(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014
(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chương 2)
Chương 2
Sai lầm của Mao Trạch Đông về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ban
lãnh đạo Trung Quốc chưa chuẩn bị đầy đủ về lý luận xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Nhược điểm lớn nhất của Mao là “không đọc có hệ thống Tư bản luận, đó là
chứng bệnh phổ biến của lãnh đạo cấp cao”. Chịu ảnh hưởng của cố vấn lý luận
Trần Bá Đạt, Mao đưa ra quan điểm hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thể dựa
vào phân công để nâng cao năng suất lao động như các công trường thủ công thế
kỷ 17. Theo lý luận đó, Mao lãnh đạo toàn dân thực hiện hợp tác hoá, công xã
hoá, đại tiến vọt. Trong giai đoạn cách mạng dân chủ, Mao đã sáng tạo con
đường nông thôn bao vây thành thị. giải quyết vấn đề các nước tiền tư bản chu
nghĩa công nghiệp chưa phát triển, giai cấp công nhân quá nhỏ yếu làm thế nào
tiến hành cách mạng, giành chính quyền, những người cộng sản Trung Quốc và
toàn thế giới đều cho rằng đây là sự phát triển trọng đại đối với chủ nghĩa
Mác. Nếu trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Mao có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, một bước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng nên một nước Trung Hoa hùng mạnh, giàu có, văn
minh trên biển cả mênh mông của nền kinh tế tiểu nông, thì không nghi ngờ gì
nữa, đây sẽ là sự phát triển trọng đại hơn đối với chủ nghĩa Mác. Có hai cống
hiến lý luận này, Mao có thể làm lu mờ Stalin, mà sánh vai Lenin, trở thành
người thầy và lãnh tụ vĩ đại của Phong trào cộng sản quốc tế. Đến khi phong
trào cưỡng bức nông dân vào hợp tác xã bị nông dân phản kháng tiêu cực, dẫn
đến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, Mao vẫn không hiểu vì sao các hợp tác xã
nông nghiệp Trung Quốc thế kỷ 20 lại không thể dựa vào phân công tạo ra lực
lượng sản xuất mới cao hơn như các công trường thủ công Âu Mỹ thế kỷ 17.
Thật
ra, hai hình thái tổ chức sản xuất trên bề ngoài giống nhau, nhưng khác nhau
về bản chất.
Làm
việc trong các công trường thủ công là những người lao động làm thuê với hai
bàn tay trắng. Họ vào đây là tự nguyện, là biện pháp mưu sinh, không có sự
lựa chọn nào khác. Nông dân Trung Quốc là những người tư hữu nhỏ có ruộng
đất, nông cụ thậm chi cả gia súc kéo, có tư liệu sản xuất và khả năng kinh
doanh độc lập, gia nhập hợp tác xã đồng nghĩa với việc họ bị tước đoạt (ngay
lập tức hoặc từng bước) tư liệu sản xuất, không được phép giàu lên. Mác coi
nông dân, những người làm việc trong ngành chế tạo và thương nhân là sự phân
công lớn, tạo thành cơ sở kinh tế của xã hội, nông dân cá thể nắm trong khái
niệm phân công lớn, tức phân công trong nội bộ xã hội, nó khác với phân công
trong nội bộ công trường thủ công. Hai sự phân công này khác nhau cả về mức
độ và bản chất. Tiền đề của phân công trong công trường thủ công là tư liệu
sản xuất tích tụ trong tay một nhà tư bản, nhà tư bản có quyền uy tuyệt đối
đối với con người, con người chỉ là một phần trong tổng cơ cấu mà nhà tư bản
chiếm hữu. Tiền đề của phân công xã hội là tư liệu sản xuất phân tán trong
tay nhiều người sản xuất hàng hoá không dựa vào nhau, họ chỉ thừa nhận quyền
uy cạnh tranh, không thừa nhận bất cứ quyền uy nào khác.
