trạch Đông qua sách báo Trung Quốc
ngày nay
Kỳ 9: Đại hội của 7.000 người lãng mạn
chính trị
|
Lần đầu tiên dưới “triều đại” Mao Trạch Đông, hơn 7.000 đại biểu cả
nước đã về dự một đại hội hiếm có vì được phép bàn tới những sai lầm của Chủ
tịch đảng Mao Trạch Đông - để rồi sau đó không ít người trong số họ phải đứng
trước họng súng tra hỏi bởi phái tạo phản của Giang Thanh…
Cuốn “Ảnh hưởng Trung Quốc sử 100 danh nhân” do Vương Huệ
Mẫn chủ biên, Nhân dân xuất bản xã ấn hành, Bắc Kinh 1999
(Nguyễn Thanh Hà, Trần Trọng Vân, Nguyễn Giang Linh dịch, NXB Văn hóa Thông
tin, Hà Nội 2003) phần viết về Mao Trạch Đông, kết luận: “Những năm
tháng cuối đời, Mao Trạch Đông phạm phải một loạt các sai lầm tả khuynh, đặc
biệt là cuộc Đại cách mạng văn hóa năm 1966 - 1976 gây nên 10 năm nội loạn
tang thương”.
“Nội loạn” thế nào?
Nhật ký của nguyên soái Lâm Bưu (thay Bành Đức Hoài làm Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng và thay Lưu Thiếu Kỳ đứng ở vị trí số 2 sau Mao Trạch Đông - với
chức danh: Phó chủ tịch đảng duy nhất và mệnh danh: Phó Thống soái),
chép: “Giang Thanh thực hiện cuộc đấu tranh đoạt quyền ở Thượng
Hải” đầu năm 1967 theo ủy quyền của Mao Trạch Đông và tiếp đó lần
lượt“cướp quyền” trên phạm vi toàn quốc tại: Sơn Tây
(14.1), Quý Châu (25.1), Sơn Đông (27.1), Bắc Kinh (28.1), Hắc Long Giang
(31.1): “nã pháo, đánh đập, cướp bóc, bắt người, đấu đá, gieo hận thù
khắp nơi”.
Theo tài liệu Tân Tử Lăng: “bộ máy đảng và chính quyền các cấp
bị Hồng vệ binh đánh cho tơi tả (…) Những ai tham gia ban lãnh đạo (của phái
tạo phản Giang Thanh) đều có xe hơi riêng, thư ký riêng, thật hấp dẫn, nên
nhiều kẻ có dã tâm điên cuồng lao vào cuộc đấu tranh đoạt quyền, thế là diễn
ra nội chiến toàn diện - bắt đầu là gậy gộc cuốc xẻng, rồi phái tạo phản cướp
vũ khí của quân đội (hoặc quân đội cung cấp vũ khí cho phái tạo phản mà mình
ủng hộ) có từ súng trường tự động đến súng máy, lựu đạn, thậm chí pháo lớn. Ở
thành phố Thành Đô có cả xe tăng. Chỉ qua 20 tháng, xã hội đại loạn, đấu
tranh cướp quyền và chống cướp quyền nổ lớn. Ở 29 tỉnh và thành phố trong cả
nước đã thành lập chính quyền mới mang tên “Ủy ban cách mạng”. Các bí thư
tỉnh ủy và tỉnh trưởng hầu hết bị đánh đổ (…) Vì sao Mao Trạch Đông tự hủy
hoại giang sơn của mình như vậy? Phải chăng Mao Trạch Đông phát điên rồi?”. Tân
Tử Lăng khẳng định: “Không, Mao không điên, mục tiêu của ông ta là nhằm
trừng trị những ai tham gia Đại hội 7.000 người” từng gây bất lợi
cho ông.
Vậy “Đại hội 7.000 người” qui tụ những ai?
Gồm đại biểu tỉnh ủy, thành ủy, khu ủy, huyện ủy, lãnh đạo các nhà
máy, hầm mỏ quan trọng và cán bộ cốt cán trong quân đội (khai mạc
11.11.1962). Họ đều là những người từng trải trong trận mạc và đấu tranh
ngoại giao. Song đứng trước Mao Trạch Đông thời điểm ấy, họ là những nhà
“lãng mạn chính trị”, vì dám đề cập đến thảm cảnh đất nước dẫn đến cái chết
của hơn 37 triệu rưỡi người sau 3 năm thực hiện “bước tiến nhảy vọt” do Mao
Trạch Đông phát động (1958-1961) - với hai “dấu nhấn” về: 1. Phá
sản kế hoạch “tăng nhanh sản lượng thép” . 2. “Công xã nhân dân”
bị tàn lụi cùng “nhà ăn tập thể”.
