TIN NÓNG HOÀNG SA-TRƯỜNG SA, BIỂN ĐÔNG (VIỆT NAM)

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

CUỘC TRUY KÍCH THẦN TỐC TRÊN ĐƯỜNG SỐ 7

CUỘC TRUY KÍCH THẦN TỐC TRÊN ĐƯỜNG SỐ 7


Trong lịch sử cuộc kháng chiến của Dân tộc ta chưa có một cuộc rút chạy nào của địch lại thảm bại như cuộc rút chạy của Quân đoàn 2 địch trên đường 7 ( tháng 3/1975 ) . Cả một Quân đoàn với hàng vạn sỹ quan và binh lính cùng vài ngàn xe các loại , cùng rất nhiều phương tiện chiến tranh chỉ trong vòng một tuần đã gần như bị xoá sổ . Chiến thắng này đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của cả nước , giải phóng hoàn toàn Miền Nam , thống nhất đất nước . Trang Lính Tây Nguyên xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Trần Tiến Hoạt - Sư đoàn 320 về trận truy kích tiêu diệt Quân đoàn 2 địch tháo chạy trên đường 7 - tháng 3/1975.

CUỘC TRUY KÍCH THẦN TỐC TRÊN ĐƯỜNG SỐ 7

                                       


Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ và đặc biệt sau khi Sư đoàn 23 , lực lượng mạnh nhất của địch ở Quân khu 2 thất bại thảm hại sau khi tổ chức tái chiếm Buôn Ma Thuột . Ngày 14/3/1975 , Tổng thống Việt Nam cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu không còn cách nào khác phải ra lệnh rút quân khỏi Cao Nguyên . Để đảm bảo bí mật , bất ngờ và an toàn cho cuộc rút chạy ! Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 địch quyết định chọn đường số 7 , một con đường đã hư hỏng nặng và bỏ hoang từ lâu để rút chạy . Để đảm bảo cho cuộc rút lui an toàn, hữu hiệu, Bộ tư lệnh quân đoàn 2 địch đã điều liên đoàn 7 biệt động quân đang trấn giữ Tây Bắc thị xã Kon Tum "ưu tiên" cho rút trước về án ngữ “đoạn đường nguy hiểm nhất” từ Đông thị xã Cheo Reo đến đèo Tu Na. Hai liên đoàn biệt động quân số 6 và 23 đang chốt giữ Thanh An, Thanh Bình (đường 19 Tây) tăng cường cho lữ đoàn 2 kỵ binh bảo vệ tuyến đường từ ngã ba Mỹ Thạch đến quận lỵ Sơn Hòa, yểm trợ cho công binh mở đường bắc cầu qua sông Ba. Lực lượng địa phương quân của hai tỉnh Phú Bốn, Phú Yên cũng được huy động tối đa vào công việc “phối trí bảo vệ lộ trình 7”.
Cuộc rút lui chiến lược lớn nhất của quân ngụy Sài Gòn bắt đầu. Suốt đêm 14 rạng ngày 15-3, sư đoàn 6 không quân liên tục chở quân và gia đinh (gồm cả người và đồ đạc) về Nha Trang. Trên đường phố thị xã Kon Tum và Plei Ku xe nhà binh chạy hỗn loạn. Hàng loạt đồn bốt , công sở bỗng bốc cháy ngùn ngụt sáng rực cả một vùng. Dân chúng đã biết cuộc “bỏ của chạy lấy người” của quân đoàn 2, cũng vội vã hè nhau chạy theo. Đường 14 Nam thị xã Pleo Ku đến ngã ba Mỹ Thạch (đầu đoạn đường 7) bỗng chật ních người và xe cộ các loại.
Trong những giờ phút đầy biến động đó, những tin tức khác thường ở hai thị xã Kon Tum và Plei Ku đều được đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh tại Mặt trận Tây Nguyên và Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên theo dõi chặt chẽ. Tối 15-3, đại diện Bộ Tổng Tư lệnh gọi điện thông báo cho Bộ Tư lệnh chiến dịch biết có hiện tượng địch rút bỏ Kon Tum , Plei Ku và chỉ thị khẩn trương chuẩn bị mọi mặt ngăn chặn và truy kích cuộc rút chạy này . 20h ngày 16/3 , Bộ Tổng tư lệnh thông báo chính thức cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên : Địch đã rút chạy theo đường 7 , tổ chức truy kích ngay !
