Chương
21: Mao Lưu đoạn tuyệt
|
Đại hội 7.000 người không giải quyết được vấn đề “tả” khuynh từ gốc
rễ, chính sách điều chỉnh không được quán triệt, nhiều người mang tâm lý cầu
may, chỉ cần năm nay nông nghiệp được mùa, là sang năm mọi việc đều tốt đẹp.
Dựa vào kinh nghiệm chính trị, cán bộ cấp cao cảm thấy Mao Trạch Đông
sẽ tiếp tục chống hữu, nên án binh bất động.
Đầu tháng 5-1962, Lưu Thiếu Kỳ triệu tập Hội nghị công tác trung ương
thảo luận báo cáo kế hoạch điều chỉnh năm 1962 do Chu Ân Lai, Trần Vân, Lý
Tiên Niệm chủ trì khởi thảo, chủ yếu là giảm số người làm công ăn lương và số
dân thành thị, khôi phục danh dự cho những người bị qui là phái hữu, và phát
triển nông nghiệp. Mao Trạch Đông an dưỡng ở Vũ Xương. Lâm Bưu nghỉ ngơi ở Tô
Châu Trần Vân ốm không dự họp.
Vào lúc này, trên dưới đều thấy khoán sản tới hộ có thể cứu đói thoát
nghèo, nhưng việc này trái với Tư tưởng Mao Trạch Đông, nên không dám làm.
Nhưng một số nơi vẫn làm chui, như 30% tổng số đội sản xuất ở An Huy, có vùng
đến 70%. Ở Hà Nam, đất phần trăm và đất cho nông dân mượn chiếm 16% đất canh
tác, có nơi tới 28%. Nông dân gọi đó là “chính sách cứu mạng”. Đa số uỷ viên
Thường vụ Bộ Chính trị đều ủng hộ ý kiến của nông dân mong muốn khoán sản tới
hộ, nhưng Mao bác bỏ. Nếu việc Mao bắt đầu thực hiện Công xã hoá là xuất phát
từ hảo tâm, hậu quả mấy chục triệu người chết đói là điều ông ta không ngờ
tới, thì việc vẫn không chịu thay đổi chính sách lúc này lại do ác ý.
Ngày 6-8-1962, Mao triệu tập Hội nghị công tác trung ương tại Bắc Đới
Hà. Đây là cuộc phản công của Mao kể từ khi kiểm điểm sai lầm và thực hiện
chính sách điều chỉnh. Ngay buổi họp đầu, Mao đã nói về đấu tranh giai cấp,
phê phán “làm ăn riêng lẻ”. Thế là những người chủ trương khoán sản đến hộ từ
Trần Vân, Đặng Tử Khôi trở xuống đều kiểm thảo.
Tiếp đó, Hội nghị Trung ương 10 khoá 8 họp tại Bắc Kinh. Trong cuộc
họp trù bị kéo dài 29 ngày, Mao phê phán “làn sóng làm ăn riêng lẻ” của Đặng
Tử Khôi, làn sóng “lật án” của Bành Đức Hoài, cuối cùng lại phê phán tiểu
thuyết “Lưu Chí Đan” lật án cho Cao Cương, nêu lên “tập đoàn chống đảng” Tập
Trọng Huân, Giả Thác Phu, Lưu Cảnh Phạm để chặt phăng “nhóm Tây Bắc” của Bành
Đức Hoài. Ngày 24-9, hội nghị chính thức bắt đầu. Mao không bảo vệ “đường lối
chung” nữa, mà đưa ra “đường lối cơ bản”: “Xã hội XHCN là một giai đoạn lịch
sử khá dài. Trong giai đoạn này còn có giai cấp mâu thuẫn gia; cấp và đấu
tranh giai cấp, tồn tại cuộc đấu tranh giữa hai con đường xá hội chủ nghĩa và
tư bản chủ nghĩa, có nguy cơ phục hồi chủ nghĩa tư bản… Từ nay, chúng ta phải
nhắc đến hàng năm, hàng tháng, hàng ngày, để có nhận thức tương đối tỉnh táo
về vấn đề này, có một đường lối Mác xít-Leninnít”. Mao lặng lẽ dùng “đường
lối cơ bản” ấy thay thế “đường lối chung”. Nắm kinh tế thất bại, Mao muốn
thắng lại về chính trị. Mao không biện hộ cho “ba ngọn cờ hống” nữa, không
biện hộ cho quan hệ giữa “một ngón tay và chín ngón tay” nữa, vì như thế rất
bị động. Mao rút khỏi lĩnh vực kinh tế mà ông không am hiểu, chuyển sang lĩnh
vực chính trị quen thuộc, rút lui về kinh tế để chuyển sang tấn công về chính
trị. Địch thủ Mao tấn công chẳng phải ai xa lạ, chính là Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân
Lai, Đặng Tiểu Bình, Trần Vân… những người đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời
kỳ khó khăn, giữ cho chính quyền không sụp đổ, khiến Mao Trạch Đông vẫn ngồi
được trên ngôi báu chí tôn.
