Tháng năm nóng bỏng
|
Con đang sống những ngày tháng năm nóng bỏng
Nước lớn từ phương bắc Cắm giàn khoan vào da thịt Việt Nam
Những ngày tháng năm nóng như thiêu
Không ngăn nổi những dòng người xuống đường Đòi chủ quyền, công lý Lãnh thổ thiêng liêng! Những dòng chữ tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Hoa... Những dòng chữ trên nền vải đỏ Những dòng chữ trên nền vải xanh vải trắng... Chung màu cờ Việt Nam Chúng con như sóng biển đổ trên đường
Mẹ ơi!
Chúng con Những đứa trẻ được sinh ra từ biệt thự cao sang Những đứa trẻ được sinh ra từ lò gạch bỏ hoang Những đứa trẻ được sinh ra từ bệnh viện quốc tế Những đứa trẻ được sinh ra từ lâu đài hoang lạnh Những đứa trẻ được sinh ra từ túp lều trống hoác... Những đứa trẻ bị đẻ rơi trên nền đất ẩm... Đều có chung Tổ quốc
Đất nước lâm nguy
Những bàn tay siết chặt!
Trước nỗi đau bị xéo giày
Con nhận ra mình thêm yêu kính mẹ Cảm ơn những bàn tay nắm lại với lòng kiên nhẫn vô biên Cho con hiểu quả cam Trần Quốc Toản Cảm ơn sự kiềm chế khó hơn bộc phát Cho con hiểu trí tuệ Việt Nam từ người đan sọt bên đường Cảm ơn giọt nước mắt của vợ tiễn chồng ra biển Cho con hiểu chiến tranh là điều không ai mong đợi Cảm ơn phút thinh lặng của chồng khi nghe tiếng vợ qua trùng trùng con sóng
Cho con hiểu quê hương ngay trên những con tàu
Cảm ơn giọt mồ hôi thấm trên đồng tiền lẻ của chị bán ve chai Cho con nhìn thấy Việt Nam trong đời thường bình dị Cảm ơn nỗi oan Thị Kính Cho con sức mạnh chiếc lò xo nhẫn nhục Cảm ơn những mạn tàu vỡ Cho con ngộ ra nỗi hờn căm còn là sự bình thản trước cơn dông Cảm ơn mẹ trầm tĩnh ngồi vá tấm lưới ước mơ Cho con quay lại cội nguồn Yêu nước là mỗi người cần phải sống tốt hơn! |
Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014
(Thơ)- Tháng năm nóng bỏng
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
(TNBĐ)- Tiết lộ 5 hợp đồng mua vũ khí mới nhất của Việt Nam
(TNBĐ) - Ngoài những hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay đã biết, Việt Nam đang có 5 hợp đồng mua vũ khí khác cũng tầm cỡ không kém.
Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) vừa qua đã công bố bản báo cáo chi tiết về tình hình mua sắm vũ khí của Việt Nam. Theo bản báo cáo của SIPRI từ nay tới năm 2015, Việt Nam có ít nhất 5 hợp đồng mua vũ khí lớn để tăng cường sức mạnh quân sự. Các hợp đồng cụ thể như sau:
1. Hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorite
Trong năm 2012, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga về việc mua 4 hệ thống phòng không tầm xa S-300PMU2 cùng 150 đạn tên lửa 48N6E2, trị giá của hợp đồng được SIPRI ước tính vào khoảng 480 triệu USD.
S-300PMU2 Favorite (NATO: SA-20B) được giới thiệu lần đầu năm 1997, đây là phiên bản cải tiến của S-300PMU1 với tầm hoạt động mở rộng lên 195 km nhờ được trang bị tên lửa 48N6E2 thế hệ mới. S-300PMU2 có khả năng chống lại không chỉ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung.
S-300PMU2 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2 gồm phương tiện chỉ huy 54K6E2 và radar điều khiển hỏa lực 64N6E2 đi kèm radar tìm kiếm mục tiêu 30N6E2, có thể tùy chọn sử dụng radar giám sát mọi độ cao 96L6E và radar bắt thấp 76N6 cùng xe mang phóng tự hành 5P85SE2 hoặc bệ phóng kéo 5P85TE2 như S-300PMU1.