Căn cứ thực tế tình hình phát triển chiến dịch, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng Sư đoàn 320 đứng chân ở khu vực Thuần Mẫn được tăng cường một tiểu đoàn thiết giáp, một cụm pháo binh chiến dịch nhanh chóng chặn địch ở Đông Nam Cheo Reo, tiêu diệt quân đoàn 2 rút chạy . 21 giờ ngày 16-3, cả Sư đoàn 320 lao vào cuộc truy kích thần tốc kiên quyết không cho địch chạy thoát.
Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc lại cuộc chiến đấu hào hùng đó, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 vẫn chưa lý giải được cặn kẽ tại sao lúc đó với một đội hình rất phân tán: Trung đoàn 48 (thiếu Tiểu đoàn 3) đang truy quét địch ở Cẩm Ga - Thuần Mẫn; Trung đoàn 64 (thiếu Tiểu đoàn 9 đang chốt cắt đường 7B ở Tây thị xã Cheo Reo 10 km) đang đánh địch ở Đạt Lý, Phước An; Trung đoàn 9 đánh địch ở Kênh Săn (Phú Nhơn), hầu hết cách thị xã Cheo Reo từ 50 đến 130km mà họ lại có thế cơ động (bộ phận gần: 1 đêm, bộ phận xa: 1 ngày 1 đêm) đến địa điểm chiến đấu (đúng thời gian quy định, lập lá chắn thép khóa chặt bọn địch trong thung lũng Cheo Reo để tiêu diệt. Chỉ biết rằng, sau khi nhận lệnh truy kích địch trên đường 7, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 không còn thời gian để ngồi mà tính toán nữa. Tất cả phải hành động, hành dộng thật khẩn trương, kiên quyết thì mới có thể giành được thắng lợi. Nếu để địch chạy thoát về đồng bằng là có tội với Tổ quốc, với nhân dân, với bao chiến sĩ đã đổ máu hy sinh trên chiến trường này.
Cuộc truy kích thần tốc trước hết diễn ra ở Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 64) – những người có công đầu trong việc chốt chặn tập đoàn quân địch rút chạy. 19 giờ tối 16-3, sau khi nhận được lệnh của Sư đoàn trương Kim Tuấn: “Bằng bất cứ giá nào sáng ngày 17-3, tiểu đoàn phải có mặt ở chân đèo Tu Na để chặn địch”, cả tiểu đoàn lập tức lao vào cuộc chạy đua với quân địch. Mặc đêm tối, đường xa, dốc đá tai mèo dựng đứng, bộ đội vẫn kiên trì - động viên nhau khẩn trương vận động. Nhiều đoạn rừng rậm, khe sâu bộ đội phải dùng nứa khô, dép cao su làm đuốc soi dường để vượt qua. Địch rút chạy bằng sức 1 mạnh cơ giới. Ta đuổi địch bằng “đôi chân vạn dặm”. Tới trưa ngày 17-3, Đại đội 11 (Tiểu đoàn 9) đã đến vị trí quy định chuẩn bị nổ phát súng đầu tiên trong cuộc truy kích dịch của Sư đoàn.
Cũng trong đêm ngày 16 và ngày 17-3, cơ quan hậu cần chiến dịch và Sư đoàn 320 đã huy động hơn 100 xe ô tô cấp tốc chở Trung đoàn 64 và một số đơn vị trực thuộc đang làm nhiệm vụ ở hướng Đạt Lý, Buôn Hồ về ngã ba Thuần Mẫn . Thiếu ô tô, bộ đội chạy bộ. Xe chạy hết tốc lực. Đổ quân xuống nơi quy định, xe lập tức quay lại đón bộ phận khác đang chạy bộ. Trên hướng Bắc, Trung đoàn 9 sau khi chiếm quận lỵ Phú Nhơn đã nhanh chóng hình thành mũi tiên công phía Bắc xuống thị xã Cheo Reo. Trung đoàn 48 đã chủ động, tích cực đưa Tiểu đoàn 2 theo đường 7B áp sát phía Tây Cheo Reo...
