TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Trung Quốc không còn coi trọng “4 tốt, 16 chữ vàng”






(TNBĐ)- Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt) tại tọa đàm Minh triết Biển Đông chiều 14/6 tại Hà Nội

Ông cũng cho rằng: "Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở biển Đông".
Theo ông Nguyễn Trung, trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải xem xét lại những chính sách của mình. “Trung Quốc đang chứng tỏ không còn coi trọng mối quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng nữa. Nó không có nghĩa lý gì so với những gì mà cục diện quốc tế đang mang lại cho Trung Quốc. Không thể phủ nhận những áp lực và thách thức mà Trung Quốc tạo ra đối với các nước trong khu vực và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy rõ được thách thức này, phối hợp với các quốc gia khác thì hoàn toàn có thể đối phó được”, ông Nguyễn Trung khẳng định.
Điểm lại toàn bộ những hành động gây hấn, xâm chiếm ở biển Đông suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông Nguyễn Trung cho rằng: các sự kiện từ 1956 đến nay nói lên quan điểm xuyên suốt của Trung Quốc trong vấn đề xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa không phải vi phạm mà phải nhìn nhận dứt khoát là hành động xâm lấn.
“Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn thời điểm này để đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam, Hải Dương 981 đã được họ chuẩn bị từ nhiều năm nay. Rõ ràng, việc Nga sát nhập Crimea đã đặt ra rất nhiều vấn đề trong quan hệ Nga – Ukraine, Nga – Phương Tây. Mặt khác, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc cũng có bước phát triển mới. Sự hợp tác giữa hai cường quốc khiến cục diện thế giới thay đổi. Cùng với đó là thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong vụ giàn khoan, những phát biểu của Tập Cận Bình và của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc ở Shangri-La 13 cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như vậy. Tôi cho rằng, Trung Quốc đã thực sự chuyển mình sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở Biển Đông, thời kỳ chiếm được chỗ nào thì chiếm, khẳng định chỗ nào thì khẳng định”, ông Nguyễn Trung phân tích.
Để đối diện với những thách thức từ Trung Quốc, theo ông Nguyễn Trung, điều đầu tiên là Đảng và Nhà Nước phải nói cho toàn dân biết thực trạng quan hệ Việt - Trung. Ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc về quan hệ hai nước. Mặt khác, “nếu chúng ta lúng túng, không kiên quyết đấu tranh thì thế giới cũng khó lòng ủng hộ mình được”, ông Trung nói.

Từ góc độ quân sự, thiếu tướng Lê Mã Lương cũng phân tích những lý do khiến Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam cùng những nguyên nhân khiến nước này xây dựng sân bay tại Gạc Ma. Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng cho rằng muốn đối phó với Trung Quốc, trước hết các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… phải có sự hợp tác. “Khi đó, Trung Quốc muốn quẫy ở biển Đông cũng sẽ gặp nhiều khó khăn”. Mặt khác, trong vấn đề ngoại giao, thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.

- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - Gen trội và gen lặn của “người Trung Quốc”

Nhà cầm quyền Bắc Kinh giết nhân dân hộ trong vụ Thiên An Môn


(TNBĐ) -  Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ.

Trước hết phải nói ngay cụm từ “người Trung Quốc” sử dụng trong bài viết này chỉ là nhắc lại lời lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong phát biểu ở thủ đô nước Pháp gần đây, tuyệt đối không có ý ám chỉ nhân dân lao động Trung Quốc.
Ông Tập nói đại ý: “Trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược”, vậy họ có gen gì, đâu là gen trội và đâu là gen lặn? 
Gen đại Hán
Ngày xưa, các hoàng đế Trung Hoa coi các dân tộc láng giềng là man di mọi rợ, là đối tượng cần phải chinh phục. Ngày nay, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, tại diễn đàn khu vực năm 2010 đã cao giọng với các nước Asean: “Có một sự khác biệt cơ bản giữa chúng ta, Trung Quốc là một nước lớn, còn quý vị là những nước nhỏ hơn”. 
Các nước “nhỏ hơn” ấy bao gồm Việt Nam, Indonexia, Singapore…, đặc biệt là Singapore, nơi có tới 75% dân số là người Hoa, thế có nghĩa dù là người Hoa nhưng không nghe theo chính quốc, dù có là quốc gia phát triển đến mấy vẫn bị coi là nhược tiểu, là đối tượng phải bị chinh phục. 
Sự việc biểu tình ở Bình Dương đã được Bắc Kinh triệt để lợi dụng, chẳng thế mà họ sẵn sàng cho “đồng bào Đài Loan” nhập cảnh vào Trung Quốc, họ rất thương “đồng bào Đài Loan” trong khi toàn bộ hòn đảo này đã nằm trong tầm ngắm của hàng nghìn tên lửa từ Trung Quốc đại lục.