Công cuộc điều chỉnh kinh tế quốc dân bắt đầu từ nửa cuối năm 1960 đã
thu được thành quả nổi bật, kinh tế quốc dân năm 1963 có xu thế hồi phục toàn
diện. Kinh tế vừa chuyển biến tốt, Mao lại bắt đầu vật vã, chuyển sang tấn
công về chính trị, đột phá khẩu vẫn là nông thôn. Tại Hội nghị công tác trung
ương tháng 2-1963, Mao quyết định triển khai phong trào “tứ thanh” (trong
sạch về chính trị, kinh tế, tổ chức, và tư tưởng) trong nông thôn cả nước.
Ngày 15-11-1960, Mao từng viết: “Cả nước 2/3 khu vực tình hình rất tốt
đẹp, 1/3 rất không tốt đẹp. Phải có thời gian chú ý đến 1/3 này, nơi đó kẻ
xấu cầm quyền, giết người, nhân dân đói rách, cuộc cách mạng dân chủ chưa
thành công, các thế lực phong kiến tác oai tác quái, càng thêm thù địch chủ
nghĩa xã hội phá hoại quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất xã hội chủ
nghĩa”.
Ngày 8-6-1964, Mao nói rõ hơn: “1/3 quyền lực ở nước ta không nằm
trong tay nhân dân, mà trong tay kẻ thù”. Mao đổ trách nhiệm về tình hình
nghiêm trọng do “ba ngọn cờ hồng” gây ra lên đầu đông đảo cán bộ nông thôn và
những phần tử địa chủ, phú nông đang bị quản chế.
Căn cứ vào đánh giá trên, tỉnh Hồ Nam xác định có 30 huyện nằm trong
tay Quốc Dân Đảng, chiếm trên 1/3 số huyện trong toàn tỉnh. Trong phong trào
Đại tiến vọt và Công xã hoá, 30 huyện trên đều là những huyện chấp hành chỉ
thị của Mao kiên quyết nhất, liều lĩnh khoác lác nhất, tỉ lệ ăn tập thể cao
nhất, nộp lương thực nhiều nhất, do đó số người chết đói cũng nhiều nhất,
tình hình các tỉnh khác cũng tương tự.
Để chứng tỏ mình luôn luôn đúng đắn, Mao Trạch Đông cần hy sinh hàng
loạt phần tử tích cực đã theo Mao; qui họ là kẻ thù giai cấp, coi tội ác tày
trời làm chết đói 37,55 triệu người do đường lối cực tả của ông ta gây ra là
“tiếp tục cuộc đấu tranh sống còn giữa hai giai cấp lớn đối kháng trong quá
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa 10 năm qua”, coi phong trào “Tứ thanh” là
cuộc đấu tranh lâu dài của bần nông và trung nông lớp dưới tiếp tục chống kẻ
thù giai cấp, Mao biến mình từ tội phạm đầu sỏ của tai hoạ trên thành đại cứu
tinh đưa nhân dân thoát khỏi nước sôi lửa bỏng.
Lưu Thiếu Kỳ lãnh đạo phong trào “Tứ thanh”, muốn theo luồng tư duy
của Mao Trạch Đông, đổ trách nhiệm về tai hoạ lớn này lên đầu kẻ thù giai
cấp. Mao kêu gọi cán bộ các cấp xuống cơ sở tham gia “Tứ thanh”, nhưng không
chuyển. Để thực hiện chỉ thị của Mao, Lưu Thiếu Kỳ gọi Trưởng ban Tổ chức
Trung ương An Tử Văn đến sắp xếp cụ thể, đồng thời tuyên bố: những ai không
tham gia “Tứ thanh”, thì không được làm uỷ viên Trung ương, Bí thư Tỉnh uỷ,
Thành uỷ, Khu uỷ nữa, thế là 180 cán bộ cấp bộ và cấp tỉnh, trên 1.000 cán bộ
cấp khu sôi nổi tham gia. Điều đó khiến Mao giật mình: quyền lớn rơi vào tay
kẻ khác rồi!