Sáng ngày 17-3, một số xe địch chạy lọt về Củng Sơn nhưng đại bộ phận tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 vẫn chưa chạy thoát. Trên đường 7 hàng nghìn xe quân sự của địch nối đuôi nhau ùn ùn đổ về thị xã Cheo Reo. Chúng chạy hàng tư, hàng năm lấn ra cả hai bên bìa rừng. Trên trời máy hay hộ tống trút bom, bắn rốc két, ngăn chặn phía sau, dọn đường phía trước và hai bên.
Đoàn xe địch qua khỏi thị xã Cheo Reo 4km gặp trận địa phục kích đầu tiên của Tiếu đoàn 9 (Trung đoàn 64), cả đoàn xe nhào ra hai bên đường, chạy vào rừng. Đến chiều ngày 17-3, “cánh cửa thép” phía Đông Nam thung lũng Cheo Reo đã được khóa chặt. Lực lượng cơ bản của tập đoàn rút chạy đã bị nhốt chặt như cá nằm trong giỏ.
“Thị xã Cheo Reo, người và xe các loại chật ních không có chỗ chen chân. Nạn cướp giật hoành hành. Không khí ngột ngạt đến nghẹt thở. Mờ sáng ngày 18, địch củng cố lại đội hình, dùng hai thiết đoàn xe tăng mở đường chạy về Củng Sơn. Tiểu đoàn 9 ngoan cường, nổ súng dữ dội vào đoàn xe địch. Xe tăng, xe bọc thép liều chết mở hết tốc độ lao qua cầu Ea Nu. cầu sập. Xe và lính rơi xuống sông. Đường tắc nghẽn, địch bỏ xe tản vào rừng, lội sang sông Ba. Lúc này lực lượng lớn của Sư đoàn 320 đuổi kịp đánh thốc tới. Hàng trăm xe quân sự địch cháy nằm ngổn ngang hai bên đường và bãi sông”. Trong trận đánh táo bạo, quyết liệt này, Tiểu đội trưởng Nguyễn Vi Hợi, Đại đội 9 (Trung đoàn 64) nổi lên như một ngôi sao sáng chói. Qua hai ngày chiến đấu không biết mệt mỏi, một mình anh đã bắn cháy 12 xe bọc thép, diệt 20 tên, cùng đồng đội bắt sống 120 tên khác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cùng trong ngày 18-3, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 đã cắt đứt đoạn đường từ Phú Thiện đi Cheo Reo, vây diệt 1 tiểu đoàn bảo an ở Cầu Cháy.
Thấy quân lính bị đánh quyết liệt cả bốn mặt, bọn chỉ huy địch đã cho 4 phi đội A37 và T28 oanh tạc bảo vệ đội hình. Nhưng không quân ngụy đã cuống cuồng ném bom vào liên đoàn 7 biệt động quân, làm chết và bị thương gần một tiểu đoàn, phá hủy một số xe quấn sự.
Cuộc truy kích thần tốc quân đoàn 2 ngụy của các Chiến sĩ Sư đoàn 320 mới bước sang ngày thứ hai đã thu được thắng lợi giòn giã và làm cho bọn địch hết sức nguyố. Đến nỗi tên chuẩn tướng Pham Duy Tất chỉ huy cuộc hành quân rút chạy đã phải kêu lên: “Tổn thất quá nặng nề gần như tan rã”|.
8 giờ ngày 18-3, để tạo thế tiêu diệt toàn hộ quân địch rút chạy, Bộ Tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 320 nhanh chóng đánh chiếm thị xã Cheo Reo làm bàn đạp.
Chấp hành triệt để chỉ thị trên. 11 giờ ngày 18-3, Sư đoàn cho ba trận địa pháo cơ giới nhất loạt bắn phá các mục tiêu quan trọng trong thị xã. 16 giờ, từ hai hướng, Trung đoàn 48 và một bộ phận của Trung đoàn 64 mở các đợt tiến công vào sân bay, tòa hành chính, khu cố vấn Mỹ, tiểu khu Phú Bổn, trại lính Ngô Quyền, đài phát thanh... Khoảng 24 giờ, thị xà Cheo Reo, tỉnh lỵ Phú Bổn hoàn toàn giải phóng. Ta tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và hầu hết phương tiện chiến tranh của quân đoàn 2 và một số đơn vị địch.