Qua
nghiên cứu, Trần Bá Đạt nhận thấy xã viên hợp tác xã và công nhân công trường
thủ công khác nhau ở chỗ một bên là người tư hữu nhỏ, một bên là người lao
động làm thuê hai bàn tay trắng, vậy chỉ cần đẩy nhanh cải tạo XHCN đối với
xã viên, cắt bỏ “cái đuôi” người tư hữu nhỏ, biến họ thành công nhân nông
nghiệp không có ruộng đất, thành người vô sản từ đầu đến chân, cộng thêm
tuyên truyền giáo dục lâu dài trên qui mô lớn, để họ “phá tư, lập công”, thì
chắc chắn có thể làm cho các hợp tác xã nông nghiệp tạo ra kỳ tích nâng cao
hiệu suất lao động như các công trường thủ công thế kỷ 17, bởi tập thể hoá đẻ
ra phân công, phân công sẽ nâng cao hiệu suất. Trần Bá Đạt nói với Mao phát
hiện trên. Mao liền gấp rút đẩy nhanh tiến trình “cải tạo xã hội chủ nghĩa”
đối với nông nghiệp, từ tổ đổi công tới hợp tác xã bậc thấp, từ bậc thấp lên
bậc cao, rồi công xã nhân dân, chỉ trong 3 năm đã tách nông dân khỏi ruộng
đất, thu lại toàn bộ những ân huệ mà cải cách ruộng đất mang lại cho họ. Theo
kế hoạch của Mao Trạch Đông và Trần Bá Đạt, chuyến này nông dân trần như
nhộng, chỉ còn mỗi con đường hùng hục làm việc trong các đội sản xuất. Để tạo
hiệu quả sản xuất, người ta cho tổ chức “hội thảo”, cờ đỏ rợp trời, trống
chiêng dậy đất, các tiểu đội “cô gái thép”, “lão Hoàng Trung” ngày đông giá
rét bắt xã viên trần đôi vai run rẩy làm việc. Nhưng hình thức tổ chức càng
cao, năng suất càng thấp, lương thực làm ra càng ít, xã viên càng nghèo thêm.
Mao không ý thức được rằng phong trào hợp tác hoá đã tách rời quần chúng cơ
bản ở nông thôn từng theo ông ta làm cách mạng. Động cơ, nguyện vọng của Mao
là cao cả, nhưng ông đã cản trở, bóp nghẹt sự phát triển của lực lượng sản
xuất ở nông thôn, chẳng thấy đâu một xã hội thái bình, an khang, thịnh vượng,
mà chỉ thấy cảnh nghèo nàn, bệnh phù thủng và đầy rẫy người chết đói. Sự hạn
chế của lịch sử và thiên kiến ý thức hệ hẹp hòi khiến Mao vẫn say sưa với
cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng.
|
(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014
(TNBĐ)- Hãy làm những gì Trung Quốc sợ
(TNBĐ) - Cho đến giờ thì có thể khẳng định không ai có thể thức tỉnh được Trung Quốc khỏi “giấc mộng Trung Hoa” ngông cuồng. Khó có cơ chế hoặc tổ chức quốc tế đơn lẻ nào có thể chặn đứng được Trung Quốc. Cuộc “trình diễn” giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) đã trở thành phép thử và tiền lệ cho việc tung ra nhiều giàn khoan khác và nhiều tham vọng khác.
Mỹ đang bất lực. Tương tự Liên Hiệp Quốc. Tương tự EU. Phải thừa nhận như vậy. Các gắn kết kinh tế được Trung Quốc ma mãnh thực hiện với một số nước ASEAN ngay từ hồi cuộc khủng hoảng kinh tế 1998 đã giúp Trung Quốc móc các nước khu vực sâu vào toa tàu của họ, khiến ASEAN bây giờ bị vô hiệu hóa. Hó hé, Bắc Kinh lập tức trừng phạt bằng đòn kinh tế.
Trong nghiên cứu mới dài 62 trang của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, một trong những think tank uy tín nhất Mỹ), công bố ngày 11-6-2014, nhằm giải mã chính sách đối ngoại Trung Quốc, đã cho thấy rằng Trung Quốc đang sử dụng sự gắn kết kinh tế làm công cụ số một và vũ khí tối thượng để “bỏ túi” khu vực. Vài nước, chẳng hạn Campuchia, thậm chí đã bị luộc chín đến mức không dám cục cựa nói trái ý Bắc Kinh. Đã đến lúc “hốt lời” từ những phi vụ đầu tư chính trị thông qua mãnh lực kim tiền. Còn lúc nào hơn lúc này? Thời cơ càng thuận lợi khi Mỹ không chỉ suy yếu về kinh tế mà còn mềm yếu về chính trị dưới thời Obama – ít nhất đó cũng là nhận định của Trung Quốc và nhận định phổ biến ở châu Á. Do đó, sẽ không thể có chuyện Trung Quốc hạ nhiệt gây hấn.