Người gốc Hoa ở hải ngoại đang bị giới lãnh đạo Bắc Kinh biến thành quân cờ trên bàn cờ chính trị bá quyền, lúc thì họ là “đồng bào yêu quý”, lúc thì họ là những kẻ mất gốc mà Singapore chỉ là một trường hợp minh họa. Còn với những người Hoa đại lục, hãy nghe  Hồ Tiến Tích - Tổng biên tập báo Hoàn Cầu viết về người lính Trung Quốc trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979: “Người ta chọn ra một đội cảm tử quân để biểu thị quyết tâm, sau đó tập trung tất cả vào một căn phòng lớn. Tại đây, có các binh sĩ đông gấp đôi tổ "cảm tử quân" canh chừng họ, sợ những "cảm tử quân" này sẽ bỏ chạy". 
Ngày nay nhìn những hàng lính Trung Quốc quân phục chỉnh tề, miệng mở rộng hết cỡ hô khẩu hiệu, không ít người cảm thấy choáng váng. Chỉ có điều, thế giới không ai là không biết ít nhất 70% binh lính Trung Quốc là con một, Mạnh Tử nói: “Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại” (Trong ba tội bất hiếu, không có con nối dõi là tội lớn nhất), liệu trong đám “kiêu binh con một” ấy bao nhiêu người sẽ tự nguyện vào “đội cảm tử” như Hồ Tiến Tích mô tả? 
Kích động tư tưởng dân tộc cực đoan đại Hán, chính là cách mà giới lãnh đạo Bắc Kinh hy vọng sẽ có được một đội quân cảm tử, thực chất họ luôn coi dân là “những con chuột bạch” trong mưu đồ xưng bá với hy vọng sẽ được lưu danh thiên cổ. Những sự phản đối, những quan điểm trái chiều luôn bị đàn áp dã man bất kể là nguyên soái khai quốc công thần hay học sinh, sinh viên. Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc như người Tạng trên cao nguyên Thanh Tạng, người Hồi ở Tân Cương… luôn là đối tượng trong chính sách Hán hóa. 
Một người Hồi ở Mỹ đã phát biểu: “Chính quyền Trung Quốc không tạo ra công ăn việc làm cho người Uighur (người Hồi). Chính quyền Trung Quốc chỉ tạo công ăn việc làm cho người Hán đến đây định cư”. Chính sách chia để trị được áp dụng triệt để khi 60% dân số Tân Cương là người Hồi, 40% là người Hán, nhưng quan chức đại đa số là người Hán. 
Những người đã đưa đất nước Trung Hoa từ chỗ chết đói mấy chục triệu người trong “đại nhảy vọt” đến một nước Trung Hoa hùng mạnh ngày nay có công to lớn với dân tộc họ. Nhưng nhân loại từ Á sang Âu đang chuyển từ ngạc nhiên sang lo ngại, trước hết là lo ngại về sự ổn định của đất nước hơn một tỷ dân khi mà lần đầu tiên kể từ năm 1949, Trung Quốc phải tiến hành một chiến dịch mà họ gọi là “chống khủng bố”. Đánh mất lòng tin với chính nhân dân mình làm sao giới lãnh đạo Trung Quốc có thể gây dựng lòng tin với láng giềng, với thế giới?
Gen bành trướng
Bên cạnh các cuộc chiến tranh tàn khốc xâm chiếm lãnh thổ lân bang, còn một cuộc xâm chiếm khác nhẹ nhàng, ít gây xáo động nhưng hiệu quả vô cùng to lớn ấy là di dân đến các quốc gia khác và truyền bá văn hóa Trung Hoa, điều này đã được người Trung Quốc thực hiện một cách âm thầm qua nhiều thế kỷ. Có một lời giáo huấn mới nghe tưởng chừng nghịch lý: “Những người Hoa ra nước ngoài, không trở về tổ quốc là yêu nước”. Sự thật là chính nhờ chủ thuyết đó, tại nhiều quốc gia đã hình thành nhan nhản các phố người Hoa, thậm chí là cả một quốc gia mà người Hoa chiếm đa số như Singapore. 
Sử sách còn ghi lại chuyện vua Đường gả công chúa Văn Thành cho vua nước Thổ Phồn (Tây Tạng ngày nay). Đoàn tùy tùng mà công chúa Văn Thành mang theo đông hàng nghìn người. Người Tạng mơ màng về một mối giao hảo, một nền hòa bình giữa hai quốc gia nên không phòng bị, ba mươi năm sau họ mới giật mình tỉnh ngộ khi nhà Đường đưa quân tiến đánh Thổ Phồn, mặc dù, khi đó công chúa Văn Thành vẫn còn là đệ nhị hoàng hậu của nước này.
Ở Việt Nam, câu chuyện Mỵ Châu Trọng Thủy có thể không tìm được các chứng cứ minh định song có một điều chắc chắn, rằng tổ tiên người Việt đã nhắc nhở con cháu đừng bao giờ tin vào những gì mà người Trung Quốc nói, dù là công chúa như Văn Thành, con quan như Trọng Thủy hay dân thường thì rốt cuộc họ vẫn chỉ là con tốt được gí sang sông, sống chết không biết lúc nào. 
Một lần về thăm đền vua Đinh ở Ninh Bình, người viết đã được cụ già trông nom đền giải nghĩa bốn chữ “Bắc môn tỏa thược” (北 門 鎖 鑰) ngay trên cổng vào đền thờ, bốn chữ đại tự ấy như lời vua dặn con cháu phải luôn cảnh giác với kẻ thù phương Bắc, cái cửa hướng Bắc (Bắc môn) phải luôn được rào dậu kỹ lưỡng (tỏa thược). 
Mấy chục năm trước, người Việt truyền khẩu một câu chuyện, có một thời ở Mục Nam Quan bên kia biên giới người ta dựng bức tượng “lãnh tụ vĩ đại” tay chống nạnh, tay chỉ về phương Nam, không biết ngầm ý đe dọa hay là chỉ hướng tấn công cho các “đạo quân xà cạp”. Để đáp lại, bên này biên giới, người Việt cho xây một bức tường, trên tường kẻ dòng chữ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” chắn ngang tầm chỉ của bức tượng. Sau đó bên kia biên giới người ta phải phá bức tượng đi.


