(TGCT)-
Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014
(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (chương 1- Phần 2)
Chương 1
Muốn trở thành lãnh tụ phong trào cộng sản quốc tế (P2)
Từ
đầu tháng 7, Stalin đã nhiều lần thúc giục Trung Quốc xuất quân. Đây là một
vấn đề gay gắt đặt ra trước Mao Trạch Đông và ban lãnh đạo Trung Quốc. Mao
quyết tâm kháng Mỹ viện Triều, bởi gánh vác nghĩa vụ quốc tế là điều kiện để
sau này trở thành lãnh tụ của phong trào cộng sản quốc tế. Nhưng hầu hết các
nhà lãnh đạo khác không tán thành vì vừa giải phóng được một năm, Trung Quốc
còn đầy rẫy khó khăn, nội chiến chưa chấm dứt, nạn thổ phỉ vẫn hoành hành,
kho tàng trống rỗng, được Bành Đức Hoài ủng hộ, qua phân tích chỗ mạnh chỗ
yếu của mỗi bên, nhất là lợi ích an ninh tạo ra khu đệm giữa Trung Quốc và
Mỹ, đánh Mỹ ở bên ngoài còn hơn phải đánh Mỹ trên đất Trung Quốc, Mao Trạch
Đông đã thuyết phục được các nhà lãnh đạo khác tán thành đưa quân sang Triều
Tiên. Liên Xô cam kết yểm trợ về không quân và giúp Trung Quốc trang bị 40 sư
đoàn.
Ngày
19-10-1950, 4 quân đoàn Quân tình nguyện Trung Quốc gồrn 26 vạn người do Bành
Đức Hoài chỉ huy vượt sông Áp Lục, sau 3 chiến dịch đã xoay chuyển tình thế,
đẩy lùi quân Mỹ và LHQ. Ngày 31-12, Liên quân Trung-Triều vượt vĩ tuyến 38,
chiếm Seoul. Quân Mỹ phải lùi tới vĩ tuyến 37.
Ngày
13-1-1951, Uỷ ban chính trị LHQ thông qua “báo cáo bổ sung” về nguyên tắc cơ
bản giải quyết vấn đề Triều Tiên trên cơ sở đề án của 13 nước (Anh, Thụy
Điển, Ấn Độ), đề nghị ngừng bắn ngay, quân đội nước ngoài rút khỏi Triều
Tiên, tổ chức bầu cử để thống nhất Triều Tiên, sau đó họp Hội nghị 4 bên Anh,
Mỹ, Xô, Trung giải quyết vấn đề Viễn Đông, bao gồm vị trí của Đài Loan và
quyền đại diện của Trung Quốc tại LHQ. Mỹ rất lủng túng trước đề nghi này,
chấp nhận thì mất tín nhiệm với người Triều Tiên, khiến Quốc hội và dư luận
Mỹ tức giận không chấp nhận sẽ mất sự ủng hộ của đa số trung LHQ. Mỹ chỉ mong
Trung Quốc bác bỏ đề nghị trên.
Đối
với Trung Quốc, đây là cơ hội tuyệt vời. Nếu Trung Quốc đóng quân gần vĩ
tuyến 38, bắt đầu thương lượng ngừng bắn, thì có lợi cả về chính trị, quân
sự, ngoại giao. Việc thông qua đề án trên cũng thể hiện sự đồng tình và thái
độ hữu nghị của đa số các nước trên thế giới đối với Trung Quốc. Nhưng hồi ấy
Stalin quyết tâm đánh tiếp. Ngày 17-l, Chu Ân Lai tuyên bố cự tuyệt đề án
ngừng bắn, ông còn chỉ trích đây là âm mưu của Mỹ, làm tổn thương tình cảm
của nhiều nước.
Hậu
quả là ngày 30-1, với đa số 44/7 (có 7 phiếu trắng), Uỷ ban Chính trị LHQ đã
thông qua đề án do Mỹ đưa ra, tố cáo Trung Quốc xâm lược. Tuy trong đó có
nhiều nhân tố do Mỹ thao túng, nhưng nó cũng chứng tỏ nhiều nước thất vọng
với Trung Quốc, vấn đề chiếc ghế của Trung Quốc ở LHQ cũng bị gác lại rất
lâu.
Theo
chỉ thị của Stalin, Liên quân Trung-Triều mở tiếp chiến dịch thứ 4 và thứ 5.
Hai bên liên tục tăng quân, tổng binh lực trên chiến trường lên tới gần 3
triệu. Riêng Trung Quốc đã đưa sang Triều Tiên 27 quân đoàn bộ binh, 15 sư
đoàn pháo binh, 12 sư đoàn không quân, 3 sư đoàn xe tăng, 14 sư đoàn công
binh, 10 sư đoàn đường sắt, 2 sư đoàn công an… tổng cộng 1,34 triệu quân.
Chiến tranh giằng co, thương vong nặng nề của quân tình nguyện Trung Quốc chủ
yếu diễn ra sau khi Trung Quốc vượt vĩ tuyến 38. Cuối cùng quân Mỹ lại đẩy
quân Trung Quốc ngược trở lại bắc vĩ tuyến 38.
Ngày
30-6-1951, Mỹ đề nghị thương lượng ngừng bắn. Một ngày sau, Bành Đức Hoài và
Kim Nhật Thành trả lời đồng ý ngay. Stalin chỉ thị “không được có biểu hiện
vội vã kết thúc đàm phán”, cục diện vừa đánh vừa đàm kéo dài.
Ngày
5-3-1953, Stalin từ trần. Ban lãnh đạo mới của Liên Xô yêu cầu Trung-Triều
chủ động ngừng bắn. Ngày 27-7-1953, Hiệp định ngừng bắn được ký kết, trong
cuộc chiến này. Phía Trung-Triều thương vong 1,03 triệu người, riêng Trung
Quốc thương vong trên 30 vạn người (có 11,5 vạn chết trận), thương vong phi
chiến đấu trên 41 vạn người.
Vào
ngày đầu dựng nước, với đội quân đã mệt mỏi do chiến trận lâu dài, với nền
kinh tế bị chiến tranh tàn phá, mà Mao dám quyết tâm tham chiến ở Triều Tiên,
quả là đại trí, đại dũng. Từ đó, nhân dân Trung Quốc ngẩng cao đầu, chẳng ai
dám đến hà hiếp họ nữa. Đây là trận đánh đặt nền móng cho nước Trung Hoa mới,
là đỉnh cao huy hoàng trong sự nghiệp cách mạng của Mao Trạch Đông.
|
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...