(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014
(TNBĐ) - Hành trình tìm mộ 'nhà tiên tri' kỳ lạ trong lịch sử Việt Nam (2)
![]() |
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm |
(TNBĐ)- Trạng cũng đã dự đoán vận nước trở nên hưng thịnh sau 500 năm với câu sấm: “Hồng lam ngũ bách nghinh thiên hạ/Hưng tổ diên trường ức vạn xuân”. Có nghĩa là đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm sẽ đến những mùa xuân hưng thịnh vĩnh viễn. Thực tế cho thấy, tính vừa tròn 500 năm từ ngày sinh của Trạng (1491 - 1991), đất nước thay đổi. Trước đó, đất nước ta đã có cuộc đổi mới tư duy từ năm 1986 nhưng đến năm 1991 mới thực sự chuyển mình.
Năm 1585, Trạng Trình qua đời tại quê nhà, nhân dân học trò triều đình làm lễ tang long trọng. Vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng về tế, tự tay nhà vua viết biển treo ở đền chính: Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ.
Vua lại cấp 12 mẫu ruộng để hàng năm lấy hoa lợi sắm lễ. Ông lại được phong phúc thần làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo và làng Thanh Am, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội bây giờ.
Những năm sau đó, vì những lý do khác nhau, và nhất là vào thời Pháp đô hộ Việt Nam, rất nhiều tài liệu, sách vở ghi chép của Trạng Trình đã bị thất lạc, chỉ còn một số ít được lưu giữ dưới dạng chép tay. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn lưu truyền câu sấm về hậu vận và sự trở về của ông : “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi/ Sông Hàn nối lại thì tôi lại về”.
Thật đáng ngạc nhiên, vào năm 1991, tức 500 năm sau ngày sinh của Trạng Trình, huyện Tiên Lãng bị xẻ đôi vì có công trình đào con sông để làm kênh thủy lợi. Đồng thời, một cây cầu được xây dựng để nối con sông Hàn từ quê nhà Vĩnh Bảo sang đất Thái Bình. Cũng vào thời điểm đó, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của Trạng được sống lại, lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh được Nhà nước tổ chức lọng trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Thực ra, năm 1991 là kết quả của cả một quá trình nghiên cứu của những chuyên gia sử học, nhằm vinh danh một nhân vật nổi tiếng từ thế kỷ 16, mà trước đó ít nhiều đã bị lãng quên. Trong đó, nhà sử học Ngô Đăng Lợi là một trong những người đi tiên phong trong việc tìm hiểu về cuộc đời và thân thế của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Sau ngày miền Bắc giải phóng, nhà sử học Ngô Đăng Lợi là chuyên viên văn hóa - xã hội, thuộc Văn phòng UBND thành phố; làm giáo viên dạy môn sử ở trường phổ thông và sau đó làm Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội Từ thiện thành phố cho đến nay.
Sau ngày miền Bắc giải phóng, nhà sử học Ngô Đăng Lợi là chuyên viên văn hóa - xã hội, thuộc Văn phòng UBND thành phố; làm giáo viên dạy môn sử ở trường phổ thông và sau đó làm Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng, Phó Chủ tịch Hội Từ thiện thành phố cho đến nay.
Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ ở phố Hoàng Văn Thụ, quận Hồng Bàng, Hải Phòng, nhà sử học Ngô Đăng Lợi cho biết, năm 1985, tức là 400 năm sau ngày mất của Trạng Trình, ông bắt đầu hành trình nghiên cứu. Lúc đó, vẫn còn hai luồng ý kiến trái chiều về thân thế của Trạng: một bên giữ nguyên quan điểm rằng cuộc đời Trạng thân tại Mạc tâm tại Lê, và những người theo nhà Mạc là xấu, quan điểm còn lại đánh giá tích cực hơn về vai trò và sứ mệnh của Trạng đối với lịch sử.
Trải qua rất nhiều hội thảo khoa học trong suốt 6 năm (1985 - 1991), vai trò to lớn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được khẳng định.
Trải qua rất nhiều hội thảo khoa học trong suốt 6 năm (1985 - 1991), vai trò to lớn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được khẳng định.
(Còn nữa)
- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
- TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Loading...