Gen xảo trá
Xảo trá, đổi trắng thay đen có lẽ là gen trội nhất trong các gen mà Bắc Kinh được thừa hưởng. Gen này được di truyền suốt chiều dài lịch sử Trung Hoa, nó tạo cho giới cầm quyền một công cụ nhằm đánh lừa dư luận thế giới và cũng là để đánh lừa chính nhân dân các dân tộc Trung Quốc. 
Trong truyện Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du mắc mưu Gia Cát Lượng tức đến nỗi hộc máu mà chết. Gia Cát Lượng tỉnh bơ đến đám tang Chu Du, lại còn khóc lóc thảm thiết tỏ vẻ thương tiếc, người Trung Quốc đời sau lập miếu thờ Gia Cát, ca ngợi là bậc đại trí mặc dù cả cuộc đời Gia Cát luôn là những trận chiến giết hại không biết bao dân lành.
Tính chất xảo trá của giới cầm quyền Trung Quốc từ thời các hoàng đế cho đến thời các “đồng chí” không có gì thay đổi. Chẳng thế mà tại đối thoại tại Shangri-la vừa qua, tướng Vương Quán Trung - Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc nói: “Trung Quốc không bao giờ là bên châm ngòi cho các rắc rối tại Biển Đông”. Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Tại vùng biển liên quan, tàu thuyền của Trung Quốc chỉ là bên phòng ngự, còn tàu thuyền phía Việt Nam là bên tấn công…”. 
Thử hỏi nếu khai thác dầu tại vùng biển chủ quyền của Trung Quốc hoặc vùng biển quốc tế liệu Bắc Kinh có phải đem hàng trăm tàu chiến, máy bay canh chừng, bảo vệ không? Lu loa có  chứng cứ chứng minh chủ quyền ở biển Đông hàng mấy nghìn năm qua nhưng lại không dám ra tòa án quốc tế, thực chất đó không phải là cách hành xử của kẻ có chính nghĩa. Đó chỉ có thể là cách hành xử thiếu tự tin của những kẻ đang ngộ nhận là quốc gia ở vị trí trung tâm của thế giới.

