TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

(TNBĐ) - Trung Quốc hớ miệng thừa nhận đã dùng vũ lực để có được Hoàng Sa



(TNBĐ) Trung Quốc tiếp tục đưa ra những luận điệu “ngược đời” về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và đã để lộ ra sơ hở.

Tờ Tân Hoa Xã hôm nay trích dẫn một bài viết của giáo sư Gong Yingchun, vốn là giảng viên khoa Luật quốc tế, trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc. Trong bài viết của mình, ông Yingchun tiếp tục những lời lẽ vô căn cứ về việc chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa đã được thiết lập từ khoảng thế kỷ thứ 10, song lại không có một căn cứ gì được dẫn chứng. 
Ông Yingchun cũng nói rằng khoảng năm 1934-1935, trong khi đi thực hiện một cuộc kiểm tra trên biển, nhóm công tác đặc biệt của Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ và hải quân Trung Quốc đã vẽ và đặt tên các đảo Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa…và gọi đây là “bằng chứng rõ ràng” chủ quyền của họ trên quần đảo này.

Trong khi đó, tác phẩm Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá, tự Công Đạo soạn vào thế kỷ XVII có bản đồ nước An Nam từ thế kỷ XV, trên đó đã chỉ rõ quần đảo Hoàng Sa trong Biển Đông dưới tên gọi Bãi Cát Vàng thuộc phủ Quảng Nghĩa. 
Trong bài viết của mình, giáo sư Yingchun đưa ra một thông tin quan trọng. Đó là, trước sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, vị này giải thích đó là hành động “tự vệ”. Theo Hiến chương LHQ, chiếm đóng bằng bạo lực không mang lại chủ quyền nhưng ông Yingchun lại viện dẫn điều 51 Hiến chương LHQ rằng một nước có chủ quyền có quyền tự vệ để duy trì tính toàn vẹn lãnh thổ của mình. Do đó, hành động của Trung Quốc năm 1974 là dùng quân sự để chống lại quân đội của Việt Nam Cộng Hòa để bảo vệ “lãnh thổ” của họ.
Trên thực tế, chưa một quốc gia hay điều khoản nào trong luật pháp quốc tế công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ cố hữu của Việt Nam. Do đó, thực chất hành động của Trung Quốc chỉ là lợi dụng thời điểm lịch sử đó để đưa quân đội vào chiếm đóng bất hợp pháp. Những lý lẽ, hay nói đúng hơn là lời lẽ của giáo sư Yingchun chỉ khẳng định một lần nữa: Trung Quốc đã thực sự dùng đến vũ lực để có được Hoàng Sa.


 TIN NÓNG BIỂN ĐÔNG(TNBĐ)

(TNBĐ) - Giải mã những tiên tri kinh ngạc của Trạng Trình

Cho đến những đời sau, khi sự việc xảy ra, người ta mới giật mình bởi độ chính xác đến kinh ngạc của những câu sấm truyền.



Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), người mà dân gian quen là Trạng Trình là một nhà văn hóa lỗi lạc của Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được người đời biết đến với tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam - Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam.

Ông không chỉ nổi tiếng về văn chương, chính sự mà còn rất nổi tiếng về tài dự đoán. Trong cuốn Phả ký Nguyễn Bỉnh Khiêm được viết vào năm 1743, Vũ Khâm Lân đã nhận xét: “Ông là người khôi ngô anh tuấn, học hết các kinh sách lại rất tinh tế về nghĩa lý Kinh Dịch. Phàm việc mưa nắng, lụt hạn, họa phúc, điềm dữ, điềm lành, cơ suy, cơ thịnh... việc gì cũng biết trước”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những dự đoán tương lai bí ẩn, thường gọi là Sấm Trạng Trình, mà cho đến những đời sau, khi sự việc xảy ra người ta mới giật mình bởi độ chính xác đến kinh ngạc. 

Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19, nhà sư Vương Quốc Chính, người xã Cổ Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng), phát động phong trào chống Pháp đô hộ. Trước đó, trong dân gian đã lan truyền khá rộng câu sấm của Trạng: “Thầy tăng mở nước trời không bảo”. Nghĩa đen đã khá rõ, không có trời nào giúp nhà sư, vì đã là người xuất gia tu theo Phật mà còn mưu đồ bá vương.