Tuy chính sách “ba tự một bao” khiến trăm họ có cơm ăn, đất nước thoát
khỏi khủng hoảng. khiến ngai vàng của Mao không sụp đổ nhưng Mao không công
nhận, vì như vậy là thừa nhận mình sai lầm, Mao cần trước tiên lợi dụng “phái
đi con đường tư bản” này để ổn định nông thôn, làm ra lương thực, giữ vững
giang sơn, sau đó sẽ đánh đổ họ. Mao cho rằng người uốn nắn sai lầm của Mao
tất sẽ là phái phản đối trong tương lai. Mao không thể quên tình cảnh đáng sợ
tại Đại hội 7.000 người khi toàn đảng nghi ngờ đường lối và truy cứu trách
nhiệm của ông ta. Mao nói “ba tự một bao” là tội ác rất lớn, coi những cán bộ
thực hiện chinh sách này là “phái đương quyền trong đảng đi con đường tư bản
chủ nghĩa”.
Sự việc Lưu Thiếu Kỳ lo ngại nhất đã xảy ra. Trong cuộc họp ngày
28-12, Mao nói trong đảng hiện ít nhất có hai phái, phái xã hội chủ nghĩa và
phái tư bản chủ nghĩa. Rồi nói vỗ mặt Lưu: “Ông thì có gì ghê gớm, tôi chỉ
cần động ngón tay út là có thể đánh đổ ông ngay”. Đó là khởi điểm đoạn tuyệt
giữa hai người.
Mao cho rằng tuyệt đại đa số cán bộ trong hệ thống đảng và chính quyền
theo Lưu Thiếu Kỳ rồi, giờ phải gửi gắm hy vọng vào quân đội. Tháng 10-1963,
Mao viết thư cho Lâm Bưu, yêu cầu cử La Thụy Khanh, Dương Thành Vũ… dẫn đầu
cán bộ quân đội tham gia phong trào “Tứ thanh” kèm theo bài thơ của Tào Tháo
“Quy tuy thọ”, ngầm cho biết Mao sẽ thay đổi người kế tục, nhắc Lâm giữ gìn sức
khỏe, chuẩn bị gánh vác trọng trách.
Ngày 26-12-1964, Lâm Bưu, Trần Bá Đạt, Khang Sinh trở thành thượng
khách nhân kỷ niệm ngày sinh thứ 71 của Mao.
Nhật ký Lâm Bưu viết: “Mao uống một bình Bạch sa dạ, thứ rượu ngon
nhất Hồ Nam, hỏi đi hỏi lại: “Trung ương có người muốn cướp quyền, muốn thực
hiện chủ nghĩa xét lại, làm thế nào đây? Chắc quân đội không theo họ chứ. Bộ
Chính trị. Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ đều muốn loại bỏ họ Mao này. Ta
vẫn là Chủ tịch Đảng, Chủ tịch Quân uỷ, ép ta tạo phản, ta sẽ làm cho trời
nghiêng, đất lệch”
Cuối năm 1964 do các nguyên soái Hạ Long, Diệp Kiếm Anh và đại tướng
La Thụy Khanh đề xướng và tổ chức, quân đội Trung Quốc dấy lên cao trào đua
tài kỹ thuật quân sự trong các quân binh chủng, Mao Trạch Đông và các nhà
lãnh đạo khác rất hoan nghênh, và từng trực tiếp đến xem các cuộc thi đấu
này. Nhưng ngày 29-12 năm ấy, Lâm Bưu đột nhiên ra chỉ thị phủ định hoạt động
trên, phê bình huấn luyện quân sự làm quá nổi bật, chiếm quá nhiều thời gian,
ảnh hưởng đến công tác chính trị trong quân đội. Lâm Bưu yêu cầu năm 1965
phải ra sức tăng cường công tác chính trị tư tưởng, dấy lên cao trào học tập
tác phẩm của Mao.
