Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014
(TNBĐ)- Phân tích vì sao Giàn khoan thứ 2 đặt cửa vịnh Bắc Bộ: Thủ thuật thủ đoạn của Trung Quốc!
(TNBĐ) - Theo TS Nguyễn Nhã, đây là thủ thuật rất thủ đoạn của Trung Quốc. Đặt giàn khoan Nam Hải số 9 ở cửa vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế về quân sự, kinh tế…
Cục Hải sự Trung Quốc chiều 18/6 đã ra thông báo sẽ điều giàn khoan thứ hai tới biển Đông. Thông báo trên website này nói giàn “Nan Hai Jiu Hao” (Nam Hải số 9) từ ngày 18 tới ngày 20/6 sẽ được tàu lai dắt kéo từ toạ độ 17 độ 38 vĩ Bắc, 110 độ 12 phút 3 kinh Đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc, 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông. Toạ độ xuất phát của giàn khoan Nam Hải số 9 này chính là từ đảo Hải Nam trong khi điểm đến của nó là khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải giữa hai bên.
Một điều đáng lưu ý là giàn khoan này được Trung Quốc kéo tới Biển Đông ngay sau khi Uỷ viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì tới Việt Nam và có các cuộc gặp với Phó thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tại các cuộc gặp này, ông Dương Khiết Trì có phát đi thông điệp cam kết ổn định tình hình Biển Đông. Vậy có phải Trung Quốc lại một lần nữa tự tố cáo mình đang “nói một đằng, làm một nẻo”? Chúng ta có thể giải mã những hành động trơ trẽn này của Trung Quốc như thế nào?
Theo TS Nguyễn Nhã, nhà nghiên cứu về Biển Đông, việc Trung Quốc kéo giàn khoan mới – giàn khoan thứ 2 tới sát khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ là thêm một hành động khiêu khích nữa của Trung Quốc trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn còn rất căng thẳng. Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà Trung Quốc nói. Chúng ta không còn mơ hồ gì về điều này và về ý đồ của Trung Quốc nữa.
Vì sao Trung Quốc lại chọn vị trí cửa Vịnh Bắc Bộ để đặt giàn khoan mới, mà không phải quanh khu vực Hoàng Sa – Trường Sa? Theo TS Nguyễn Nhã, đây là thủ thuật rất thủ đoạn của Trung Quốc. Điểm đến của giàn khoan Nam Hải số 9 là vị trí có tọa độ 17 độ 14 phút 6 vĩ Bắc, 109 độ 31 phút kinh Đông trên Biển Đông. Đây là khu vực cửa Nam Vịnh Bắc Bộ, là vùng biển mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang tiến hành các bước để đàm phán phân định lãnh hải giữa hai bên. Sở dĩ Trung Quốc không dám đưa giàn khoan mới tới vị trí sâu trong thềm lục địa Việt Nam như giàn khoan Hải Dương 981 vì vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 đã bị dư luận quốc tế lên án, chỉ trích rất mạnh mẽ. Vì thế, lần này Trung Quốc phải thận trọng hơn, chỉ đưa giàn khoan vào vùng biển đang tranh chấp, để nhằm biến nó thành chuyện đã rồi và sau đó, biến vùng biển đang tranh chấp thành vùng biển của mình.
Bên cạnh đó, khu vực cửa Vịnh Bắc Bộ là khu vực mà quốc tế ít quan tâm, là chuyện nội bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên Trung Quốc sẽ càng được nước để lấn tới, ngang nhiên làm những điều phi pháp. Việc đặt giàn khoan ở cửa Vịnh Bắc Bộ, Trung Quốc có rất nhiều lợi thế về quân sự, kinh tế… để bảo vệ giàn khoan, vì vị trí này ngay gần đảo Hải Nam của Trung Quốc. Việc đưa giàn khoan Nam Hải số 9 vào vị trí gần cửa Vịnh Bắc Bộ nằm trong kế hoạch, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là chiếm được vùng biển Đông, tức kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982, thời ông Lưu Hoa Thanh. Theo kế hoạch này, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất rồi sang chuỗi đảo thứ hai và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, đe dọa vị trí của Mỹ.
Thực ra thông tin họ kéo giàn khoan thứ 2, thậm chí thứ 3, thứ 4 nữa đến thì đã có từ trước, hoặc chúng ta cũng phán đoán và lường trước được điều đó. Vấn đề bây giờ không phải là cái giàn khoan nữa mà là toàn bộ hành vi xâm lấn, phi pháp của Trung Quốc. Những hành vi đó của Trung Quốc là nằm trong hệ thống, sẽ tiếp tục và liên tục. An ninh của khu vực đang bị đe doạ.
Trước những hành vi xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế liên tục thời gian qua của Trung Quốc, chúng ta phải phản ứng quyết liệt trên nhiều mặt. Chúng ta phải dùng các biện pháp mang tính hòa bình, dựa vào luật pháp quốc tế, tận dụng mọi cơ hội, mọi kênh đối thoại để giải quyết tình hình hiện nay một cách hòa bình, đồng thời tiến hành nhanh các thủ tục để khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Việc khởi kiện này có những thuận lợi nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn, nhất là vấn đề liên quan đến chủ quyền, khi nào cũng có những điểm yếu và những điểm mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp luật của Việt Nam và quốc tế từng nghiên cứu đã nói việc khởi kiện có thể giúp Việt Nam đạt được nhiều mục tiêu. Tóm lại, khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế có lợi hơn là không làm gì. Tất nhiên, chúng ta phải rất khôn ngoan, chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo.