Nói “nhà ăn tập thể” trước:
Mao Trạch Đông chỉ thị “cả nước thực hiện một số lý tưởng của
chủ nghĩa xã hội không tưởng” bằng cách xây dựng “công xã
nhân dân” vào năm 1958 theo điều lệ vắn tắt, quy định:“các hợp
tác xã hợp nhất thành “công xã” phải nộp toàn bộ tài sản công hữu. Xã viên
phải nộp lại “đất phần trăm” và toàn bộ tư liệu sản xuất của xã viên thuộc sở
hữu của công xã, song có thể giữ lại một ít gia súc, gia cầm. Căn cứ vào nhu
cầu, công xã có thể dỡ dần nhà riêng của xã viên để lấy vật liệu sử dụng, nhà
mới dựng thuộc sở hữu của công xã, xã viên muốn ở phải trả tiền thuê. Phần
quan trọng của điều lệ này là: nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất,
nhà cửa, gia súc, cây cối…”.
Thay vào đó họ chỉ hưởng một điều rất phù du là “già trẻ, nam
nữ, gái trai đến ăn tại bếp tập thể không phải trả tiền” (cùng
với lệnh cấm không được đỏ lửa nấu ăn tại nhà riêng!). Đó thật là điều “không
tưởng” quá lớn.
Vì thực tế cho thấy, lúc đầu nhà ăn tập thể nhộn nhịp và thu hút mọi
người với các khẩu hiệu nghe rất kêu như: “ăn thật no” và “không
phải trả tiền”. Thậm chí nhiều nhà ăn tập thể viết rõ lớn: “ăn
no, ăn ngon, ăn sạch”, hoặc “mỗi bữa 4 món thức ăn”. Có
nơi tuyên bố: “phấn đấu một tháng 90 bữa ăn, không bữa nào có món ăn
trùng lặp, ngang tiêu chuẩn bếp ăn của vua chúa Trung Quốc”. Có nơi
coi nhà ăn tập thể là “khởi điểm để tiến lên chủ nghĩa Cộng sản trong
vòng 3 năm”! Hơn 3.910.000 nhà ăn tập thể với khoảng 400 triệu người
tham gia hoạt động, chiếm 72,6% nhân khẩu trong các “công xã” cuối
năm 1959.
Nhưng chẳng mấy chốc - thực tế nghiệt ngã đã ập xuống, như Tân Tử Lăng
viết tiếp: “lương thực thực phẩm cạn dần, từ thả sức ăn ngày 3 bữa
cơm, chuyển sang ăn cháo, rồi cháo loãng, đến rau dại. Dẫu vậy lãnh đạo địa
phương không dám giải tán nhà ăn tập thể” vì sợ làm sai chỉ thị Mao
Trạch Đông.
Dầu phải ăn cháo loãng nhưng nông dân không thể rời nhà ăn tập thể
vì “toàn bộ khẩu phần lương thực của họ do nhà ăn quản lý hết
rồi”. Theo thói quen sẵn có, tới bữa, họ vẫn phải đến sắp hàng để
chờ đợi một “phép lạ”, song nạn đói ngày càng tràn tới gần, như ở huyện Tỉnh
Nguyên (Tứ Xuyên), bình quân “mỗi người một ngày được phân phối không
đến 100 gam lương thực, cứ 8 người có một người chết đói” (còn
nữa)
|
(Trung Quốc )- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 27+28)
(TNBĐ) - Đào Chú sinh năm 1908 được coi là bậc cách mạng lão thành ở Trung Quốc. Mao Trạch Đông từng nói Đào như con trâu có cặp sừng mạnh, dám chọi lại bất cứ ai. Năm 1953, Đào từng phê bình Lưu Thiếu Kỳ mắc sai lầm “tả” khuynh trong Cải cách ruộng đất.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương
27+28)
|
Chương
27: Mao Trạch Đông chơi trò chính trị lưu manh
Việc Mao Trạch Đông bức hại Bành Đức Hoài và Hạ Long, hai
vị nguyên soái từng lập công rất lớn trong chiến tranh giải phóng, là bạn
chiến đấu trung thành của Mao. Khi đã quyết tâm mượn tay Hồng vệ binh đẩy hai
người vào chỗ chết thảm khốc, Mao vẫn giả dối tỏ ra quan tâm và tin cậy họ.