2. Hệ thống phòng không tầm trung 9K37M2E Buk-M2E
Hợp đồng mua 6 hệ thống phòng không tầm trung di động Buk-M2E cùng 200 tên lửa 9M317 được Việt Nam ký với Nga vào năm 2012, giá trị hợp đồng ước tính 400 triệu USD. Phiên bản Buk-M2E của Việt Nam sẽ được đặt trên khung gầm xe bánh hơi chứ không phải bánh xích như của Nga.
Buk là một dòng các hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung tự hành được phát triển bởi Liên Xô và Nga. Hệ thống này được thiết kế để tiêu diệt tên lửa hành trình, bom có điều khiển và máy bay, Buk chính là sự kế thừa của 2K12 Kub (SA-6 Gainful). Phiên bản đầu tiên của Buk được chấp nhận trang bị trong quân đội Liên Xô và Nga với mã định danh GRAU là 9K37 (Mỹ và NATO gọi là SA-11 Gadfly). Kể từ khi được đưa vào trang bị, hệ thống Buk đã được cải tiến nâng cấp liên tục với phiên bản mới nhất mang tên 9K37M2 Buk-M2 (SA-17).
Một tiểu đoàn Buk tiêu chuẩn bao gồm 1 xe chỉ huy; 1 trạm trinh sát/bắt bám và điều khiển đặt trên xe ; 6 xe phóng, mỗi xe mang 4 tên lửa sẵn sàng phóng và 4 tên lửa dự trữ đi kèm 3 xe tiếp đạn. Một khẩu đội Buk gồm 2 xe mang phóng kèm radar và xe chấp hành phóng. Khẩu đội chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của khẩu đội từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Tên lửa 9M317 có trọng lượng 720 kg, tầm bắn tối đa 50 km tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 70 kg.
3. Hệ thống tên lửa - pháo phòng không 96K9 Pantsir-S1
Sau nhiều thông tin cho rằng Pantsir-S1 đã có mặt tại Việt Nam thì trong bản báo cáo trên SIPRI cho biết phải đến 2015 Việt Nam mới có thể nhận được hệ thống đầu tiên trong tổng số 12 hệ thống đã đặt mua.
Pantsir-S1 (NATO: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa - pháo phòng không được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm ngắn và tầm trung. Module chiến đấu của hệ thống có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích, bánh lốp hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Đây là một bước phát triển hơn nữa của tổ hợp 9M311 Tunguska (SA-19).
Hệ thống Pantsir-S1 gồm 2 pháo phòng không tự động 2 nòng 2A38M cỡ 30mm và 12 tên lửa đất đối không cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Một điểm cần chú ý là Pantsir-S1 của Việt Nam sẽ không sử dụng tên lửa 57E6 tiêu chuẩn mà lại dùng 9M311 Sosna-R như trên hệ thống phòng không Palma của 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9. Tên lửa 9M311 Sosna-R có đặc tính chiến đấu kém hơn 57E6 khá nhiều, đặc biệt là tầm bắn chỉ có 8 km so với 20 km của 57E6. Giá trị 12 tổ hợp Pantsir-S1 và 300 tên lửa 9M311 được SIPRI ước tính khoảng 300 triệu USD.
4. Tên lửa hành trình không đối đất Kh-59ME
Kh-59 Ovod (AS-13 Kingbolt) là một loại tên lửa hành trình dẫn đường bằng TV với hệ thống đẩy nhiên liệu rắn hai tầng có tầm phóng 115 km. Kh-59M Ovod-M (AS-18 Kazoo) là biến thể với một đầu đạn cỡ lớn và động cơ turbin phản lực. Mục tiêu ban đầu khi thiết kế tên lửa Kh-59 là để tấn công các mục tiêu trên đất liền nhưng sau đó biến thể Kh-59MK chống hạm cũng được phát triển.
Tên lửa Kh-59ME có chiều dài 5,7m; sải cánh 1,3m; đường kính thân 0,38m; trọng lượng 930 kg; đầu đạn 320 kg; tốc độ Mach 0,72 - 0,88; tầm bắn 200 km (115 km với bản xuất khẩu). Việt Nam đã có hợp đồng đặt mua 80 tên lửa Kh-59ME (AS-18 Kazoo) để trang bị cho các máy bay chiến đấu Su-30MK2, việc chuyển giao thực hiện trong 2 năm 2015 - 2016, giá trị hợp đồng không được tiết lộ.