TS Nguyễn Nhã phân tích thêm, không phải chỉ với sự kiện đưa giàn khoan Nam Hải số 9 vào biển Đông, Trung Quốc mới lộ rõ bản chất của một kẻ thâm hiểm, nói một đằng, làm một nẻo. Trước đó, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc đã thể hiện bản chất xấu xa này của mình. Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát đi thông điệp “Trung Quốc cam kết tìm kiếm cách giải quyết hòa bình trong việc tranh chấp với các quốc gia khác về chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi và lợi ích hàng hải” thì cũng là lúc Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam, cùng hàng trăm tàu hộ tống đâm húc, tấn công, dùng vòi rồng cực mạnh phun nước vào các tàu kiểm ngư và cảnh sát biển của Việt Nam… Trung Quốc “nói vậy mà không phải vậy”.
“Dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, hơn ai hết hiểu được “bụng dạ” của “ông láng giềng” nham hiểm này. Dòng máu hung hăng của Trung Quốc chưa bao giờ ngừng chảy mà dường như giờ còn mạnh hơn khi Trung Quốc đang lao vào tranh chấp lãnh thổ với một loạt các quốc gia Đông Nam Á tại Biển Đông”, TS Nguyễn Nhã nhấn mạnh.
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (Chuyện dài nhiều kỳ)
(TNBĐ)- Mao Trạch Đông, ngàn năm công và tội (tác giả Tôn Tử Lăng- Thông tấn xã Việt Nam in 2009
Cùng bạn đọc
Cuốn
“Mao Trạch Đông ngàn năm công tội" do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn
hành, ra mắt tại Hồng Công tháng 7-2007 và tới bạn tháng 6-2008, là một trong
những cuốn sách đang được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm, với những
luồng ý kiến nhận xét trái ngược nhau, từ hoan nghênh đến bất đồng, thậm chí
phản đối gay gắt.
Tác
gia Tân Tử Lăng nguyên là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự
cấp cao, Đại học Quân chính, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Ông nhập ngũ năm
1950, từng tham gia các phong trào chính trị do Mao phát động, về hưu năm
1994 với quân hàm Đại tá.
Đầu
năm 2008, khi đề cập đến bối cảnh ra đời cuốn sách trên, Tân Tử Lăng nêu rõ:
Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu được những thành tựu lớn lao,
đồng thời cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, đáng chú ý là việc không
thể ngăn cản có hiệu quả nạn tham nhũng, việc phân phối của cải không công
bằng dẫn đến xã hội bị phân hóa, khiến dân chúng rất bất mãn, nhiều người
thậm chí công khai tỏ ra luyến tiếc thời đại Mao. Các thế lực cực tả ở Trung
Quốc hiện nay muốn lợi dụng tâm trạng bất mãn này để phát động cuộc “Đại cách
mạng văn hóa lần thứ hai”, gây cản trở cho việc thực thi các chính sách hiện
hành. Nhân ngày giỗ Mao Trạch Đông 13-9-2005, nhiều cuộc mít tinh đã được tổ
chức tại 18 thành phố lớn trong đó có Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân… với
mục đích phê phân ban lãnh đạo hiện nay đã phản bội chuyên chính vô sản, phục
hồi chủ nghĩa tư bản. Những người tham gia các cuộc mít tinh đã công khai hô
các khẩu hiệu thời Đại cách mạng văn hoá, kêu gợi dấy lên bão táp cách mạng.
Tình
hình trên khiến tác giả thấy cần phải làm cho mọi người thấy rõ thực trạng
đời sống chính trị, xã hội và kinh tế của Trung Quốc dưới thời Mao, để từ đó
có thể đánh giá một cách công bằng những công lao cũng như sai lầm của Mao
đối với đất nước Trung Hoa, nhằm loại bỏ sự chống đối của phái cực tả đối với
tiến trình cải cách mở cửa. Tuy nhiên, trong khi cố gắng làm điều đó, tác giả
lại làm nổi lên một vấn đề quan trọng khác là: quan điểm của Trung Quốc về
“chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" thực chất là gì? Và đâu là
lối thoát chỗ Trung Quốc hiện nay?
Nhiều
trong số những vấn đề được nêu ra trong cuốn sách như đánh giá về công lao và
sai lầm của Mao, cuộc Đại cách mạng văn hoá, cái gọi là chủ nghĩa xã hội không
tưởng dựa trên bạo lực của Mao, chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, hay
việc chuyển từ chủ nghĩa xã hội không tưởng sang chủ nghĩa xã hội dân chủ…
hoàn toàn là những quan điểm riêng của tác giả.
Đây
là cuốn sách có tính chất tham khảo về nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử và
vấn đề lý luận của nước Trung Hoa đương đại, nhằm giúp bạn đọc có được những
cái nhìn nhiều chiều về những vấn đề đang được nhiều người quan tâm này.
Xin
trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
THÔNG TẤN XÃ VIỆT
NAM
|
Kỳ 1: Lời nói đầu
TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...