Chương 28:
Nhân vật số 4 đại bại dưới chân Giang Thanh
Đào Chú sinh năm 1908 được coi là
bậc cách mạng lão thành ở Trung Quốc. Mao Trạch Đông từng nói Đào như con
trâu có cặp sừng mạnh, dám chọi lại bất cứ ai. Năm 1953, Đào từng phê bình
Lưu Thiếu Kỳ mắc sai lầm “tả” khuynh trong Cải cách ruộng đất. Đại cách mạng
văn hoá bùng nổ, đang là Bí thư thử nhất Cục Trung Nam kiêm Chính uỷ thứ nhất
Đại quân khu Quảng Châu, Đào được Mao điều lên Trung ương, đề bạt vượt cấp
vào vị trí thứ 4 trong Đảng, giữ chức Thường trực Ban Bí thư, Phó thủ tướng,
Trưởng ban Tuyên truyền, Cố vấn Tổ Cách mạng văn hoá. Rõ ràng Mao muốn ông ta
xông pha trận mạc, đóng vai trò lớn trong cuộc đấu tranh lật đổ Bộ tư lệnh
của Lưu Thiếu Kỳ.
Nhưng Đào Chú quả thật lạc hậu với
tình hình chính trị trong nước. Ông chỉ coi Tổ Cách mạng văn hoá là một tổ
chức lâm thời lệ thuộc Bộ Chính trị. Ông rất phản cảm với Giang Thanh, coi
chức Tổ phó của mụ thấp hơn một Thứ trưởng, nên đã đề nghị Chu Ân Lai bổ
nhiệm Giang làm Thứ trưởng Bộ Văn hoá “để có danh nghĩa liên hệ công tác”.
Ông say sưa với việc khôi phục hoạt động của Ban Bí thư, mà không biết rằng
Mao đã tính chuyện để Tổ cách mạng văn hoá thay thế chức năng Bộ Chính trị và
Ban Bí thư.
Một lần Giang Thanh ép Đào Chú đến
Viện Khoa học xã hội tuyên bố Chủ biên tạp chí “Nghiên cứu triết học” Ngô
Truyền Khởi là phái “tả”. Đào Chú không đi, Giang đập tay vào thành ghế
xalông, trợn mắt lớn tiếng: “Ông phải đến đó ủng hộ Ngô Truyền Khởi, không đi
không được!” Một tiếng “chát” dữ dội, Đào Chú đập tay xuống mặt bàn, mấy cốc
trà nảy cả lên: “Tôi không đi! Đây là tổ chức của Đảng cộng sản. Bà can thiệp
quá nhiều rồi!” Đào Chú muốn nói Đảng có hệ thống tổ chức, bà không phải uỷ
viên Trung ương, có tư cách gì chỉ huy uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị?
Câu nói trên không sai, lý ra là
như thế. Nhưng trong Đại cách mạng văn hoá, Đảng cộng sản Trung Quốc trên
thực tế đã trở thành giang sơn riêng của vợ chồng Mao-Giang rồi, Giang ra
lệnh với thân phận Hoàng hậu, đại bất kính với Hoàng hậu là đại bất kính với
Hoàng đế, làm sao Mao Trạch Đông có thể bỏ qua?
Giang Thanh sững người không nói
nên lời. Từ khi nhậm chức Tổ phó Tổ Cách mạng văn hoá đến nay chưa ai dám
đương đầu với bà ta như vậy. Được Mao ngầm cho phép, Giang quyết tâm lật Đào.
Ngày 28-11-1966, tại lễ duyệt đại quân văn nghệ, Giang Thanh nói: “Mao Chủ
tịch và các chiến hữu của người Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Trần Bá Đạt, Khang Sinh…
đều khẳng định thành tích của chúng ta”. Trong câu trên, Đào Chú ở vị trí thứ
4 (sau Chu Ân Lai) không được nhắc đến, có nghĩa là Đào không còn là “bạn
chiến đấu thân thiết” của Mao, có thể “nã pháo” vào ông ta được rồi.
Đúng vào lúc đó, Đào Chú gửi báo
cáo lên Mao Trạch Đông, kiến nghị cho Vương Nhiệm Trọng thôi chức Tổ phó Tổ
cách mạng văn hoá, trở lại Cục Trung Nam, trước mắt chủ yếu lâ chữa bệnh. Bất
ngờ, Mao yêu cầu họp liên tịch giữa Bộ Chính trị và Tổ Cách mạng văn hoá đề
gộp ý kiến với Vương.