Vậy là Lâm Bưu chỉ một phiếu đã phủ định Quân uỷ Trung ương, phủ định
cả Mao Trạch Đông. Chỗ tế nhị nhất là Mao đã ngầm tán thành sự phủ định này.
Không được Mao bật đèn xanh, Lâm Bưu đâu dám làm như vậy. Sở dĩ Mao cho phép
Lâm Bưu đụng đến quyền uy của mình, một là bởi Lâm Bưu chủ trương thay thế
hoạt động huấn luyện và đua tài quân sự bằng dấy lên cao trào học tập tác phẩm
Mao rộng lớn hơn trong toàn quân, phần quyền uy Mao mất mát sẽ được bù lại
hàng chục, hàng trăm lần. Hai là Mao đang đánh bài ngửa với Lưu Thiếu Kỳ,
người đang chiếm được đa số trong Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương,
Mao cố ý tăng cường quyền uy của Lâm Bưu tới mức có thể áp đảo đa số ấy. Quả
nhiên Mao không thất vọng, một phong trào quần chúng học tập và vận dụng tác
phẩm của Mao mang màu sắc cuồng nhiệt tôn giáo đã được dấy lên trong 3 triệu
quân đội rồi phổ cập trong cả nước. Đây là sự chuẩn bị về dư luận, tư tưởng
và chính trị quan trọng nhất cho đại cách mạng vãn hoá. Từ 1965 đến khi kết
thúc Đại cách mạng văn hoá, Trung Quốc đã phát hành tổng cộng 5 tỷ cuốn
“Trích lời Mao Chủ tịch”.
Việc Mao tuyên bố “đánh đổ” Lưu Thiếu Kỳ (tại Hội nghị công tác Trung
ương 28-12-1964) khiến toàn Đảng chấn động. Để hàn gắn vết rạn lớn này, chiều
13-l-1965, Lưu chủ động tự kiểm điểm trước cuộc họp nội bộ có 17 uỷ viên Bộ
Chính trị tham gia, mọi người phê bình, giúp đỡ, Trần Bá Đạt ghi chép về báo
cáo Mao. Trong hơn một năm sau đó, bề ngoài Lưu Thiếu Kỳ vẫn chủ trì công tác
tuyến một, tiến hành các hoạt động nhà nước bình thường trên cương vị Chủ
tịch nước, nhưng Mao không làm việc với Lưu và Ban Bí thư nữa, mà ngầm chỉ
huy Lâm Bưu, Giang Thanh cùng một số ít người khác chuẩn bị cuộc đấu tranh
mới, thực tế là thành lập một Trung ương mới, một Bộ tư lệnh riêng.
|
Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014
(Trung Quốc)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 21)
(TNBĐ) - Các cô gái trẻ kính sợ khả năng tình dục khác thường của Mao tương tự như kính trọng uy thế chính trị cua ông ta. Mao hạnh phúc nhất và thỏa mãn nhất là khi cùng chung chăn chung gối với nhiều cô gái một lúc. Mao khuyến khích các cô giới thiệu ông ta những kiểu làm tình mới lạ.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
(Trung Quốc)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 20)
(TNBĐ) - Nếu không được phép của Mao, người đàn bà đó có thể bị Mao gọi trở lại dù đã có chồng. Mao không hề hiểu được một điều rằng các cô gái nọ đã nghĩ gì về y. Có lần, một cô gái trẻ nói với tôi "Mao Chủ Tịch rất là lạ, ông ta không hiểu sự khác nhau giữa tình yêu của một người đối với ông ta trong tư cách một lãnh tụ và đối với ông ta trong tư cách một con người, thế có ngộ không nhỉ."
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Chương 20: Cuộc đọ sức
tại đại hội 7.000 người
|
Sau khi xảy ra sự kiện hàng loạt người chết đói, lãnh đạo các tỉnh lấy
ổn định lòng dân làm chính, không nghe theo sự chỉ huy mù quáng của Trung
ương. Một vấn đề nổi bật là không huy động được lương thực, đến trung tuần
tháng 11-1961, các địa phương mới hoàn thành 20% chỉ tiêu. Cung ứng lương
thực ở ba thành phố lớn Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân cấp báo toàn diện.