5. Máy bay huấn luyện Yak-130
Yakovlev Yak-130 là loại máy bay huấn luyện được OKB Yakovlev của Nga và hãng Aermacchi (Italy) hợp tác thiết kế chế tạo. Sau khi không thống nhất được với nhau về các mặt phát triển của máy bay, 2 công ty đã dựa trên thiết kế ban đầu để phát triển 2 mẫu máy bay khác nhau. Phiên bản của Aermacchi là M-346 còn của Yakovlev là Yak-130.
Yak-130 được trang bị các hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và khả năng thao diễn tốt, có thể mô phỏng chiến thuật của các máy bay chiến đấu khác nhau. Yak-130 có 1 giá treo ở giữa thân và 8 giá treo khác trên cánh để mang vũ khí, tổng trọng tải vũ khí mà máy bay có thể mang là 3.000 kg.
Hiện nay chưa có thông tin về việc hợp đồng mua Yak-130 đã được ký hay chưa, tuy nhiên SIPRI vẫn cho rằng Việt Nam sẽ nhận chiếc đầu tiên trong tổng số 6 chiếc vào năm 2015, điều này cũng có cơ sở vì mới đây Irkut cho biết đã chế tạo sẵn khung thân, chỉ chờ hợp đồng chính thức ký là có thể lắp thiết bị để chuyển giao ngay cho phía Việt Nam.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (chương 12)
Chương 12: Mao:
Chúng ta phải thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng
Trong cao trào đua nhau “phóng vệ
tinh” ấy, tháng 8-1958, Mao tuần du ba tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông. Mỗi
chuyến đi như vậy, tuỳ theo nhu cầu, Mao cho mang theo rất nhiều sách, không
khác gì Khổng Tử dọn nhà. Vệ sĩ trưởng Lý Ngân Kiều đã cho đóng hai hòm gỗ
lớn để đựng sách mang theo, đến nơi ở, sách lại được bày ra, đảm bảo Mao có
thể tìm được ngay những cuốn cần đọc. Trong chuyến đi này, ngoài những bộ sử
đang đọc dở như “Tam quốc chí”, “Sở từ”, Mao còn cho mang theo những cuốn
sách về luyện kim và thổ nhưỡng.
Tại một số huyện ở ba tỉnh trên, Mao đã nghe báo cáo về tình hình sản
xuất và đời sống, xem viện dưỡng lão, nhà trẻ, bếp ăn tập thề không mất tiền,
những cánh đồng cao sản đạt năng suất mỗi héc ta trên 187 tấn ngô, hoặc 300
tấn lúa, hoặc 1.500 đến 7.500 tấn khoai. Huyện Từ Thuỷ tỉnh Hà Bắc, một huyện
có 31 vạn dân đã đề ra mục tiêu “tiến lên chủ nghĩa cộng sản trong ba năm”,
vụ hè vừa thu hoạch được 45.000 tấn lương thực, đã đề ra mục tiêu sản xuất
1,1 triệu tấn ngay trong vụ thu tiếp theo (tăng gấp hơn 24 lần, bình quân đầu
người 1,8 tấn), Mao tin vào tất cả những báo cáo đó, thu hoạch chung của ông
trong chuyến đi này là: vấn đề nông nghiệp đã được giải quyết. Hơn thế nữa,
ông bắt đầu một mối lo kéo dài mấy tháng liền: “lương thực nhiều quá, làm thế
nào đây?” Theo chỉ thị của Mao. Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng họp tại Bắc Đới
Hà từ 17 đến 30-8-1958 thảo luận 17 vấn đề, chủ yếu là công xã nhân dân về
luyện thép. Phát biểu trong cuộc họp ngày 21, Mao nói: “Chúng ta phải thực
hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng. Công xã nhân dân có
mầm mống của chủ nghĩa cộng sản. Sản phẩm rất phong phú, lương thực, bông… là
của chung mọi người. Khoảng 10 năm nữa, có thể sản phẩm hết sức phong phú,
đạo đức vô cùng cao thượng, chúng ta có thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản về
ăn, mặc, ở, ăn tại bếp tập thể không phải trả tiền là chủ nghĩa cộng sản”.