Cuộc họp diễn ra vào 28-12 dưới sự
điều khiển của Chu Ân Lai, ngoài các uỷ viên Bộ Chính trị, toàn thể thành
viên Tổ Cách mạng văn hoá có mặt, nghĩa là thân phận của họ ngang với các uỷ
viên Bộ Chính trị. Họ hăng hái phát biểu, Vương Lực, Quan Phong. Thích Bản Vũ
ra đòn trước, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên đóng vai trung phong. Giang
Thanh, Trần Bá Đạt, Khang Sinh phát biểu tổng kết. Trước tiên họ phê phán
Vương Nhiệm Trọng, rồi gió đổi chiều chĩa sang Đào Chú, phê phán ông đàn áp
quần chúng, bảo vệ phái đi con đường tư bản, là phái bảo hoàng lớn nhất ở
Trung Quốc, đại diện cho đường lối phản cách mạng Lưu-Đặng. Chỉ có 2 uỷ viên
Bộ Chính trị phát biểu: Lý Tiên Niệm nói phương thức và phương pháp công tác
của Đào Chú “không theo kịp tình hình”; Lý Phú Xuân nói “Tôi thấy để lão Đào
cũng về Trung Nam cho yên chuyện”.
Hôm sau. Mao triệu tập Hội nghị Bộ
Chính trị mở rộng, khen Đào Chú “làm việc tích cực, có trách nhiệm”, rồi
chuyển sang phê bình Giang Thanh quá phóng túng, chưa qua Trung ương chính
thức thảo luận mà nói một uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị mắc sai lầm về
phương hướng, đường lối, rồi tuỳ tiện phê phán trong cuộc họp là vi phạm
nguyên tắc tổ chức của Đảng”. Ngay sau đó, Mao gặp riêng Đào Chú, bảo Đào đi
xem xét tình hình các tỉnh với tư cách uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị. Mao
còn trao một danh sách 20 Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ, yêu cầu Đào bảo vệ khiến
ông rất xúc động. Ông mang danh sách trên gặp Chu. Sau khi trực tiếp thỉnh
thị Mao, trong cuộc họp buổi chiều hôm đó, Chu chính thức truyền đạt chỉ thị
của Mao, và tuyên bố Đào Chú sẽ lên đường sau tết dương lịch. Nhưng ông không
đi nổi nữa.
Ngày 30-12, “Đoàn tạo phản” Hồ Bắc
lên Bắc Kinh, ra thông lệnh đòi Đào Chú nộp Vương Nhiệm Trọng. Vừa nhận chỉ
thị của Mao bảo vệ một số cán bộ trong đó có Vương, Đào Chú như đã nắm được
thượng phương bảo kiếm trong tay, bình tâm tiếp đoàn tạo phản trên tại Nhà
Quốc hội. Vừa gặp, đám tạo phản đã như ong vỡ tổ. Chúng đến đây theo mật chỉ
của Giang Thanh, cố ý gây chuyện nhằm lật đổ Đào Chú. Chúng hô khẩu hiệu, kết
tội, chất vấn, nhục mạ Đào Chú 6 giờ liền.
Chiều 4-1-1967 khi tiếp “Đoàn tạo
phản” Hồ Bắc, Trần Bá Đạt phê phán Đào Chú từ khi lên Trung ương không chấp
hành đường lối của Mao, mà thực hiện đường lối Lưu-Đặng.
Giang Thanh nói Đào là đại diện mới
của Lưu-Đặng. Ngay tối hôm đó, cửa tây Trung Nam Hải vang lên khẩu hiệu “Đánh
đổ Đào Chú!” Loa phóng thanh trên ô tô liên tục phát lại phát biểu của Trần
Bá Đạt lúc chiều. Ngày 8-1, Mao chỉ định Vương Lực làm Tổ trưởng Tuyên truyền
Trung ương (tương đương Trưởng ban Tuyên truyền). Mao thừa nhận Đào Chú đã bị
đánh đổ. Thật ra trong cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng 10 ngày trước
đó, Mao đã muốn phế truất Đào, nhưng thấy tình hình chưa thuận, liền quay
sang diễn màn kịch bảo vệ ông, phê phán Giang Thanh, rồi nhắm trúng nhược
điểm của Đào, khuyến khích Đào mạnh dạn đứng ra bảo vệ cán bộ cũ. Quả nhiên
Đào Chú mắc mưu, đối chọi với Hồng vệ binh.