Các nhà nho thời ấy lại giải thích theo một nghĩa khác, theo họ thì chữ “thầy tăng” ở đây, Trạng nói kín chỉ “thằng Tây” đến cướp nước ta, đô hộ dân ta thì trời không dung thứ. Ngày ấy, chính quyền đô hộ và tay sai rất sợ sấm ký và uy tín của Trạng nên bắt bớ và khủng bố dã man những người đã truyền bá, lưu giữ sấm Trạng.

Cho đến nay, rất tiếc là Sấm Trạng Trình vốn chỉ còn lại ở dạng truyền miệng, chỉ có số ít lưu giữ dưới dạng chép tay. Tuy nhiên, trong những tập sấm ký mà người đời sau sưu tầm được, khó có thể do những ai hiếu sự đã đặt ra, bởi nó đã được cố định hóa trước những sự kiện lịch sử hàng chục, hàng trăm năm, lại được lan truyền rộng rãi trong dân gian.

Nam Đàn sinh thánh 

Đã từ lâu, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là vùng Nghệ Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm của Trạng Trình như sau: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh”. Tạm dịch nghĩa là: “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân”.

Nhà sử học Ngô Đăng Lợi (Hải Phòng), người chuyên nghiên cứu về Sấm Trạng cho biết, sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này lại được bàn tán trao đổi rộng với niềm khát khao mong chờ vị thánh nhân xuất thế. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và càng chờ đợi.

Trong một cuộc gặp giữa cụ Phan Bội Châu, học giả Đào Duy Anh, và nhà nho Trần Lê Hữu, nội dung cuộc đối thoại chỉ xoay quanh tình thế nước nhà và tương lai sẽ ra sao, Trần Lê Hữu có hỏi: "Thưa cụ Phan, “Bò Đái thất thanh, Nam Đàn sinh thánh” chẳng phải là cụ hay sao? Cụ còn thất bại nữa là người khác!". Phan Bội Châu đáp: "Kể cái nghề cử tử xưa kia tôi cũng có tiếng thật. Dân ra thường có thói trọng người văn học và gán cho người ta tiếng nọ tiếng kia. Nhưng nếu Nam Đàn có thánh thực thì chính là ông Nguyễn Ái Quốc chứ chẳng phải ai khác".

Khởi nghĩa Yên Bái 1930

Sau cuộc khởi nghĩa do Việt Nam Quốc dân Đảng phát động bị thất bại tháng 2 năm 1930 (Canh Ngọ), nhiều căn cứ bị Pháp đàn áp, khủng bố dã man như Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hóa, Kiến An, Vĩnh Bảo... R

iêng làng Cổ Am bị 5 máy bay đến ném bom làm nhiều người chết, nhiều nhà cửa bị thiêu cháy, đổ nát. Nhân sự kiện này, tuần báo Phụ nữ tân văn số 44 có đăng bài “Ông Trạng Trình có biết trước rằng làng Cổ Am của ông có ngày nay không?”. Tác giả bài viết ngờ rằng Trạng có biết nên “đã dời hết sách vở của ông vào Thanh Hóa... vì theo di chúc của ông thì làng Cổ Am không được bền vững”.

Sau đó, báo nhận được một bài thơ do bạn đọc sưu tầm và gửi cho, được cho là bài thơ sấm của Trạng Trình. Phụ nữ tân văn (số 48) đã cho đăng bài thơ sấm đó: “Hiu hiu gió thổi, lá rung cây/ Từ Bắc sang Nam, Đông tới Tây/ Cửa nhà tan tác ra cồn cát/ Rừng núi ruộng nương hóa vũng lầy/ Tan tác Kiến kiều An đất nước/ Xác xơ Cổ thụ sạch Am mây/ Một gió, mộtYên ai sùng Bái/ Cha con người VỉnhBảo cho hay”.

Có một người dân làng Cổ Am cho hay, khi Pháp ném bom xuống làng, miếu thờ Trạng bị đổ lây. Mấy tuần sau dân ra sửa sang lại thì phát hiện ra một tấm bia nhỏ khắc ba hàng chữ Hán theo lối triện: “Canh niên tân phá/ Tuất, hợi phục sanh/ Nhị ngũ dư bình”.

Lúc ấy người ta đoán Canh niên tức là năm Canh Ngọ (1930), còn ý tứ của 2 câu sau cho đến giờ vẫn đang còn tranh luận. Còn bài thơ sấm ở trên chắc chắn có trước năm 1930 và được lưu truyền, những địa danh lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Bái đều được phản ánh dưới dạng kín đáo.

(TNBĐ)- RA HOÀNG SA CÙNG NGƯ DÂN





Bài của ban BT Tin nóng Biển Đông: https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...