TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Lời tiên tri kinh ngạc trong phần mộ (3)

(TNBĐ) - Thầy Tàu quá kinh hãi, răm rắp làm theo mọi việc Trạng đã chỉ bảo, và tự xấu hổ nhận mình chỉ đáng là học trò bậc thánh nhân này.

Một số tài liệu cổ về Sấm Trạng Trình được nhà sử học Ngô Đăng Lợi sưu tầm
Kỳ 2: Những huyền tích về mộ phần của Trạng Trình 
Nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng) vốn là người rất quan tâm tới những sự kiện lịch sử, những danh nhân tiêu biểu của đất nước. Vào thời gian ông còn dạy học, có lần qua đất Vĩnh Bảo, thấy đền thờ Trạng Trình xập xệ, cũ kỹ, không ai trông giữ, phía trước trâu bò nhởn nhơ gặm cỏ, ông cất tiếng thở dài.

Năm 1985, ông Lợi cùng một số nhà sử học bắt đầu nghiên cứu thân thế và sự nghiệp, cũng như vai trò lịch sử của Trạng Trình. Suốt quá trình 6 năm (1985-1991), với những tư liệu thu thập được, ông Lợi cùng các nhà khoa hoc đã khẳng định Trạng Trình là một nhân vật toàn diện, một danh nhân văn hóa tiêu biểu của đất nước.
Năm 1991, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của Trạng Trình được sống lại. Lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của ông được Nhà nước tổ chức long trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Đó cũng là thời điểm bắt đầu cuộc hành trình tìm mộ 'nhà tiên tri số một' Việt Nam, dù rằng lúc ấy, những tài liệu ghi chép về Trạng còn cực kỳ mơ hồ.

Trước đó, nhà sử học Ngô Đăng Lợi tham mưu, đề xuất với Ủy ban MTTQ TP. Hải Phòng thành lập Hội Từ thiện Hải Phòng trên cơ sở lưu giữ và phát huy truyền thống tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau... Ý tưởng của ông được lãnh đạo và ủy ban MTTQ thành phố ủng hộ. Năm 1991, Hội Từ thiện chính thức ra đời, và ông có mời thêm một số người về làm cố vấn cho hội, trong đó có cụ cố thanh đồng Lã Thị Vân (thường gọi là cụ Chấn Hưng), một người nổi tiếng ở Hải Phòng lúc đó.

Sau ngày ra mắt Hội, ông Lợi dẫn cả đoàn từ thiện về thăm đền Trạng ở Vĩnh Bảo, tiện thể mang ít quần áo về phân phát cho những người nghèo ở đó. Với kiến thức phong thủy của mình, cụ Chấn Hưng nhận ra mảnh đất Trung Am là vùng đất có khí thiêng, nhất là chỗ hồ bán nguyệt trước cửa đền Trạng, có thế đất nghiêng thủy ánh, có nghĩa là cái hồ nằm nghiêng để hứng ánh mặt trăng, mặt trời chiếu vào. Rồi cụ Chấn Hưng khẳng định: "Thế đất bên phải có hình lá cờ, bên trái có hình thanh kiếm, không ngạc nhiên khi mảnh đất này đã sinh ra một bậc thánh nhân".
Thắp hương trong đền Trạng Trình xong, ngồi nói chuyện với những người trong dòng họ Nguyễn, ông Lợi cùng đoàn từ thiện được nghe những câu chuyện lưu truyền trong những phút cuối đời của Trạng. Theo đó, vào lúc lâm chung, Trạng Trình có gọi người con cả vào và viết lên lòng bàn tay 4 chữ “Táng tại Ao Dương”. 

Khi Trạng mất, gia đình và học trò theo di huấn mang thi thể xuống thuyền đưa đi chôn cất tại địa điểm mà Trạng đã căn dặn. Ngày hôm sau tại Trung Am có tổ chức lễ viếng Trạng linh đình và quan tài giả được khiêng đi chôn cất công khai. Theo các cụ, ngôi mộ thật, bị mưa nắng bào mòn rồi xóa sạch dấu tích.

Truyền thuyết ứng với câu đồng dao cổ mà trẻ con làng Trung Am thời xưa hay hát truyền, mà bản thân nhà sử học Ngô Đăng Lợi cùng mọi người thỉnh thoảng vẫn được nghe: “Ba Rá nhìn sang/ Ba Đồng ngoảnh lại/ Táng tại Ao Dương”.