Ngày 29-8, Hội nghị Bắc Đới Hà ra
nghị quyết về thành lập các công xã nhân dân nông thôn, “chiếc cầu đi tới
thiên đường cộng sản chủ nghĩa”. Cơ sở thành lập công xã nhân dân là hợp tác
liên xã, liên huyện, tổ chức quân sự hoá, hành động chiến đấu hoá, sinh hoạt
tập thể hoá, nâng cao hơn nữa giác ngộ cộng sản chủ nghĩa của 500 triệu nông
dân. Qui mô công xã nói chung 2.000 hộ là thích hợp, cũng có thể nhiều xã hợp
nhất, khoảng 7.000 hộ, thậm chí trên 20.000 hộ. Thành phần tổ chức là phát
triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp, nghề phụ, chăn nuôi kết hợp
công-nông-thương-học-binh”. Điều lệ vắn tắt qui định: Các hợp tác xã hợp nhất
thành công xã phải nộp toàn bộ tài sản công hữu. Xã viên phải nộp lại đất
phần trăm, toàn bộ tư liệu sản xuất của xã viên thuộc sở hữu của công xã,
song có thể giữ lại một ít gia súc, gia cầm. Căn cứ vào nhu cầu, công xã có
thể dỡ dần nhà riêng của xã viên để lấy vật liệu sử dụng, nhà mới dựng thuộc
sở hữu của công xã, xã viên ở phải trả tiền thuê.
Phần quan trọng của điều lệ này là
nông dân bị tước đoạt hết ruộng đất, nhà cửa, gia súc, cây cối…, họ chỉ được
một cái: già trẻ, nam nữ, gái trai đều đến ăn tại bếp tập thể không phải trả
tiền.
Sau hội nghị trên, “cơn bão cộng
sản” tràn khắp vùng nông thôn Trung Quốc, chỉ trong vòng một tháng, Ban công
tác nông thôn đã tuyên bố công cuộc “Công xã hoá đã cơ bản hoàn thành, tại 22
tỉnh và thành phố trực thuộc, 85% đến 100% số hộ nông dân đã tham gia công
xã, còn lại 4 tỉnh sẽ cơ bản hoàn thành trước 1-10, tỉnh chậm nhất là Vân Nam
cũng cam kết hoàn thành vào cuối tháng 10”.
Mao chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận để lãnh đạo kinh tế, và cũng thiếu
kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này, nhưng lại không khiêm tốn, cho rằng
mình biết tất cả, việc gì cũng làm được. Khi sáng lập thể chế công xã nhân
dân, Mao Trạch Đông suốt ngày chìm đắm trong“Truyện Trương Lỗ”, “Sách
đại đồng”, mà không đọc lấy một trang “Tư bản luận”, do đó, ông ta mới có
dũng khí đưa thể chế công xã ra trước lịch sử, coi đó là sự phát triển mới
của chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, gây cười cho thiên hạ mà không biết. Bên bãi
biển Bắc Đới Hà, Mao không hề biết rằng ông ta đã gây tai hoạ lớn, mà vẫn
tràn dầy niềm tin đối với “Đại tiến vọt” và “Công xã hoá”.
Trong bài đăng trên Nhân dân nhật
bao ngày 27-8-1958, Lưu Tây Thụy, cán bộ Văn phòng Trung ương Đảng được cử
xuống tìm hiểu tình hình huyện Thọ Trường, tỉnh Sơn Đông cho biết: Huyện uỷ
đề ra khẩu hiệu đảm bảo 15 tấn, cố gắng đạt 22,5 tấn một héc ta, nhưng thực
tế toàn huyện đang có phong trào thi đua mỗi héc ta sản xuất 750 tấn lương
thực. Cán bộ quần chúng nơi đây nói đến sản lượng cao mỗi héc-ta làm ra 150
tấn ngô, 750 tấn khoai một cách thản nhiên, loại xoàng cũng nêu nàng suất 60
tấn, chẳng ai nói đến mục tiêu 15 tấn nữa.
Mao lo lương thực quá nhiều, ngoài
nuôi người và gia súc, chẳng biết để làm gì, ngày 19-11-1958, Mau phê chuẩn
báo cáo của Đàm Chấn Lâm quyết định giảm diện tích trồng lương thực từ 122
triệu xuống 100 triệu héc ta, kết quả các địa phương chấp hành, giảm 11,6
triệu héc ta, trong đó diện tích trồng lúa nước giảm 9,1%, tiểu mạch giảm
8,5%. Hai ngày sau, tại Hội nghị Vũ Xương, Mao nêu vấn đề “quá độ lên chủ
nghĩa cộng sản”.
|
(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...