Từ 8-1, cơ quan hữu quan không gửi
tài liệu cho Đào nữa, một tháng sau, điện thoại đỏ (dành cho lãnh đạo cấp
cao) bị dỡ đi. Nơi ở của ông tăng thêm 4 lính gác. Đắc tội Giang Thanh, nhân
vật số 4 trong Đảng bỗng chốc thành người tù. Tháng 3-1968, theo lệnh Giang
Thanh, lực lượng canh gác Đào tăng lên 2 tiều đội, trong nhà có 3 vọng gác,
một cửa trước, một cửa sau, một người luôn theo sát bên cạnh 24/24 giờ, lúc
ngủ cũng có lính gác đứng cạnh giường. Tháng 8-1968, Đại hội phê phán
Lưu-Đặng-Đào qui mô một triệu người được tổ chức trên quảng trường Thiên An
Môn, chia làm ba khu vực, phê phán ba cặp vợ chồng Lưu, Đặng, Đào. Do phản
kháng dữ dội, Đào Chú bị đánh thương tích đầy người. Tháng 8-1968 phát hiện
Đào bị ung thư tuyến tuỵ, nhờ Chu Ân Lai can thiệp được phẫu thuật cắt tá
tràng, 18-10-1969, Đào Chú bị đưa đi lưu đày ở An Huy, 43 ngày sau ông qua
đời.
Việc Đào Chú bị đánh đổ với tội
danh “phái bảo hoàng lớn nhất” đã chỉ ra phương hướng hành động cho các tổ
chức tạo phản, không ai dám đứng ra bảo vệ các đảng uỷ nữa. Các bí thư tỉnh
uỷ, tỉnh trưởng bị cô lập hoàn toàn. Bộ máy đảng và chính quyền các cấp bị
Hồng vệ binh đánh cho tơi tả. Đầu tháng 1-1967, các phái tạo phản liên minh
cướp quyền ở Thượng Hải. Ngày 14-1 cướp quyền ở Sơn Tây, rồi Quý Châu 25-1,
Sơn Đông 27-1, Bắc Kinh 28-1, Hắc Long Giang 31-1… Tham gia ban lãnh đạo là
có xe riêng, thư ký riêng, thật hấp dẫn, nên nhiều kẻ có dã tâm điên cuồng
lao vâo các cuộc đấu tranh đoạt quyền, thế là diễn ra nội chiến toàn diện;
bắt đầu là gậy gộc cuốc xẻng, rồi phái tạo phản cướp vũ khí của quân đội hoặc
quân đội cung cấp vũ khí cho phái tạo phản mà mình ủng hộ, từ súng trường tự
động đến súng máy, lựu đạn, thậm chí pháo lớn, ở Thành Đô sử dụng cả xe tăng.
Qua 20 tháng xã hội đại loạn, đấu tranh cướp quyền và chống cướp quyền, 29
tỉnh và thành phố trực thuộc trong cả nước đã thành lập chính quyền mới mang
tên Uỷ ban cách mạng. Các bí thư đánh uỷ và tỉnh trưởng hầu hết bị đánh đổ,
đứng đầu chính quyền mà phần lớn là chỉ huy quân đội đóng tại địa phương, một
số người cầm đầu các phái tạo phản tham gia chính quyền các cấp.
Vì sao tự huỷ hoại giang sơn như
vậy? Phải chăng Mao Trạch Đông phát điên rồi? Không, Mao không điên, mục tiêu
của ông ta là trị những người tham gia Đại hội 7.000 người và đồng liêu các
cấp của họ, ghép cho họ tội danh “đi con đường tư bản chủ nghĩa”, đánh đồ
hàng loạt. Mao cần trút lên đầu họ món nợ lịch sử làm chết đói 37,55 triệu
người và gây thiệt hại 120 tỉ NDT, vì họ “xuyên tạc ba ngọn cờ hồng, làm hỏng
mọi việc” Rồi Mao trực tiếp lãnh đạo phái tạo phản đánh đổ “phái đi con đường
tư bản” các cấp, cứu nhân dân khỏi bể khổ “phục hồi chủ nghĩa tư bản”, thế là
Mao trở nên sáng suốt hơn, vĩ đại hơn, một lần nữa làm “đại cứu tinh” của
nhân dân. Đó là bối cảnh chính trị Mao phát động cướp quyền từ trên xuống
dưới.
Trong nhật ký ngày 9-1-1967, Lâm
Bưu viết:
“Cuộc đấu tranh đoạt quyền ở Thượng Hải do B-52 (Mao Trạch Đông) uỷ
quyền Rắn mắt kính (Trương Xuân Kiều) và Bà Nàng (Giang Thanh) thực hiện…
Cướp quyền của ai? Bà Nàng thay B-52 nã pháo, đánh đập, cướp bóc, bắt người,
đấu đá, gieo hận thù khắp nơi”.
|
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...