Trong cơn nguy khốn, Phạm Văn Phú phải ra lệnh cho lính bỏ vũ khí, khí tài quân dụng nặng đi vòng rừng chạy khỏi Cheo Reo. Bọn lính còn lại phần lớn ra hàng, phần còn lại lột hết quần áo lính, mặc dân sự và bắt dân chạy trốn theo để làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhưng một lần nữa với truyền thông “giúp dân đánh giặc” với sự thông minh, khôn khéo, bộ đội Sư đoàn 320 đã chia địch ra vây bắt, thanh lọc, bảo vệ an toàn cho nhân dân, đồng thời tuyên truyền kêu gọi nhân dân không chạy theo địch nhanh chóng trở về quê quán làm ăn.
Phát huy thắng lợi đã giành được, chỉ huy Sư đoàn 320 cho Trung đoàn 64 được tăng cường 1 tiểu đoàn thiết giáp truy đuổi lực lượng còn lại trên đoạn đương Phú Túc, Củng Sơn.
Với khí thế chiến thắng và quyết tâm không để địch chạy thoát về đồng bằng, ngày 20-3, các chiến sĩ Trung đoàn 64 và các đơn vị tăng cường đã đuổi kịp lực lượng địch chạy trước và tổ chức bao vây ngay. 17 giờ ngày 21-3, ta hoàn toàn làm chủ quận lỵ Phú Túc. 10 giờ ngày 22-3, ta làm chủ Ga Pui. Ngày 23-3, Trung đoàn 64 tiến sát quận lỵ Củng Sơn điểm co cụm cuối cùng của 6.000 tàn binh có 40 xe tăng, xe thiết giáp che chở. Ngày 24-3, được 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Yên phối hợp, Trung đoàn 64 và lực lượng thiết giáp tăng cường đã mở đợt tiến công quyết liệt, liên tục chia cắt tiêu diệt từng mảng quân địch. Đến 16 giờ, trước sức tiến công dũng mãnh của ta, đội quân ô hợp không chịu nổi phá chạy tán loạn. Đến 18 giờ cùng ngày, quận lỵ Củng Sơn hoàn toàn được giải phóng.
Thế là, sau một tuần truy kích thần tổc (17 - 24.3), Sư đoàn 320 và các lực lượng tăng cường của trên đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tư lệnh chiến dịch, vượt qua mọi khó khăn gian khổ về không gian, thời gian, tiêu diệt gọn tập đoàn quân của quân đoàn 2 rút chạy, bao gồm 4 liên đoàn biệt động quân (6, 7, 23, 25), trung đoàn xe thiết giáp (3, 19, 21), đại bộ phận Sư đoàn 6 không quân và 1 tiểu đoàn quân cộng hòa, bắt gần 1 vạn tên, thu và phá hủy 1.400 xe các loại (có 90 xe tăng, 34 xe M113), giải phóng hàng chục vạn dân.
Thắng lợi của cuộc truy kích thần tốc trên đường 7 không chỉ nói lên sự trưởng thành vượt bậc về tinh thần đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể; ý chí kiên cường, táo bạo, nắm bắt thời cơ nhạy bén và sử dụng sức mạnh thời cơ tới mức độ hoàn hảo, mà còn chứng tỏ khả năng biết vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến chiến dịch, nổi bật nhất là công tác trinh sát bám địch, công tác chỉ huy hiệp đồng tác chiến trong vận động truy kích và phục kích chốt chặn quân địch của toàn thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 nói riêng và Binh đoàn Tây Nguyên nói chung.
Thắng lợi to lớn toàn diện trên đường 7 đã đánh bại hoàn toàn âm mưu về đồng bằng co cụm để giữ vùng duyên hải đông dân và trù phú của Mỹ - ngụy. Cùng với chiến thắng Buôn Ma Thuột, Phước An, chiến thắng Đường 7 - Cheo Reo trong Chiến dịch Tây Nguyên đã góp phần mở ra thời cơ hết sức thuận lợi để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào cuộc Tổng tiến công chiến lược mở Chiến dịch Trị Thiên - Huế, Chiến dịch Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phỏng hoàn toàn miền Nam thông nhất Tố quốc.