Gen văn hóa
Đây là loại gen mà các học giả quốc tế đang cố tìm hiểu tại sao nó lại biến mất ở thế hệ lãnh đạo và đa số trí thức Trung Quốc hiện tại. Không ai phủ nhận Trung Hoa là đất nước có nền văn minh rực rỡ trong quá khứ nhưng tại sao người Trung Quốc hiện nay lại bị nhân loại nhìn nhận một cách rất tiêu cực?  Phải chăng “gen văn hóa Trung Hoa” đã trở thành gen lặn với thế hệ hiện tại? 
Hãy xem nhận xét của một học giả: “Rất nhiều lần trong cuộc đối thoại Shangri-la, người điều hành phiên họp đã phải ngăn hoặc cố gắng ngăn các câu hỏi khiếm nhã và hung hăng mà các thành viên đoàn Trung Quốc đưa ra đối với các diễn giả”. Không chỉ có thế, người ta đã phải đặt câu hỏi: “Vì sao thế giới ngày càng ghét Trung Quốc”.
Người dân lao động Trung Quốc vốn cần cù, hiền lành đang bị giới tinh hoa của nước này tìm cách “biến đổi gen”, họ đang thực sự trở thành AQ khi sẵn sàng vứt ra sông Hoàng Phố hàng vạn con lợn chết vì nhiễm bệnh, họ đang đầu độc chính con cháu họ bằng sữa có nhiễm hóa chất công nghiệp melemine, trên tất cả họ đang đầu độc thế giới bằng những thứ hàng nhiễm chất độc như quần áo, đồ chơi trẻ em, hoa quả, thực phẩm… Sông Mê Kông, con sông nuôi sống bao nhiêu triệu người của bốn quốc gia Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam cũng đang bị người Trung Quốc bức tử.
Phải chăng nét văn hóa duy nhất mà Trung Quốc mong muốn là Trung Quốc trở thành thiên triều của toàn nhân loại, chỉ cần người Trung Quốc sống, nhân loại chết hết cũng không sao?
Để tránh ảo tưởng về một quan hệ “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải cởi cái giây tự buộc ở tay mình, phải cho nhân dân, nhất là lớp con cháu nhận diện người hàng xóm phương Bắc với bản chất thâm căn cố đế của họ. Hòa bình không bao giờ có với kẻ yếu, nhất là khi phải sống bên cạnh một kẻ có dòng máu xâm lược cha truyền con nối.
Muốn sống trong hòa bình, bên cạnh lòng yêu nước cần phải có thanh gươm sắc. 

 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam

(TNBĐ) - CSB và Kiểm ngư Việt Nam cảnh giác cao độ sẵn sàng cho việc giáng trả ...

Tàu chiến trang bị 4 pháo loại 72 ly giả dạng tàu Hải cảnh Trung Quốc đang hung hăng là rất nguy hiểm cho tàu chấp pháp Việt Nam. Hãy cảnh giác...


(TNBĐ) - Cậy đông, cậy mạnh, “lấy thịt đè người” của Trung Quốc lại một lần nữa được bộc lộ rõ nét trong vụ giàn khoan Hải Dương 981. Đồng bào cả nước đang rất chăm chú theo dõi tình hình trên Biển Đông khi một lực lượng tàu bé nhỏ của CSB, KN Việt Nam phải đối đầu với một lực lượng lớn bao gồm cả tàu chiến của Trung Quốc quanh giàn khoan Hải Dương 981.

Trước việc giàn khoan Hải Dương đã lùi ra xa bờ biển Việt Nam, trước việc Trung Quốc đưa vấn đề giàn khoan ra Liên Hiệp quốc, trước việc Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" do Đảng CS Trung Quốc quản lý, ngày 10/6 đăng bài viết nhan đề "Trỗi dậy hòa bình không mâu thuẫn với sử dụng vũ lực, bảo vệ chủ quyền có thể nổ súng" của tác giả Trương Kiến Cương, chủ nhiệm Phòng nghiên cứu chiến lược chính trị biển, Đại học Hải dương Quảng Đông; trước sự việc tình hình Ukraine và Irac căng thẳng, đặc biệt hôm nay đã xuất hiện tàu pháo của Trung Quốc giả dạng tàu Hải cảnh mang số hiệu 13 có trang bị 4 ụ pháo 72 ly áp sát tàu chấp pháp Việt Nam thì khả năng Trung Quốc nổ súng vào tàu CSB hay tàu KN của Việt Nam là rất khó lường.
Vì vậy, lực lượng CSB và KN Việt Nam phải cảnh giác và trước tiên phải tính đến phương án bảo vệ mình, đáp trả xứng đáng, quyết không để rơi vào tình thế như năm 1988 ở Trường Sa.

Trang bị vũ khí của tàu Cảnh sát biển là súng 25 ly trở xuống, nhưng Hải cảnh Trung Quốc (CSB) lại trang bị súng 72 ly là bất chấp luật quốc tế. Đối đầu với kẻ bất chấp, độc ác, tàn bạo, dã man như Trung Quốc thì chúng ta không thể chủ quan với tính mạng, tài sản của mình, phải chuẩn bị vũ khí hoặc những thứ tương xứng để đáp trả, thay vì “vận động xua đuổi” chuyển sang “vận động tác chiến” để đưa đối tượng vào trong tầm sử dụng hỏa lực dễ dàng khi chúng nổ súng trước.

Khi Trung Quốc rất tàn bạo và độc ác, lại cậy mạnh, nguy hiểm hơn là tự cho rằng mình mạnh thì không có điều gì mà Trung Quốc không làm, không ra tay. Cảnh giác đề phòng và sẵn sàng giáng trả là sự sống còn cho bất cứ lực lượng nào, quốc gia nào quan hệ với Trung Quốc.
Theo Đất Việt.



 TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...