Nghiên cứu CSIS đã tổng kết vài ý chính (được dịch sang Tiếng Việt với tựa đề “Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình“) cho thấy rằng chính sách đối ngoại Trung Quốc đang được thực hiện từ những nhận định sau:
1/ Mỹ đang yếu;
2/ Châu Á xem kinh tế là vấn đề an ninh (quốc gia) nên do đó không mạo hiểm đánh đổi quan hệ chính trị với các nước khác khiến làm mất lòng Bắc Kinh và làm mất đi quan hệ kinh tế với Trung Quốc;
3/ ASEAN đã bộc lộ những yếu kém của mình khi để Trung Quốc dễ dàng đánh hạ bằng trò “bẻ từng chiếc đũa” khăng khăng áp dụng chính sách đối ngoại song phương, từng cặp một, hơn là đa phương.
Mỹ đang thực hiện chính sách tái cân bằng chỉ trên hai mặt trận – một mặt tung ra chiến dịch thông tin nhằm “quỷ sứ hóa” Trung Quốc (lá bài kinh điển của Mỹ) và một mặt xây dựng liên minh quân sự với các đồng minh truyền thống (đặc biệt Nhật và Úc). Cách thức này, cho đến giờ, rõ ràng là không đủ cứng và đủ sức răn đe để Trung Quốc chùn chân. Như đã nói, Trung Quốc đã chắc ăn khi bỏ túi một vài nước ASEAN và luôn đẩy họ vào tâm trạng nơm nớp lo ngại bị Bắc Kinh trả đũa bằng đòn trừng phạt kinh tế.
Vậy thì, muốn “chơi” lại Trung Quốc, chẳng còn khác nào khác là hạn chế tối đa lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Đó là một cách.
Thứ đến, phải thực hiện một đòn mà Trung Quốc đang cố né tối đa: lôi họ ra tòa quốc tế (Bắc Kinh thực ra rất ngán điều này).
Kế nữa, phải tiến hành một chính sách mà Bắc Kinh đang cố hết sức cản trở: đoàn kết khu vực; đồng thời “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp biển Đông.
Nói cách khác, cái gì họ sợ thì đánh vào chỗ đó. Cần thấy một thực tế là Trung Quốc đang dồi dào tiền và có thể thu phục được nhiều nước bằng tiền nhưng họ lại thiếu “nguồn vốn” đồng minh trầm trọng. Điều đáng tiếc là các nước khu vực do quá đặt nặng vấn đề an ninh kinh tế quốc gia nên vẫn chưa can đảm xích lại gần nhau để hợp sức ngăn cản sự bành trướng Trung Quốc.
Trừ phi có một ASEAN gắn kết hơn và trừ phi thoát (hoặc hạn chế được) sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, châu Á sẽ tiếp tục ngồi nhìn Trung Quốc ăn mòn ăn dần như bầy dòi háo đói ngấu nghiến đục khoét một cơ thể không còn sức đề kháng!
Phải nhìn thấy điều này: Trung Quốc đang sống và làm giàu bằng tiền của người khác. Nội lực kinh tế Trung Quốc hoàn toàn không mạnh như được tưởng. Họ đang lệ thuộc vào nguồn vốn của người khác chứ bản thân nền kinh tế phi thị trường Trung Quốc không đủ tạo ra cho họ sức mạnh kinh tế nội lực tương tự Mỹ hay Nhật. Thiếu nguồn FDI, họ sẽ yếu đi đáng kể.
Nói cách khác, muốn đánh Trung Quốc, phải làm cho họ nghèo, hay nói đúng ra là đừng giúp làm cho họ giàu (trong khi mình cứ tưởng thiếu nó thì mình chết!). Một nước châu Á khôn ngoan và thông minh là nước mà bây giờ phải tính đến việc kêu gọi đầu tư nước ngoài từ những quốc gia không phải Trung Quốc đồng thời không háo hức tiếp tục dồn vốn vào Trung Quốc. Để họ vào sâu vào sân nhà mình rồi thì có muốn gỡ đã chẳng dễ nữa!
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...