TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Báu vật quốc gia

Tờ lệnh

Suy tư vì Tổ Quốc


(TNBĐ) - Quyết bảo vệ báu vật:

===BBT: Gia tộc Họ Đặng (Lý Sơn-VN) có 1 tờ lệnh và Viện Nghiên cứu Hán Nôm xác nhận đây là tờ lệnh có niên đại đã 175 năm. Tờ lệnh này là công lệnh của quan tỉnh Quảng Ngãi, ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), phái đội thuyền 3 chiếc ra canh giữ đảo Hoàng Sa.... Một bằng chứng cho thấy VN có chủ quyền không thể chối cãi ở quần đảo này... nó được gia tộc gìn giữ từ đó đến khi được xác nhận là bản gốc của tờ lệnh (tháng 2/2009)... Từ tháng 2/2009 đến ngày gia tộc họ Đặng làm lễ bàn giao cho nhà nước (4/2009) có rất nhiều người đã tìm mọi cách chiếm đoạt tờ lệnh này... sau đây là lời kể của anh Đặng Thành:
Trong thời điểm tộc họ Đặng nỗ lực mang tờ lệnh tìm người dịch, xác minh nội dung thì nhiều hiện tượng lạ xuất hiện.


Theo Thành, thời gian đó người trong gia tộc họ Đặng thường xuyên nhận được những cuộc điện thoại lạ hoắc. Người thì xưng là nhà báo gọi hỏi thông tin về tờ lệnh. Thậm chí có người còn mạo danh cán bộ văn hóa tỉnh, đã được phép của ông Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn đến lấy tờ lệnh.

Không đợi chủ nhà cho phép, người này ngang nhiên xông vào nhà lục lọi khắp nơi, khi không thấy tờ lệnh đâu thì tiu ngỉu bỏ đi. Ngay chiều hôm ấy, Thành báo cáo sự việc cho các ngành chức năng ở địa phương, sau đó tăng cường gìn giữ tờ lệnh nghiêm ngặt hơn.
“Ngoài trường hợp nói trên, còn có một phụ nữ tự xưng tên Huỳnh Nga ở Hồng Kông (Trung Quốc) liên lạc qua điện thoại gặng hỏi có phải gia tộc tôi đang cất giữ tờ lệnh liên quan đến Hoàng Sa phải không. Cẩn trọng, tôi trả lời là không biết gì về tờ lệnh”, Thành cho biết thêm.

Ngay sau khi nhận được báo cáo của gia tộc họ Đặng ở xã An Hải, UBND huyện Lý Sơn cấp tốc phát hành công văn gửi đến 45 tộc họ trên toàn huyện, thông báo sự việc và đề nghị canh giữ, bảo vệ cẩn mật những văn bản, hiện vật cổ chứng minh tổ tiên của họ từng giong thuyền ra biển Đông cắm mốc khẳng định chủ quyền.

UBND huyện này cũng gửi công văn đến các cơ quan chức năng của huyện, đề nghị có phương án hỗ trợ bảo vệ nguồn di sản quý giá này.

Trước nghi ngờ có người đang lùng sục hòng chiếm đoạt tờ lệnh quý này, gia tộc họ Đặng quyết sớm giao tờ lệnh cho Nhà nước. Sáng 9/4/2009, tộc họ Đặng tổ chức cúng, báo cáo tiên linh về việc hiến tặng và bàn giao tờ lệnh quý liên quan đến Hoàng Sa cho Nhà nước.

Cùng ngày, đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận tờ lệnh. Một ngày sau, tờ lệnh được UBND tỉnh Quảng Ngãi bàn giao ngay cho Bộ Ngoại giao.


 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lời tiên tri kinh ngạc trong phần mộ (4)

Ao bán nguyệt trước đền Trạng Trình
(TNBĐ) - Có một huyền tích vẫn được lưu truyền ở Vĩnh Bảo và càng khẳng định thêm về những khả năng tiên đoán về tương lai của Trạng Trình. Đó là sau ngày Trạng mất khoảng nửa thế kỷ, một thầy địa lý có tiếng của Trung Quốc vì kính nể tiếng tăm đã lặn lội sang thăm và viếng mộ. Thầy Tàu ngạc nhiên khi nhìn thấy rõ ràng ngôi mộ được đặt vào huyệt đất rất tốt, nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược, ông ta cho rằng Trạng Trình là “thánh nhân mắt mù”, người hữu danh vô thực.