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

Nhóm 72 phản đảng

(TNBĐ) - TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Nhóm 72 hay Nhóm Kiến nghị 72 (KN72) là Nhóm được đặt tên theo Kiến nghị 72 là kiến nghị góp ý Sửa đổi Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, do 72 trí thức người Việt Nam soạn thảo và đề nghị (đề ngày 19/1/2013).
Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/T.Ư ngày 28/12/2012 Của Bộ Chính trị về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân tham gia góp ý đối với Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, cả hệ thống chính trị và toàn dân đã tích cực tham gia vào các việc tổ chức lấy ý kiến của các cấp, các ngành, các địa phương và đơn vị trong cả nước tổ chức.
Hàng triệu lượt ý kiến tâm huyết với vận mệnh của đất nước được góp ý thẳng thắn, dân chủ và cởi mở, mang tính xây dựng với mong muốn sắp đến nước ta có một bản Hiến pháp mới hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ quyền và lợi ích của đất nước, của nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thấy trên diễn đàn mạng xuất hiện một số tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề dân chủ trong đợt sinh hoạt chính trị này để đưa ra những quan điểm sai trái, hoàn toàn không có tính xây dựng. Nổi lên là một số người do Nguyễn Đình Lộc (sinh năm 1935), ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An và từng là Bộ trưởng thứ hai của Bộ Tư pháp, giai đoạn 1992-2002 cầm đầu.
Vào ngày 4-2-2013, Nguyễn Đình Lộc với vai trò là người cầm đầu “nhóm kiến nghị 72”, gọi là “nhóm nhân sĩ, trí thức”, đã trao kiến nghị sửa Hiến pháp tại Văn phòng Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Đây thực sự là nhóm chống Đảng, chống Nhà nước. 72 tên “nhân sĩ, trí thức” chống Đảng phần lớn trong số đó là nhân sĩ, trí thức, trong đó nhiều người đã từng có vị trí cao trong xã hội, và có người đang tại chức bao gồm:
1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu, Hà Nội
3. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
4. Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
5. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
6. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
7. Phạm Vĩnh Cư, nhà nghiên cứu, Hà Nội
8. Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
9. Lê Đăng Doanh, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
10. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
11. Nguyễn Văn Dũng, nhà văn, võ sư, Huế
12. Hồ Ngọc Đại, GS TS, nhà giáo, Hà Nội
13. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
14. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
15. Lê Hiền Đức, Giải thưởng Liêm chính 2007, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Hà Nội
16. Phan Hồng Giang, TSKH, Hà Nội
17. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist), TP HCM
18. Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
19. Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
20. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
21. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
22. Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
23. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
24. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thừa Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn nghệ Thừa Thiên - Huế
25. Nguyễn Văn Hồng (tức Cung Văn), nguyên Tổng Thư ký Ban chấp hành Sinh viên đoàn Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964-1965, Đà Nẵng
26. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
27. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
28. Trần Ngọc Kha, nhà báo, Hà Nội
29. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
30. Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
31. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
32. Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
33. Nguyễn Đình Lộc, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội
34. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
35. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
36. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
37. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
38. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
39. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
40. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
41. Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
42. Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn, Hà Nội
43. Phạm Đức Nguyên, PGS TS, giảng viên cao cấp Đại học, Hà Nội
44. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
45. Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
46. Hoàng Xuân Phú, GS Viện Toán học, Hà Nội
47. Trần Việt Phương, nguyên trợ lý Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
48. Nguyễn Đăng Quang, nguyên Đại tá Công an, Hà Nội
49. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
50. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
51. Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
52. Nguyễn Trọng Tạo, nhà văn, Hà Nội
53. Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản, Nhật Bản
54. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
55. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
56. Trần Thị Băng Thanh, PGS TS, Hà Nội
57. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
58. Đào Tiến Thi, thạc sĩ, Hà Nội
59. Nguyễn Minh Thuyết, GS TS, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hà Nội
60. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
61. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
62. Nguyễn Trung, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
63. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
64. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
65. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM
66. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
67. Nguyễn Viện, nhà văn, TP HCM
68. Nguyễn Hữu Vinh, doanh nhân, Hà Nội
69. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
70. Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, Huế
71. Nguyễn Đông Yên, GS TS, Viện Toán học, Hà Nội
72. Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ, TP HCM
Nhóm người này đã tự xưng trong bản kiến nghị, rằng: “…chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây… nói lên ý kiến để nhân dân ta có một Hiến pháp bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ và sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại tự do hạnh phúc cho các thế hệ hiện tại và tương lai…”. Tất nhiên là nhóm người này không quên gửi kèm bản “Dự thảo Hiến pháp 2013” - gọi là tài liệu để tham khảo, thảo luận. Điều muốn nói ở đây là trong nội dung của bản kiến nghị này, có nhiều quan điểm sai trái mà lâu nay một số người thuộc nhóm bất mãn chế độ, cơ hội chính trị, phản động ở cả trong và ngoài nước được sự “tiếp sức” của các thế lực cực đoan, thù địch sử dụng như là một chiêu bài hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta. Theo đó, những nội dung chính của kiến nghị chống Đảng này là:
1. Đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Điều 4 của Hiến pháp, với lý lẽ vừa hết sức nguỵ biện, vừa suy diễn một cách tùy tiện, có tính công kích nói xấu Đảng ta. Ai cũng hiểu rất rõ rằng, lịch sử cách mạng Việt Nam đã ghi nhận toàn bộ quá trình thực thi nội dung các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đều gắn liền với những thắng lợi to lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng của cách mạng nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Điều đó cho thấy rất rõ Đảng ta đã, đang và chắc chắn sẽ thể hiện đầy đủ vai trò là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đây là sự thật lịch sử hoàn toàn không thể phủ nhận. Do vậy, việc đòi xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Hiến pháp là một hành động xét về mặt đạo lý thuần tuý khác gì là vô ơn, bội nghĩa cần phải lên án mạnh mẽ. Chắc chắn những nhân sĩ, trí thức chân chính không có lối hành xử thiếu nhân văn như vậy!
2. Đòi phân chia sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, bằng cách yêu cầu thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với lập luận “ru ngủ” những ai nhẹ dạ, mất cảnh giác như: “Việc Đảng cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân, kể cả các đảng viên trung thực của Đảng Cộng sản Việt Nam trước bối cảnh hiện nay của đất nước”.