Nhà sử học Ngô Đăng Lợi cùng các chuyên gia đã tiến hành khảo sát toàn bộ con sông Hàn, thì đúng là phần phía nam có một đoạn sông mang tên Ba Rá thuộc địa phận tỉnh Thái Bình, phía đông có đoạn sông mang tên Ba Đồng trên địa phận Hải Phòng.

Có thể suy ra, nếu đúng như câu đồng dao, thì phần mộ của Trạng Trình sẽ nằm trong khoảng đất đâu đó gần 2 đoạn sông có tên Ba Rá và Ba Đồng. Điều đó cho thấy sự lựa chọn gần như bí mật tuyệt đối của Trạng khi chọn vị trí đặt huyệt mộ của mình. Khi tiến hành chôn cất, có thể là vào thời điểm mùa khô nước cạn. Và khi nước mạnh lên, dòng chảy sẽ dễ dàng xóa sạch mọi dấu tích mà không để lộ. Nhất là vào thời của Trạng, dân cư lúc ấy còn rất thưa thớt.

Tuy nhiên, địa danh Ao Dương được nhắc đến, cho đến giờ vẫn còn gây tranh luận vì những ý nghĩa khác nhau của nó.

(còn nữa)

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Tầu Trung Quốc tấn công tầu Việt Nam



Hình ảnh tàu Trung Quốc vây ép tàu cá Việt Nam


(TNBĐ) - Máy bay Trung Quốc bay nhiều vòng quanh tàu Việt Nam
Ngày hôm qua, vị trí giàn khoan không thay đổi và các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư của Việt Nam đã phát hiện 2 máy bay cánh bằng của Trung Quốc bay nhiều vòng trên các tàu của ta.
Máy bay cánh bằng Trung Quốc mang số hiệu 9421 bay 3 vòng trên các tàu của ta và lúc 7h20. Buổi chiều, các tàu Cảnh sát Biển, Kiểm ngư của ta lại phát hiện máy bay cánh bằng số hiệu CMS 3843 bay 2 vòng trên các tàu của ta ở độ cao 300-500m. Ngày hôm nay, Trung Quốc sử dụng 110 tàu để bảo vệ giàn khoan, vẫn có 6 tàu chiến. Tại phía Tây Nam giàn khoan 37 hải lý có khoảng 33 tàu cá Trung Quốc hoạt động.
Ngày hôm qua, các tàu Cảnh sát Biển, Kiểm ngư của ta vẫn cơ động tiếp cận giàn khoan để tuyên truyền khẳng định chủ quyền, lúc gần nhất cách giàn khoan 8,2 hải lý. Các tàu của ta đều bị các tàu Trung Quốc ngăn cản rất quyết liệt, sẵn sàng phun nước, chủ động tăng tốc đâm va, khoảng cách lúc gần nhất giữa tàu Trung Quốc và tàu CSB 4033, Kiểm ngư 952 là 20-30 m. Ở cách 30 – 35 hải lý so với giàn khoan, lực lượng kiểm ngư vẫn hỗ trợ nhóm tàu cá của ta bám sát ngư trường, đảm bảo sản xuất an toàn.
Hàng loạt tàu TQ điên cuồng tấn công tàu Việt Nam
Theo phóng viên Thanh niên Online tại Hoàng Sa, ngày 16/6, trước sự manh động và ngang ngược của tàu hải giám Trung Quốc khi lao đến đâm thẳng vào tàu KN 768 VN, các lực lượng thực thi pháp luật của ta đã xử lý nhanh nhạy tránh khỏi cú va chạm này.
Trong khi tiếp cận khu vực hạ đặt giàn khoan trái phép Hải Dương-981 (Haiyan Shiyou-981), các lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam lại bị các tàu hải cảnh, ngư chính... Trung Quốc đồng loạt tăng tốc ra ngăn cản, lao thẳng vào các tàu Việt Nam, buộc biên đội Kiểm ngư phải chuyển đội hình để vòng tránh.
Trong quá trình truy cản, tàu hải giám số hiệu 2168 bất ngờ chuyển hướng tăng tốc, hướng thẳng vào tàu KN 768 một cách cố ý.
Phát hiện được ý đồ gây hấn, cố tình đâm va của tàu Trung Quốc, thuyền trưởng KN 768 đã cho tàu tăng hết tốc lực, đổi hướng kịp thời vượt qua phạm vi đâm húc của tàu hải giám.

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Họp báo quốc tế lần thứ 5







Loading...