Lãnh đạo Trung ương lòng như lửa đốt, quyết định triệu tập Hội nghị công tác
trung ương mở rộng, với sự tham gia của những người phụ trách chủ yếu các
tỉnh uỷ, thành uỷ, khu uỷ, huyện uỷ, các nhà máy, hầm mỏ quan trọng, và một
số cán bộ lãnh đạo quân đội. Do có hơn 7.000 người dự, nên gọi là Đại hội
7.000 người. Chủ đề của Hội nghị là “chống chủ nghĩa phân tán”.
Đại hội khởi đầu ngày 11-1-1962, không có lễ khai mạc trọng thể, theo
ý kiến của Mao, ngày đầu các đại biểu tự đọc tài liệu từ ngày 12 đến 14-1
thảo luận ở tổ. Các tổ phản ứng dữ, tập trung vào một điểm là không tán thành
dự thảo báo cáo nêu vấn đề “chống chủ nghĩa phân tán”, đổ mọi trách nhiệm về
sai lầm thất bại trong mấy năm qua lên đầu cán bộ cấp tỉnh trở xuống. Mao
thấy không ổn: liền thay đổi sách lược, cho tổ chức lại Uỷ ban khởi thảo báo
cáo gồm 21 người, trong đó có Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai. Trần Vân, Đặng Tiểu
Bình, Bành Chân…
Ngày 18-1, Bành Chân nói:
- Uy tín của Mao Chủ tịch nếu không cao như ngọn Chumulungma thì cũng
cao tựa Thái Sơn, bớt đi vài tấn đất vẫn cao như thế. Cũng chẳng phải Mao Chủ
tịch không có khuyết điểm gì, nếu một phần trăm, một phần nghìn sai lầm của
Mao cũng không kiểm điểm, thì sẽ để lại ảnh hường xấu trong Đảng ta.
Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình đều nhận trách nhiệm về mình, làm nhẹ sai
lầm, tội lỗi của Mao. Thành quả quan trọng nhất của Uỷ ban khởi thảo dự thảo
báo cáo sau 4 ngày làm việc là đoạn sau đây:
“Nếu nhiều đồng chí chúng ta
lĩnh hội tốt hơn Tư tưởng Mao Trạch Đông, biết vận dụng phương pháp thực sự
cầu thỉ, điều tra nghiên cứu mà đồng chí Mao Trạch Đông vẫn đề xướng, nghiêm
túc chấp hành những ý kiến chỉ đạo đồng chí đưa ra trong mỗi giờ phút then chốt,
thì có thể tránh được, hoặc giảm nhẹ đi rất nhiều những sai lầm trong công
tác mấy năm qua, hoặc có thể uốn nắn nhanh hơn sau khi những sai lầm đó nảy
sinh”.
Phát biểu trong phiên họp toàn thể đầu tiên 27-1, Lưu Thiếu Kỳ nói
thật: Tình hình rất khó khăn, lương thực, quần áo và đồ dùng đều thiếu, ba
năm 1959-1961 sản lượng lương thực giảm khá nhiều, sản xuất công nghiệp năm
1961 giảm 40%. Nguyên nhân là “ba phần thiên tai, bảy phần nhân hoạ”.
(Nói “ba phần thiên tai” cũng oan cho ông Trời, bởi ba năm đó ở Trung
Quốc nhìn chung, mưa hoà, gió thuận). Buộc Mao chịu trách nhiệm tới 70% là
điều Mao không chịu nổi. Phát biểu trên của Lưu khiến Mao thù ghét, ghi thêm
món nợ với ông, nhưng lại được đông đảo những người dự hội nghị nhiệt liệt
hoan nghênh. Họ thấy Trung ương đã nói thật, không đeo mặt nạ dạy người nữa.
Hàng ngày, Lưu đến thảo luận ở các tổ, phát biểu một số ý kiến quan trọng,
như đã đến lúc phải phục hồi danh dự cho Bành Đức Hoài. Ông còn dặn Bí thư
tỉnh uỷ Hồ Nam cần trả lại tự do cho Lưu Quế Dương (cô gái bị kết án 5 năm tù
vì tội mang biểu ngữ “đả đảo Mao Trạch Đông” đến Trung Nam Hải). Chỉ có Lâm
Bưu hiểu được nỗi cô độc, bị động và lo ngại của Mao ở hội nghị này, hiểu
được giới hạn lớn nhất Mao có thể nhượng bộ, và phòng tuyến cuối cùng Mao phải
giữ vững.