Nghe thấy thế, ông trưởng tộc vội vàng ra mời thầy về rồi khẩn khoản nhờ thầy địa lý đặt lại mộ cho, vì trước khi mất Trạng đã dặn dò con cháu mai sau sẽ xảy ra sự việc này. Nghe thế, thầy Tàu bảo chỉ cần đào huyệt mộ lên rồi xoay lại là được. Nhưng đào được một lúc thì mọi người phát hiện có 1 tấm bia được chôn cùng, khắc bài thơ: "Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu/ Ngũ thập niên hậu mạch quy túc/ Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri?/ Hà vị thánh-nhân vô nhĩ mục?". Nghĩa là:"Ngày nay mạch lộn xuống chân/ Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu/ Biết gì những kẻ sinh sau?/ Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?”.

Đến lượt ông thầy Tàu cùng mọi người mới ngã ngửa. Rõ ràng, Trạng đã biết trước mọi việc và dặn dò con cháu chôn theo tấm bia đã được bọc kỹ, không ai hiểu bia ghi điều gì. Và 50 năm sau nếu có ai đến thăm mộ mà nói: “Thánh nhân mắt mù” thì phải mời họ về nhà rồi nhờ họ đổi lại hướng của ngôi mộ.

Thầy Tàu quá kinh hãi, răm rắp làm theo mọi việc Trạng đã chỉ bảo, và tự xấu hổ nhận mình chỉ đáng là học trò bậc thánh nhân này.

Những câu chuyện mà nhà sử học Ngô Đăng Lợi đã sưu tầm được về phần mộ của Trạng Trình, có thể thấy phần lớn là do truyền khẩu, hoặc tin đồn, rất ít có sử sách ghi chép lại, do đó rất khó có thể làm căn cứ chính xác. Chỉ có Trạng và những người tham gia mai táng theo đúng di huấn của Trạng mới biết chính xác nhất phần mộ đang ở đâu. Tuy nhiên, tất cả đã trở thành người thiên cổ.
(Còn nữa)

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Những điều chưa biết về Quốc vụ viện Trung Quốc

Như đã nhiều lần khẳng định, từ trước đến nay và trong cuộc họp báo này, Việt Nam hết sức kiên trì trao đổi và tìm mọi kênh thông tin, đối thoại với Trung Quốc để giải quyết hòa bình vấn đề căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Vì vậy, cuộc gặp giữa hai chủ tịch Ủy ban hợp tác song phương lần này chắc chắn cũng sẽ là một kênh, một sự kiện để hai bên thảo luận, tìm ra giải pháp giảm căng thẳng vấn đề ở Biển Đông.
Cách đây hơn 1 năm (16-3-2013), đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khi đó là Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt NamTrung Quốc đã gửi điện mừng tới đồng chí Dương Khiết Trì nhân dịp đồng chí được bổ nhiệm giữ chức Ủy viên Quốc vụ Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Chiều 16-3-2013, theo đề cử của Thủ tướng Lý Khắc Cường, các đại biểu quốc hội Trung Quốc đã thông qua danh sách, theo đó các ông Dương Tinh, Thường Vạn Toàn, Dương Khiết Trì, Quách Thanh Côn và Vương Dũng đã được phê chuẩn làm Ủy viên Quốc vụ.
Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Quốc vụ viện) được tạo thành bởi Thủ tướng (hiện là ông Lý Khắc Cường), Phó Thủ tướng (hiện là các ông Trương Cao Lệ, Uông Dương, Mã Khải và bà Lưu Diên Đông), Ủy viên Quốc vụ (hiện là các ông Dương Tinh, Tổng thư ký Quốc vụ viện; Thường Vạn Toàn, Bộ trưởng Quốc phòng; Dương Khiết Trì, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao; Quách Thanh Côn, Bộ trưởng Công an và Vương Dũng), Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng Kiểm toán, Tổng Thư ký Quốc vụ viện. Quốc vụ viện hiện có 28 bộ và ủy ban cùng một số cơ quan trực thuộc như Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hàng không Dân dụng, Tổng cục Thể dục Thể thao…
Đây là cơ quan thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của quốc hội Trung Quốc. Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và các cơ quan trực thuộc với phạm vi bao quát từ thực thi pháp luật, quản lý kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y tế, thể thao đến an ninh xã hội, ngoại giao… Tuy nhiên, Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của quân đội. Bởi quân đội hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân uỷ Trung ương, đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Tập Cận Bình.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...