Với thái độ hết sức cầu thị, Đảng ta đã từng nghiêm túc thừa nhận rằng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng có lúc phạm phải những sai lầm, khuyết điểm. Đảng đã sớm nhận ra những sai lầm, khuyết điểm ấy bằng quyết tâm chính trị của mình, nhanh chóng tìm ra các giải pháp khắc phục, từng bước củng cố niềm tin nhân dân đối với Đảng. Từ sau ngày hoà bình, thống nhất đất nước cho đến năm 2013 đã 38 năm trôi qua, cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đưa đất nước ta phát triển toàn diện; từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, khó khăn, thiếu thốn trăm bề, đã vươn lên mạnh mẽ thoát khỏi nhóm các nước nghèo của thế giới, để trở thành một quốc gia đang phát triển và hội nhập quốc tế; nhân dân ta thực sự có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì vậy, chẳng việc gì phải có nhiều đảng để rồi đấu đá, xâu xé, tranh giành nhau quyền kiểm soát xã hội, xảy ra nội chiến như nhiều nước ở quanh ta và trên thế giới.
3. Đòi phi chính trị đối với lực lương vũ trang (LLVT), với lập luận hết sức đơn điệu và lạc lõng là: “LLVT phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào như quy định tại Điều 70 của Dự thảo”, sau đó họ ngang nhiên tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu bỏ quy định LLVT phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đòi hỏi phi lý này của nhóm KIẾN NGHỊ 72 là thật lố bịch! Ai cũng biết rằng LLVT được sinh ra làm nhiệm vụ là công cụ chuyên chính sắc bén, được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tế lịch sử cách mạng nước ta cho thấy, nếu không có LLVT tuyệt đối trung thành thì liệu đất nước Việt Nam có được như hôm nay? Từ sau chiến thắng mùa Xuân năm 1975 đến nay, dưới sự lãnh đạo sâu sát, sáng tạo và kịp thời của Đảng, LLVT ta đã đánh tan các cuộc chiến tranh biên giới, bảo vệ toàn vẹn biên cương của Tổ quốc, sau đó liên tiếp dẹp các vụ bạo loạn mang sắc màu chính trị do các thế lực thù địch trong nước cấu kết với bọn phản động nước ngoài thực hiện. Đó là bài học xương máu, cảnh tỉnh cho chúng ta về sự trung thành của quân đội đối với Đảng. Hay nói cách khác rằng, LLVT Việt Nam cần luôn đặt dưới sự lãnh đạo, tuân thủ đường lối quân sự và phương châm chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc do Đảng ta định hướng. Nếu thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng nghĩa với việc LLVT ta sẽ sớm hoặc muộn sẽ mất phương hướng chiến đấu, không xác định được đối tượng tác chiến, chắc chắn sẽ thất bại trên chiến trường.
Nhóm KN72 xướng danh: “…Chúng tôi, những người Việt Nam ký tên dưới đây…”, thật là một kiểu danh xưng vô thưởng vô phạt, bởi chắc chắn họ không đủ tư cách đại diên cho hơn 90 triệu người Việt Nam, vậy họ đại diện cho bao nhiêu người? Điều đó đủ thấy kẻ giấu mặt đứng sau nhóm KN72 không dám xưng gì hơn, đồng nghĩa với việc sợ đối mặt với nhân dân, những người làm chủ vận mệnh đất nước, mặt khác họ sợ đối mặt với sự thật lịch sử hào hùng của dân tộc mà họ đang rắp tâm bôi nhọ, xuyên tạc một cách trơ trẽn. Họ chính là những người với những lý do khác nhau đang bất mãn với chế độ, được các thể lực thù địch bơm thổi kích động, được bọn phản động trong và ngoài nước mua chuộc, lôi kéo, cổ suý để thực hiện chiêu bài chiến tranh không tiếng súng vốn được dàn dựng khá công phu từ lâu, hòng chống phá Đảng và Nhà nước ta, chống lại sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nhân dân ta.


Ảnh: Nhómm 15 người đại diện đã đến trao KN72 trực tiếp cho UBDTSĐHP1992 ngày 4 tháng 2 năm 2013)
Nguyễn Quang A, Phan Hồng Giang, Lê Công Giàu, Chu Hảo, Phạm Duy Hiển, Tương Lai, Phạm Chi Lan, Hồ Uy Liêm, Nguyễn Đình Lộc, Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyên Ngọc, Hoàng Xuân Phú, Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Trung,Tô Nhuận Vỹ

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2020

5-7/Vạch Mặt CT Vũ Hoang Tưởng & CP Đần Minh Quao : Trò bịp Những lá thư...



(TNBĐ) -




TIN NÓNG BỂN ĐÔNG (TNBD) https://www.facebook.com/tinnonghoangsavietnam
Loading...