Vào lúc Mao cần được ủng hộ nhất, Lâm Bưu bước lên diễn đàn, mang đến
cho Mao vòng hào quang mới. Lâm Bưu tiếp tục khẳng định đường lối chung, Đại
tiến vọt và công xã nhân dân là đúng đắn. sáng tạo, những khó khăn vấp phải
là do không làm theo chỉ thị của Mao. Lâm Bưu nhấn mạnh lịch sử mấy chục năm
qua là khi nào tư tưởng của Mao không được tôn trọng, là khi ấy sinh chuyện;
do đó, trong thời kỳ khó khăn càng phải đoàn kết đi theo Mao, chỉ có như vậy,
Đảng mới có thể đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác… Lâm Bưu đã ủng hộ
mạnh mê vị trí thống trị đang lung lay dữ của Mao. Lâm nói xong, Mao đứng dậy
vỗ tay, Lưu Thiếu Kỳ và các uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị chần chừ một lát
rồi đứng lên theo, họ không có dũng khí để cho quan hệ với Mao đổ vỡ. Tuy vỗ
tay hoan hô, nhưng đại đa số những người dự hội nghị rất phản cảm trước phát
biểu của Lâm Bưu. Ngay hôm đó trên hội trường xuất hiện biểu ngữ “Đả đảo Mao
Trạch Đông”. Mao không cho điều tra vụ việc, và nghiêm cấm để lọt thông tin
này ra ngoài.
Được phát biểu của Lâm Bưu dọn đường, ngày 30-1, Mao đã có bài nói
dài, nhấn mạnh tập trung thống nhất, khôi phục và tăng cường chế độ tập trung
dân chủ, chống chủ nghĩa phân tán. Mao nói: Đại tiến vọt do toàn Đảng ra tay
làm, nảy sinh một số vấn đề phải do toàn Đảng chịu trách nhiệm, chứ không đùn
đẩy cho người khác. Có thể phục hồi đảng tịch và công tác cho những người bị
quy sai là cơ hội hữu khuynh, song đối với những ké trùm cơ hội hữu khuynh,
chẳng những không phục hồi, mà còn phải lập tổ chuyên án tiếp tục thẩm tra
vấn đề “câu lạc bộ quân sự” và tư thông với nước ngoài.
Sau đó, bài nói trên của Mao qua 7 lần sửa chữa, lược bỏ những câu
thoái thác trách nhiệm quá rõ, rồi mới phát cho cán bộ từ cấp huyện và trung
đoàn trở lên.
Trong phát biểu, Đặng Tiểu Bình đã khéo léo lẩn tránh việc đánh giá ba
ngọn cờ hồng và trách nhiệm về mấy chục triệu người chết đói. Tự đáy lòng,
ông mong trong tình hình giữ được thề diện, Mao chủ động rút khỏi vũ đài lịch
sử, để Lưu Thiếu Kỳ lãnh đạo toàn đảng toàn dân vượt qua thời kỳ không bình
thường này. Lên tiếng tại buổi họp cuối cùng, Chu Ân Lai bám sát định hướng
do Mao vạch ra, và nhận hết trách nhiệm về mình.
Qua Đại hội 7.000 người, Mao thấy đại đa số cốt cán không còn ủng hộ
ông ta nữa. Sau Đại hội, vấn đề trung tâm Mao ngày đêm suy nghĩ là dùng hình
thức và phương pháp nào để đánh bại các lực lượng chống đối mình. Còn điều
Lưu, Chu, Trần, Đặng trăn trở là làm thế nào khôi phục sản xuất, vượt qua khó
khăn, để nhân dân ăn no, đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Mao tính toán: hãy để
các người khôi phục sản xuất, đợi khi khó khăn trước mắt qua đi, không để các
người kịp thanh toán ba ngọn cờ hồng, ta sẽ ra tay trước, phát minh lý luận
mới, tổ chức lực lượng mới, phê phán các người hữu khuynh, đi con đường tư
bản chủ nghĩa, khiến các người rơi vào thế bị động, trở tay không kịp.
Cuộc đấu tranh mới đã bắt đầu dưới cái vỏ bề ngoài “nhất trí”. Theo
nhật ký của Đặng Dĩnh Siêu, tại Đại hội trên, nhiều người yêu cầu Mao rút
lui. Ngày 10-2, Mao họp Thường vụ Bộ Chính trị để làm rõ điều này. Chu Đức,
Trần Vân, Đặng Tiểu Bình hoan nghênh Mao thôi chức Chủ tịch Đảng. Chu Ân Lai
kiên trì: “Chủ tịch tạm lui về tuyển 2, Chủ tịch vẫn là Chủ tịch”. Với vị trí
và ảnh hường của Chu Ân Lai trong đảng, lá phiếu của ông mang tính quyết
định, Lưu Thiếu Kỳ không nói nổi một câu ép Mao rút lui.
Trong những năm tháng nhân dân cả nước đói kém, để tỏ ra cùng nhân dân
chung hoạn nạn, Mao tuyên bố không ăn thịt lợn, thịt gà từ 1-1-1961. Việc này
kéo dài được 7 tháng.
Nhưng trên thực tế, trong những ngày nhân dân cả nước đói rét, Mao
sống rất sa đoạ. Nguyên soái Bành Đức Hoài trong ngăn Mao tuyển phi tần, đã
bị giam lỏng, chẳng ai còn dám bàn tán về đời tư của Mao. Phòng Bắc Kinh
trong Nhà Quốc hội được đổi thành “Phòng họp 11-8”, bên trong trang hoàng còn
lộng lẫy hơn cả điện Kremlinin, thật ra đây là hành cung để Mao chuyên bí mật
vui thú với các nữ nhân viên phục vụ. Thư Ngẫu Trai trong Trung Nam Hải được
sửa sang lại, trở thành sàn nhảy riêng, mỗi tuần tổ chức hai lần vũ hội, các
nhân viên nữ trong Trung Nam Hải và nữ diễn viên Đoàn văn công quân đội được
tuyển lựa làm bạn nhảy của Mao, họ đồng thời là đối tượng để Mao chọn gái qua
đêm. Mao làm như vậy để tiêu khiển, cũng để Lưu Thiếu Kỳ tưởng rằng Mao đã
chìm đắm trong nữ sắc, không quan tâm công việc triều chính nữa.
Do Mao gợi ý, nhiều nơi đua nhau xây dựng hành cung cho ông ta. Khu
biệt thự tựa lưng vào phần mộ họ Mao ở Thiều Sơn (Hồ Nam) diện tích xây dựng
3.638 m2, có hầm ngầm dài hàng trăm mét có thể chống động đất, chống bom
nguyên tử, phòng độc, một đại đội thường xuyên bảo vệ. Khu nhà được xây dựng
từ nửa cuối năm 196l đến cuối năm 1962, vào lúc tỉnh Hồ Nam có 2,48 triệu
người chết đói, phí tổn xây dựng 120 triệu NDT, đủ để nuối sống 2,48 triệu
người trong một năm. Khách sạn Tây Giao xây riêng cho Mao ở Thượng Hải cả
khuôn viên xung quanh rộng hơn 60 héc ta, trên 100 nhân viên túc trực ngày
đêm. Cả hai “hành cung” trên, trong suốt mười mấy năm, Mao chỉ đến ở mỗi nơi
có vài ngày. Việc phung phí tiền bạc như trên khiến sự tích Mao mấy tháng
không ăn thịt, mặc chiếc áo ngủ vá víu… trở nên mờ nhạt.
Suốt đời Mao chú trọng quyền lực, coi thường của cải. Việc Mao ra lệnh
hoặc ngầm cho phép các nơi trong những năm tháng khó khăn nhất vung tiền như
rác xây dựng các công trình xa hoa phục vụ ông ta mang ý nghĩa chính trị
nhiều hơn ý nghĩa hưởng thụ, chiếm hữu. Mao biết rõ chẳng dùng được mấy ngày,
cung không thể để lại cho con cháu. Mao muốn dùng phương thức đó để củng cố
vị trí của mình, cho toàn đảng biết rằng tuy lui về tuyến 2, nhưng ông ta vẫn
nắm chắc quyền lực, vẫn là vị thần số một, toàn đảng tôn thờ.
|
Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014
Hoàng Sa- Nỗi đau mất mát
(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...